TRONG Chiến dịch này công tác chính trị đã có nhiều tiến bộ nhằm đáp ứng kêu cầu đánh lớn. Khó khăn về tiếp tế buộc phải tính toán chặt chẽ số người ở tiền tuyến. lhưng một lực lượng đông đảo các văn nghệ sĩ, các đoàn văn công đã có mặt hợp thành một binh chửng đặc biệt trong đội hình chiến dich. Tổng cục Chính trị đưa theo cả một bộ phận nhà in.
Báo Quân đội nhân dần ấn hành đều kỳ ngay tại mặt trận, truyền đạt mọi chủ trương của lãnh đạo, phản ánh các trận đánh kịp thời, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với cán bộ, chiến sĩ. Chúng ta đã có những bài hát, bài thơ được sáng tác ngay tại mặt trận, nhữnl thước phim tư liệu quý giá dành cho lịch sử. Văn công biểu diễn tại chiến hào, trong hầm pháo, hát cho bộ đội ở vị trí tiền tiêu nghe qua máy điện thoại. Truyền đơn vận động binh lính địch được tán phát vào tận trong khu trung tâm. Cuối tháng Tư, ta đã xây dựng xong một hệ thống loa truyền thanh chung quanh tập đoàn cứ điểm, thường xuyên tác động vào tư tưởng binh lính đang sống trong "địa ngục trần gian". Anh em còn có sáng kiến làm những bè chở biểu ngữ địch vận, tranh cổ động, thả trôi theo dòng sông Nậm Rộm để những hình ảnh này đập vào mắt quân địch. Bộ phận văn công vừa đi dự Đại hội liên hoan Thanh niên và sinh viên thế giới ở Bucarét về, biểu diễn hay hằn lên. Tôi hỏi đội trưởng Lương Ngọc Trác vì sao diễn viên múa của ta co những tiến bộ khác hẳn. Anh cho biết khi qua Liên Xô, một nghệ sĩ nhân dân của bạn dự buổi đoàn ôn tập, đã cảm ơn vì được xem những điệu múa dân tộc Việt Nam độc đáo chỉ tiếc là cán nghệ sĩ của ta còn thiếu giao lưa tình cảm, nếu có, những điệu múa này sẽ hay hun rất nhiều.
Nhờ vậy, trong chiến dịch này, bộ đội được thưởng thức những điệu múa đẹp với những ánh mắt, nụ cười !
Sự sâu sát đặc biệt của cán bộ tham mưu, chính trị đối với các đơn vị tham chiến là kết quả của đợt chỉnh huấn mùa hè. Các phái viên đã cùng cán bộ cơ sở giải quyết những khó khăn tại chỗ, cũng như kịp thời báo cáo mọi mặt tình hình với Đảng ủy và Bộ chỉ .huy Mặt trận. Những đồng chí lãnh đạo ngành hậu cần luôn luôn ở trên mặt đườn g.
Thời tiết đột ngột thay đổi với những trận mưa như trút nước. Chúng tôi rất lo cho bộ đội phía tây sống tại trận địa chiến hào giữa cánh đồng. Một hôm, sau một trận mưa lớn kéo dài, tôi gọi điện thoại cho 308 hỏi tình hình. Đầu dây, tiếng anh Vũ ồm ồm nhưng rành rọt:
- Báo cáo anh, nước đến ngang bụng bộ đội rồi !
Sau mỗi trận mưa, nắng lại dữ dội hơn. Không khí chiến trường oi ả, ngột ngạt, đe dọa bệnh tật kéo tới.
Cơ quan phải mời cán bộ địa phương lên hỏi về tình hình mưa nắng, lụt lội và những bệnh tật thường co trong mùa hè. Nhiều phái viên được cử đi nghiên cứu và giúp đỡ đơn vị cải thiện điều kiện sinh hoạt của bộ đội trong mùa mưa.
Anh Vũ Văn Cẩn, cục trưởng Cục Quân y, cũng như những phái viên đã phản ánh với tôi về cuộc sống căng thẳng của bộ đội tại trận địa. Khi từ trên núi chuyển xuống cánh đồng, chưa ai nghĩ trận đánh sẽ kéo dài nên tổ chức đời sống còn mang tính tạm bợ. Những hầm ếch khoét bên bờ chiến hào không đủ chiều dài duỗi nhân.
Bữa ăn thường là cơm vắt nguội lạnh, không co rau. Khói thuốc sủng và xác quân địch ở những nơi giáp ranh giữa ta và địch không được thu dọn thường xuyên tạo nén sự Ô nhiễm...
Trong một cuộc họp cán bộ, tôi nêu vấn đề cần bảo đảm sinh hoạt bình thường của bộ đội tại trận địa. Có ý kiến cho la chiến đấu vốn đã không bình thường, lần này chiến đấu tại chiến hào lại càng không bình thường, cho nên không thể có sinh hoạt bình thường ở trận địa.
Tôi noí "Bộ đội chiến đấu liên tục năm thảng liền, chuyện không bình thường đã trở thành bình thường.
Quân địch ở Mường Thanh bị bao vây chặt không thể rời khỏi hầm thì khó bình thường hóa sinh hoạt. Nhưng trận địa của ta thoáng rộng, hến kề với hậu phương. Ta vẫn co thể bình thường hóa sinh hoạt của bộ đội, như tổ chức cho anh em luân phiên về phía sau tắm giặt, cố tìm rau xanh, bảo đảm cho anh em ăn cơm nóng, uống nước nóng. Những điều này bộ đội đã làm được ngay trên đường hành quân. Việc tổ chức hầm ngủ cho sạch sẽ, nằm đủ duỗi chân, co cỗ bài tulơkhơ, sách báo cho anh em giải trí... đều là những việc hoàn toàn có thể làm được Không bảo đảm sinh hoạt bình thường cho bộ đội để giữ gìn sức khỏe, sẽ không bảo đảm phương châm "đánh chắc tiến chắc" đi tới thắng lợi". Cuối cùng mọi người đều nhất trì. Thương binh nặng tại mặt trận không thể chịu đựng được cuộc hành trình dài để trở về hậu phương trên những con đường máy bay đánh phá ác liệt. Họ cần được điều trị tại chỗ. Nhưng có những trường hợp hiểm nghèo, như vết thương sọ não, vượt quá khả năng của quân y. Sau đợt đầu chiến dịch, tôi đã đề nghị Trung ương đưa một số thầy thuốc giỏi nhất ra mặt trận: Điện về đúng lúc Bác cử một phái đoàn thay mặt Chính phủ lên thăm bộ đội, trong đoàn có bác sĩ Vũ Đình Tụng, bộ trưởng Y tế, bác sĩ Tôn Thất Tùng, thứ trương Y tế.
Anh Tôn Thất Tùng là bác sĩ phẫu thuật được coi là có đôi bàn tay vàng. Anh Tụng và anh Tùng sau đó đã ở lại.
Các bác sĩ Triệu, Huấn, hiệu trưởng và hiệu phó trường quân y cũng đưa một số học sinh lên chi viện. Trong chiến dịch này, đội ngũ bác sĩ, y sĩ, hộ lý đã làm một công việc vượt rất xa sức mình. Quân y báo cáo mặc dù tình hình thuốc men rất khó khăn, nhưng khoảng 5.000 thương, bệnh binh có thể được trả về đơn vị trong chiến dịch.
Địch hy vọng kéo dài cuộc chiến bằng cáeh đánh mạnh vào các tuyến đường tiếp tế. Chúng biết rõ sau mỗi đợt tiến công, bộ đội ta lại phải chờ đạn, gạo từ hậu phương chuyển lên. Những quãng đường nằm bên sườn đèo cao, những đoạn dễ bị úng nưởe, những thiếc cầu trên đường đột đạo, trở thành túi bom. ở tuyến hậu phương, đèo Giàng trên đường từ Cao Bằng xuống. đèo Cà từ Lạng Sơn về, đèo Khế nối liền Thái Nguyên với Tuyến Quang đèo Lũng LÔ nối liền Yên Bái với Sơn La, là mục tiêu của những cuộc oanh kích. Trên tuyến chiến dịch, bom địch vẫn không ngừng trút xuống đèo Pha đạn, các đầu mối giao thông CÒ Nòi, Tuần Giáo. Nhưng còn một tai họa khác là: mưa. Mưa biết khai thác nhược điểm của con đường hơn cả những tên giặc lái. Tất cả đường của ta đều hẹp và xấu, lại bị phá hoại trước đây, mới được khôi phục nhanh bằng cấp phối, ngay khi trời khô rảo xe cơ giới qua lại đã khó khăn. Mưa tạo thành những bãi lầy dài cả chục kilộmét. Mưa dồn đất từ thành vại xuống phủ kí l mạt đường. Có khi nó cuốn cả từng mảng đường bên sườn đèo xuống vực sâu. Quân địch đã biết rõ sức phá hoại của mưa đối với những tuyến đường tiếp tế. Ngay từ đầu chiến dịch, chúng đã đề ra làm mưa nhân tạo, nhưng chưa thành công. Mùa mưa tới sớm đã tiếp tay cho chúng.
Phán đói đạn trầm trọng. Có ngày mỗi khẩu pháo của ta chỉ còn hai, ba viên đạn. Trước đó, một số đơn vị cũng đã sử dụng đạn quá lãng phí. Một trung đoàn qua năn ngày kiềm chế pháo binh địch, bắn hết 2.000 viên đạn súng cối. Một tiểu đoàn phòng không 12 ly 7 trong một ngày, bắn tới 12.000 viên đạn. Bộ chỉ huy Mặt trận buộc phải quy định lại việc sử dụng đạn dược: Bắn quá ba viên 105 phải xin phép Tham mưu trưởng, quá mười viên phải xin phép Tổng tư lệnh. Một lần tôi qua phòng tác chiến, nghe đơn vị đề nghị bắn năm phát lựu pháo vào sân bay. Anh Thái hỏi lại: "Bắn để làm gì ?". Khi biết đơn vị cần bân tia quân địch, anh Thái trả lời:
,Một viên l !
Mọi chiến dịch, tôi thường nghe báo cáo tình hình cung cấp từng thời kỳ. Nhưng lần này, công tác hậu cần đã trở nên một vấn đề đặc biệt quan trọng góp phần quyết định thành bại của chiến dịch. Cán bộ tham mưu đã làm một cuốn sổ theo dõi tình hình vận chuyển đạn dược hàng ngày; riêng về gạo, dựng thành một biểu đồ.
Mỗi sáng, đã trở thành thói quen, khi mới ngủ dậy, tôi nhìn ngay vào bảng biểu đồ hậu cấn treo trên vách liếp bẽn cạnh bản đồ chiến sự. Cán bộ tham mưu đả ghi số gạo nhập kho đêm trước bằng một gạch đỏ.
Một buổi sớm, tôi bỗng nhìn thấy một đường gạch đỏ d(âc gần như thẳng đứng. Đêm hôm trước, gạo nhập kho không đầy một tấn !
Đồng chí phụ trách kế hoạch hậu cần được gọi tới. Anh giải thích:
- Báo cáo anh, đêm qua trời mưa to.
- Mặc dù mưa to, bộ đội vẫn phải co ăn để đánh giặc.
Tôi dành liền mấy ngày ngồi họp cùng cán anh Đặng m Giang, Nguyễn Thanh Bình, Đinh Đức Thiện, Nguyễn Văn Nam bàn cách giải quyết khâu yếu này.
Trong chiến dịch, các đồng chí phụ trách công tác hậu cần đã gặp những trường hợp bất khả kháng. Nhiều đồng chí thức ròng rã suốt tháng, lấy mặt đường làm nơi gặp gỡ cán bộ, bàn bạc giải quyết những khó khăn.
Nhưng nhiễm chiến đấu yêu cầu chúng ta còn phải cố gắng hơn nữa. Sau cuộc họp, một số lớn cán bộ mặt trận được chỉ định đi xuống các tuyến cung cấp đẩy mạnh hoạt động.
Mỗi sáng, đúng 6 giờ, tôi đứng bên máy điện thoại trực tiếp nhận báo cáo số lượng gạo, đạn vận chuyển trong đêm.
Trên cánh đồng phía tây, bộ đội ta khơi rãnh chung quanh công sự và đào những đường thoát nước tại trận địa. Cơ quan tham mưu mặt trận tập trung nghiên cứu cánh làm chiến hào nổi để đối.phó với nước lũ.
Mỗi khi thấy một đám mây đen hiện trên đầu núi, một ánh chớp lóc trong đêm, tôi lại bồn chồn. Chúng ta đã chuẩn bị mọi mặt để chiến đấu qua mùa mưa. Nhưng tốt nhất vẫn là kết thúc số phận quân địch trước khi mùa mưa tới. .
NHỮNG ngày đầu tháng Tư, Ban Bí thư cử anh Hoàng Tùng ra mặt trận thông báo công việc ở nhà, và nắm tình hình. Nghe tin tôi bị mệt, Trung ương gửi ra một ít thuốc bổ. Khi anh Tùng trở về, tôi biên thư báo cáo với Bộ Chính trị về tình hình Điện Biên Phủ sau hai đợt tiến công, về chủ trương tác chiến sắp tới, và nêu sự cần thiết phải khắc phục t tưởng mỏi mệt, ngại chiến đấu ác liệt và kéo dài. Ít ngày sau, nhận được nghị quyết cuộc họp ngày 19 tháng 4 năm 1954 của Bộ Chính trị: "Toàn dân toàn Đảng và Chính phủ nhất đinh đem toàn lực chi viện cho chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất đinh làm mọi việc cần thiết để giành toàn tháng cho chiến dịch". Cả nưởc đang dồn sức cho Điện Biên Phủ, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng.
Anh Trường Chinh gửi kèm cho tôi một bức thư. Qua thư anh, tôi biết công việc của Trung ương ở nhà hết sức bận rộn vì chiến dịch. Anh Nguyễn Chí Thanh đi Liên khu 4 để cùng anh Hoàng Anh đẩy mạnh công tác chi viện tiền tuyến. Anh Văn Tiến Dũng đi Liên khu 3 chỉ đạo những hoạt động ở đồng bằng Bắc Bộ phối hợp với chiến trường chính Điện Biên Phủ. Anh Lê Văn Lương ở nhà lo công việc hàng ngày.
Từ đầu chiến dịch, Trung ương và Chính phủ đã tập trung lãnh đạo quân đội và nhân dân thực hiện kế hoạch tiến công Đông Xuân. Trung ương chưa hề bỏ qua bất cứ một yêu cầu nào dù là hết sức khó khăn của tiền tuyến.
Sự chăm lo đặc biệt của Trung ương, của toàn Đảng, toàn dân đối với Điện Biên Phủ khiến cho chúng tôi càng nghĩ đến trách nhiệm của mình.
Các chiến dịch trước đó, từng đơn vị chỉ đánh vài trận, những trận đánh thường diễn ra không quá một đêm. Sau mỗi trận, bộ đội ta rút ngay về vị trí an toàn phía sau, nghỉ ngơi, củng cố chuẩn bị cho trận khác. Đến chiến dịch này, cuộc chiến đấu đã kéo dài nhiều tháng ròng. Những trận truy kích đường dài, công đồn, phòng ngự, đánh phản kích quyết liệt diễn ra liên tiếp. Ngay sau đó lại bất ay luôn vào xây dựng trận địa, bản thân công việc này cũng là chiến đấu. Bộ đội ta ăn, ngữ ngay tại công sự trên trận địa đối mặt với quân địch.
Cường độ chiến đấu đã vượt lên sức chịu đựng của con người.
Cơ quan chính trị đi nắm tình hình tư tưởng các đơn vị nhận xét: Qua đợt chiến đấu vừa rồi nổi lên những gương chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, nhưng trong cán bộ cũng nảy sinh một số biểu hiện tiêu cực, như ngại hy sinh, gian khổ, chấp hành mệnh lệnh không nghiêm, cá biệt có cán bộ đã bỏ nhiệm vụ giữa trận đảnh. Trong chiến dịch này, đây là những hiện tượng mới.
Trên bàn làm việc của tôi, có một bản đồ trận địa tiến công và bao vây. Hàng ngày, cán bộ tham mưu ghi lên đó những đoạn chiến hào các đơn vị đào đêm trước.
Thời gian đầu, chúng phát triển khá nhanh. Nhưng tới gần đồn địch, thì ở một số nơi, đường hào hầu như không tiến triển. Một hôm, tôi hỏi đơn vị chuẩn bị đánh đồi A1, chiêll hào ta còn cách địch bao xa. Đơn vị báo cáo: 30 mét. Để đơn vị đào tiếp thêm một đêm, hỏi lại, đơn vị báo cáo: 35 mét i Qua một đêm nữa, lại hỏi, khoảng cách. này vẫn không thay đổi.
Sau đợt tiến công khu dông, công tác giáo dục chính trị đã tập trung làm cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ nhận rõ tình hình khó khăn của địch và .những điều kiện tất thằng của ta, nâng cao tinh thần trách nhiệm, và quyết tâm làm tròn nhiệm vụ. Từ cán bộ tới chiến si đều đã tiến hành kiểm điểm.
Đảng ủy Mặt trận thấy không thể bỏ qua những hiện tượng mới này, quyết định triệu tập hội nghị các bí thư đại đoàn ủy, các đồng chí phụ trách tổng cục, những người có trách nhiệm nặng nhất trong chiến dịch, để tiến hành kiểm điểm tư tưởng hữu khuynh tiêu cực trước khi bướt vào đợt chiến đấu quyết định.
Chúng tôi ngồi lại dưới ngôi nhà mái nứa dành riêng cho các cuộc họp. Hầu hết những đồng chí có mặt đã hoạt động từ ngày cách mạng còn phải đi kiếm từng khẩu súng kíp, . từng quả lựu đạn. Con đường cách mạng tuy đầy chông gai, thử thách, nhưng nó không ngừng tiến lên phía trước, và đem lại cho ta cái đẹp, cái vô cùng quý giá là tình đồng chí, tình bạn trong chiến đấu.
Những khi co dịp quây quần bên nhau là để cùng vui trước thắng lợi, hoặc cùng bàn cách vượt qua khó khăn, giành thêm những thắng lợi mới.
Tôi giới thiệu với hội nghị nghị quyết mới của Bộ Chính trị, và trình bày bản báo cáo: "Kiên quyết đấu tranh chông tư tưởng hữu khuynh tiêu cực, xây dựng tinh thần tích cực cách mạng, tinh thần triệt để chấp hành mệnh lệnh bảo đảm toàn thắng cho chiến dịch" của Đảng ủy Mặt trận. Hội nghị thảo luận, nhất trí về tình hình sau khi phân tích kỹ những khó khăn, thuận lợi của ta và địch. Mọi người đều nghiêm khắc kiểm điểm những thiếu sót. Hội nghị Giơnevơ sắp họp.
Ai nấy đều thấy mình đang đứng trước một đòi hỏi to lớn, là không phải chỉ giành thắng lợi trong chặng đua nước rút cuối cùng, mà còn phải về tới đính đúng thời gian. Và không được phép sao lãng trách nhiệm giành thắng lợi với tổn thất ít nhất về xương máu. Đây cũng là điều co thể thực hiện, đã được thực tế chiến đấu những ngày qua chứng minh. Cuối cùng, hội nghị nhận thấy cần làm sao cho quyết tâm của Trung ương thấm nhuần tới mỗi cán bộ, chiến sĩ, mọi người cấn vượt lên mỏi mệt, biếll quyết tâm thành hành động trên chiến trường.
Sau cuộc họp, tôi gặp riêng từng đồng chí bí thư đảng ủy, trao đổi về kế hoạch tác chiến sắp tới, về những khó khăn của đơn vị. Đã thảy một không khí khái hẳn. Ai nấy đều tỏ ra lạc quan và tin tưởng. Những cuộc trao đổi kéo dài tới 2 giờ khuya.
Đồng chí Hiếu, chánh văn phòng, chong đèn ngồi ghi lại bản báo cáo kết luận. Viết được từng phần, anh lại đánh thức tôi dậy thông qua trước khi đem đi đánh máy.
Ngày mai, các đun vị đã cần có bản kết luận này, vì nó chính là một tài liệu học tập. Thời giờ rất gấp, đợt chiến đấu cuối cùng sắp bắt đầu.
Ngay hôm sau, phần lớn cán bộ cơ quan chính trị chia nhau xuống giúp đỡ các đơn vị triển khai một đợt giáo dục cấp tốc cho toàn thể bộ đội, từ cấp ủy đến đảng viên, từ cán bộ đến chiến sĩ, để mọi người nhận thức rõ tình hình, nâng cao quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Một khí thế mới dâng lên khắp nơi sau đợt học tập. Đây là một thành công rất lớn của công tác chính trị trên mặt trận Điện Biên Phủ, một trong những thành công lớn của công tác chính trị trong lịch sử chiến đấu của quân đội ta.
TẠI Ninh Bình, trước yêu cầu của mặt trận Điện Biên 1 phủ, chỉ trong 24 giờ, nhân dân đã tập trung được 600 tấn gạo đưa ra tiền tuyến.
Nhân dân Thanh Hóa đế đóng góp cho chiến dịch gần 11 000 tấn lương thực, thực phẩm đến mức gần như cạn kiệt nguồn dự trữ. Sau chiến thắng, Nhà nước đã phải có nhiều biện pháp cứu đói và nhanh chóng phục hồi sản xuất ở Thanh Hóa. Trong Đông Xuân 1953-1954, hậu phương đã đóng góp trên 300.000 dân công, gồm 10 triệu ngày công, hơn 26.000 tấn lương thực, thực phẩm phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, khối lượng lớn gấp nhiều lần so với các nm trước. Nhân dân Tây Bắc, chủ yếu lả bốn huyện Tuần Giảo, Điện Biên Phủ, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, đã đóng góp 32.000 dân công, 7.310 tấn gạo, 389 tấn thịt hiếm hơn 10% tổng số dân công, gần 30% số lương thực thực phẩm phục vụ chiến dịch. Đồng bào Tây Bắc san sẻ nốt những hạt gạo cuối cùng cho bộ đội. Riêng huyện Tuấn Giáo giáp Điện Biên Phủ, người thưa ruộng hiếm, đã góp cho mặt trận 1.200 tấn gạo, vượt rất xa mức dự kiến cơ quan cung cấp đề ra lúc đầu. Nhiều nơi đồng bào đóng góp cả thóc giống. Sau chiến dịch, hậu phương phải chuyển ngay chóc giống và nông cụ lên Tây Bậc để giúp nhân dân kịp thời tiếp tục sản xuất.
Trên cát tuyến chiến dịch, mọi người, mọi phương tiện lại phải dồn sức vào một cuộc thi đua nước rút với thời tiết, với kẻ thù.
Những đoàn dân công lên đường phục vụ chiến dịch tử mùa đông, nay đã sang hè. Những chiếc xe thồ tốt nhất cũng trở thành ọp ẹp, chắp vá. Xe Ô tô vận tải chạy liên tục, không có thời gian bảo dưỡng, mỗi ngày một xộc xệch.
Đói chân không mỏi của hàng chục vạn đồng bào tiếp tục băng đèo, lội suối, vượt qua bom nổ chậm, chân cứng đá mềm. Những chiến xe vận tải, máy cũng theo người không chịu bỏ cuộc giữa đường, tiếp tục vượt những sườn đèo sạt lở bất chấp máy bay địch đánh phá. Khó khăn lớn nhất đối với lái xe không chỉ co bom đạn, mà còn phải dai dẳng chống lại sự buồn ngủ sau nhiều đêm ròng ngồi bên tay lái. Mỗi người đem theo một hộp dầu cao khi quá buồn ngủ thì bôi lên mật. Trong một cuộc họp của bộ chỉ huy mặt trận đã phải dành thời gian bàn về khẩu phần ăn cho các lái xe.
Từ ngày 15 tháng 3 năm 1954, trước yêu cầu cấp thiết về đạn đại bác 105 của mặt trận, xe vận tải chuyển sang chạy cả ban ngày. Đây là một việc làm táo bạo.
Trên đèo Pha đạn, dài 20 kilômét, cao trên một ngàn mét, địa hình phần lớn trống trải, xe ta thường bị máy bay địch phát hiện. Gặp trường hợp này, phụ xe đứng bên ngoài, nhìn thấy máy bay địch lao xuống bắn thì hét lái xe ngừng lại cho máy bay địch lỡ đà tuôn đạn về phía trước. Xe tiếp tục chạy tới khi kịp tìm được nơi trú ẩn hoặc máy bay địch vì sợ hết nhiên liệu phải bỏ cuộc. Có khi cả đoàn xe bị săn đuổi, một chiếc phóng lên trước làm lộ mục tiêu thu hút địch, những chiếc khác giạt vào bên đường như những lùm cây. Nhiều lần xe trúng đạn nằm lại. Anh em lái xe không ngại nguy hiểm, xông lên dỡ đạn xuống giấu vào rừng. Có lần trung đội phó lái xe Nguyễn Văn Ba bị máy bay đuổi đánh trên đèo Pha đạn, biết không thể chạy thoát, anh quyết định cho xe lăn xuống vực sâu để cứu lấy đạn. Điều lạ lùng là ca bin vững chắc của chiếc Môlôtôva đã giúp anh thoát chết, toàn bộ số đạn được thu lượm lại để đưa tiếp ra mặt trận.
Số đạn 105 chiến lợi phẩm mới thu ở Trung Lào cũng được chuyển lên phía bắc. 440 viên đạn đã kịp tới mặt trận Điện Biên Phủ.
Nhân đây cũng nói thêm, một số nhà nghiên cứu phương Tây đã quá cường điệu số đạn pháo của ta tại Điện Biên PHỦCó người tính ta đã bắn khoảng 350.000 viên 1 Cũng theo họ, phía Pháp đã sử dụng trong chiến dịch 132.000 viên, không kể hỏa lực của chiến xa và đặc biệt là không quân. Trong thực tế, về đạn 105, ta chỉ có tổng số khoảng 20.000 viên, gồm 11.000 viên chiến lợi phẩm của chiến dịch Biên Giới, 3.600 viên do Trung Quốc viện trợ kèm theo pháo, 440 viên chiến lợi phẩm ở mặt trận Trung Lào, và khoảng 5.000 viên thu được của địch thả dù tiếp tế. Sau chiến tranh Triều Tiên, đạn pháo 105 ở Trưng Quốc cũng rất khan hiếm. Trước nhu cầu cấp thiết của chiến dịch, bạn đã vét đạn 105 từ các kho chuyển cho ta, nhưng 7.400 viên tháng 5 năm 1954 mới tới khi trận đánh đã kết thúc.
Cán bộ, nhân viên trong những trạm quân y làm việc không kể ngày đêm, dùng từ những thứ thuốc quý do bộ đội ta đoạt được của địch, đến những rễ cây, lá thuốc trên rừng theo kinh nghiệm chữa bệnh của đồng bào địa phương, tìm mọi cách săn sóc cho thương bệnh binh mau hồi phục để trở về đơn vị. Đường chỉ đỏ về vận chuyển gạo trên biểu đồ nhích dần lên cao.
Gạo, đạn và thuốc chữa bệnh là những nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc chiến đấu. Nhưng muốn cải thiện đời sống của bộ đội ở chiến hào còn phải giải quyết nhu cầu về thực phẩm và nhu yếu phẩm. Những vấn đề này không thể chỉ trông nhờ vào Hội đồng Cung cấp mặt trận và Hậu cần chiến lược, chiến dịch vốn đã "quá tải".
Các đun vị cũng chủ động tích cực tự giải quyết. Hậu cần đại đoàn tổ chức chuyên chở bằng xe đạp thồ từ hậu cứ của đơn vị ở trung du, đồng bằng, lên mặt trận thịt muối, rau muối, đường sữa, thuốc lào, thuốc lá...
Hậu cấn trung đoàn tổ chức các đội tiếp tế đi sâu vào các bản trên rẻo cao khai thác rau, nhất là rau cải của đồng bào Mèo thường trồng xen kẽ với cây anh túc. Bộ đội vào rừng đào củ mài, tìm kiếm rau rừng ở ven suối.
Cán bộ trung đoàn, tiểu đoàn được phép ký giấy biên nhận mua trâu của đồng bào, bộ đội sẽ thanh toán sau chiến dịch.
Một cuộc vận động "Ba tốt" (ăn tốt, ngủ tốt, đánh tốt) được triển khai trên toàn mặt trận. Cán bộ chính trị, quân y tới những nơi sinh hoạt bộ đội gặp khó khăn nhất, nghiên cứu tạo mọi điều kiện ăn, ở, giải trí sao cho bộ đội giữ gìn được sức khỏe, sinh hoạt thoải mái bảo đảm chiến đấu lâu dài. Hầm hào đã được mở rộng, củng cố hạn chế sự đe dọa của bom đạn. những "đường phố"
sạch xuất hiện tại trận địa. Mỗi "căn nhà" hầm của tổ ba người có hai "giường" bằng đất, căng vải dù, nằm ngồi thoải mái. Bếp Hoàng Cầm, ra đời từ chiến dịch Hòa Bình, được phát triển thành "bếp hầm Hoàng Cầm" có nơi đun nấu, kho thực phẩm, chỗ nằm cua anh nuôi và cả một giếng nước trong vắt, đã phát huy tác dụng rất cao. Trên đồi A1, C1, trên sân bay, ta và địch chi cách nhau một tầm lựu đạn, bộ đội vẫn được ăn một bữa cơm nóng, uống nước nóng, đọc truyện "Thượng Cam Lĩnh", "Ngày và đêm ở Xtalingrát"..., xem báo Quân đội nhân dân, chơi bài tulơkhơ: Bộ đội ở hỏa tuyến luân phiên về phía sau tắm giặt. Đặc biệt ở những đơn vị pháo binh, hầm của bộ đội đều khá rộng và chắc chan.
Anh em dùng gỗ hòm đạn lát trần, lát vách hầm, ghép giường nằm và đóng cả bàn ghế. Anh em còn dùng vỏ đạn chế tạo thành đèn dầu và .những chiếc lọ xinh xinh câm những bông hoa rừng. Tại các đội điều trị, dù chiến lợi phẩm được đưa tới làm chăn đắp cho thương binh.
Khi vào hầm mổ, có .cảm giác như vào một bệnh viện hiện đại. Tường rất phẳng, góc rất vuông căng vải trâng tinh. Sàn hầm lát bằng những thân cây sậy phủ một lớp vải dù. Không khí dịu mát, phảng phất mùi êtc thơm thơm. Những bác sĩ phẫu thuật áo choàng trắng toát, làm việc dưới ánh sáng "đèn điện" mâ máy phát là một bình điện xe đạp quay bằng tay.
Tất cả các biện pháp trên đã làm cho bữa ăn cũng như sinh hoạt của bộ đội được cải thiện một phần.
. Quân dân đồng bằng Bắc Bộ tiếp tục đánh phá mãnh liệt các tuyến đường giao thông thủy bộ quan trọng, đặc biệt là đường số 5 Hà Nội - Hải Phòng, và đường số 1, đoạn Hà Nội - Nam Định. Bộ đội ta tiêu diệt vị trí công sự mới Nghĩa Lộ, tập kích Lai Xá (Hải Dương), đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 3 lê dương (3/5 REI), phục kích ở Đông Biên, Lạc Quần (Nam Định), tiêu diệt 1 tiểu đoàn khinh quân ngụy, phục kích ở Văn Lâm - Như Quỳnh gần Hà Nội, tiêu diệt tiểu đoàn 2 lê dương (213 REI đồng thời bao vây nhặt nhiều đồn bốt, buộc chân các lực lượng cơ động địch.
Tại Trung Bộ, bộ đội ta đánh vị trí An Hòa ở Thừa Thiên, diệt 200 quân địch, san phẳng cứ điểm đèo Thượng An diệt sáu đại đội, phục kích ở chân èo Măng Giang tiêu diệt gọn một đoàn xe quân sự địch, tập kích ở Lây Rinh gây thiệt hại nặng cho binh đoàn cơ động địch ở Triều Tiên về, đánh nhiều trận vận động phục kích lớn diệt từng đoàn tàu, từng đoàn xe vận tải.
Tại Nam Bộ, trước tinh thần chiến đấu sa sút của binh lính và lực lượng thiếu hụt nghiêm trọng, ngày 12 tháng 4 năm 1954, thủ tướng ngụy quyền Sài Gờn ra quyết định bật thanh mền từ 21 đến 25 tuổi đều phải nhập ngũ, và lập tòa án binh khẩn cấp xét xử những ngươi đào ngũ. Những hoạt động của các lực lượng vũ trang trên toàn miền đều được đẩy mạnh để phối hợp với Điện Biên Phủ, loại từng trung đội, đại đội, và tiểu đoàn địch khỏi vòng chiến đấu. Các tiểu đoàn chủ lực tiến sâu vào vùng tạm chiếm tiêu diệt nhiều đồn bốt, tiến công bốt An Nhơn (Hóc Món) nằm sát nách Sài Gòn, giữa ban ngày. Tưởng Bông đi, tư lệnh Nam Bộ, hốt hoảng kêu lên: "Nguy cơ có thể mất Sài Gòn".
Tại Trung Lào, các trung đoàn 66 và 18 tiếp tục hoạt động giam chân quân cơ động địch ở Xên, cùng với quân giải phóng ítxala Lào đánh Chămpátsắc tiêu diệt và làm tan rã quân địch ở đây, bắt sống Phó vương Bun ùm ở đôntalạt. Tại Campuchia, trung đoàn 101 tiến sâu vào Đông Bắt Campuehia, vượt sông Mê Công... Cuối tháng Tư, một vùng rộng lớn đông - nam tỉnh Prétvihia và đông - bắc tỉnh Công Phông Thom giải phóng. Một bộ phận của trung đoàn 101 thọc sâu vào tỉnh Kratiê bắt liên lạc với Nam Bộ. Hướng về Điện Biên Phủ, tất cả các chiến trường trên toàn Đông Dương không ngừng hoạt động suốt Đông Xuân 1953-1954 để tạo điều kiện cho chiến trường chính giành thắng lợi cuối cùng.
TỔNG thống Aixenhao đã mắc nợ với cử tri Mỹ lời 1 hứa khi tranh cử là sẽ tạo một không khí hòa dịu trong tình hình quốc tế đang bị đầu độc vì chiến tranh lạnh giữa Tây và Đông. Nhưng ông ta không thể giữ thái độ thờ ơ trước lời kêu cứu của nhà cầm quyền Pháp.
Các quan chức Mỹ trao đổi nhiều lần, tìm cánh giải nguy cho Điện Biên Phủ. Có ý kiến đề xuất đưa 8 sư đoàn chiến đấu, 35 tiểu đoàn công binh... và các phương tiện bảo đảm pháo binh, hậu cần, đổ bộ vào châu thổ sông Hồng. Nhưng kế hoạch này bị gạt vì lục quân Mỹ chưa sẵn sàng, và Mỹ đã co kinh nghiệm đưa bộ binh vào Bắt Triều Tiên. Rát pho nghiêng về ý kiến dùng không quân chiến lược Mỹ ném bom, phù hợp với chiến lược ,,trả đũa Ồ ạt". .
Trong hồi ký không có thêm những Việt Nam mới"
(No morc Vietnams), Níchxơn viết: "Đô đốc Rát pho, phủ tịch Hội đồng Tham mưu trương liên quân, đề nghị chúng ta dùng 60 máy bay ném bom B.29 ở Philíppin mở các cuộc đột kích vào ban đêm để tiêu diệt các vị trí của Việt Minh. Và đặt ra kế hoạch mang tên "Cuộc hành binh Chim kền kền" (Opération Vautour) nhằm đạt cùng mục tiêu với ba quả bom nguyên tử chiến thuật nhỏ".
Một số tài liệu khác còn cho thấy kế hoạch Rát pho đượm Hội đồng An ninh quốc gia phê chuẩn, và "trong thực tế, Mỹ đã co quyết định tạm thời về việc tham chiến ở Đông Dương vào ngày 25 tháng 3 năm 1954"I, và l trên văn bản của Hội đồng An ninh quốc gia có ba chữ D.D.C (Dwight D.Eisenhower) phế chuẩn"2.
Ngày 29 tháng 3 năm 1954, sau khi Êly từ Mỹ về, Thủ tướng Pháp Lanien triệu tập cuộc họp hẹp Hội đồng chiến tranh, gồm các tham mưu trưởng và những thành vín trọng yếu, bàn về dự kiến một cuộc ném bom của không quân Mỹ ở Điện Biên Phủ. Không phải không co sự phân vân. Liệu một cuộc hay vài cuộc ném bom có đủ để tiêu diệt lực lượng Việt Minh đang bao vây hay không? Biết đâu nó lại dẫn tới sự can thiệp Ồ ạt của Trung Quốc vào Đông Dương như ở Triều Tiên? Nó có làm tiêu tan hy vọng về một giải pháp hòa bình cho chiến tranh Đông Dương tại Hội nghị Giơnevơ sẽ mở vào ngày 26 tháng 4 hay không? Lanien và Hội đồng chiến tranh quyết định cử đại tá Brôhông (Brohon), người đã tháp tùng Êly sang Mỹ, đi gặp tổng chỉ huy Nava để hỏi về tác dụng của một cuộc ném bom của không quân chiến lược Mỹ xuống Điện Biên Phủ.
Những phần tử "diều hâu ở Oasinhtơn cũng xúc tiến kế hoạch. Ngày 3 tháng 4 năm 1954, bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Đalét và đô đốc Rát pho họp với tám nghị sĩ có thế lực trong Quốc hội, thuộc hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, phổ biến ý định của Tổng thống muốn có một nghị quyết cho phép sử dụng lực lượng không quân và hải quân Mỹ ở Đông Dương. Đalét nhấn mạnh Đông Dương sụp đổ có thể dẫn tới mất toàn bộ Đông Nam á, Hoa Kỳ cuối cùng sẽ bị đẩy v quần đảo Haoai. Nếu Mỹ không giúp Pháp thì hậu quả sẽ là Pháp phải từ bỏ chiến tranh Đông Dương.
Rát pho trình bày tiếp một kế hoạch ném bom Ồ ạt xuống Điện Biên Phủ, được gọi là cuộc hành binh Chim kền kền. Cuộc hành binh sẽ do hai tàu sân bay cssex, Boxer và những máy bay của không quân Mỹ ở Nhật Bản và Philíppin thực hiện. Người Pháp thấy cần huy động 60 máy bay ném bom hạng nặng B.29, mang ít nhất 450 tấn bom. Nhưng theo những quan chức Mỹ, nhiệm vụ chính phải được hoàn tất với ba sư đoàn không quân ném bom, hai ở Okinaoa, một ở Clác Phin (Clark Field), tổng cộng là 98 siêu pháo đài bay B.29, mỗi chiếc mang 14 tấn bom. Để đề phòng máy bay Míc ở những sân bay của Trung Cộng gần biên giới Việt - Trung, phải có thêm 450 máy bay tiêm kích phản lực bảo vệ cho máy bay ném bom.
Cử tọa đặt một số câu hỏi về hậu quả của hành động này. Rát pho trả lời không giấu giếm nó có thể dẫn Hoa Kỳ vào chiến tranh, và nếu cuộc ném bom thứ nhất không đủ để giải tỏa cho tập đoàn cứ điểm, sẽ phải tính đến những cuộc ném bom bổ sung. Nhiều người bắt đầu ngãng ra. Họ nói Mỹ đả phải chi phí tới 92% chiến phí trong chiến tranh Triều Tiên, . một hành động đơn phương của Mỹ trong thời gian này không thể được Quốc hội thấp thuận. Riêng . Rituê (Ridway), tham mưu trưởng Lục quân, nguyên tư lệnh quân đội Mỹ ở Triều Tiên, nói: "Dù kế hoạch "Chim kền kền" có được thực hiện chăng nữa thì những cuộc ném bom bừa bãi xuống vùng rừng núi bao la đó vẫn không thể nào giải tỏa cho quân lính của Đờ Cát vốn sống trong cảnh "thú săn bị sập bẫy", sau khi ném bom, phải cần thêm vài chục vạn quân Mỹ nữa mới có khả năng can thiệp thành công bằng quân sự được".
Cuộc họp đi tới kết luận: Cuộc hành binh Chim kền kền, hay những hành động tương tự, chỉ có thể được Quốc hội cho phép với ba điều kiện: - Hoa Kỳ thám gia như là một trong những nước tự do ở Đông Nam A cùng với Vương quốc Anh. - Người Pháp đồng ý xúc tiến chương trình trao độc lập cho các quốc gia liên kết. - Nước Pháp cam kết không rút khỏi cuộc chiến.
Ngày 4 tháng 4, Brôhông từ Đông Dương quay lại Pari cho biết Na va lo ngại cuộc hành binh Vautour sẽ dẫn tới những phản ứng của không quân Trung Quốc. Nhưng ngay tối hôm đó Êly lại nhận được bức điện khẩn của Nava: "Cuộc can thiệp mà đại tá Brôhông đã nói với tôi chỉ có thể có một hiệu quả quyết định nếu được thực hiện trước cuộc tiến công [cuối cùng] của Việt Minh". Theo Bécna Khôn thì chính đợt tiến công của bộ đội ta vào năm quả đồi phía đông đã làm cho Nava thay đổi thái độ. Plêven ập tức mời đại sứ Mỹ tới trình bày tình hình nghiêm trọng của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chỉ có sự can thiệp bằng máy bay hạng nặng của Mỹ mới co khả năng loại trừ pháo binh Việt Minh ở những quả đồi chung quanh để cứu nguy cho quân đồn trú. Êly cũng điện cho tướng Vanluy (Valluy), đang có mặt ở Lầu Năm góc, thông báo ngay cho Rát pho để có những biện pháp quân sự thật khẩn trương.
Cũng trong ngày 4 tháng 4, Aixenhao viết một bức thư khá dài gửi riêng cho Thủ tướng Sớcsin (Churchill), với tư cách là một người bạn chiến đấu chống phát xít trong thế chiến thứ hai: "... [Nếu Đông Dương rơi vào tay cộng sản, tác động chủ yếu đối với thế chiến lược toàn cầu của chúng tôi và các ngài cùng với sự thay đổi trong cán cân quyền lực do nó gây ra ở khớp châu A và Thái Bình Dương có lẽ sẽ thảm khốc... Điều đó dẫn chúng tôi đến kết luận không thể bác bỏ được là tình hình Đông Nam Á đòi hỏi chúng ta một cách khẩn cấp phải có những quyết định nghiêm chỉnh và có tầm xa...".
Một trong những quyết định đó chính là sự thành lập một liên minh gồm Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Niu Zilơn, Thái Lan, Philíppin và ba nước Đông Dương (ngụy quyền).
Aixenhao viết tiếp: "Điều quan trọng là liên minh đó phải mạnh mẽ và sấn sàng tham gia vào trận chiến nếu cần"
Vị thủ tướng 85 tuổi của nước Anh không vội vàng phúc đáp. Anh vẫn còn giữ một hòn đảo của Trung Quốc là Hồng Công, không muốn bỏ lỡ cơ hội cải thiện quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Hội nghị Giơnevơ sập họp nay mai.
Mười ngày sau, Nava lại điện cho Êly đề nghị Mỹ dùng từ 15 đến 20 máy bay B.29 ném bom xuống đường 41 quãng giữa sông Hồng và Tuần Giáo. Tình hình bế tấc ở Điện Biên Phủ buộc Nava phải nghĩ tới một hành động hạn chế của không quân chiến lược Mỹ. Êly trả lời:
- "Rát pho không chấp nhận giải pháp này. Hoặc tất cả hoặc không".
Trong khi chờ đợi Êly gợi ý Nava vế khả năng sử dụng 15 máy bay hạng nặng B.29 của Mỹ do phi công Pháp ở Đông Dương điều khiển. Đến lượt Nava trả lời khước từ, vì một lý do đơn giản: phi công Pháp không sử dụng được những májl bay lớn hơn máy bay B.26 mà người Mỹ đã cung cấp.
Những người cầm đầu nước Mỹ vẫn tin sớm muộn sẽ có sự đồng tình của Anh. Ngày 20 tháng 4, Đalét quyết định mời đại sứ các nước Anh, Cam bốt, Lào, Pháp, Philíppin, Tân Tây Lan, Thái Lan, Úc, và ngụy quyền Việt Nam tới họp. Chính quyền Anh đã chỉ thị cho Makin (Rogers Makins), đại sứ tại Oasinhtơn, không tham dự cuộc họp này. .
Trước những phản ứng không thuận lợi ở cả trong nước và ngoài nước, phái can thiệp Mỹ được Phó tổng thống Níchxơn (Nixon) ủng hộ, vẫn xúc tiến kế hoạch.
Giới quân sự Mỹ tiếp tục liên hệ với bộ tham mưu Pháp chuẩn bị cho cuộc hành binh Chim kền kền. Đầu tháng Tư, đại tướng Patơrít (Partridge), chỉ huy không lực Mỹ tại Viễn Đông, tới Sài G.òn bàn bạc với người đồng nhiệm Pháp, tướng Lôdanh (Lauzin), và Tổng chỉ huy Na va. Cùng đi với Patơrít có trung tướng Canđira (Caldera người sẽ trực tiếp điều khiển cuộc hành binh.
Canđira phát hiện một số trở ngại về mặt kỹ thuật. Tại Đông Dương không có loại ra đa dẫn đường tầm ngắn, rất cần để hướng dẫn cho những máy bay hạng nặng thả bom vào một kẻ địch đã bao vây rất gần, chỉ một sai sót nhỏ về điều khiển thì hàng trăm tấn bom có thể tiêu diệt toàn bộ quân đồn trú chứ không phải là Việt Minh !
Canđira nhiều lần dùng máy bay trực tiếp quan sát Điện Biên Phủ ban đêm, cố tìm giải pháp khấc phục nhược điểm này.
Trong cuốn "Những bí mật quốc gia (Secrets d etat), Raymông Tuốcnu (Raymond Tournoux) đưa ra một sự kiện theo tác giả đã được thu thập "từ những nguồn tin có thẩm quyền, và sau đó không ai cải chính" :
Ngày 14 tháng 4 năm 1954, tại Pari, ngoại trưởng Mỹ Đalét đã nói bằng tiếng Pháp với Biđôn:
- Nếu bây giờ chúng tôi cho ngài hai trái bom nguyên tử ?
Biđôn đã khẳng định điều này trong cuốn "Từ cuộc kháng chiến này đến cuộc khác" (D unc résistancc à lảu tre), bằng cách dẫn lại câu trả lời của mình với đa lét: "Nếu ném bom [A] xuống vùng Điện Biên Phủ, người phòng ngự cũng như người tiến công đều hứng chịu hậu quả như nhau. Nếu đánh vào tuyến giao thông bắt nguồn từ Trung Hoa, sẽ có nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh toàn bộ. Trong cả hai trường hợp, quân đồn trú ở Điện Biên Phủ, còn xa mới được cứu nguy, mà sẽ lâm vào tình trạng nghiêm trọng hơn".
Ngày 24 tháng 4, đô đốc Rát pho gặp ngoại trưởng Anh Đơn (Den) tại Pari nhân cuộc họp Hội đồng khối Bắc Đại Tây Dương (O.Ĩ.A.N). Rát pho một lan nữa tìm cách thuyết phục Đơn chí ít nước Anh cũng cho Hoa Kỳ một lời tuyên bố ủng hộ có tính tượng trưng. Nhưng Đơn nói thẳng với những người đối thoại Hoa Kỳ là một chính sách dựa trên cơ sở một cuộc oanh tạc bằng máy bay chóng chầy sẽ đưa người Mỹ tới việc can thiệp bằng lực lượng trên bộ như kinh nghiệm tại Triều Tiên đã chứng tỏ, sự can thiệp đó sẽ dẫn người Mỹ tới việc thúc đẩy đồng minh thực hiện một "hành động liên minh", có nghĩa là đưa quân đội của họ vào cuộc chiến. Người Anh sẽ làm tất cả cho Hội nghị Giưnevơ thành công. Ngày 25, Đơn trở về Luân Đôn họp Hội đồng nội các để giải quyết đứt khoát vấn đề này.
Ngày 26 tháng 4, tướng Canđira trở lại Sài Gòn.
Canđira đề cập tới việc sẽ dùng 80 máy bay ném bom chung quanh thung lũng Điện Biên Phủ và khu vực hậu cần Tuần Giáo, nhưng với những phi hành đoàn Mỹ - Pháp kết hợp. Cuộc hành binh sẽ được thực hiện trong 62 giờ và một sĩ quan cao cấp đã từ Sài Gòn bay tới Clark Field để chuẩn bị. Về thực chất vẫn là kế hoạch Chim kền kền. Người Pháp lại hy vọng.
Ngày 27 tháng 4 năm 1954, Thủ tướng Sớcsin tuyên bố ở Hạ nghị viện Anh: "Chính phủ Hoàng gia Anh không chuẩn bị lời hứa nào về hành động quân sự ở Đông Dương khi mà chưa biết kết quả của Hội nghị Giơnevơ . Lời tuyên bố đã được Hạ nghị viện Anh hoan hô nhiệt liệt.
Cũng trong ngày 27, đại sứ Pháp Mátxigli (Ren Massiglo xin gặp Sớcsin, tiếp tục nài nỉ nước Anh hây nghĩ tới số phận của đoàn quân đồn trú ở Điện Biên Phủ. Sớcsin nói với đại sứ Pháp: "Tôi đã phải chịu đựng ở Sinhgapo, Hồng Công, Tôbrúc (Tobrouk)l. người Pháp sẽ có Điện Biên Phử . Người Anh không thể vì số phận một đoàn quân Pháp đã được định đoạt, bỏ lỡ cơ may giải quyết những vấn đề quan trọng của mình với những cường quốc cộng sản tại Giơnevơ.
Ngày 29 tháng 4, tại Oasinhtơn, Aixenhao họp với Rát pho, các tham mưu trưởng ba quân chủng và nhiều sĩ quan cao cấp khác xem xét lần cuối mọi mặt tình hình. Rát pho là người duy nhất ủng hộ một cuộc can thiệp của Mỹ dù là đơn phương để tránh sự thất trận ở Điện Biên Phủ. Các tham mưu trưởng Hải quân, Không quân tỏ vẻ không mặn mà. Riêng tham mưu trưởng Lục quân Rituê phản đối quyết liệt. Rituê viện dẫn sự thất bại thảm hại từ cuộc hành binh "Bóp nghẹt" (Strangle) của Mỹ ở Triều Tiên, nhàm tiêu diệt con đường tiếp tế, để chứng minh sự hạn chế của những hành động bằng không quân trong loại chiến tranh này. Cũng như Đơn, Rituê cho rằng những cuộc ném bom sẽ dẫn Hoa Kỳ vào một cuộc chiến tranh mới bằng bộ binh tốn kém với lối thoát không rõ ràng ở lục địa châu á. Ý kiến của Rituê được nhiều người tán đồng. Phái chủ chiến hạ vũ khí. .
Aixenhao không phải không biết nghe lời nói đúng. ông ta quyết định ngừng xúc tiến kế hoạch Chim kền kền. Nhưng mười năm sau, cũng tại Việt Nam, nhà cầm 1 quyền Mỹ đã quên những kinh nghiệm này.
Chinh quyền Pháp thời đó cho rằng tất cả mọi biện pháp cứu nguy cho Điện Biên Phủ đều đã được bàn bạc rất kỹ lưỡng. Một số người Pháp coi nước Anh là ích kỷ. hiều người chê trách Mỹ, nói Mỹ đã khôn khéo gạt trách nhiệm cho đồng minh, trong khi quyết định không can thiệp bằng không quân chiến lược vào Điện Biên Phủ đã được đề ra ở cấp cao nhất trong chính quyền Mỹ. Người Anh tự hào mình đã có thái độ đúng trong thời điểm lịch sử này. Thực ra ở nước Mỹ, những người thuộc phái diều hâu không phải cứ muốn điều gì đều có thể làm.
Quân Pháp sống trong những điều kiện cực kỳ khủng khiếp. Trên diện tích 1 kilômét vuông, một khoảng rộng bên bờ sông phải dành cho bệnh viện và cái "hố chung". Nếu tập đoàn cứ điểm không ngừng thu hẹp thì khu vực dành cho người bị thương và người chết cũng không ngừng phát triển. Công binh Pháp ra sức đào thêm những nhánh hào mới để mở rộng bệnh viện nhưng vẫn không đủ chỗ cho thương binh. Nhiều thương binh phải nằm ngay tại cứ điểm. Chiếc máy xúc duy nhất còn lại chỉ thuyên vào việc đào hố chôn người chết. Danh mục đồ tiếp tế cho Điện Biên Phủ có thêm một yêu cầu khẩn cấp, đó là thuốc khử trùng DDT. Ruồi nhặng kéo tới đẻ trứng trên những vết thương. Thương binh nặng nằm trên những chiếc giường ba tầng, sáu người trong một căn hầm nhỏ. Nhiều người bị thương sọ não và mắc chứng hoại thư. Máu mủ của những người nằm bên trên nhảy xuống những người nằm bên dưới. Những cẳng tay, cẳng chân, những ống tiêm chôn ngay trong đường hầm, khi trời mưa, nước bên ngoài chảy vào, tất cả lại lềnh bềnh nổi lên. Phần lớn những bộ phận lọc nước đã bị hỏng. Những viên chỉ huy ra lệnh cho binh lính đào giếng. Nhưng chỉ thấy một thứ nước váng dầu đục ngầu. Sân bay đã bị bỏ. Binh lính lấy những tám ghi về lát trên đường hào, phủ đất để tránh mảnh đạn. Những tấm ghi này biến họ thành những con chuột ngày cũng như đêm, sống thui lủi trong bóng tối. Rời công sự đi lượm dù hoặc lấy nước là làm mồi cho cát loại súng bân tỉa khó trở về an toàn. Điện Biên Phủ khẩn thiết yêu cầu Cạnh gửi thật nhiều ống nhòm ngầm (kính tiềm vọng) vì nhô đầu lên khỏi chiến hào để quan sát đã trở thành mạo hiểm.
Vòng vây thu hẹp, tiếp tế và tiếp viện trở nên cực kỳ khó khăn. Những phi công Mỹ làm công viện này đã được đánh giá là dũng cảm, nhưng cũng không đáp ứng được yêu cầu đề ra, khi phải bay thấp thả dù trong một không phận nhỏ hẹp co súng cao xạ và súng phòng không chờ sắn. Riêng trong ngày 26 tháng 4, 50 máy bay trúng đạn trên bầu trời Điện Biên Phủ và ba chiếc bị bắn hạ, trong đó có một máy bay B.26 và hai chiếc Hen cát của hạm đội 11, do phi công Mỹ lái. Đêm hôm đó Hà Nội hứa tăng viện 80 người, nhưng chỉ thả dù được 36, hứa thả 150 tấn hàng tiếp tế, nhưng chỉ thả được 91 tấn với 34% rơi vào phía bên kia.
Ngày 29 tháng Tư, Đờ Cát điện cho Conhi báo tin bùn trong những chiến hào ở Điện Biên Phủ đã sâu tới 1 mét, trong ngày Điện Biên Phủ chỉ nhận được 30 tấn hàng tiếp tế và không có một tên lính tiếp viện nào.
Tính riêng trong tháng 4, số quân địch bị loại khỏi vòng chiến tại Điện Biên Phủ là 3.071 người. Lực lượng nhảy dù tăng viện trong tháng có hai tiểu đoàn (21 RCP, 2c BẸP) và 650 lính tình nguyện, nhiều người chưa qua huấn luyện nhảy dù. Số tăng viện này còn xa mới bù đập được những tổn thất. Về vũ khí, trong số 10 chiến xa, chỉ còn 1 chiếc hoạt động, 4 khẩu pháo 155 chỉ còn 1 khẩu bắn được. 24 khẩu pháo 105, chỉ còn lại 14 khẩu, và 15 khẩu cối 1202. .
Cuộc hành binh Chim kền kền ngày càng xa vời. Bộ chỉ huy quân viễn chinh phải tính cách tự cứu. Có ý kiến: mở một cuộc hành binh đánh vào hậu phương chiến dịch của Việt Minh ở khu vực Yên Bái - Tuyên Quang. Nhưng cuộc hành binh này cần tới những lực lượng và phương tiện lớn, chí có thể lấy từ đồng bằng Bắc Bộ, như vậy sẽ làm cho đồng bằng Bác Bộ nhanh chóng sụp đổ. Một ý kiến khác, cho Đờ Cát tự đánh giải vây Na va quay lại với ý định từ ngày đầu chấp nhận chiến đấu ở Điện Biên Phủ: một hành động bắt đầu từ sông Nậm Hu. Nhưng, theo Yvơ Gra, nó không còn là một cuộc hành binh giải tỏa như kế hoạch Xênôphôn , vì người Pháp không co đủ máy bay vận tải và máy bay chiến đấu, mà chỉ còn là một hành động nghi binh để nâng đỡ Điện Biên Phủ. Cuộc hành binh này cũng mang tên Chim kền kền (Condor nhưng là loại chim ở Nam Mỹ. Nó chỉ gồm bảy tiểu đoàn, trong đó có ba tiểu đoàn được thả dù. Tuy vậy, vẫn phải huy động toàn bộ những chiến đakôta còn lại trong vòng 24 giờ, và sau đó những máy bay này còn phải đảm nhiệm thả dù hàng ngày 45 tấn lương thực. Theo dự kiến từ ngày 14 đến ngày 29 tháng 4, cuộc hành binh sẽ được khởi đầu từ Mường Khoa tiến đến Tây Trang, rồi tràn vào Điện Biên Phủ đón binh đoàn đồn trú Tây Bắc phá vây rút chạy. Nhưng đúng thời gian này thì lực lượng máy bay vận tải bị hoàn toàn hút vào mặt trận Điện Biên Phủ. Do đó việc thả dù ba tiểu đoàn đã không thực hiện được. Chỉ còn ba tiểu đoàn ngụy Lào và một tiểu đoàn lê dương (212 REI) thực hiện cuộc hành binh với sự yểm trợ của không quân, dưới luyền chỉ huy của trung tá Gốtđa (Goddard).
Ngày 27 tháng 4 năm 1954, cuộc hành binh Công đo bật đầu. Được tin có cánh quân địch từ phía Lào sang giải vây cho Điện Biên Phủ, Bộ chỉ huy Mặt trận quyết định sử dụng trung đoàn 148 và đại đội trinh sát ở nam Hồng Cúm tiến về phía Mường Khoa ngăn chặn địch. Ta phục kích gần Mường Khoa (tây-nam Điện Biên Phủ 30 kilômét) tiêu diệt bốn đại đội quân ngụy Lào. Địch rút chạy. Bộ đội truy kích địch về tận giáp Mường Sài và Luông Phabăng. Cuộc hành binh Công đo đã hoàn toàn thất bại.
Ngày 26 tháng 4 năm 1954, các đoàn đại biểu đã có mặt tại Giơnevơ. Hội nghị sẽ bàn về chiến tranh ở Triều Tiên và Đông Dương. Trên bán đảo Triều Tiên đã có ngừng bắn, nhưng vẫn thưa đạt được một hiệp định hòa bình. Vấn đề này sẽ không dễ giải quyết. Sự chú ý của các cường quốc tập trung vào tình hình chiến tranh nóng bỏng tại Đông Dương. Anh Phạm Văn Đồng, Trưởng đoàn đàm phán của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở Phôngtenơblô (Fontainebleau) chín năm trước đây, với tư cách Phó thủ tướng Chính phủ hiện nay, chuẩn bị lên đường sang Giơnevơ.
Cuối tháng Tư, tại căn nhà nhỏ giữa núi rừng Việt Bắc, Bác tiếp chuyện nhà báo Úc Bớcsét (Burchett).
Bớcsét hỏi thăm về Điện Biên Phủ. Bác lật ngửa chiếc mũ đặt trên bàn tre, đưa mấy ngón tay vòng quanh vành mũ, nói: "Đây là rừng núi, nơi có lực lượng của chúng tôi" Rồi Người nắm tay lại, đấm vào lòng mũ và nói tiếp: Còn đây là quân Pháp. Họ không thể thoát khỏi chỗ này!".