Đúng một giờ chiều một ngày nắng gắt thằng hộ pháp đặt chân xuống bến xe huyện, ngơ ngác nhìn khắp bốn xung quanh. Sau này khi gặp lại nó, nó kể với tôi rằng cái lúc đó nó vừa mừng rỡ vừa thấp thỏm lo âu, vậy mà vẫn không nín được cười khi nhận ra cái chỗ năm ngoái nó khoác nylông cùng với con vợ thằng xã đội đứng giữa trời mưa. Lần này tuy không được gặp ngay cô ta, nhưng phải chăng ánh nắng chan hòa trên khắp bến xe kia báo hiệu điềm may cho nó? Kể từ cái đêm dứt khỏi vòng tay cô vợ anh chàng chủ nhà, lén mở sắc cốt ăn cắp tiền trong lúc thằng liên lạc và mọi người vẫn ngủ say như chết, nó cứ lùi lũi khoác ba lô chống gậy bước đi chẳng kể gì mỏi mệt.
Nó tới được bản Mù Cang còn kịp nhảy lên chuyến xe ngựa cuốil cùng trong ngày, bụng vẫn nơm nớp chỉ sợ thằng liên lạc đuổi theo. Đặt chân xuống bến xe ngựa thị trấn nó càng lo hơn, trống ngực đập thình thình mỗi khi có người công an đi ngang qua, và trong suốt mấy ngày chầu chực chực lấy vé xe ô tô, nó nằm bẹp ở nhà trọ. Nhưng rồi có lẽ số phận đã mỉm cười với nó, chẳng thấy mặt mũi thằng liên lạc đâu, chẳng thấy lệnh truy nã nào mà nó vẫn đinh mình sẽ dán khắp mọi nơi, một khi thằng đó mất tiền ắt phải đi trìnhcông an. Tuy nhiên thần may mắn thường chẳng cười được lâu chớ nên quá tin vào lão, nó nghĩ tương tự thế rồi chuồn vội khỏi bến ô tô. Con đường đất đỏ lượn qua những thửa ruộng xanh bát ngát, chân trời lùi tít phía xa nơi ánh chiều tà đang hắt lên những tia vàng rực. Cái phong cảnh đang diễn ra trước mắt thật khác xa nơi núi cao rừng thẳm làm thằng hộ pháp hớn hở trong lòng. Nó cúi xuống xoa xoa tay lên mặt đường thân thuộc từ ngày bé vẫn tung tăng cắp sách đi lên trường huyện. Gia đình tan tác từ ngày bố chết trong chiến trường miền Nam, mẹ bỏ lên thành phố lấy chồng, còn lại một người anh cũng lấy vợ nốt, vừa lớn lên thằng hộ pháp đã bơ vơ giữa xóm làng đang vào kỳ nháo nhác trong những phép thử của đủ mọi cung cách làm ăn mà các ông trên tỉnh huyện có thể nghĩ ra được để đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa, khiến hàng loạt nhà ngói mới của các ông cán bộ mọc lên mỗi ngày một nhiều giữa cảnh làng thôn ngày càng xơ xác. Cây đa đầu làng vẫn lực lưỡng giương ra những đường nét cổ xưa nhng quán nước chè xanh bà cụ Bính chẳng còn thấy đâu nữa, cụ đã chết hoặc đã được sắp xếp vào tổ mây tre nào đó làm nó cứ bâng khuâng ngồi dưới gốc cây, miệng khát khô mà tưởng nhớ tới bát nước chè xanh sóng sánh ngày trước. Một con trâu đủng đỉnh dạo quanh trên đó nghễu nghện một thằng bé lạ mặt giương cặp mắt gỉ ngoèn nhìn nó. Thôi chớ nên hỏi han, ngộ nhỡ đã có lệnh về xã, chường mặt ra là toi đời, nó đành nín lặng nhìn theo cái đuôi trâu ve vẩy xua đám ruồi bu đầy đít. Mẹ kiếp, trở về làng cũ mà lén lút như thằng ăn trộm, mà đúng trộm thật chứ còn gì, trộm hẳn một cô vợ ông xã đội chứ bỡn đâu, nó nghĩ vậy, tiêu tan hết bực bội, lục ba lô lấy cái bánh chưng mua ở chợ huyện ra ăn.
Một năm trước đây cô nàng cũng mua thứ bánh này, chạy theo xe dúi vào tay nó bây giờ cả hai chẳng còn ngàn trùng xa cách nữa, nỗi hy vọng gặp lại quặn lên cổ làm nó nghẹn họng không sao nuốt được. Bực mình nhất là lần này nó cũng chỉ mang được cái thân xác về, chẳng quà cáp gì, có được con dao nhôm mất bao công đẽo gọt lại để rơi dọc đường món tiền còn lại cũng chỉ đủ lộ phí đưa cô nàng lên bản Mù U. Thôi đành, mai kia được yên ổn sống với nhau, nó sẽ đền bù cô nàng thật bõ lúc truân chuyên. Nó sẽ chặt gỗ về sửa sang ngôi nhà thật kiên cố, đóng một cái giường tây có đôi rồng chầu thật đẹp, sáng ra đánh cho vợ mấy quả trứng gà pha mật ong, buổi trưa ăn qua loa cơm canh rau cải nấu thịt lợn, bữa chiều làm nương về hai vợ chồng mới cùng nhau nấu nướng những món thật khoái khẩu xuơng hầm bí ngô, gà tẩm bột rán, vịt luộc thấm mắm tỏi... toàn những thứ trong tầm tay cả thôi, lâu lâu đổi món, nó sẽ ra rừng đặt bẫy con nhím, con chồn hoặc xuống suối bắt con cá, con kỳ đà cho lạ miệng. Hai vợ chồng chủ nhà bữa trước đấy chân tay vụng về thế mà cũng có được cơ người như vậy huống hồ khỏe mạnh lại khéo tay khéo chân nh ư nó.
Thằng hộ pháp bỗng dưng cười tủm khi nhớ tới cô vợ thằng chủ nhà, gớm cái con mẹ ấy chẳng khác gì ngọn núi lửa, lạ một điều, hai đứa có hai cái thân hình sao giống nhau đến thế, chỉ khác mỗi chuyện là trong lúc yêu nhau cô vợ chàng chủ nhà cứ im thin thít, trước sau chả nói câu nào. Chuyện này tất nhiên phải giữ thật kín, con vợ thằng xã đội mà biết thì chao ôi, thằng hộ pháp sởn gai ốc đưa mắt nhìn quanh, không, chuyện đó chả là cái gì, nhoáng cái qua đường thôi mà, xong rồi ai lại về đó, thằng chồng kia chẳng mất gì, cô nàng xã đội đâu có biết. Quả thực nếu cô kia không gợi nó nhớ tới người yêu và cũng đừng có đong đưa đôi con mắt thế, hẳn thằng hộ pháp cũng chỉ ngắm suông.
Thôi, quên phứt chuyện đó, đánh một giấc chờ cho thật tối mò vào làng, thằng hộ pháp định bụng vậy nhưng ruột gan cứ như bị cào phần lo chạm trán ông xã đội, phần nghĩ cách sao nhắn nhe được cô nàng. Hơn một năm rồi, chẳng hiểu ngọn roi của thằng chồng quất lên người cô bao nhiêu trận nữa. Thằng hộ pháp nghĩ đến đó mắt trợn lên căm uất cứ như chính nó bị roi vậy. Tiếng cười khúc khích của đôi trai gái ôm nhau trên chiếc xe đạp loằng ngoằng đi qua làm nó vội nép vào gốc cây, ước gì nó không phải lần mò lén lút thế này và cùng người yêu được công khai dắt tay nhau đi giữa mọi người như đôi trai gái kia. Trốn đi anh ơi, anh mang em trốn đi, đi đâu cũng được, cực khổ mấy em cũng chịu được, còn hơn sống thế này... Giọng hoảng hốt của cô nàng lại như vang lên trong lòng làm nó trừng mắt lên nhìn đốm sáng tít nơi chân trời xa, chắc ở trạm bơm nào đó. Ừ thì anh sắp đem em đi biệt khỏi cái làng này đây, đi thật xa, đi tới tận miền hoang dã để không còn ai dòm ngó, quấy rầy tình yêu của mình nữa.
Mãi tối mịt thằng hộ pháp mới dáng rời cây đa, mò mẫm vào làng. Đường ngang ngõ tắt nó đã thuộc như lòng bàn tay nên. chẳng mấy chốc đã tìm được bụi cây ngay dưới cửa sổ buồng vợ chồng ông xã đội. Nó cứ ngồi thu lu ở đó, căng mắt nhìn ngôi nhà gạch và thấy lạ hẳn đi so với lần năm ngoái. Một bức tường khá cao mới xây chạy vòng cả khu vườn chè thay vào chỗ hàng dậu lưa thưa cũ, một cái bể nước mái vòm mới xuất hiện ngay cạnh chiếc cối xay cổ xưa và nếu như nó không nhìn thấy cây cau cụt chơ vơ góc vườn thì hẳn nó phải ngờ rằng nó đã nhầm nhà. Trăng đã lên soi rõ mồn một những tàu lá chuôi, những bụi trầu lá xum xuê và một con chó cao lớn lừng lững bước đi trên sân.
Tiếng hát cải lương từ máy thu thanh trong nhà, tiếng lách cách bát đĩa, và tiếng cười nói của đám đàn ông chắc đang bữa rượu, trong mớ âm thanh hỗn độn đó, thằng hộ pháp cố giỏng tai tìm tiếng người yêu mà tuyệt nhiên không thấy.
Quái lạ thật không hiểu cô ta có trong đó hay đã đi đâu, trời ơi, giờ chỉ cần cô cất tiếng ho thôi lập tức nó sẽ nhận ra ngay, để nó yên tâm cô còn sống trên đời này, vơi bớt bồn chồn vò xé ruột gan. Vậy như trêu gan nó, từ trong nhà lại vẳng ra một tràng cười đàn ông nhựa nhựa hơi men mà nó cố chú ý cũng không nhận ra có phải của chồng cô ta hay không? Trăng lên cao làm chỗ nấp lồ lộ dưới ánh sáng lạnh lẽo, nó vội vàng bò sang lùm cây khác, đánh lưỡi gọi: tắc kè... tắc kè... Tiếng kẹt cửa làm tim nó nảy lên, chắc cô đã nghe thấy mật hiệu và đang đi ra. Nó hồi hộp đến đắng cả miệng, chỉ lát nữa thôi nó sẽ được ghì chặt người đàn bà với biết bao thưong nhớ và rồi nếu trời phật giun giủi, biết đâu nó chẳng đưa được cô trốn đi ngay trong đêm nay.
Nhưng rồi tiếng nước chảy xòe xòe bên gốc cây rơm làm nó cụt hứng, người đàn ông vén quần, đứng một lát rồi quay trở vào sập mạnh cánh cửa. Nó đã nhận ra ai rồi, mặc dầu không xách khẩu súng như cái lần rượt nó, nhưng người đó hiển nhiên vẫn là lão xã đội. Nó thầm văng một câu chửi rất tục khi niềm hứng khởi bị dội gáo nước lạnh đến tê tái người. Thôi được mày cứ cười, cứ đái cho thỏa thích đi, hỡi cái thằng vũ phu kia, rồi mày sẽ trắng mắt để biết được thế nào là sức mạnh của lòng người. Thằng hộ pháp lại tắc lưỡi đánh mật hiệu. Tắc kè... tắc... kè... Nó cứ gọi mãi, gọi mãi, chẳng thấy tiếng kẹt cửa đâu chỉ nghe vẳng ra vẫn tiếng hát cải lương và tiếng cười nói đàn ông. Thế rồi con chó đang đi lững thững bỗng xồ tới bụi cây chỗ thằng hộ pháp đang nấp sủa ầm ĩ. Thôi chết, lộ rồi, không chuồn nhanh lão xã đội xách xúng ra đòm cho một phát thì xong đời nó khoác vội ba lô lên vai lùi dần ra ngoài ngõ và chạy khỏi tiếng chó nhanh nhách sau lưng.
Mặt trăng đã khuất sau rặng tre, trời tối hẳn, thằng hộ pháp một mình một bóng mò mẫm theo con đường làng mấp mô những lỗ chân trâu, những con đom đóm lập lòe đuổi nhau trên mặt ao đen sẫm, tiếng dế cric cric trong bụi cỏ chao ôi những sắc màu và thanh âm của đêm quê hương bây giờ sao xa lạ và đầy đe dọa. Vĩnh viễn qua rồi những đêm trăng nó náo nức cùng bọn trẻ làng đốt đuốc đi câu ếch, hoặc rủ nhau lũ lượt kéo nhau lên pho huyện xem văn công, hoặc mò mẫm mót lúa vào những đêm ngày mùa. Nó cay đắng nhận ra rằng phận số nghiệt ngã đã biến thằng bé sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này trở thành một kẻ trở về lén lút, mưu toan và sợ hãi đến cả tiếng chó sủa trăng.
Lòng dạ rối bời, thằng hộ pháp cứ thất thểu đi trên con đường làng quen thuộc mãi khi trăng xế hẳn sau rặng cau nhà ông anh cuối làng, nó mới tới cửa nhà và gõ bồm bộp lên cánh liếp. Đến khi nó vứt phịch chiếc ba lô lên phản gỗ người anh gày còm mới nhận ra đứa em trai cao lớn lưu lạc đã gây bao phiền toái cho gia đình kể từ ngày nó quyến rũ rủ rê cô vợ trẻ xinh đẹp của ông xã đội. Trách móc, mắng mỏ, hờn giận nhưng mà thưong nhớ, người anh sờ nắn xương thịt thằng em, nước mắt rưng rưng. Thằng hộ pháp vùng ra khỏi sự ôm ấp ruột thịt để mà ngớ người trước cái thiếu đói đã bày rành rành trên vẻ hom hem, hốc hác của vợ chồng anh chị, đôi mắt lờ đờ, bụng ỏng da xanh mét của thằng cháu co ro trong tấm chăn vá thằng đụp. Làng mình bây giờ khổ lắm em ơi, hết lũ lụt lại sâu rày, đầu đổ xuống, đít chổng lên, quanh năm một sương hai nắng cũng chẳng đủ nuôi ba cái lỗ miệng nói gì đến sửa sang cửa nhà, đồng quà tấm bánh cho trẻ nhỏ. Thằng hộ pháp móc ba lô chiếc bánh chưng cuoi cùng dúi vào tay đứa cháu:
Tôi về lần này cốt đón nó lên rừng sống với nhau. Nhà cửa yên ổn rồi tối lại về đón anh chị và cháu cùng lên đó.
Phải bỏ làng mà đi thôi, không sống nổi ở cái đất này đâu:.
Người chị dâu ôm đứa con vào lòng giọng ngần ngại:
Ở trên đó cũng chưa biết thung thổ ra sao. Nghe nói nhiều người lên khai hoang rồi cũng phải bỏ về, ma thiêng nước độc chịu không nổi.
Người anh bưng lên niêu cơm nấu gạo hẩm với bát nước cáy đặt giữa phản:. _
Em đi ăn bát cơm đã, rõ khổ, nhà chẳng còn gì, đến gà cũng chả dám nuôi, chẳng lẽ lấy sỏi cho nó ăn.
Người chị dâu nhìn vẻ mặt lầm lì của đứa em hiểu ngay tâm sự của nó, cất giọng an ủi:
Chú cứ ăn cơm đi rồi tôi khắc kể chuyện cô ta cho mà nghe. Chú đi được ít lâu, cô ta cũng bỏ về nhà mẹ đẻ ở làng bên. Rồi chả hiểu ông xã đội gây sức ép thế nào, gia đình phải áp giải cô ta trả về nhà chồng. Bây giờ mấy ông đó quyền thế ghê gớm lắm, chả ai dám hó hé nửa lời, nhất là gia đình nào có con trai ngấp nghé đến tuổi đi nghĩa vụ quân sự. Ấy cái bà cụ Bính bán nước chè đầu làng đấy còn mỗi đứa cháu trai hầu hạ tuổi già, không có tiền đút lót, cứ xin xỏ bằng nước bọt mãi chả được, lão xã. đội cứ khăng khăng bắt đi đợt năm ngoái đấy. Bà cụ buồn phiền nghĩ ngợi quá ốm mà chết, mới chôn hồi tháng trước...
Thằng hộ pháp sốt ruột cắt ngang:
Rồi cô ta sống ra sao? ..
Cũng phải ép mình mà sống chứ sao. Được cái lão ta không đòn vọt, trắng trợn như trước nữa. Thỉnh thoảng tôi đi chợ gặp cô ta nom mặt lúc nào cũng buồn buồn.
Chị có cách nào giúp cô ấy đi trốn với tôi không?
Khó lắm, khó lắm. Vả lại..: biết bụng dạ người ta bây giờ ra sao?
Thằng hộ pháp nói chắc như đanh đóng cột:
Cái đó tôi biết, bởi vậy tôi mới cất công về đây, chỉ cần chị tìm mọi cách báo được cho cô ấy biết tôi đã về và tối mai đợi tôi ở chỗ hẹn mọi khi.
Hôm sau, khi người chị dâu bế đứa bé và cắp cái rổ ra đi thằng hộ pháp lôi cuốc ra vườn huỳnh huỵch bổ xuống đám cỏ dại. Nó làm việc như điên để quên đi cái nỗi hồi hộp, đợi chờ đang thiêu đốt ruột gan nó.