Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Cuộc Chiến VN >> Đường Tới Điện Biên Phủ

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 12989 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Đường Tới Điện Biên Phủ
Võ Nguyên Giáp

Chương 1

NĂM năm chiến đấu trong vòng vây, từ ngày 23 tháng 9 năm 1945 đến mùa Hè năm 1950, đã đưa dân tộc thoát khỏi hiểm họa mất nước lần thứ hai. Nếu như nhiều sử gia về chiến tranh Đông Dương có chung nhận định: từ đầu năm 1950, Pháp đã thất bại trong ý đồ tái chiếm Việt Nam bằng quân sự, thì đó chỉ là điều rút ra sau cuộc chiến. Giới cầm quyền Pháp lúc này chưa hề cảm thấy đã tới lúc đạo quân xâm lược phải cuốn gói ra đi.
Tháng 7 năm 1949, Rơ ve (Revers), Tổng tham mưa trưởng quân đội Pháp, báo cáo với chính phủ những khó khăn mà quân viễn chinh sẽ phải đương đầu khi Quân giải phóng Trung Quốc tiến xuống biên giới Việt - Trung.
Nhưng Rơ ve vẫn tin có thể cứu vãn tình hình bằng cách rút bỏ Cao Bằng và Đông Khê, thu hẹp hành lang Đông Tây, rút ngán những đường nội tuyến để bảo vệ vững chắc đồng bằng Bắc Bộ, và đưa chiến tranh Đông Dương vào chiến lược của Mỹ.
Cácpăngchiê (Carpentier), Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương cho rằng việc rút khỏi Cao Bằng và Đông Khê là không cần thiết, bộ đội Việt Minh dù có thêm vũ khí mới của phe Cộng sản cũng chưa trở thành đe dọa với những tiền đồn vững chắc như Cao Bằng. Alétxăngđri (Alessandri), chỉ huy quân Pháp ở Bắc Bộ, còn dự tính cả một cuộc tiến công Việt Bắc với quy mô và phương tiện lớn hơn cuộc tiến công mùa Đông năm 1947. Từ Đờ Lát (Jean De Lattre de Tassigny) tới Na va (Hen ri Navarre), đều nung nấu quyết tâm tìm một trận đánh quyết định với chủ lực ta. Tất cả những người chỉ huy quân viễn chinh không bao giờ có ý nghĩ là sẽ thua trong cuộc chiến tranh này.
VỀ phía chúng ta, niềm tin vào thắng lợi cuối cùng đã hoàn toàn củng cố, nhưng thung đường phía trước vẫn còn rất dài và lắm chông gai.
Tuy nhiên, từ đây những biến cố lớn trên chiến trường bạt đâu diễn ra dồn dập hơn. Việt Bắc bước vào mùa Hè năm 1950 trong không khi khẩn trương. Sau khi đánh chiếm những tỉnh đồng bằng và trung du, quân Pháp đã áp sát cửa ngõ tỉnh Thái Nguyên ở hướng đông - nam. Tiếng bom đạn từ Vĩnh Yên, Phúc Yên vọng về. Những chiếc Spire, Kinh Cobra lồng lộn trên bầu trời như tức giận vì những con đường phá hoại ở khu căn cứ đang được sửa chữa lại. Máy bay trinh sát bay thấp dọc theo rặng núi Hồng, nơi có nhiều cơ quan của Trung ương. Một vùng chu vi khoảng 10 kilômét vuông ở tỉnh Tuyên Quang bị địch ném hàng trăm trái bom và bắn phá liền trong một giờ. Thỉnh thoảng lại có tin đồn địch đã chiếm Tam Đảo, tiến xuống Khuôn Chu, hay tiến lên Tuyên Quang. Đồng chí Lên Phighe (Léo Figuères), ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, tới Việt Bắc vào trung tuần tháng Năm đã khuyên ta đề phòng một cuộc tiến công đại quy mô của quân Pháp nhâm vào khu căn cứ.
Vào những mùa hè khác, bộ đội thường đầy ắp khu căn cứ, vì đây là thời gian luyện quân. Nhưng năm nay, phần lớn các đơn vị chủ lực của Bộ đang chiến đấu tại các chiến trường Trung Du, Bâc Bắc, trên đường số 4, một số đơn vị sang Trung Quốc nhận trang bị mới. Sự vắng mặt của đại đoàn 808 sẽ là khó khăn nếu địch mở cuộc tiến công lớn vào khu căn cứ. Nhưng mọi người vẫn bình tĩnh vì đã có kinh nghiệm đối phó với địch trong chiến dịch Việt Bắc. Các cơ quan đều triệt để quân sự hóa và thường xuyên di chuyển địa điểm. Lực lượng vũ trang còn lại ở khu căn cứ chuẩn bị sấn sàng chiến đấu cầm chân quân địch, bảo đảm cho bộ đội yên tâm tác chiến trên chiến trường chính.
Điều gây căng thẳng lúc này lại là khó khăn gay gắt về mặt lương thực. Những tỉnh miền núi ít đất trồng trọt, dán cư thưa thớt. Từ ngày kháng chiến phải đón nhận nhiều cơ quan trung ương và đồng bào từ miền xuôi tản cư lên. Bộ đội tập trung vệ Việt Bắc mỗi năm càng đông. Địch chiếm đóng các tỉnh trưng du dồn thêm lên Việt Bắc một số đồng bào chạy giặc. Cư dân miền núi vốn không đông lại phải tham gia mọicông tác chính quyền, đoàn thể, đi bộ đội đi dân công làm đường, phục vụ chiến dịch. Số người không sản xuất nông nghiệp quá nhiều. Những lương thực, thực phẩm chính là gạo, muối phải trông cậy vào miền xuôi Địch biết rõ điều này. Từ giữa năm 1949, chúng đẩy mạnh bao vây chặt chẽ ta về kinh tế, lương thực, đặc biệt là gạo và muôi. Chúng thực hiện chính sách đốt sạch, phá sạch trong những cuộc càn, dùng máy bay đánh phá những đập nước, pháo binh, xe lội nước cản trở việc sản xuất lương thực. Trong năm 1949, giá gạo bật đầu tăng vọt. ở Thái Nguyên, đầu năm giá 1 kilôgam gạo là 4,3 đồng, giữa năm tăng lên 14,2 đồng, cuối năm lên 22 đồng. Tiền sinh hoạt phí của bộ đội chỉ đủ mua 7 - 8 kilôgam gạo. Đến mùa hè này thì hầu như có tiền cũng không mua được gạo ! Cán bộ từ các tỉnh lên làm việc với cơ quan trung ương phải mang gạo theo, hoặc là mang thuốc lào, vải vóc để có thể đổi lấy gạo. Đồng tiền Việt Nam mất giá rất nhanh. Một quả chuối, giá 15 đồng, một quả dứa, 60 đồng? Nhìn bữa ăn của bộ đội, cán bộ, thật đau lòng.
Tuy vậy, trong mùa Hè năm 1950, tình hình các chiến trường nhìn chung vẫn yên tĩnh. .
Quân viễn chinh Pháp đã mở phạm vi chiếm đóng ra phần lớn các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, đồng bầng Bắc Bộ.
Tại Trung Bộ, địch làm chủ vùng đồng bằng từ Quảng Bình tới Quảng Nam. Pháp vẫn chiếm những tỉnh địa đầu trên biên giới phía bắc, từ Lai Châu, Lao Cai đến Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Ninh. Pháp đã vơ vét được thêm từ chính quốc 13 tiểu đoàn để tăng cường sang Đông Dương, và bắt lính ở vùng tạm chiếm, đưa quân số lên 180.000 người. Đội quân viễn chinh Pháp gồm lụe, hải, không quân với hoả lực mạnh và phương tiện cơ động nhanh vẫn hoàn toàn làm chủ vùng trời, vùng biển, khống chế chiến trường ban ngày, và có thể mở những cuộc hành binh lớn bất cứ lúc nào vào vùng tự do của ta. Tuy nhiên, vì chiến tranh nhân dân đã triển khai rộng khắp vùng tạm bị chiếm, quân địch phải lo bảo đảm an toàn hậu phương, nên chúng chỉ có 12 tiểu đoàn cơ động chiến lược trong tổng số 124 tiểu đoàn. Ba phần tư lực lượng cơ động chiến lược của địch (9 tiểu đoàn) được tổ chức thành 3 binh đoàn bố trí trên chiến trường Bắc Bộ.
Chúng ta vẫn làm chủ vững chắc vùng căn cứ địa Việt Bắc, ba tỉnh tự do Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Ĩ nh, vùng đồng bằng Liên khu 5 gồm các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Lực lượng bộ đội trên cả nước đã lên tới con số 166.542 người, trong đó có 45.000 bộ đội địa phương. Dân quân du kích ước lượng trên 2 triệu người.
Bậc Bộ đã trở thành chiến trường chính, khối chủ lực cơ động chiến lược đã sớm hình thành ở đây. Bộ Tổng tư lệnh có 30 tiểu đoàn trực thuộc, với quân sổ 53.921 người.
Nhìn chung, về số quân, ta không thua kém địch nhiều (166.000/180.000); lần đầu, ta có một lực lượng cơ động chiến lược đông hơn địch. Tuy nhiên, quân đội ta vẫn đơn thuần là bộ binh, trang bị còn rất yếu kém, phương tiện di chuyển vẫn là đôi chân, mọi thứ vũ khí, kể cả sơn pháo, đều nằm trên vai chiến sĩ.
Để kiện toàn bộ máy chỉ đạo quân sự, từ tháng 6 năm 1950, các cơ quan Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh được tổ chức lại thành ba bộ phận: Bộ Tổng tham mưa, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cung cấp. Ban Thường vụ Trung ương Đảng cử anh Nguyễn Chí Thanh làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, anh Trần Đăng Ninh làm Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp. Anh Hoàng Văn Thái vẫn đảm nhiệm chức Tổng tham mưu trưởng.
Trong năm 1949, bộ đội chủ lực ta đã tiến bộ nhiều trong đánh vận động tập kích, phục kích, tiêu diệt những đồn binh do đại đội Âu Phi chiếm đóng. Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, cần phải tiêu diệt những khu, hoặc phân khu của địch. Hỏa lực những đơn vị công đồn lúc này vẫn rất thiếu thốn. Phần lớn xung kích còn phải trang bị bằng mác búp đa. Súng lấy được của địch hỏng hóc nhiều, và rất ít đạn. Súng cối do ta chế tạo thường thiếu độ chính xác.
Cách mạng Trung Hoa thành công đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ trước mắt phải nhanh chóng giải phóng một vùng biên giới phía bắc tiếp giáp với khối xã hội chủ nghĩa. Đây sẽ là hậu phương lớn của cách mạng ba nước Đông Dương. Chỉ có mở thông đường giao lưu quốc tế, ta mới có điều kiện tiếp nhận sự chi viện từ các nước anh em.
Đầu năm 1950, Bộ Tổng tư lệnh quyết định mở chiến dịch Tây Bậc (Lê Hồng Phong I) nhằm khai thông biên giới ở hướng Lao Cai, một khâu yếu trong tuyến phòng ngự của Pháp ở biên giới Việt - Hoa. Bộ đội ta đã tiêu diệt thị trấn Phố Lu, đồn Bản Lầu, buộc địch phải rút khỏi Nghĩa Đô, nhưng cũng bị tiêu hao nhiều (trận Phố Lu hy sinh 100, bị thương 180, trong đó có 13 cán bộ), chiến dịch phải tạm ngừng. Hạ tuần tháng Tư năm 1950, Bộ Tổng tư lệnh quyết định chuẩn bị chiến trường để tiếp tục chiến dịch Tây Bâc vào tháng Sáu, nhằm tiêu diệt phân khu Lao Cai, giải phóng thị xã Lao Cai, nơi có con đường xe lửa chạy sang Vân Nam. Từ rất sớm, ta luôn luôn coi trọng chiến trường Tây Bắc tiếp giáp với Lào và Trung Hoa.
Sau khi đi Trung Quốc và Liên Xô về, Bác trao đổi trong Thường vụ nên chuyển hướng từ giải phóng Lao Cai sang Cao Bang. Ngay từ cuối năm 1940, khi mới về nước, Bác đã đặc biệt chú ý tới vị trí chiến lược của tỉnh cực bắc Cao Bằng. Cao Bằng có biên giới chung với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đường giao lưu quốc tế rất thuận lợi Cao Bằng là đầu mối những trục đường chiến lược cực kỳ quan trọng: Đường số 4 chạy dọc biên thùy Đông Bắc tới miền duyên hải vịnh Bắc Bộ, dọc đường có ba cửa khẩu thông sang Trung Quốc; đường số 3 nối liền với Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Nội. Địa thế hầu hết là núi rừng trùng điệp, hiểm trở. Người dân được thử thách, tôi luyện từ ngày thành lập Việt Minh và qua những năm kháng chiến. Bác coi Cao Bằng là một căn cứ chiến lược "tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thử. Mở chiến dịch ở Cao Bằng, ta có khả năng tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch quan trọng, chiến thắng ở đây sẽ tạo đà thuận lợi chuyển qua giai đoạn mới . Cao Bằng nằm trong Khu Biên thùy Đông Bắc, là nơi có tỉ lệ quân Âu Phi cao và thuộc loại tinh nhuệ nhất Đông Dương. Binh lực địch gồm 11 tiểu đoàn và 9 đại đội bộ binh, 17 khẩu pháo các loại, 8 máy bay, 4 đại đội cơ giới và 4 đại đội công binh. Công trình phòng ngự ở đây rất vững chắc. So với hướng Tây Bắc thì địch ở Đông Bắc mạnh hơn rất nhiều.
Đầu tháng 7 năm 1950, Thường vụ Trung ương Đảng quyết định chuyển hướng chiến dịch từ Tây Bắc sang Đông Bắc, tập trung chủ yếu vào khu vực Cao Bằng - Lạng Sơn. Bộ Tổng tư lệnh trao cho Bộ Tổng tham mưu và Tổng cục Cung cấp triển khai công tác chuẩn bị cho tới đầu tháng 9 năm 1950. Có nhiều ý kiến nên đánh thị xã Cao Bằng để mở đầu chiến dịch khi lực lượng ta còn nguyên vẹn và sung sức. Anh Trần Đăng Ninh, rồi anh Hoàng Văn Thái lên đường chuẩn bị chiến dịch.
Ngày 25 tháng 7 năm 1950, Thường vụ Trung ương Đảng quyết định thành lập Đảng ủy Mặt trận Biên Giới và Bộ chỉ huy chiến dịch. Tôi được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy và Chỉ huy trưởng kiêm Chính ủy chiến dịch. Đảng ủy viên gồm các anh: Trấn Đăng Ninh, Hoàng Văn Thái, Bùi Quang Tạo, Lê Liêm. Anh Hoàng Văn Thái là Tham mưu trưởng, anh Lê Liêm là Chủ nhiệm Chính trị, anh Trần Đăng Ninh là Chủ nhiệm Cung cấp của chiến dịch.
Không khí cơ quan hết sức nhộn nhịp. Mọi người nô nức chuẩn bị nhanh chóng lên đường. Quyết định của Trung ương mở một chiến dịch lớn đã xua tan sự căng thằng một thời gian dài chờ đợi từ ngày có chủ trương chuẩn bị chuyển sang Tổng phản công. Tôi biết là có rất nhiều thử thách đang đợi ở phía trước.
Tôi muốn trở lại chuyến đi thăm Trung Quốc và Liên Xô hồi đầu năm của Bác. Như đã nói ở tập Chiến đấu trong vòng vây, ngay từ đầu năm 1948, Đảng ta đã có tiếp xúc với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Qua những phái viên, đôi bên đã thông báo cho nhau tình hình phát triển cách mạng ở mỗi nước, và cùng phối hợp hoạt động khi điều kiện cho phép.
Không đầy một tháng sau khi tuyên bố thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trưng Hoa, Trung Quốc báo tin sắp công nhận Việt Nam dân chủ cộng hoà, và đề nghị ta sớm cử đại sứ tới Bậc Kinh. Tiếp theo Trưng Quốc là Liên Xô, rồi tất cả các nước xã hội chủ nghĩa công nhận ta. Thường vụ Trung ương thấy cần sớm có cuộc gặp gỡ giữa Bác với những nhà lãnh đạo của hai đảng lớn,sẽ góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Dọc đường để giữ bí mật, Bác đóng vai một thành viên trong đoàn. Nhưng thái độ tôn kính của mọi người đối với Bác, đã làm cho các bạn Trung Quốc phát hiện Hồ Chủ tịch đang có mặt trong đoàn, và kịp thời thông báo về Nam Ninh. Khi Bác tới Nam Ninh, đồng chí Trương Quân Dật, ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trưng Quốc, nguyên Tư lệnh Tân tứ quân, là Bí thư kiêm Chủ tịch tỉnh Quảng Tây ra tận bờ sông đón Bác. Đồng chí Trương nói Quảng Tây sẵn sàng làm bất cứ gì mà Việt Nam cần sau khi Bác đã gặp Mao Chủ tịch.
Những ngày ở Nam Ninh, Bác gặp đồng chí Trần Canh, Phó tư lệnh Đại quân khu Tây Nam, Tư lệnh Quân khu Vân Nam, đi công tác qua đây. Bác biết Trần Canh từ cuối năm 1924, khi làm phiên dịch cho phái đoàn cố vấn của Chính phủ Liên Xồ, do M.M.Bôrôđin dẫn đầu, đến giúp chính phủ Quốc dân đảng Trung Quốc. Ngày đó, Trần Canh còn là một học viên trẻ tại trường Hoàng Phố ở Quảng Châu. Trần Canh rất xúc động, không ngờ đồng chí Vương thời đó lại là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trần Canh rất quyến luyến, gợi ý Bác đễ nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cho mình sang Việt Nam làm cố vấn quân sự Bác tới Bậc Kinh chỉ gặp và làm việc với các đồng chí Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức. Mao Trạch Đông đã qua Liên Xô trước đó một thời gian. Các đồng chí Trung Quốc nói Bác sẽ gặp Mao Chủ tịch ở Liên Xô. Bác lưu lại Bắc Kinh ít ngày, rồi đi tiếp sang Liên Xô.
Trong một buổi làm việc ở Mátxcơva cùng với Xtalin, có cả Mao Trạch Đông, Bác đề nghị Liên Xô giúp trang bị cho 10 đại đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo cao xạ. Xtalin nói: yêu cầu của Việt Nam không lớn. Nên có sự phân công giữa Trung Quốc và Liên Xô. Liên Xô hiện đang phải lo nhiều cho các nước Đông âu. Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam những thứ đang cần. Những thứ gì Trung Quốc chưa có, thì hãy lấy trong số hàng Liên Xô đã viện trợ cho Trung Quốc chuyển cho Việt Nam, và sẽ được Liên Xô hoàn trả". Xtalin nói vui: "Trung Quốc sẽ không thiệt vì trao cho Việt Nam những thứ đã dùng rồi, sẽ nhận lại ở Liên Xô những thứ mới". Trong quan hệ quốc tế phải có đi có lại. Liên Xô viện trợ Trung Quốc một xe tăng, Trung Quốc trả lại một con gả, một khẩu pháo, trả một quả trứng. Việt Nam trả Trung Quốc thế nào, thì tùy " Mao Trạch Đông nói: Việt Nam cần trang bị 10 đại đoàn để đánh chống Pháp, trước mật hãy trang bị cho 6 đại đoàn có mặt ở miền Bậc. Việt Nam có thể đưa ngay một số đơn vị sang nhận vũ khí trên đất Trung Quốc. Tỉnh Quảng Tây sẽ là hậu phương trực tiếp của Việt Nam".
Khi trở về Bậc Kinh, Bác đễ nghị Trung Quốc cử cố vấn sang giúp Việt Nam nay mai sẽ đi vào đánh lớn. Bác gợi ý bạn cử đồng chí Trần Canh. Phía Trung Quốc trả lời đồng chí Trần đã được bố trí công tác rồi, và đưa ra danh sách gồm 4 người: La Quý Ba, Trung ương ủy viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trưởng đoàn cố vấn, Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn về quân sự, Mai Gia Sinh, cố vấn về công tác tham mưa, Mã Tây Phu, cố vấn về công tác hậu cần.
Ngay sau khi Bác trở về nước cuối tháng 3 năm 1950, các bạn Trung Quốc đã nhanh chóng thực hiện những cam kết. Tháng 4 năm 1950, 2 trung đoàn của 308 đi theo đường Hà Giang qua Mông Tự (Vân Nam) nhận vũ khí.
Tiếp đó, 1 trung đoàn của 312 đi theo đường Cao Bằng qua Hoa Đồng (Quảng Tây) . Bạn cũng chở gấp vũ khí sang Cao Bằng để trang bị tiếp cho 2 trưng đoàn khác phải ở lại chiến trường đối phó với quân địch.
Những đơn vị sang Trung Quốc, ngoài việc trang bị lại vũ khí còn được bạn huấn luyện thêm về chiến thuật công kiên, đặc biệt là kỹ thuật đánh bộc phá, trước đây vì không có thuốc nổ ta chưa hề sử dụng kỹ thuật này.
Qua ba tháng luyện tập.được bắn đạn thật, các chiến sĩ tiến bộ khá nhanh. Nhiều đồng chí Trung Quốc rất ngạc nhiên khi thấy bộ đội ta, từ cán bộ tới chiến sĩ, nghe giảng bài đều ghi chép rất nhanh, tỏ vẻ nghi ngại là trong quân đội Việt Nam có quá nhiều phần tử trí thức ! Ta phải cố gắng làm cho bạn hiểu số đông cán bộ ta là học sinh, còn hầu hết chiến sĩ là thanh niên nông thôn, nhiều người chỉ bắt đầu học chữ sau khi vào bộ đội.
Các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam là những tỉnh miền núi của Trung Quốc giải phóng chưa lâu, còn gặp rất nhiều thiếu thốn. Nhưng nhân dân hai tỉnh đã hết lòng giúp đỡ bộ đội Việt Nam (được gọi bằng bí danh: bộ đội Lưỡng Quảng). Mỗi khi bộ đội ta tới đâu, nam nữ thánh niên Trung Quốc nhảy ương ca đón chào.
Lần đầu, cây mác xung kích được đưa ra khỏi đội hình chiến đấu của những trung đoàn chủ lực. Giải phóng quân Trung Quốc lúc này còn thiếu những vũ khí hiện đại Bạn không có một số vũ khí mà ta đang rất cần, đó là súng chống tăng và súng phòng không. Trung liên Breno, đại liên Maxim nặng và cồng kềnh, không thích hợp với tầm vóc bé nhỏ của bộ đội. Trung đoàn 174, mấy năm qua chiến đấu trên đường số 4, thu được nhiều vũ khí chiến lợi phẩm của Pháp, Mỹ nhẹ và hiện đại, đề nghị giữ lại những trang bị đã có. Bộ Tổng tham mưu đã chỉ thị cho các đơn vị chủ lực của Bộ, đều phải nhận vũ khí mới để thống nhất việc cung cấp đạn dược. Những năm qua, mỗi chiến sĩ chỉ ước mơ có một khẩu súng trong tay.Bây giờ không chỉ có súng, mà đạn dược cũng khá dồi dào. Sức mạnh hỏa lực của trưng đoàn bộ binh ta đã hoàn toàn thay đổi so với trước.
Tháng 6 năm 1950, đồng chí La Quý Ba tới Việt Bậc với cương vị vừa là Đại sứ Trưng Quốc vừa là Trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại việt Nam. Cuối tháng Bảy, ba cơ quan tiền phương của Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục cung cấp đều có mặt ở biên giới.
Tôi bàn giao các công việc ở nhà cho anh Nguyễn Chí Thanh, rồi sang Tân Trào chào Bác trước khi lên đường.
Đây là chiến dịch lớn đầu tiên của quân đội ta. Bác đã bàn trong Thường vụ lần này Bác sẽ đi chiến dịch. Ngoài đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc, Bác đã mời đồng chí Trần Canh cùng tham gia chiến dịch.
Bác hẹn cuối tháng Tám hoặc đầu tháng Chai sẽ có mặt ở Cao Bằng.
Khi chia tay, Bác nói:
- Chiến dịch này hết sức quan trọng, chỉ được thắng không được thua ! đã ba năm tôi mới trở lại Cao Bằng. Lần trước lên đây năm 1947, còn làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh ngay trong thị xã. Lần này, thị xã đã trở thành vùng tạm chiếm. Có cảm giác như đi trên đường về giải phóng quê hương. Đối với tôi cũng như những người đã hoạt động ở chiến khu trước Tổng khởi nghĩa, Việt Bắc nói chung, đặc biệt là Cao Bằng, đã trở thành quê hương thứ hài.
Từ đầu tháng Bảy, một số trục đường ở Việt Bậc, Thái Nguyên - Cao Bằng, Thái Nguyên - Tuyên Quang - Phú Thọ, Tuyên Quang - Hà Giang - Lao Cai đã sửa xong.
Những con đường này đều bị phá hoại triệt để từ ngày đầu kháng chiến để làm chậm bước tiến cơ giới địch. Việc sửa đường được giao cho Liên khu ủy Việt Bậc. Anh Trần Đăng Ninh, một lần nữa lại được Bác cử làm đặc phái viên của Chính phủ đôn đốc công tác này. Hàng trăm đội sửa đường của công binh, giao thông công chính, và dân công các địa phương, giữa mùa mưa lủ đã lấp hố, san mặt đường, bắc cầu, làm ngầm qua suối rất vất vả, nhưng cũng rất phấn khởi. Kháng chiến đang chuyển qua một giai đoạn mới. Sau ba tháng, công việc sửa hàng trăm kilômét đường đã hoàn thành. Đồng bào các dân tộc Việt Bắc lúc này đều thiếu ăn. Chiến thắng đang vẫy gọi, đã giúp cho chiến sĩ, đồng bào vượt qua cực nhọc và thiếu đói.
Chiếc xe du lịch cất giấu trong rừng sâu lâu ngày, được kéo ra sửa chữa lại để đi mạt trận. Ban ngay, máy bay địch kiểm soát chặt chẽ những tuyến đường mới sửa xong. Không thể che giấu ý đồ của ta, vì tất cả các con đường mới phục hồi đều hướng về biên giới phía bậc. Xe phải đi ban đêm. May đúng tuần trăng. Núi rừng Việt Bắc mờ ảo. Dọc đường gặp bộ đội, dân công mang vác nặng, cùng đi lên phía bắc. Nhiều người đứng dừng nhin chiếc xe rời hò reo. Sự xuất hiện trở lại phương tiện giao thông cơ giới này tại khu căn cứ, báo hiệu những ngày chạy giặc đen tối đã qua, đường thắng lợi bắt đầu mở ra phía trước, mang lại niềm vui cho mọi người đêm nay.
Đến Nà Phạc, để bảo đảm bí. mật, chúng tôi bỏ xe, đi ngựa về Nguyên Bình, rồi vòng lên phía bắc thị xã quân địch còn chiếm đóng, đi tới Quảng Uyên nằm ở đông - bậc thị xã 25 kilômét. Tại đây có đường xe chạy thẳng tới biên giới Việt - Trung sang Hoa Đồng, Trịnh Tây, nơi mấy trung đoàn của ta đang tập kết trên đất bạn đợi lệnh trở về nước.
Dọc đường, nghĩ về nhiệm vụ, tôi cảm thấy có điều gì chưa ổn. Mục tiêu đặt ra cho chiến dịch có vượt quá sức của bộ đội ta hiện nay không? Ta có thể huy động đủ lương thực cho một số lượng rất lớn bộ đội, dân công trong một chiến dịch dài ngày không?
Lực lượng ta trong chiến dịch gồm 5 trung đoàn chủ lực của Bộ, đều là những đơn vị được thử thách qua nhiều chiến dịch, 3 tiểu đoàn chủ lực của Liên khu Việt Bắc và những đơn vị vũ trang của hai tỉnh Cao Bàng, Lạng Sơn. Có thể nói ta đã tập trung những vốn quý vào trận đánh sắp tới. Quân địch ở Khu Biên thùy Đông Bắc cũng có số lượng xấp xỉ với bộ đội chủ lực ta, phần lớn là lính Âu Phi thiện chiến. Khi chiến dịch nổ ra, lực lượng địch có khả năng lên tới trên 20 tiểu đoàn.
Nhìn chung, ta không có ưu thế về quân số, và địch có những vũ khí, phương tiện chiến tranh ưa việt hơn ta rất nhiều. Địch chỉ có một nhược điểm lớn mà ta có thể khai thác, đó là toàn bộ binh lực, hỏa lực của chung đều phân tán hình thành những vị trí cô lập cách nhau hàng chục kilômét, rải thành tuyến dài hàng trăm kilômét giữa vùng rừng núi hiểm trở, khó bễ ứng cứu lẫn nhau vì điều kiện đường sá cũng như thời tiết. Ta chỉ có khả năng giành thắng lợi nếu biết khoét sâu vào nhược điểm của địch, và khai thác tối đa tính năng cơ động của bộ đội chủ lực ta.
Lấy thị xã Cao Bầng làm điểm đột phá để mở đầu chiến dịch có phải là sự lựa chọn đúng không?
Cao Bằng là một vị trí đột xuất nằm sâu trong hậu phương ta ở phía bắc. ở đây, ớ!ch có 2 tiểu đoàn. Nếu đánh thắng, ta sẽ giải phóng được một thị xã quan trọng ở biên giới, ảnh hưởng chính trị sẽ rất lớn. Nhưng bộ đội ta chưa hề đánh một vị trí 2 tiểu đoàn Âu Phi. Cao Bằng như tôi đã biết, nằm giữa hai con sông, và có ngôi thành cổ rất vững chắc. Đánh Cao Bằng sẽ thực sự là một trận công kiên lớn mà chúng ta còn chưa có kinh nghiệm.
Trong tư tưởng của tôi từ trước, điểm đột phá trên chiến trường này phải là Đông Khê. ở đây địch đóng 1 tiểu đoàn nằm trong khả năng tiêu diệt của bộ đội ta. Mất Đông Khê, Cao Bằng sẽ trở nên hoàn toàn cô lập.
Địch nhất định phải chiếm lại Đông Khê. Bộ đội ta sẽ có điều kiện tiêu diệt bộ binh địch trên địa hình rừng núi.
Tôi đã nói với Bộ Tổng tham mưu, tạm thời chưa đụng vào những vị trí địch trên đường số 4, chưa đánh động phòng.
Trận đánh Đông Khê của trung đoàn 174 ngày 25 tháng 5 năm 1950 vừa qua, nằm ngoài ý định của Bộ Tổng tư lệnh. Bộ đội ta tiêu diệt Đông Khê đã làm rung động Khu Biên thùy Đông Bắc. Địch đã rút hầu hết nhưng vị trí nhỏ về tổ chức thành những cụm cứ điểm, với lực lượng chiếm đóng từ 2 đại đội trở lên, với hỏa lực tăng cường, công sự vững chắc, hệ thống giao thông hào, hầm ngầm, một số nơi có cả sân bay.
Mặc dù công tác chuẩn bị giải phóng Cao Bằng đã được triển khai, nhưng tôi vẫn rất phân vân. Nếu trận đánh không thành công, những trung đoàn ưu tú của Bộ sẽ bị tiêu hao ngay từ khi mở đầu chiến dịch !
Cao Bằng đã có không khí giải phóng với những bản làng yên vui, chợ búa nhộn nhịp, nơi nào cũng gặp bộ đội, dân công. Phố Nước Hai chỉ cách thị xã 10 kilômét, vẫn có nhiều hàng quán, người mua bán qua lại tấp nập. RÕ ràng là quân Pháp ở đây với lực lượng rất mạnh vẫn không thể lập lại bộ máy thống trị cũ ngay chung quanh những đồn binh lớn.
Chiều ngày 3 tháng 8 năm 1950, tôi tới Quảng Uyên, một vùng nhiều núi đá nhỏ giống như một vịnh Hạ Long trên cạn. Sở chỉ huy chiến dịch nằm ở bản Tả Phay Nưa không xa đường cái nhưng vẫn kín đáo. Ta chủ trương giữ bí mật mục tiêu mở màn chiến dịch, nhưng thấy bộ đội về đông, nhiều người tin là sắp đánh Cao Bằng. .
Tôi gặp anh Hoàng Văn Thái và anh Trần Đăng Ninh để nắm tình hình. Anh Hoàng Văn Thái báo cáo đang gấp rút hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng thị xã Cao Bằng. Việc điều tra tình hình địch gặp một số khó khăn. Tỉnh không có đội. trinh sát chuyên môn, chỉ tổ chức nậm tình hình thông qua những tổ chức quần chúng ởthị xã, thị trấn chung quanh những vị trí địch. Phương tiện thông tin rất thiếu, phải dựa vào đường dây bưu điện không bảo đảm bí mật, dùng hên lạc chạy chân thì mất nhiều thời gian. Lực lượng trinh sát của Bộ Tổng tham mưu vừa phải khẩn trương hướng dẫn về chuyên môn cho cán bộ địa phương, vừa phải tổ chức nắm tình hình trực tiếp. Trinh sát của Bộ đã kết hợp với quân báo Liên khu 1 bố trí những đài quan sát để nắm các mục tiêu, làm binh yếu địa chí và bám sát các vị trí địch. Ngày hôm trước, mồng 2 tháng 8, Bộ Tổng tham mưu đã triệu tập các đơn vị tham gia chiến. dịch từ cấp trung đoàn trưởng trở lên, phổ biến sơ bộ nhiệm vụ trên sa bàn. Dự kiến trong đợt 1 chiến dịch, ta sẽ tập trung ưu thế binh hỏa lực tiêu diệt thị xã Cao Bằng, đồng thời diệt quân viện bằng đường không và đường bộ. Đại đoàn 308, trưng đoàn 174, và trung đoàn pháo binh mới thành lập, đảm nhiệm tiến công tiêu diệt quân địch ở thị xã và quân nhảy dù tại khu vực chung quanh thị xã. Trung đoàn 209 và tiểu đoàn 246 có nhiệm vụ tiêu diệt quân viện bằng đường bộ và đường không từ Đông Khê đến Cao Bằng.
Anh Thái cho biết khi thảo luận, một số cán bộ băn khoăn về việc chọn Cao Bằng làm mục tiêu mở màn chiến địch. Ban tham mưu tổ chức cho các trung đoàn trưởng đi trinh sát thực địa. Cùng đi, có cả một số cố vấn Trung Quốc của đại đoàn 308. Anh Trần Đăng Ninh dự kiến số người trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến dịch sẽ có khoảng 30.000. Như vậy, yêu cầu vật chất sẽ lên tới 3.000 tấn, trong đó có 2.700 tấn gạo và 200 tấn vũ khí, đạn dược.
Tinh thần phục vụ chiến dịch của đồng bào dân tộc hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn rất cao. Việc vận chuyển lương thực, đạn dược phải qua nhiều con đường nhỏ hẹp, hiểm trở, nhiều dốc cao, suối sâu lại lầy lội, sụt lở vì đang mùa mưa, và luôn luôn bị đại bác, máy bay địch cản trở.
Vừa qua, đại đội dân công của Bắc Sơn khi vượt đường số 4 bị máy bay địch phát hiện, oanh tạc làm chết và bị thương 71 người. Đại đội dừng lại một ngày mai táng các liệt sĩ, cấp cứu người bị thương, rồi lại lên đường tiếp tục chuyển gạo tới PÒ Mã. Đồng bào đã bán cho bộ đội hàng trăm tấn lương thực, nhưng hoàn toàn không có khả năng đáp ứng yêu cầu rất to lên về lương thực của chiến dịch. Ta có thể chuyển một số lương thực từ trung du lên, nhưng đường vận chuyển quá xa.
Anh Trần Đăng Ninh đã đề nghị với tỉnh Quảng Tây chi viện cho ta một số lương thực. Tỉnh Quảng Tây mặc dù cũng đang gặp khó khăn về lương thực, đã sốt sắng nhận lời. Anh Trần Đăng Ninh chuẩn bị sang Quảng Tây đón Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc. Tôi yêu cầu anh Hoàng Văn Thái tổ chức gấp cho mình đi trinh sát vị trí Cao Bằng. Chập tối, củi chụm trên bếp nhà sàn vừa bén lửa thì các anh, chị lãnh đạo tỉnh tới. Toàn những đồng chí trung kiên của chiến khu Cao Bắc Lạng trước đây. Gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng. Lần nào gặp lại các đồng chí cũ tôi cũng cảm thấy ấm lòng. Các anh, chị cho biết Cao Bằng đang ở thời kỳ giáp hạt, nhưng đồng bào các dân tộc đã vét từng cân thóc, cân ngô bán cho bộ đội.
Hai phần ba số cán bộ của tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn được cử đi huy động dân công và thóc gạo phục vụ chiến dịch. Nhiễu đồng bào người Mông, người Dao lần đầu xuống núi đi vận chuyển gạo, đạn. Khi lội suối, lúc gặp trời mưa, dân công thà chịu ướt người, chứ không chịu để ướt gạo, ướt đạn... Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đều mong khi kết thúc chiến dịch sẽ gặp lại chúng tôi ở thị xã Cao Bằng.

<< Chương 6 |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 204

Return to top