Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Con chim câu nhồi thịt

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 1430 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Con chim câu nhồi thịt
Nhật Tuấn
Một cái gì ó lạnh buốt nơi ngực trái. Không, không phảit trái tim lâu nay đã nguội ngắt như cục sắt. Cũng không phải cái ví lép kẹp làm ta rảo bước thật nhanh
mỗi khi qua hàng phử, than ôi. Nó là cuốn sổ lương hưu con mẹ phòng lao động xã hội quẳng vào tay sáng nay, không, nó quẳng vào hồn ta đó, nhói đau
như bị ném một cục đá. Bốn mươi năm cán bộ, tám giờ vàng ngọc từ nay toàn là của ông, thế nhưng cần quái gì cái thứ giàu có xa xỉ ấy nhỉ, cứ bám cơ quan,
làm gì cũng được cốt lĩnh đủ tiền năng suất, tiền ăn trưa chứ chẳng phải vừa xoẳn 60 ngàn, quy ra phở mỗi ngày chỉ đủ ăn một bát chín. Lẽ tất nhiên, tính toán
lý thuyết vậy thôi, có họa điên mới bước châ vào cái máy chém đó. Vài sợi bánh, ba miếng thịt thái mỏng như lá lúa, hai môi nước dùng nhạt như nước rửa bát
vậy mà nó cắt cổ người ta những ba ngàn bạc thì thà để tiền mua mấy gói mì ăn liền lại chả hơn ư? Thôi thôi, nghĩ ngợi gì tẹp nhẹp quá thế, suốt một thời đã
quẩn quanh chuyện con cá, lá rau, giờ hưu rồi, phải tư duy cao siêu một chút chớ. Ông thong thả ngồi dậy. Ngoài cửa sổ mở ra vườn, trên một cành cây, có
chú chim nhìn ông lúc lắc đôi mắt hạt cườm. Lát nữa nó sẽ bay lên, bay lên, bay lê cao, cao mãi tới trời xanh, vượt khỏi mọi cây cò nơi trần thế. Còn ông,
chao ôi, lặn ngụp trong cõi nhân sinh, sáu mươi năm trong đời chưa lần nào cất mình khỏi cái hàng ngày đầy phiền tạo, chưa một lần đi trệch khỏi đường rầy
của những nề nếp người ta qui định cho ông, từ khi ông bước vào guồng máy với bậc khởi điểm nhân viên I và ra khỏi nó mới nhúc nhích vài bậc tới cán sự 3.
Bốn mươi năm lao động tiên tiến, ông quả là một viên chức cần mẫn với ý thức tổ chức cao vượt yêu cầu tới mức chưa bao giờ phát biểu phê bình thủ trưởng
trong các đại hội công nhân viên chức cho dù được khuyến khích nói thẳng nói thật. Tuy nhiên, tất cả những cái đó đều đã qua, đã thuộc về một thời... cóm
róm, bây giờ ông đã là người tự do, chẳng còn lo thủ trưởng nghĩ gì về mình, chẳng còn sự "tam quản", "nhị quản" (quản lý lập trường tư tưởng, quản lý lao
động, quản lý sinh hoạt v.v...). Ôi chà chà, bây giờ ông mới thực là ông, ông phải làm một cái gì đó chứng tỏ mình, một cái gì đó làm ông ngẩng cao đầu, ưỡn
ngực, cất mình vươn cao lên khỏi cái hàng ngày dung tục và tầm thường. Thật kỳ lạ, ông chưa đụng tới bình rượu thuốc uống một chén trước bữa ăn, vậy mà
người đã bừng bừng say, như người trong cõi khác.
- Đâu rồi, ra mà ăn cơm... Từ nay hưu rồi, ngủ lúc nào chả được, cứ nhè ngay bữa ăn.
Vợ ông đó, sau ba mươi năm nâng khăn sửa túi, bà đã kịp tạo cho ông một phản xạ căng thẳng mỗi khi nghe nàng nói. Ngay lập tức mọi ý nghĩ viễn vong
đều bị xóa sạch, ông có mặt ngay tại mâm cơm nhanh nhẹn như người lính được điểm danh, con gái ông reo to:
- Hay quá bố hưu rồi, ở nhà làm cái máy giặt, con đỡ phải sắm.
- Thôi, thôi, để bố cô nấu cho cô hai bữa cơm, vậy cũng gần hết tám tiếng rồi.
- Thì sáng bố dậy sớm, giặt loáng cái là xong ấy mà. Người già ngủ được mấy.
Ông nhìn vợ và nhìn con gái với cái nhìn đầy bí ẩn của con nhân sư trên sa mạc Sahara, rồi ông phá ra cười:
- Yên chí, yên chí, tôi sẽ nấu cả hai bữa cơm, giặt quần áo cho cả nhà, không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Ngày xưa đánh Pháp, đánh Mỹ còn
được, huống hồ ba cái việc vặt trong nhà...
Bà vợ trợn mắt:
- Lại say rồi, đã bảo buổi trưa đừng có uống, cứ uống vào là nói phét. ừ thì ông đánh Pháp, đánh Mỹ, nhưng tôi hỏi ông lúc về hưu ông mang được về mấy
cây?
Lại chuyện "cây", "que", lại chuyện duyên số hẩm hiu, làm như chính ông là nguồn gốc mọi khổ đau cay đắng bà ta phải gánh chịu cả đời. Vợ ông quên mất
rằng đã có một thời bà dắt ông đi trong bộ quân phục bốn túi, chân do giày đen, ngực đeo huy hiệu Điện Biên trên khắp phố phường đỏ rực rỡ cờ hoa đó sao?
Chẳng phải do vị trí của ông lúc đó mà bà ta được nhận vào thẳng sở thương nghiệp mà chẳng phải qua một ngày lao động cải tạo giống như các cô gái khác
thời đó sao?
Như mọi khi hẳn ông đã "mũ ni che tai", mặc cho bà đấm bị bông, nhưng hôm nay, ma xui quỹ khiến sao đó, ông đáp lại rằng ừ thì bà xui xẻo vớ phải "thằng
nhà quê", nhưng thử hỏi, nếu không có thằng nhà quê này liệu bà có thoát khoải mục xác trên Tây bắc như chán vạn đức khác vào thời đó chăng? Ông dẫn ra
cô A chết sốt rét trên bản Mèo, cô B mới mười năm đi cuốc đường xương sống gần gẫy làm đôi mới bò được được về, chả ma nào thèm lấy. Càng nói ông
càng hăng khiến cô con gái phải can:
- Thôi thôi, bố đừng nói nữa, bố ăn giò đi, giò Phú Hương đây, ngon lắm.
A... không nhé, đã tới lúc phải coi khinh miếng 5n, cái đã làm ta tranh đua cả một đời. Ông lại hăng lên, chạy tiếp cái đà hùng hồn, trịnh trọng tuyên bố:
- Từ hôm nay, tôi chỉ ăn đúng theo tiêu chuẩn lương hưu của tôi thôi, chẳng ăn lẹm của ai hết. Như món giò Phú Hương này chẳng hạn, không hợp túi tiền
của tôi, từ nay dứt khoát tô không ăn.
Cô con gái cười to:
- Lương hưu của bố chia ra, ngày được hai ngàn, vậy bố chỉ được ăn rau muống luộc chấm nước nắm.
- Cũng được, càng sạch ruột, không chết đâu mà sợ.
Thế là thực sự nổ ra cuộc cách mạng, không ăn nhờ vợ con, từ nay ông sẽ làm chủ gia đình, nói năng dõng dạc, đi đứng đàng hoàng chứ chẳng phải cóm
róm, rụt rè như trước kia nữa. Vợ ông không hiểu được điều đó, bà ta cười nhạt:
- Không ăn càng tốt, cất tủ lạnh chiều đỡ đi chợ.
Được rồi, cứ cất đi, cất ngay vào cái dạ dày càng kín, nhưng từ nay đừng hòng ra rửa bát nhé, ông xác định quyền làm chủ gia đình bằng cách phá lệ dọn dẹp
sau bữa ăn, cắm cái tăm vào miệng, đủng đỉnh tráng ấm pha trà, giở ra tờ báo là thứ mọi ngày ông chỉ sờ tới vào lúc đã xong xuôi mọi ciệc từ rửa bát, lau nhà
tới giặt giũ cả ba chậu quần áo khổng lồ. Thôi nhé, cả đời là, đầy tớ nhân dân, không lẽ hưu rồi lại vẫn làm đầy tớ dù rằng cho vợ con. Không, nhất định từ
nay ông chỉ có làm chủ, chẳng mó máy việc gì, cứ ăn rồi lại nằm, cuồng cẳng thì đi ra dạo phố, thật sướng hơn cả vua. Được vài ngày, ông chợt thấy thời gian
đã dôi ra một cách đáng sợ, tờ báo hàng ngày từ bài xã luận "Kiên quyết đi theo con đường của chủ nghĩa xã hội" cho tới "Bố cáo thành lập Công ty tư
doanh", đọc đi đọc mãi mới tiêu được hai tiếng đồng hồ, buổi sáng còn dài dằng dặc, ngã lưng một lát buổi trưa, quanh quẩn mãi vẫn chưa tới chiều. Trong
ngày ông ngại nhất hai bữa cơm, bởi lẽ như để chọc tức chềng vợ ông ngày nào cũng mua về khi thì khoanh chả quế vàng rộm khi thì nguyên một con vịt
tiềm thơm phức, óng ánh toàn những mỡ là mỡ. Hóa ra trong việc làm chủ, khó nhất là làm chủ cái ... dạ dày. Trong cả đám lục phủ tạng, nó là đức đòi hỏi
nhiều nhất, ương bướng nhất, chả thế mà lúc ngồi vào mâm, nó cứ bắt đôi mắt ông nhìn hau háu vào đĩa thịt, bát canh cá, mũi ông cứ phải huếch lên mà thu
nhận mùi thơm ngào ngạy từ những mó ăn ngoài túi tiền không bao giờ ông cho phép mình đụng đũa tới, Giữa nó và ông là một cuộc đấu tranh một mất một
còn, chưa xác định được ai thắng ai, mỗi lẩn ông đưa đũa gắp rau, nó cứ lái ông về đĩa thịt. A không nhá, miếng ăn là miềng nhục, thà chết còn hưn, ông cứ
lặng lẽ nhau rau muống, cà muối, dưa chua, toàn những thức ăn nhà Phật cả, miệng đắng ngắt nhưng vẫn làm ra vẻ ngon lành lắm. Vậy nhưng thằng dạ dày
đâu có buông tha ông dễ dàng như thế, nỗi bất mãn dần dần tỏa đi khắp mọi nơi, mắt ông mờ hẳn đi, hai đầu gối lúc nào cũng mỏi nhờ và tệ hại nhất là đêm
đêm rất khó ngủ, bụng cứ réo òng ọc, không làm sao nhắm mắt được.
Một hôm, quá lo lắng cho sức khỏe, ông cầm y bạ đi khám bệnh. Sau khi nghe ngóng, đo đạc đủ thứ trên người, ông bác sĩ tuyên bố: "Bác bị thiếu Ptotit".
Suýt nữa thì ông nổi cáu, người nội địa với nhau không dùng tiếng mẹ đẻ, cứ thích lòe tiếng Tây. Ông bác sĩ phải xin lỗi và nói lại một cách nôm na rằng nó
chính là cái bệnh... thiếu thịt. Láo toét, ông chửi thầm, ngày cưa ở trên rừng mấy tháng liền chẳng có tí thịt nào có thấy bệnh tật gì đâu, rồi các ông sư ở chùa
nữa, quanh năm chẳng có miếng thịt nào mà vẫn béo mập... già đấy thôi. Ông tự an ủi vậy và chiều hôm đó vợ ông đãi bạn bè nhân dịp lên lương, để giữ vững
được lời thề, ông cáo bệnh nằm trong phòng. Rõ thật không may, phòng ông liền ngay với bếp và phòng ăn, cho dù ông có bưng tai bịt mũi thì những mùi
xào nấu, mùi cá nướng, tiếng sao chặt thịt chan chát vẫn cứ vọng tới. Sau cùng bữa ăn cũng bắt đầu, chỉ nghe tiếng kéo ghế, tiếng người nói, mời mọc... ông
cũng đủ hình dung được ra các món ăn ngon lành bầy biện trên bàn. Trước tiên ắt phải có món cua tẩm bột rán là món tủ của vợ ông, rồi đến gà chiên cơ, cá
lóc bỏ lò, bê thui chấm tương gừng và sau cùng, ắt phải có một cái lẩu thập cẩm. Ông cứ nằm tưởng tượng ra cái màu sắc, hình dạng và mùi vị của từng món
vợ ông đãi khách cho tới khi cô con gái gõ cửa và lách người vào, đi tới sờ tay vào trán bố:
- Bố hết sốt rồi, bố ra ngồi với các bác ấy cho vui.
Ông dãy nãy:
- Thôi, thôi, tao mới dứt sốt đang còn mệt lắm, ngôì sao nổi.
- Hay con bưng các món vào đây cho bốn nhé.
Dạ dày của ông như mớn rên lên một tiếng vậy, nhưng không vẫn lắc đầu quầy quầy:
- Thôi, thôi, miệng đang đắng ngắt, ăn uống gì được.
Cô con gái đi rồi, một nỗi tuyệt vọng đau đớn đè nặng trên dạ dày ông. Nó tức giận sôi ùng ục làm ông phải nằm úp sấp, dán bụng xuống giường vũng không
trấn nổi cái cơn cồn cào đang làm đầu óc ông quay cuồng như người đang đi thuyền giữa biển bất ngờ gặp bão. Ông thiếp đi trong cơn đói và lúc choàng tỉnh
dậy trời đã tối, xung quanh yên ắng, tịnh không một tiếng động. Ông vén tay xem đồng hồ, trời đất đã quá nửa đêm, dạ dày lại réo ùng ục, cơn đói đẩy ông
xuống giường, bước ra phòng ngoài và đi tới chiệc tủ lạnh kê trong góc nhà như một người mộng du. Không, không phải là ông đâu, một người nào đó đã chi
phối mọi hành vi của ông, đã bắt ông giơ tay mở tủ lạnh và mắt sáng lên khi thấy trong cái bát to Trung quốc một con chim câu nhồi thịt, mỏ ngậm cọng
hành, chúi xuống nước hầm sen còn vương mấy cọng mộc nhỉ. Ông thaóng nghỉ tới con chim hôm nào nhìn ông lúc lắc đôi mắt hạt cườm rồi vút bay lên trời
cao, hôm đó ông mới nhận sổ lương hưu và mới xảy ra quyết định "chỉ ăn trong mức lương hưu" trong một phút bốc đồng muốn cất mình khỏi cái hàng ngày
đầy phiền tạp. Mới đó thôi mà đã một tháng rồi, một tháng ông bóp mồm bóp miệng để được thực thi cái quyền "làm chủ gia đình" của mình. Nhưng lúc này,
đối diện với bát chim hầm, ông không còn là ông nữa, một người khác đã nhập vào ông, không còn kịp đóng tủ lạnh, cứ đứng thế bốc từng miếng thịt chim.
Chao ôi, cái vị ngọt không bút nào tả nổi của nó xộc thẳng cuống dạ dày, lan đi các mạch máu như một luồng sinh lực đang ào ạt tràn vào cơ thể. Chính là lúc
cơn khoái đang lên tới độ cao nhất, tiếng kẹt cửa làm ông giật nẩy và mọi thứ trên đời bỗng dừng cả lại, ngay cả thời gian dường như cũng không trôi nữa.
Nhẹ nhàng như một con mèo, bà lướt tới trước mặt ông và cất tiếng cười, Ông bỗng lảo đảo như bị trúng gió, hai tay ôm ngực, ông nôn thốc nôn tháo tất cả
món chim câu nhồi thịt vừa rồi ông đã tọng vào dạ dày một cách vội vả.



Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 296

Return to top