GIỜ Việt Nam chênh với giờ Pháp 7 tiếng. Tin Điện Biên Phủ thất thủ đến Thủ đô Pháp vào trưa ngày 7 tháng 5 năm 1954, đúng lúc chuẩn bị kỷ niệm lần thứ chín Đồng minh chiến thắng phát xít Đức. 16 giờ 45, Thủ tướng Lanien xuất hiện trước Quốc hội Pháp với bộ đồ đen, giọng nói nghẹn ngào: "Chính phủ vừa được tin khu trung tâm Điện Biên Phủ đã thất thủ sau 20 giờ kịch chiến liên tục".
Trừ các nghị viên cộng sản và một số nghị sĩ cấp tiến, toàn bộ cử tọa đều đứng dậy, bàng hoàng. Hội trường lặng phâc bật lên tiếng nức nở của một nữ nghị sĩ Lanien nói tiếp: "Trước khi khai mạc hội nghị về Đông Dương, kẻ địch muốn giành được sự sụp đổ của Điện Biên Phủ. Họ tưởng có thể giáng một đòn quyết định vào tinh thần nước Pháp. Đối lại thiện chí, sự mong muốn hòa bình của Pháp, họ đã đáp lại bằng sự hy sinh hàng ngàn binh lính, dùng số đông đánh quy những người anh hùng của chúng ta từ năm mươi lăm ngày nay đã làm dấy lên sự ngưỡng mộ của thế giới". Một lần nữa, người cầm đầu chính phủ Pháp lại tự nhận là có "thiện chí hòa bình", và chúng ta thì bị gạt sang phía những kẻ chống lại !
Tổng giám mục Pari, Hồng y giáo chủ Phentanh (Feltin mở lễ mixa trọng thể cầu nguyện cho những người đã chết và bị bắt làm tù binh ở Điện Biên Phủ.
Nhà hát kịch Pari bãi bỏ chương trình biểu diễn balê đầu tiên sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, của Nhà hát Mạc Tư Khoa. VÔ tuyến trưyền hình thay thế toàn bộ các tiết mục buổi tối bằng những đĩa nhạc cổ điển, những khúc tưởng niệm. Một không khí tang tóc bao trùm Thủ đô nước Pháp.
Ngày 8 tháng 5 năm 1954, Hội nghị Giơnevơ chuyển sang bàn về chiến tranh Đông Dương. Có mặt về phía phương Tây: Anh, Mỹ, Pháp, ngụy quyền Việt Nam, Lào và Campuchia. Về phía. ta có Liên Xô, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Việt Nam dân chủ cộng hòa. Pathét Lào đã bi Phương Tây gạt ra khỏi hội nghị. Trước đó, đối với Hội nghị Giơnevơ, Pháp vẫn giữ thái độ lừng chừng, vì như nói ở trên, Tổng chỉ huy Nava đã khuyến cáo chính phủ không nên tiến hành bất cứ cuộc điều đình nào khi chưa giành được một thắng lợi về quân sự có tính quyết định tại Đông Dương. Thái độ các nước đồng minh vào thời điểm này không hoàn toàn có lợi cho Pháp. Sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên, người dân Mỹ không muốn có một cuộc phiêu lưu quân sự mới ở Viễn Đông. Chmh quyền Aixenhao vẫn khước từ bất cứ hình thức nhân nhượng nào đối với thế giới cộng sản. Mỹ chưa có điều kiện trực tiếp đưa quân vào Đông Dương, nhưng không thể bài xích Hội nghị Giơnevơ, càng không thể ngăn cấm Pháp tìm một giải pháp chấm dứt cuộc chiến trong khi đang gặp bế tắc về quân sự Nhiều người cho rằng Mỹ có thể chấp nhận một cuộc ngừng bắn trong danh dự miễn là nó không đe dọa nền độc lập của những "quốc gia liên kết". Nhưng Mỹ coi đây chl là một cuộc đình chiến tạm thời để có thời gian tổ chức một hệ thống phòng ngự mới ở Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, Lào và hai vùng chấu thổ Nam, Bắc Việt Nam trước khi chuyển sang phản công.
Khác với Mỹ, Anh không muốn chiến tranh Đông Dương kéo dài. Nước Anh đang cần có sự hòa dịu với Trung Quốc để duy trì những quyền lợi tại Hồng Công. Trong tình hình đó, Pháp chỉ hy vọng tại hội nghị này sẽ tranh thủ được Trung Quốc hạn chế viện trợ về quân sự cho Việt Nam. Nhưng Pháp lại không có gì để mặc cả, vì những lá bài quan trọng, như một cuộc can thiệp lớn vào Đông Dương bằng quân sự, vấn đề Đài Loan, vấn đề Trung Quốc vào Liên hiệp quốc... đều nằm trong tay Mỹ. Đó là chưa kể tới sự chống đối của các "quốc gia liên kết", đang nhanh chóng ngả sang Mỹ, nếu Pháp tiến hành một cuộc điều đình với Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chính phủ Pháp bị đặt trong tình thế bế tắc. Gần tới ngày hội nghị khai mạc, Nava điện yêu cầu phải có tức thời một cuộc ngừng bắn để cứu vãn tình hình cực kỳ nguy ngập ở Điện Biên Phủ nếu Mỹ không can thiệp trực tiếp bằng quân sự. Chính phủ Lanien buộc phải tính tới giải pháp ngừng bắn, bây giờ không còn là ở Điện Biên Phủ, mà ở Đông Dương nói chung.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là trái bom rơi xuống đầu Chính phủ Lanien ngay trước ngày khai mạc hội nghị.
Nó đẩy các nước phương Tây vào một tình thế hoàn toàn bất lợi. Ngoại trưởng Mỹ Đalét, trưởng phái đoàn Mỹ, lập tức dời Giơnevơ, để lại người thay thế là thứ trưởng ngoại giao Xmít (Bedell Smith). Biđôn đã tự nhận xét là mình tới hội nghi "hầu như trong tay chỉ có nhiều nhất là một con bài 2 tép và một con 3 rô" !
Đoàn đại diện Việt Nam dân chủ cộng hòa, do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu, bước vào Hội nghị Giơnevơ trong ánh hào quang của chiến thắng Điện Biên Phủ, trước cặp mắt chăm chú của mọi người. Đoàn ta đã trải qua một đêm không ngủ sau khi nhận được tin chiến thắng.
Cuộc họp tiến hành dưới sự chủ tọa của hai đồng chủ tịch: Iđơn, Ngoại trưởng Anh, Môlôtốp, Ngoại trưởng Liên Xô. Theo chương trình nghị sự, đoàn đại diện Pháp phát biểu trước.
Biđôn xuất hiện trên diễn đàn, một Biđôn hoàn toàn khác với tám năm trước ở Pari. Biđôn nói một cách chua chát: "Trước thềm hội nghị này, tôi buộc phải gợi lên khúc dạo đầu bi thảm của nó và trận đánh tàn khốc nhất của cuộc chiến kéo dài 7 năm qua (không phải là 7 năm!)... Không phải phía chúng tôi muốn điều đó, trong lúc người ta nói tới hòa bình, thì chiến tranh đã quyết liệt tới mức người ta khước từ cả sự di tản thương binh... Chung cục trận đánh Điện Biên Phủ đã được tổng chỉ huy (Nava) công bố hôm qua với những lời sau đây: "Quân đồn trú Điện Biên Phủ đã hoàn tất sứ mệnh được chỉ huy trao phó".
Phái đoàn Pháp không thể che giấu ở đây niềm xúc động sâu sắc và sự tự hào trước chủ nghĩa anh hùng của những chiến binh Pháp, Việt Nam, của tất cả khối Liên hiệp Pháp, đã kháng cự vượt lên sức con người... Chúng tôi đề nghị hội nghị công bố trước hết là sẽ chấp thuận nguyên tâc một cuộc tổng ngưng chiến tại Đông Dương, dựa trên những bảo đảm về an mnh cần thiết, những lời lẽ về nguyên tắc được công bố như vậy sẽ bền vững trong ý thức và trong quyết định của chúng ta".
Sau gần chín năm chiến tranh, lần đầu người Pháp bày tỏ một quyết tâm kết thúc nó. Nhưng các đề nghị cụ thể của Pháp không dễ chấp nhận. Biđôn gạt ra ngoài vấn đề cơ bản là chính trị, với lý do nó thuộc thẩm quyền các quốc gia liên kết. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ba nước Đông Dương bị táeh thành hai phần: một bên là Việt Nam, một bên là hai nước Lào và Campuchia, với những giải pháp riêng rẽ. Đề án của Biđôn tập trung vào việc thực hiện một cuộc ngừng bắn trên toàn bán đảo Đông Dương. Tại Việt Nam, các đơn vị chính quy của hai bên đối địch sẽ tập trung vào những vùng được phân định ranh giới rõ ràng, phù hợp với những vị trí hiện thời của mỗi bên, dưới sự kiểm soát quốc tế. Về Lào và Campuchia, Biđôn chỉ đưa ra một ý kiến đơn giản: "sự rút lui của những người xâm lược".
Chúng ta chủ trương có một thái độ thực tế trong hội nghị, vừa giữ vững những nguyên tắc cơ bản là: độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình, vừa có thái độ mềm dẻo phân hóa đối phương, bảo đảm thành công của hội nghị.
Anh Phạm Văn Đồng trình bày những đề nghị của Việt Nam trong một kế hoạch tổng thể của ba nước Đông Dương đã gắn bó chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc. Kế hoạch này bao gồm cả hai mặt chính trị và quân sự, có chú ý tới mối quan hệ đã có giữa Việt Nam và Pháp. Những đề nghị của ta là: Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược bằng một hành trình triệt thoái lực lượng viễn chinh. Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương. Vấn đề thống nhất Việt Nam sẽ được giải quyết bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do. Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ xem xét trường hợp tham gia. khối Liên hiệp Pháp. Thực hiện một cuộc ngừng bắn với sự điều chỉnh những vùng do đôi bên kiểm soát.
Đề án của phái đoàn ta đã được Iđơn đánh giá là "xây đựng" Môlôtốp đề nghị cuộc đàm phán sẽ tiến hành trên cơ sở hai bản đề án ta và Pháp đã đưa ra. Nhưng đây không phải lần đầu chúng ta tiến hành đàm phán với Pháp. Chúng ta biết hội nghị sẽ không dễ dàng đi tới kết quả vì lúc này còn có thêm Mỹ và ngụy quyền Việt Nam đang được Pháp ráo riết trao quyền "độc lập".
Để tỏ rõ thiện chí của ta, trong phiên họp ngày 10 tháng 5, anh Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố cho phép nhà đương cục Pháp được tới Điện Biên Phủ đón nhận những thương binh.
TẠI Đ;ện Biên Phủ, chúng ta đã tiêu diệt và bắt làm tù binh trên 16.200 quân địch, trong đó có toàn bộ cơ quan chỉ huy của tập đoàn cứ điểm, 1 tướng, 16 viên quan năm, 1.749 sĩ quan và hạ sĩ quan. Lực lượng -địch bị tiêu diệt bao gồm 17 tiểu đoàn bộ binh tinh nhuệ (có 7 tiểu đoàn dù), 3 tiểu đoàn pháo binh, gần 1 tiểu đoàn công binh, tổng cộng là 21 tiểu đoàn.
Nhìn chung trên các chiến trường cả nước, trong Đông Xuân này, ta đã tiêu diệt 11 vạn 2 nghìn quân địch, tức là một phần tư lực lượng vũ trang của địch ở Đôn Dương, với 25 tiểu đoàn bị tiêu diệt hoàn toàn.
Chưa bao giờ trong một thời gian tương đối ngắn, quân địch bị một tổn thất lớn như vậy. Tổn thất này lại càng nặng nề vì đại bộ phận lực lượng bị tiêu diệt bao gồm những sinh lực tinh nhuệ nhất của quân viễn chinh, tức là các tiểu đoàn dù, các tiểu đoàn Âu Phi, được coi là nòng cốt khối cơ động chiến lược của Nava.
Về không quân, thiệt hại của Pháp trong thời gian này hết sức nặng nề. Số máy bay oanh tạc, chiến đấu và vận tải, kể cả máy bay oanh tạc B.24 và máy bay vận tải hạng nặng C.119 của Mỹ, bị bắn rơi và phá hủy ở Điện Biên Phủ là 62 chiếc, nếu tính cả chiến trường toàn quốc là 177 chiếc. Theo Bécna Phôn, ngoài 62 máy bay bị tiêu diệt tại Điện Biên Phủ, còn có 167 chiếc bị bắn hư hại trên vùng trời thung lũng.
Chúng ta đã giải phóng thêm nhiều vùng đất rộng lớn có tính quan trọng về chiến lược. Trên toàn bộ khu Tây Bắc, lấn đầu không còn bóng quân xâm lược. Căn cứ địa của kháng chiến đã được mở rộng, bao gồm toàn bộ miền rừng núi Bắc Bộ, đi từ Việt Bắc đến Tây Bắc, Hòa Bình, nối liền với khu giải phóng của nước bạn ở Thượng Lào. Trên miền Bắc, quân địch lúc này chỉ còn đóng ở đồng bâng Bâc Bộ.
Ở Liên khu 5, vùng tự do của ta mà địch rắp tâm đánh chiếm nay lại được mở rộng hơn nhiều. Một địa bàn quan trọng ở miền bắc Tây Nguyên chiến lược đã được giải phóng. Thế uy hiếp của địch ở sau lưng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã bị phá tan.
Vùng tự do của ta đi từ bờ biển đến biên giới Việt - Lào, nối liền với khu giải phóng của nước bạn ở Hạ Lào, tạo nên một sự uy hiếp mới với quân địch ở miền Nam Đông Dương. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm giới cầm quyền Pháp choáng váng, nhưng lực lượng quân địch nhìn chung vẫn còn mạnh. Theo nhà sử học Pháp Yvơ Gra thì sau Điện Biên Phủ "So sánh lực lượng không thay đổi và ưu thế của quân viễn chinh về vật chất vẫn ở thế áp đảo như trước trận đánh". Vì nếu tính cả quân đội các quốc gia liên kết đang đối đầu với Việt Minh là 450.000 người, thì Pháp chỉ mới mất một phần tư lực lượng. Nước Pháp tuy lâm vào tình thế cực kỳ khó khăn, nhưng chưa phải đã hết khả năng tăng viện cho chiến trường Đông Dương. Và Mỹ chắc chắn sẽ không để Pháp phải một mình đối phó với tình thế.
Hội nghị Giơnevơ sẽ khó thành công nếu ta không tiếp tục tạo được một áp lực quân sự ngày càng mạnh trên các chiến trường. Theo kế hoạch cũ, sau khi chiến thắng ở Điện Biên Phủ, ta sẽ đưa một bộ phận lực lượng sang Thượng Lào. Quân địch ở Thượng Lào đang rất hoang mang. Nhưng lúc này đồng bằng Bắc Bộ đã chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Số quân Pháp còn lại ở Bắc Bộ tập trung hầu hết tại đồng bằng, lại phải rải ra trên một bình diện quá rộng. Ta có khả năng thu hẹp thêm phạm vi chiếm đóng của địch trên chiến trường chính, giải phóng những tỉnh ở đồng bằng tạo nên một biến chuyển mới trong cục diện chiến tranh. Bộ chỉ huy chiến dịch bỏ ý định khuếch trương thắng lợi ở Thượng Lào để đưa quân về giải phóng đồng bằng Bâc Bộ. Tại Mường Thanh, hơn một ngàn thương binh địch từ gần hai tháng nay nằm chồng chất trong những căn hầm bệnh viện âm u, ngột ngạt và đầy ròi bọ dưới lòng đất Hầl hết là những thương binh nặng. Đối với llọ lúc này được thở một chút khí trời trong lành còn cần hơn cả chữa bệnh. Chúng ta quyết định chuyển các thương binh lên mặt đất. Họ nằm dưới những mái lều bằng vải dù nhiều màu sắc, nhìn lại bầu trời xanh và tận hưởng làn gió mát trên cánh đồng.
Ngày 11, Nava cho máy bay thả dù xuống Mường Thanh một lá thư, hỏi cách nhận thương binh ở Điện Biên Phủ. Ta trả lời ngay trong ngày, phía Pháp có thể cử đại diện tới bằng trực thăng để trao đổi về các thể thức. Hai ngày sau, đại diện của Pháp đã có mặt ở Điện Biên Phủ. Vẫn là giáo sư Huya (Huard), người hơn bốn năm trước đã tới Thất Khê nhận thương binh sau chiến dịch Biên Giới.
Ngày 13 tháng 5 năm 1954, ta tổ chức lễ duyệt binh mừng chiến thắng Điện Biên Phủ tại khu đồi phía đông sở chỉ huy Mường Phăng. Đại diện các đơn vị tham chiến có mặt đầy đủ. Lá cờ chiến thắng được hai đại đội trưởng: Tạ Quốc Luật, người đã bắt Đờ Cát ở Điện Biên Phủ, Đàm Văn Thiên, thuộc đơn vị phòng không 818 bắn rơi nhiều máy bay nhất, kéo lên.
Tôi đọc bản nhật lệnh, thay mặt Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên dương công trạng các đơn vị trong toàn quân đã dũng cảm gan dạ, bền bỉ, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, góp phần giành đại thắng cho chiến dịch Điện Biên Phủ, cảm ơn anh chị em đân công, đồng bào Tây Bắc và đỗng bào hậu phương đã ra sức chi viện cho tiền tuyến. Tôi hoan nghênh tinh thần đoàn kết phối hợp chiến đấu của hai nước bạn Lào và Campuchia. Nhân danh Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, tôi hạ lệnh cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ trên khắp các chiến trường toàn quốc: " Phải tích cực chiến đấu để củng cố và khuếch trương thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, củng cố và khuếch trương kết quả của chiến thắng Đông Xuân, tiến tới những thắng lợi rực rỡ hưn nữa".
Cờ Quyết chiến Quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chiến dịch được trao cho đại đoàn 312, đơn vị lập công đầu tiên trong trận Him Lam, bắt sống tướng Đờ Cát và bộ tham mưu địch. Đồng chí Đàm Quang Trung thay mặt đại đoàn 312 lên nhận cờ.
Tiếp đó, tôi đã nói về nhiệm vụ sắp tới phải tiến về giải phóng đồng bằng Bắc Bộ. Đó là nhiệm vụ tất yếu mà cục diện chiến trường năm 1954 đặt ra cho quân đội ta. Qua 9 năm kháng chiến, nhiệm vụ giải phóng đồng bằng Bắc Bộ lần đầu được nêu lên với lực lượng vũ trang ta. Mọi người có mặt đều hết sức phấn khởi.
Các đại đoàn tham dự chiến dịch được lệnh chuyển gấp về xuôi để phát tnển thắng lợi. Đại đoàn 308 về Thái Nguyên và Bắc Giang. Đại đoàn 312 về Vĩnh Yên và Phúc Yên. Đại đoàn 304 đưa trung đoàn 9 về Nam Định và Ninh Bình, trung đoàn 57 về Sơn Tây và Hà Đông. Riêng đại đoàn 316 nhận nhiệm vụ thu dọn chiến trường, đưa tù binh về trại giam, sau đó để lại Điện Biên Phủ một trung đoàn, toàn bộ lực lượng chuyển về Thanh Hóa. Ngày lá và ngày 15 tháng 5 năm 1954, Hội đồng Quốc phòng Pháp họp, quyết định cử Tổng tham mưu trưởng Êly cấm đầu một phái đoàn thanh tra đặc biệt sang Đông Dưưng nghiên cứu tình hình.
Mỹ tiếp tục can thiệp vào Đông Dướng. Ngày 15 tháng 5, Pháp chính thức chấp thuận cho Mỹ đưa cố vấn quân sự vào các đơn vị quân ngụy, và thay thế Pháp làm nhiệm vụ huấn luyện quân ngụy. Ngày 26, Rátpho, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đề nghị cho không quân hoạt động chi viện các nước đồng minh ở Đông Dương. Ngày 31, Mỹ đưa sang Đông Dương hàng không mẫu hạm CAT của tướng Sơnôn (Chenault) công khai hoạt động ở Việt Nam. Những máy bay vận tải hạng nặng C.119 và phi công Mỹ tập trung ở sân bay Gia Lâm. Mỹ ráo riết giúp quân ngụy, thành lập các sư đoàn nhẹ và các đơn vị binh chủng. Tmh đến cuối tháng 5 năm 1954, trong số 249.000 quân ngụy đã có tới 200.000 quân chính quy.
Ngày 3 tháng 6 năm 1954, Chính phủ Pháp chỉ định Êly làm Cao ủy kiêm Tổng chỉ huy tại Đông Dương. Đây là lần thứ hai, hai nhiệm vụ này được tập trung vào tay một người. Khi đó, chúng ta chưa biết Êly đã báo cáo gì với chính phủ Pháp sau chuyến đi thanh tra tại Đông Dương cùng với Xalăng. Ngày 4 tháng 6, Chính phủ Pháp chính thức trao quyền độc lập cho ngụy quyền Bảo Đại. ít ngày sau đó, trước áp lực của Mỹ, Pháp buộc Bảo Đại gạt Bửu Lộc khỏi ghế thủ tướng và thay thế bằng Ngô Đình Diệm, một lá bài đã được CIA chuẩn bị từ năm 1950. Cũng vào thời gian này, phái đoàn quân sự Mỹ do Lênđên (Landale) cầm đầu tới Sài Gòn.
Đã có những dấu hiệu rõ rệt Pháp bắt đầu chuyển giao dần quyền lực ở Việt Nam cho Mỹ qua ngụy quyền Sài Gòn. .
Tạl Giơnevơ, trong suốt tháng Năm, cuộc điều đình gần như không tiến triển. Chúng ta đã biết Biđôn từ tám năm trước đây, khi còn là thủ tướng, trong cuộc đàm phán đầu tiên tại thủ đô Pháp. Thái độ của Biđôn vẫn không hề thay đổi. Biđôn luôn luôn dùng Mỹ đe dọa hòng buộc ta phải nhượng bộ. Cùng thời gian, Chính phủ Lanien xúc tiến cuộc trao đổi với Mỹ. Pháp muốn có một lời hứa hẹn của Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào Đông Dương trong trường hợp Hội nghị Giơnevơ thất bại.
Những cuộc tiếp xúc với Oasinhtơn không mang lại cho Pháp điều mong đợi. Aixenhao vẫn giữ thái độ như trước, vì Mỹ chưa thể tiến hành một cuộc phiêu lưu quân sự mới ở Đông Dương.
Chiến tranh giải phóng của ta diễn ra dưới một hình thái đặc thù là lực lượng đôi bên đối địch ở trong tình trạng xen kẽ. Muốn thực hiện một cuộc tổng ngưng chiến buộc phải tập trung những lực lượng này vào những khu vực riêng rẽ có sự kiểm soát. Việc phân chia thành nhiều khu vực là không thực tế vì rất khó kiểm soảt, tất yếu dẫn tới những xung đột làm nhen lại rọn lửa chiến tranh. Chiến tranh Triều Tiên đã nêu lên một tiền đề: đôi bên đối địch có thể tập trung về hai vùng riêng rẽ với một ranh giới về địa lý rõ ràng. Ngay từ đấu hội nghị, cả đôi bên đều nghĩ tới điều này nhưng còn giữ kín ý định. Sau các chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, vùng giải phóng của ta đã mở rộng rất nhiều. Trên miền Bắc và miền Trung, quân địch đã bị dồn lại trong những thành phố ở vùng đồng bằng và ven biển. Riêng ở Liên khu 5, chúng ta có một vùng ba tỉnh hoàn toàn tự do. Đảng ta đã chỉ thị cho đoàn đàm phán: nếu không tránh khỏi trường hợp chia cắt tạm thời thì phải đấu tranh lấy vĩ tuyến 13 làm ranh giới. Để tháo gỡ bế tắc cho hội nghị, đoàn ta chấp thuận đặt vấn đề quân sự (ngừng chiến) lên hàng đầu để giải quyết trước khi chuyển sang những vấn đề khác, và tập trung vào việc phân định ranh giới tạm thời. rước tháỉ độ thiếu thiện chí của Pháp, ngày 8 tháng 6, Ngoại trưởng Liên Xô Môlôtốp đọc một diễn văn cực lực lên án người đại diện Pháp đã gây nên những trở ngại giả tạo cho cuộc đàm phán.
Từ trung tuần tháng Năm, lực lượng vũ trang ta đã đẩy mạnh sức ép chung quanh đồng bằng Bắc Bộ. Trung đoàn 95 thuộc đại đoàn 325 làm lực lượng dự bị của Bộ ở Nghệ An, được điều gấp ra Hà Nam. Trung đoàn 64 của 320 tiếp tực đứng chân ở Thái Bình. Hai trung đoàn khác của 320 là 48 và 52 vẫn hoạt động ở Nam Định và Hà Nam.
Ngày 11 tháng 5, trung đoàn 48 tập kích Thượng Tố (nam Phủ Lý 2 kilômét) tiêu diệt gần 400 quân địch.
Trung đoàn 95 tiêu hao nặng binh đoàn cơ động số 4 ở Phủ Lý. Ngày 18, trung đoàn 52 đánh vị trí Thức Hòa (Giao Thủy), bốn đại đội địch ra hàng. Huyện Giao Thủy được hoàn toàn giải phóng. Cùng ngày, bên tả ngạn sông Hồng, trung đoàn 64 phục kích trên đưởng 39 Thái Bình, diệt hai đại đội, đánh quân viện tới giải vây cho Triều Dương, tiêu diệt 700 tên. Ta giải phóng nam Hưng Yên.
Đầu tháng Sáu, phần lớn các đại đoàn của ta từ Điện Biên Phủ về, đã có mặt ở những vị trí quy định.
Tôi nêu ý kiến trong Quân ủy dùng ngay khoảng một trăm xe đưa một bộ phận pháo binh 351 và một đơn vị chủ lực mạnh về Tam Nông, Phú Thọ, phía tả ngạn sông Đà, uy hiếp phía tây bâc Hà Nội. Đồng chí Vi Quốc Thanh khuyên ta tránh sử dụng lực lượng lớn đề phòng vấp váp, để giữ trọn vẹn chiến thắng đã giành được Trung đoàn 102 và trung đoàn 36 của 308 tiến vào Bầc Ninh, Bảc Giang. Trung đoản 9, trung đoàn 57 của 304 xâm nhập địch hậu Nam Định, Ninh Bình, Sơn Tây và Hà Đông. Trung đoàn 66 của 304 phối thuộc với 325 vẫn tiếp tục hoạt động ở Trung Lào. Nổi lên những trận đánh: Ngày 3 tháng 6, ta phục kích ở Triều Dương (Nam Định) diệt và bắt sống 500 tên Cùng ngày, trung đoàn 48 và trung đoàn 52 phối hợp đánh Đông Biên (Nam Định) tiêu diệt tiểu đoàn khinh quân ngụy 702 và bốn đại đội địa phương quân, diệt 170 tên, bắt sống 621 tên, thu toàn bộ vũ khí. Trung đoàn 9 bức rút nhiều đồn bốt ở địch hậu Nam Định, Ninh Bình, và bức hàng hai vị trí Chùa Cao, Phúc Nhạc. Trung đoàn 36 đánh vị trí công sự mới Cầu Lồ ở Bắc Giang.
Ngày 12 tháng 6 năm 1954, Quốc hội Pháp họp. Trước đó đúng một tháng, sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, Chính phủ Lanien đã đứng trước một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Nó chỉ sống sót nhờ vào 2 phiếu quá bán.
Quốc hội còn muốn dành cho Lanien một thời gian để theo đuổi cuộc đàm phán ở Giơnevơ. Nhưng qua một tháng, mọi người bắt đâu hết kiên nhẫn. Măngđét Phrăng (Mandès France), một nghị viên nổi tiếng trong phái chủ hòa, mạnh mẽ chỉ trích Biđôn là người chịu trách nhiệm về tình hình bế tâc của Hội nghị Giơnevơ.
Vấn đễ tín nhiệm chính phủ một lần nữa lại được đặt ra. Chmh phủ Lanien đổ. Với đa số phiếu áp đảo, Quốc hội Pháp bầu Măngđét Phrăng làm thủ tướng. Tổng thống Pháp Côty (René Coty) chỉ định Măngđét Phrăng thành lập chính phủ mới. Măngđét Phrăng tuyên bố sẽ đạt được một hiệp định ngưng chiến ở Đông Dương trong vòng một tháng, tới ngày 20 tháng 7 năm 1954 mà chưa thực hiện được lời hứa này, ông ta sẽ xin từ chức.
Êly là tổng chỉ huy thứ tám được cử sang Đông Dương, với nhiệm vụ chủ yếu là phải bảo vệ đội quân viễn chinh. Tử khi nhậm chức đầu tháng Sáu, Êly, với Xalăng là phụ tá, vẫn rất c ngại một "Điện Biên Phử mới sẽ lại xuất hiện. Có hai nơi khiến Êly và Xalăng đặc biệt bận tâm. Tại miền Trung, từ đầu tháng 4 năm 1954, quân Pháp đã xây dựng một tập đoản cứ điểm ở An Khê, vị trí rất quan trọng nằm trên đường 19 nối liền cao nguyên với bờ biển. Đơn vị đồn trú tại đây là binh đoàn cơ động 100 (GM100), gồm một trung đoàn mới từ Triều Tiên về (2 tiểu đoàn) và 1 tiểu đoàn Bắc Phi. Đường 19 đã bị lực lượng vũ trang Liên khu 5 cầt đứt hoàn toàn, quân đồn trú chỉ còn trông đợi tiếp tế bằng đường không. Tuyến phòng thủ phía nam đồng bằng Bắc Bộ cũng là một nơi đáng lo ngại. Tuyến phòng thủ này vốn từ trước vẫn thường xuyên bị các đại đoàn 320 và 304 đe dọa. Ngày 12 tháng 6 năm 1954, Êly quyết định rút quân khỏi An Khê ở Tây Nguyẽn, và toàn bộ phòng tuyến ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ.
Ngày 19 tháng 6 năm 1954, viên quan năm Baru (Barrou), chỉ huy GMlOO, được lệnh của Xalăng rút khỏi An Khê. Cuộc hành binh được chuẩn bị khá chu đáo.
Một cánh quân tăng viện gom hai binh đoàn cơ động xuất phát từ Plây Cu xuống đón binh đoàn cơ động 100 hành quân cơ giới từ An Khê lên. Hợp điểm của hai cánh quân này là đèo Mang Giang, cách An Khê 22 kilômét. Ngày 24 tháng 6, khi GMlOO vừa rời khỏi An Khê 15 kilômét thì rơi vào trận địa phục kích của lực lượng vũ trang Liên khu 5. Hầu hết binh đoàn, khoảng 1.200 người, trong đó có viên quan năm và cơ quan chỉ huy, cùng với 250 xe cơ giới và toàn bộ lực lượng pháo binh bị tiêu diệt.
Tại Pari, Thủ tướng mới của Pháp, Măngđét Phrăng, trực tiếp bắt tay ngay vào việc tìm kiếm một thỏa hiệp ngừng bắn. Sau khi gặp Iđơn và người đại diện của Mỹ ở Pari, ngày 23 tháng 6 năm 1954, Măngđét Phrăng tới Giơnevơ gặp riêng đồng chí Chu Ân Lai. Trước đó, đồng chí Chu đã thường xuyên tiếp xúc với các đoàn đạì biểu Anh, Pháp nhằm làm cho những quan điểm của đôi bên trong cuộc đàm phán xích lại gần nhau. Trong cuộc họp, đồng chí Chu đã nói với Thủ tướng Pháp, phía Trưng Quốc đề nghị công nhận Lào và Campuehia và thực thi chính sách không can thiệp với điều kiện các quốc gia này sẽ không trở thành những căn cứ quân sự cứa Mỹ.
Đồng chí Chu ủng hộ giải pháp phân chia Việt Nam thành hai miền với một giới tuyến quân sự tạm thời để đạt được một hiệp định ngừng bắn trong ba tuần lễ.
Ngày 24 tháng 6 năm 1954, tin binh đoàn cơ động 100 bị tiêu diệt ở An Khê bay tới Giơnevơ.
Ngày 25, phía Pháp đề nghị với ta lấy vĩ tuyến 18 làm điểm phân chia tạm thời, ghép nối với việc trung lập hóa những địa hạt giám mục ở Bâc Bộ và giữ lại một thời gian dài thành phố cảng Hải Phòng.
Ngày 28, chúng ta công bố việc phân chia tạm thời phải được thực hiện ở vĩ tuyến 13.
Những cuộc trao đổi về quan điểm của đôi bên được tiến hành trong ban quân sự. Phía Pháp một mặt biểu lộ sự mong mỏi sớm tìm một giải pháp cho cuộc ngưng chiến, một mặt đe dọa chiến tranh sẽ leo thang nếu đôi bên không tìm được sự thỏa thuận ở Giơnevơ. Chúng ta biết Pháp đang gấp rút chuẩn bị ba sư đoàn để đưa sang Việt Nam trong trường hợp cuộc điều đình ở Giơnevơ thất bại. Đối với ta, lấy vĩ tuyến 18 làm giới tuyến tạm thời là không thể chấp nhận, việc phân chia giới tuyến tạm thời không thể tách với một cuộc tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước, Pháp không thể ở lâu dài tại Hải Phòng, cảng lớn duy nhất trên miền Bắc Việt Nam.
Phía Pháp vẫn giữ những đề nghị của mình. Cuộc đàm phán một lần nữa lại giẫm chân tại chỗ.
Cuối tháng 6 năm 1954, Bộ Tổng tham mưu phát hiện địch có triệu chứng rút bỏ Liên khu nam đồng bằng Bâc Bộ. Bộ chỉ thị cho các đơn vị chủ lực và liên khu hành động theo phương châm: "Tích cực mạnh bạo, cơ động linh hoạt nhưng phải bảo đảm thắng lợi, tránh đánh ẩu, không ham ăn to, không ham đánh điểm... Phải có kế hoạch phòng không, phòng pháo, đánh cơ giới, đánh ca nô, tàu chiến địch".
Bên Tả Ngạn sông Hồng, ngày 30 tháng 6, trung đoàn 64 hoạt động trên đường 10 (Thá ỉ Bình) phục kích tiêu diệt một tiểu đoàn quân ngụy, thu hai khẩu pháo 105. Địch ở Thái Bình hoang mang bỏ Cầu Bo rút chạy.
Ngày 1 tháng 7, trưng đoàn 64 tiếp quản thị xã Thái Bình.
Tại Hữu Ngạn, ngày 30 tháng 6, địch rút khỏi Phát Diệm và Ninh Bình. Trung đoàn 52 truy kích bât 700 tên, thu 5 khẩu pháo (có một khẩu l05). Cùng ngày, địch ở Bùi Chu rút chạy. Trung đoàn 52 truy kích tới Nam Định. Địch ở đây cũng vội vã rút chạy.
Bộ đội ta tiếp quản thành phố Nam Định ngày 1 tháng 7 năm 1954.
Ngày 3 tháng 7, địch rút khỏi thị xã Phủ Lý. Tại Sơn Tây, trung đoàn 57 đánh địch trên các đường 11 21A và 21B giải phóng đại bộ phận tỉnh Sơn Tây.
Ngày 7 tháng 7, trung đoàn 57 phục kích binh đoàn cơ động số 8 đi giải vây cho Trình Viễn (Hà Đông) diệt 400 tên.
Đại đoàn 320 dồn toàn bộ lực lượng sang Thái Bình, chủ trương bao vây thị xã Hưng Yên, tiêu diệt địch ở các thị trận Phụ Dực, Ninh Giang. Đại đoàn 308 cũng chuyển vào hoạt động trên đường 13.
Suốt tám năm kháng chiến, ta chưa có ý định giải phóng một thành phố, một thị xã ở đồng bằng. Chỉ trong vài ngày, ta đã giải phóng một thành phố, ba thị xã và một số thị trấn. Một năm trước, ta chỉ mong duy trì và mở rộng một số căn cứ ở vùng nông thôn hậu địch đồng bằng. Bây giờ cả một vùng đồng bằng rộng lớn đã về tay ta.
CÁCH mạng thành công trên lục địa Trung Hoa đã tạo ra thế cân bằng lực lượng giữa Đông và Tây.
Chiến tranh lớn bằng vũ khí thông thường không cho phép bên nào giành thắng lợi. Cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên là một minh chứng cho tình hình mới trên thế giới. Cuối cùng, buộc đôi bên phải đi tới ngừng bắn.
Hội nghị Giơnevơ lần này cũng không giải quyết được gì hơn. Mặc dù tiếng súng đã chấm dứt nhưng người ta vẫn không tìm ra giải pháp để kết thúc chiến tranh Triều Tiên. Và cũng không ai nghĩ tình trạng này sẽ còn kéo dài suốt nhiều thập kỷ. Cho tới lúc này, chiến tranh Đông Dương vẫn chủ yếu diễn ra giữa các dân tộc Đông Dương và Pháp được sự giúp đỡ ngày càng nhiều của Mỹ. Nhưng chiều hướng phát triển của nó có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai. Mỹ đã quyết tâm thay thế Pháp ở Đông Dương. Nhưng tình thế chưa cho phép Mỹ trực tiếp nhảy ngay vảo cuộc chiến. Nếu sớm quốc tế hóa chiến tranh, không có gì bảo đảm sẽ thắng lợi, và cũng không dễ lôi kéo được đồng minh đã mệt mỏi ở Triều Tiên. Mỹ đã tính tới một phương án mới. Trong khi đó Liên Xô, Trung Quốc và Anh đều không muốn chiến tranh Đông Dương kéo dài, lo cái sảy nảy cái ung! Pháp rất cần một cuộc ngưng chiến để cứu đội quân viễn chinh, nhưng không đủ sức ép ta để giành những điều kiện có lợi. Cho đến gần hết tháng Sáu, Mỹ vẫn không tỏ thái độ rõ ràng, và Anh chỉ đóng vai trò một trong những người hòa giải. Măngđét Phrăng hiểu là muơn thực hiện được lời hứa trước quốc hội, cần phải tranh thủ được Mỹ và Anh cùng làm áp lực với ta, kể cả tranh thủ sự đồng tình của Liên Xô và Trung Quốc.
Ngày 29 tháng 6 xuất hiện bản ghi nhớ giữa Mỹ và Anh, bày tỏ sự đồng tình với những mục tiêu của Măngđét Phrăng đề ra tại Hội nghị Giơnevơ, tán thành việc phân chia tạm thời Việt Nam thành hai miền để thực thi một cuộc ngưng chiến. Riêng về giới tuyến tạm thời, hai cường quốc này chọn vĩ tuyến 17 thay vĩ tuyến 18 do Fháp đề nghị. Mỹ và Anh muốn Pháp phải nhân nhượng, nhưng đồng thời cũng hăm dọa ta trong trường hợp Pháp bị đặt "trước những đòi hỏi ngăn cản kết thúc một bản hiệp định có thể chấp nhận về Đông Dương, tình hình quốc tế sẽ rất trầm trọng" !
Đầu tháng 7 nám 1954, đồng chí Chu Ân Lai từ Giơnevơ trở Yề Trung Quốc, đề nghị gặp Bác ở Liễu Châu, thuộc tỉnh Quảng Tây, không xa biên giới nước ta. Bộ Chính trị cử tôi cùng đi với Bác.
Từ Nam Ninh đi xe lửa đến Liễu Châu, dọc đường còn thấy nhiều dấu vết chiến tranh. Cuộc họp diễn ra hai ngày trong một ngôi biệt thự mới được tu sửa lại.
Buổi làm việc đấu tiên, theo ý của Bác, tôi trình bày tình hình quân sự lúc này trên bản đồ. ở cả miền Bắc và miền Trung Việt Nam hầu như toàn màu đỏ, màu của vùng đất tự do và giải phóng. Quân Pháp chỉ còn giữ được hai khu vực: trên miền Bâc, Hà Nội và một số tỉnh chung quanh, vùng ven biển từ Hải Phòng tới Móng Cái; ở miền Trung, một số thành phố, thị xã ven biển từ nam Quảng Bình qua các thành phố Huế, Đà Nẵng tới Hội An. Tại Nam Bộ, những khu căn cứ của ta được củng cố và mở rộng.
Hai buổi tiếp theo, đồng chí Chu Ân Lai trình bày về tình hình diễn biến tại Hội nghị Giơnevơ, thái độ ngoan cố của Chính phủ Plêven và thái độ tiêu cực của Mỹ.
Đồng chí Chu nói tình hình quốc tế hiện nay yêu cầu có hòa bình, việc phân chia ranh giới tạm thời nên châm chước một chừng nào để tranh thủ những cơ sở pháp lý cho một cuộc tổng tuyển cử hòa bình thống nhất hai miền Nam, Bắc Việt Nam trong vòng hai năm.
Nếu ta có chính sách khôn khéo, tổng tuyển cử sẽ giành thắng lợi. Đồng chí Chu thấy có khả năng lập một mặt trận liên minh với Pháp để đẩy lùi sự can thiệp của Mỹ vào bán đảo Đưng Dương. Cuối cùng, đồng chí nói trước đây Plêven khăng khăng đòi lấy vĩ tuyến 18 làm ranh giới tạm thời, nhưng trước sự đấu tranh kiên quyết của ta, Măngđét Phrăng và Anh, Mỹ đã đồng ý rút xuống vĩ tuyến 17. Bác và chúng tôi đều ngỡ ngàng. Phải chăm chú tìm trên bản đồ mới thấy dòng sông nhỏ Bến Hải ở phía bắc tỉnh Quảng Trị.
Bác nói với so sánh lực lượng trên thực tế chiến trường hiện nay, ta đề ra vĩ tuyến 13 là hợp lý, vĩ tuyến 17 đối với ta là không thể chấp nhận, chí ít cũng phải giành được vĩ tuyến 16. Trước đây đã có tiền lệ khi Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật ở hai miền Nam, Bắc Đông Dương cũng lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới tạm thời.
Trước lúc đoàn ta ra về, đồng chí Chu nói với Bác:
- "Tôi sẽ bàn với đồng chí Môlôtốp hết sức cố gang thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ tịch. Vì ở xa không có điều kiện trao đổi, nếu việc đấu tranh xác định ranh giới tạm thời gặp khó khăn, vạn bất đắc dĩ phải chọn vĩ tuyến 17, mong Hồ Chủ tịch chú ý vấn đề quan trọng nhất hiện nay là tranh thủ cho được hòa bình và những điều kiện để hòa bình thống nhết Việt Nam".
Ngồi trên xe lửa, tôi nói với Bác: "Pháp còn gần năm mươi vạn quân, lại thêm Mỹ giúp thì rất ít có khả năng hòa bình thống nhất Việt Nam ! " .
Từ cuộc họp trở về, Bác rất suy nghĩ. Bác nói trong Bộ Chính trị nếu muốn chấm dứt chiến tranh, phải chấp nhận một giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta và địch. Các bạn Liên Xô và Trung Quốc đều ngại chiến tranh Đông Dương kéo dài, muốn ta đạt được một thỏa thuận với Pháp. So sánh lực lượng giữa ta và địch lúc này, ta đang ở thế có lợi, nhưng về mặt quân sự, với ự giúp đỡ của Mỹ, địch vẫn có nhiều khả năng không những bù đắp những tổn thất mà còn tăng cường thêm lực lượng. Ta cũng cần có một thời gian hòa bình, một khu vực hoàn chỉnh, có thủ đô, cảng biển, sân bay... để củng cố những thành quả của cách mạng và kháng chiến, xây dựng lực lượng chuẩn bị cho cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất hoàn toàn. Nhưng vĩ tuyến 17 đối với ta là khó chấp nhận. Mỹ nhất định không chịu bỏ Đông Nam á, đang chuẩn bị một chiến lược mới rất nguy hiểm. Trong trường hợp nào chúng ta cũng phải đòi đưa vào văn bản sự cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, không có căn cứ nước ngoài... để làm cơ sở cho cuộc đấu tranh lâu dài.
Toàn bộ quân đội viễn chinh Pháp đã dồn về tập trung dọc trục đường số 5 Hà Nội - Hải Phòng. Cônhi tổ chức lại lực lượng thành 4 sư đoàn chiến đấu, bao gồm 51 tiểu đoàn bộ binh (so với 28 tiểu đoàn ngày 7 tháng 5), cùng với các đơn vị thiết giáp và pháo binh, chuẩn bị đối phó với cuộc tiến công của các đại đoàn chủ lực.
Chúng chỉ còn một mục tiêu duy nhất là bảo vệ con đường dài 100 kilômét từ Hà Nội chạy ra cảng Hải Phòng, con đường Hiệp định mồng 6 tháng 3 năm 1946 đã đưa chúng vào miền Bâc. Những đơn vị ngụy binh đụng phải quân ta là tan vỡ. Nhiều lính ngụy tự động bỏ ngũ. Bộ chỉ huy Pháp phải dồn quân ngụy vào vòng trong. Những đơn vị quân viễn chinh rệu rã sau cuộc chiến đấu Đông Xuân vừa lo bảo vệ mình, vừa lo canh chừng những đơn vị ngụy binh tháo chạy.
Tại Tây Nguyên, quân địch ở Plây Cu rục rịch rút chạy. Quân địch ở Bình Trị Thiên rất hoang mang. Mũi thọc sâu từ Hạ Lào tới Vươn Sai, Stungtreng, Campuchia, đã bắt liên lạc được với Nam Bộ. Anh Phạm Hùng nhắn: lương thực đã sẵn sàng. Anh Trần Văn Trà báo cáo đã chuẩn bị xong khu vực tập kết cho bộ đội chủ lực Nam tiến. Tại Nam Bộ, quân địch bỏ nhiều đồn bốt lui về các thành thị. Tình hình này bay tới Giơnevơ. Chúng tôi nhận được điện của cả đồng chí Môlôtốp và đồng chí Chu Ân Lai, nói đang có triển vọng sớm đạt được một hiệp định hòa bình, không nên đẩy mạnh nhịp độ hoạt động quân sự ở cả hai miền Nam, Bâc Đông Dương.
Ngày 15 tháng 7, Trung ương họp Hội nghị lần thứ 6 dưới sự chủ tọa của Bác. Hội nghị nhận định: "tình hình trong nước phát tnển ngày càng có lợi cho ta; địch đang gặp những khó khăn lớn tuy chúng vẫn không ngừng giãy giụa", "Từ Đông Xuân vừa qua, thừa dịp thực dân Pháp thua nặng, đế quổc Mỹ can thiệp trắng trợn vào Đông Dương, kiên quyết thi hành kế hoạch kéo dài và mở rộng chiến tranh thì lực lượng so sánh giữa ta và địch có thể thay đổi không lợi cho ta", "Đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, và hiện đang trở thành kẻ thù chính trực tiếp của nhân dân Đông Dương". Trên cơ sở những nhận định trên, hội nghị nhất trí với đường lối "dùng phương pháp thương lượng để lập lại hòa bình ở Đông Dương" và quyết định phưưng châm, sách lược đấu tranh của ta trong giai đoạn mới là: "Chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và hiếu chiến Pháp, dựa trên cơ sở những thắng lợi đã đạt được mà. phấn đấu để thực hiện hòa bình ở Đông Dương, phá tan âm mưu của đế quốc Mỹ kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương, củng cố hòa bình và thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và thực hiện dán chủ trong toàn quốc".
Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi: "Toàn Đảng từ trên đến dưới hãy thống nhất tư tưởng và hành động, đoàn kết nhất trí hơn nữa chung quanh Hồ Chủ tịch và Trung ương, tuyệt đối tin tưởng vào Hồ Chủ tịch và Trung ương, kiên quyết vượt mọi khó khăn, ra sức phấn đấu để bất cứ hòa hay là đánh, ta cũng chủ động và thắng lợi”.
Sau khi có bản ghi nhớ Mỹ - Anh, hàng ngũ đối phương đã siết chặt hơn trước. Trung tuần tháng Bảy, Măngđét Phrăng trở lại Giơnevơ với vị thế mới là người đại diện cho những ý kiến của phương Tây. Cuộc đấu tranh tập trung vào hai vấn đề gay cấn nhất là xác định đường ranh giới tạm thời và thời gian tiến hành tổng tuyển cử. Pháp chấp thuận vĩ tuyến 17 do Anh, Mỹ đặt ra, và muốn kéo dài thời hạn tổng tuyển cử tự do để thống nhất Việt Nam. Phía ta đề ra vĩ tuyến 16, và yêu cấu tiến hành tổng tuyển cử trong vòng 6 tháng. Cuộc đàm phán lại giẫm chân tại chỗ.
Măngđét Phrăng đã hứa với Quốc hội Pháp trong vòng một thảng nếu không đạt được một hiệp định ngừng bắn thì sẽ từ chức. Thời hạn đang tới gần. Buổi họp ngày 20 tháng 7 năm 1954 được coi như phiên họp chót. Nếu không đi tới kết quả, Hội nghị Giơnevơ sẽ tan vỡ Măngđét. Phrăng đã ở giới hạn cuối cùng. Phía ta chấp nhận vĩ tuyến 17. Phía Pháp chấp nhận thời hạn tiến hành tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam, Bắc Việt Nam là hai năm. Một năm sau ngày ký hiệp định, bắt đầu hiệp thương giữa hai miền về tổng tuyển cử. Thời gian tiến hành tổng tuyển cử là tháng 7 năm 1955. Cuộc đàm phán về thành phần giám sát quốc tế kết thúc nhanh chóng. Đôi bên nhất trí chọn Ấn Độ, Ba Lan, Canađa làm ủy ban giám sát quốc tế, với Ấn Độ là chủ tịch.
Ngày 21 tháng 7 năm 1954, hiệp định đình chiến ở Việt Nam và hiệp định đình chiến ở Lào được ký kết giữa thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu, đại diện Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đồng thời thay mặt Pathét Lào, với thiếu tướng Đentây (Delteil), đại diện Bộ Tổng chỉ huy quân đội liên hiệp Pháp ở Đông Dương. Sau đó, hiệp định đình chiến ở Campuchia được ký giữa đồng chí Tạ Quang Bửu với Nhích Tiêu Long, đại diện chính phủ Vương quốc Campuchia.
Hội nghị thông qua Tuên bố chung về việc lập lại hòa bình ở Đông Dươllg gồm 13 điều:
1 Xác nhận những văn bản hiệp định về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, ở Lào, ở Campuchia và về tổ chức kiểm soát quốc tế.
2. Khẳng định sự hài lòng của các bên tham gia hội nghị về việc chấm dứt chiến sự ở các nước Đông Dương.
3. Xác nhận những lời tuyên bố của chính phủ Vương quốc Campuchia và của chính phủ Vương quốc Lào về tổng tuyển cử tự do sẽ được tổ chức trong năm 1955 ở hai nước này.
4. Cấm việc đem quân đội và nhân viên quân sự nước ngoài vào các nước Đông Dương.
5. Cấm việc đặt căn cứ quân sự nước ngoài ở Đông Dương, và việc các nước Đông Dương tham gia các liên minh quân sự với nước ngoài.
6. Quy định lấy vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời ở Việt Nam.
7. Khẳng định các bên tham gia hội nghị thừa nhận vễ nguyên tắc sự độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, việc hiệp thương giữa hai miền bắt đầu từ ngày 20 tháng 7 năm 1955 và việc tổng tuyển cử tiến hành vào tháng 7 năm 1956.
8. Cam kết tôn trọng quyền tự do lựa chọn nơi sinh sống của nhân dân trong mỗi nước.
9. Cam kết không có hành động trả thù đối với những người thuộc phía đối phương thời kỳ chiến tranh.
10. Quy định việc quân đội Pháp rút khỏi các nước Đông Dương.
11. Pháp cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.
12. Quy định những nguyên tắc trong quan hệ giữa ba nước Việt Nam, Campuchia, Lào, tôn trọng chủ quyền, độc lập thống nhất, không can thiệp vào nội bộ của nhau.
13. Quy định những biện pháp cần thiết để bảo đảm việc tôn trọng hiệp nghị.
Đoàn Mỹ không ký vào hiệp định, chỉ ra một bản tuyên bố ghi nhận, và hứa sẽ khóng gây trở ngại cho việc thi hành hiệp định. Bộ trưởng ngoại giao của ngụy quyền Bảo Đại tuyên bố không thể công nhận sự hợp thức của hiệp định. Chúng ta đã thấy rõ Mỹ và ngụy quyền lúc này đã là một, sẽ là những kẻ phá hiệp định sau này.
Hiệp định Giơnevơ ra đời trong bối cảnh quốc tế và tương quan lực lượng của ta và địch trên chiến trường như vậy, đã không đạt được tất cả những điều mà ta mong muơn. Tuy nhiên, nó đã góp phần vào việc kết thúc sự thống tn của Pháp kéo dài một thế kỷ, buộc đội quân xâm lược phải ra đi, Pháp phải công nhận trên văn bản độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, không có căn cứ quân sự nước ngoài trên ba nước này, chấp nhận về nguyên tắc một cuộc tổng tuyển cử tự do là cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh lâu dài của ta, và chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài đã chín năm trên toàn bán đảo Đông Dương.
Ngày 22 tháng 7 năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi gửi đồng bào, cán bộ và chiến sĩ cả nước nhân dịp Hiệp định Giơnevơ được ký kết: “Vì hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ của Tổ quốc mà 8, 9 năm nay, nhân dân, quân đội, cán bộ và Chính phủ ta đoàn kết chặt chẽ, trên dưới một lòng, chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn, kiên quyết kháng chiến và đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang.(...) Ta đã thu được thắng lợi lớn: Chính phủ Pháp đã thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, thừa nhận quân đội Pháp sẽ rút khỏi đất nước ta, v.v. (...) rừ nay, chúng ta phải ra sức đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc".
Ngày 22 tháng năm 1954, Bộ Tổng tư lệnh, đại diện cho cả Pathét Lào, ra lệnh ngừng bắn. Ở Bằc Bộ, lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 27 tháng 7, ở Trung Bộ, từ ngày 1 tháng 8, ở Lào, từ ngày 6 tháng 8, ở Campuchia, từ ngày 7 tháng 8, và cuối cùng, ở Nam Bộ, từ ngày 11 tháng 8 năm 1954.
Lệnh ngừng bắn đã được thực hiện nghiêm chỉnh trên toàn bán đảo Đông Dương. Thi hành Hiệp định Giơnevơ, bộ đội ta ở nam vĩ tuyến 17, bộ đội tình nguyện của ta ở Campuchia và Lào lần lượt chuyển quân ra Bắc tập kết. Bộ đội Pathét Lào tập kết về hai tỉnh Sầm Nưa, Phông Xa Lỳ. Quân viễn chinh Pháp và lực lượng vũ trang của ngụy quyền cũng lần lượt tập kết về phía nam vĩ tuyến 17 với thời hạn cuối cùng là 300 ngày. Anh Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng, và anh Song Hào, chính ủy đại đoàn 308, được chỉ định làm trưởng đoàn và phó đoàn đại biểu Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Uy ban Liên hiệp đình chiến Trung ương .
TRONG lịch sử chiến tranh giữ nước của ta, cuộc chiến thường ít diễn ra ở kinh đô. Đời Trần, trước cuộc xâm lăng của Nguyên Mông, ông cha ta đã ba lần rời Thăng Long, nhưng sau đó lại chiến thắng quân địch trở về, nhanh là ba tháng, chậm là sáu tháng.
Người anh hùng dân tộc áo vải Nguyễn Huệ, với cuộc hành quân thần tốc từ Phú Xuân ra Thăng Long, đã tiêu diệt đội quân xâm lược Mãn Thanh chỉ trong mấy ngày tết.
Thời đại Hồ Chí Minh, cuộc chiến chống quân viễn chinh xâm lược Pháp đã diễn ra hai tháng ở Thủ đô.
Những chiến sĩ quyết tử đã bảo vệ từng góc phố, từng ngôi nhà, rồi ra đi kháng chiến trường kỳ với lời thề chiến thang trở về. Suốt những năm chiến. tranh, hình ảnh Hà Nội khắc sâu trong trái tim của mỗi chiến sĩ, Hà Nội luôn luôn là sự nhớ thương da dết nhất. Điều đó đã thể hiện trong biết bao bài thơ, câu ca. Nhiều người mong được nhìn lại Thủ đô dù chỉ một lần. Và không phải chỉ có những người ra đi nhớ về Hà Nội, người ở lại cũng trông đợi từng ngày người ra đi mau chóng trở về Chiến thắng Đông Xuân 1953-1954 và đại thắng ở Điện Biên Phủ đã mang lại cuộc trùng phùng lịch sử.
Nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô được trao cho đại đoàn 308, trong đó có trung đoàn Thủ đô. Anh Vương Thừa Vũ, đại đoàn trưởng 308, chỉ huy mặt trận Thủ đô tám năm trước, hôm nay là Chủ tịeh ủy ban Quân chính thành phố. Chủ tịch thành phố Hà Nội vẫn là anh Trần Duy Hưng năm đầu cách mạng.
Trên đường về tiếp quản Thủ đô, một số đại diện cán bộ của 308 được triệu tập tới gặp Bác ở Đền Hùng tại Lâm Thao, Phú Thọ. Bác căn dặn cán bộ, chiến sĩ đại đoàn phải triệt để chấp hành 8 chính sách của Chính phủ, 10 điều kỷ luật trong quân đội, "không được xâm phạm đến cái kim sợi chỉ của dân", tôn trọng dân và giúp đỡ dân, thực hiện thật tốt nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô. Cuối cùng Bác hỏi :"Các chú có biết đây là nơi nào không !" Anh Song Hào nói: "Thưa Bác, đây là đền thờ các Vua Hùng...". Bác nói tiếp: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nướe".
Ngày 9 tháng 10 năm 1954, một số đơn vị của 308 vào trước tiếp quản các công sở, nhà máy, từ tay quân Pháp. Thành phố đang bị đặt dưới lệnh giới nghiêm, không một bóng người, các ngôi nhà, cửa đều đóng kín.
Một đơn vị tới Cầu Giấy làm thủ tục bàn giao. Những chiếc xe bọc thép của quân Pháp chưa kịp quay đầu thì từ ngôi nhà tranh xiêu vẹo bên đường đã xuất hiện một lá cờ đỏ sao vàng, những tiếng hô không biết từ đâu nổi lên: "Hồ Chủ tich muôn năm !... Hoan nghênh các anh bộ đội trở về giải phóng Thủ đô!". Rồi những cánh cửa bật mở, bà con ùa ra, xúm xít chung quanh các chiến sĩ tủi tủi mừng mừng. Chỉ trong giây lát, cả dãy phố nghèo ở ngoại Ô đã đỏ rực màu cờ. Tại nhà máy đèn Hà Nội, anh chị em công nhân đứng xếp hàng trước cửa với những bó hoa trên tay. Họ đã trải chiếu nằm tại sở mấy ngày qua không cho quân địch tháo dỡ máy móc đem đi. Lời chào mừng của chị công nhân nghẹn đi vì nước mầt tuôn chảy. Bác thợ già ôm lấy anh chiến sĩ như gặp lại đứa con đi xa từ lâu. Ở các nhà máy, họ đều gặp những người thợ mang theo cơm nắm nằm chờ bộ đội tới từ mấy hôm nay. Một bác ở Nhà máy điện Yên Phụ nói:
“Biết các anh tử hồi còn chiến đấu ở Hà Nội kia mà!".
Tại nhà ga Hàng Cỏ, anh chị em vui vẻ cho biết vừa sửa xong một chiếc đầu tàu thật tốt, bảo đảm cho chuyến tàu đầu tiên xuất phát đúng giờ chào mừng bộ đội trở về.
Quân Pháp lui dần qua cầu Long Biên chấm dứt sự có mặt gần một trăm năm ở thành Hoàng Diệu.
Sáng ngày 10 tháng 10 năm 1954, những ngôi nhà cổ kính của Hà Nội đều sáng rực lên những lá cờ sao. Trời mưa, nhưng đường phố rất sạch. Cổng chào đã được dựng lên khắp nơi. Những cụ phụ lão khăn đóng áo dài trang nghiêm đứng chung quanh bàn thờ Tổ quốc. Tàu điện từ ngoại Ô vào chật níeh bà con ngoại thành. Sau nhiều năm tạm bị chiếm, Thủ đô đã sống lại không khí ngày đầu Tổng khởi nghĩa. Tất cả mọi người dồn ra hai bên đường chờ đón giờ phút lịch sử, đoàn quân chiến thắng trở về.
Đường quen phố cũ đây rồi
Thủ đô tươi dậy mặt người như hoa
Vườn hồng ngớt gió mưa qua
Cờ hoa đỏ nắng, mái nhà vàng sao....
Anh hùng Nguyễn Quốc Trị, trung đoàn trưởng trung đoàn Thủ đô, dẫn đầu đơn vị bộ binh tiến vào Hà Nội.
Người từ hai bên đường đổ xô ra đặt vào tay anh và các chiến sĩ những bó hoa tươi. Những chiếc lưỡi lê sáng ngời lấp lánh bên hoa. Tiếp sau là đoàn xe bộ binh cơ giới pháo binh. Người -Hà Nội không ngờ hầu hết cán bộ, chiến sĩ ta đều trẻ. Cái làm họ ngạc nhiên hơn là những người chiến sĩ nhỏ nhắn, hiền lành, giản dị này đã đánh thắng những tên lính Pháp cao lớn, dữ tợn, vũ trang đầy người, có cả máy bay, tàu chiến, xe tăng ! Hàng Bông, Hàng Đào rộn ràng tiếng trống múa sư từ, múa lân. Pháo nổ rền, xác pháo đỏ hồng rải trên đường phố như những cánh hoa đào. Bên hồ Hoàn Kiếm, sinh viên, học sinh tụ tập km vườn hoa Chí Linh như năm nào, hát những bài ca cách mạng.
15 giờ. Từ Nhà hát lớn thành phố nổi lên một hồi còi dài. Các loa phóng thanh vang lên tiếng đồng chí Chủ tịch Uy ban Quân chính đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô:
"Tám năm qua, Chínk phủ xa rời khỏi Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào.
Ngày nay do nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, kháng chiến đã thđng lợi, Chính phủ lại trở về Thủ đô với dồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết kể...
Chính phủ và nhân dân ta phải cùng nhau cố gang nhiêu để khôi phục, củng cố và phát triển đời sông tinh thần và vật chất của Thủ đô ta... "
Với người dân Hà Nội, lòng Già Hồ vẫn như những ngày nào...
Bác và anh Trường Chinh còn ở lại Sơn Tây một thời gian. Tôi được Bộ Chính trị phân công cùng với các anh Lê Văn Lương, Xuân Thủy, Tố Hữu chỉ đạo việc tiếp quản Thủ đô.
Sáng ngày 11 tháng 10, chúng tôi về tới Hà Nội. Thủ đô vẫn giống như những ngày Cách mạng tháng Tám khi Bác và chúng tôi từ chiến khu trở về. Rợp trời cờ đỏ. Những đường phố vào Thu lác đác lá vàng. Những ngôi nhà kín đáo nấp dưới vòm cây. Hàng liễu rủ quanh Hồ Gươm nước vẫn xanh ngắt. Chỉ khác với hồi tháng 12 năm 1946, là không còn những chiếc xe nhà binh, những chiếc môtô Pháp gầm rú trên đường phố, không còn tiếng giày đinh của những tên lính mũ đỏ nện trên vỉa hè. Hà Nội rất ít thay đổi trong chiến tranh, vì người Pháp chưa lúc nào tin họ có thể tái định cư lâu dài như trước kia, mặt trận thường xuất hiện cách đây vài chục kilômét. Thành phố yên tĩnh, không khí trong lành. Nơi tôi tới thăm đầu tiên là Nhà máy điện Yên Phụ. Tôi siết chặt tay những người thợ quần áo đầy muội than đã phá máy làm tắt nguồn điện của Hà Nội, thay hiệu lệnh tiến công đêm 19 tháng 12 năm 1946, hôm nay lại đấu tranh kiên cường với địch bảo vệ máy giữ lại nguồn ánh sáng cho Thủ đô. Tất cả các công sở tôi tới đều trống trơn, không còn một chút tiện nghi làm việc.
Một lần, tôi ghé qua Ngã Tư Sở định tìm lại Lìễu Trang, ngôí nhà nhỏ xinh nơi Thường vụ vẫn họp trước khi rời Hà Nội, Bác và anh Trường Chinh đã có những lần tới đây. Nhưng hoàn toàn không còn thấy dấu vết.
Chín năm chiến tranh là một thời gian không ngân. Mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày đầy âp những sự kiện. Nó đã mang lại bao đổi thay trong đời sống dân tộc, trong mỗi con người. Nó có thể xóa đi nhiều kỷ niệm.
Chính phủ và Trung ương Đảng trở về Hà Nội. Bác Hồ gặp lại đồng bào ở quảng trường Ba Đình, nơi chín năm trước Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử.
Nụ cười của Bác Hồ trên lễ đài sẽ sáng mãi trang sử mới của Hà Nội nối tiếp Đông Đô, Thăng Long xưa. Chúng ta đã tổ chức cuộc duyệt binh lớn đầu tiên ở Hà Nội, một cuộc duyệt binh bộ đội, dân quán du kích chỉ mang theo toàn vũ khí của Pháp và Mỹ, từ vũ khí nhẹ, vũ khí nặng, đến các phương tiện thông tin đều là chiến lợi phẩm thu được trong chiến đấu. Ba chiếc xe tăng được đưa từ Điện Biên Phủ về, sửa chữa lại, mở đầu cuộc diễu hành. Ngôi nhà Phủ Toàn quyền cũ nay trở thành Phủ Chủ tịch. Ngay từ khi mới tới, Bác đã chọn chỗ làm việc, cũng là nơi ở của Người, tại căn nhà nhỏ của người làm vườn nằm sâu phía trong, dưới những vòm cây, bên cạnh một cái hồ.
Công việc của hòa bình dồn dập kéo tới. Hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng quân đội... Những công việc mới, những vấp váp mới. Hai năm qua rất nhanh. Quân Pháp từng bước rút về nước. Nhưng cuộc tổng tuyển cử cũng như nhiều điều khoản khác của Hiệp định Giơnevơ đã khóng được thực hiện. ở Nam . Việt Nam, những người kháng chiến cũ bị ruồng bố, lùng bắt, phải chạy ra bưng biền, chạy lên rừng núi. Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng thay thế Bảo Đại, lớn tiếng đòi "lấp sông Bến Hải", đòi "Bắc tiến". Nhân dân ta chuẩn bị lên đưừng đi tiếp chặng đường mới của cuộc trường chinh giành độc lập, thống nhất, so với chặng đường đã qua còn bội phần gian nan hơn.