Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Làm Lại Thâm Tình

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 4247 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Làm Lại Thâm Tình
Thích Nhất Hạnh

3. Lấy lại chủ quyền

Khi người thiếu phụ tới làng Hồng tu học, cô đã bỏ vào trong chuông một câu hỏi. Cô kể lại cái liên hệ giữa hai mẹ con và cô xin một lời giải đáp. Tôi đã nói rằng ý chí hòa giải rất tốt, nhưng không đủ Condition necessaire nhưng mà chưa suffisante. Tại vì lực lượng của những tập quán, của những nội kết trong hai người đều mạnh quá. Vì vậy có thể tạm thời chưa nên tới với nhau, hẹn nhau trong vòng sáu tháng hay một năm. Và trong thời gian đó hai người phải thực tập chuyển hóa những khối nội kết ở trong mỗi người, cái khối lửa trong lòng đất.

Phương pháp mà tôi đề nghị cho cô gái đó như thế này. Mình chưa phải là một con người tự do, mình đừng có ảo tưởng mình là con người tự do. Mình có ý chí muốn hòa giải và nghĩ rằng nếu muốn là mình làm được. Nhưng sự thật mình không đủ tự do để làm chuyện đó. Khi người kia bắt đầu nói và chạm vào mình thì tự nhiên những khối nội kết cũ trong ta bắt đầu nẩy mầm và phát hiện. Rồi khi ta mở miệng ra mà không có khả năng quán chiếu từng lời nói thì lời nói của ta sẽ thu hút tất cả những chất độc của những nội kết cũ đó và phun các chất độc kia ra ngoài như là miệng núi đá phun lửa. Cho nên ta phải biết ta chưa phải là con người tự do.

Ta nô lệ cho ai? Không phải nô lệ cho người kia đâu. Chính ta là nô lệ của những khối đau và những thói quen ở trong ta, thói quen đối đáp chua chát, thói quen ăn miếng trả miếng mà ta đã thực tập trong vòng chín năm. Đó là thời gian leo thang làm khổ nhau. Thời gian leo thang làm khổ nhau có thể kéo dài chín năm, có thể tám năm, có thể bảy năm, có thể năm năm, có thể sáu tháng. Đó là thời gian không may mắn của cả hai người. Có thể là có một con người thứ ba, nhưng mà hai người, vì không nhận diện được cái sự rủi ro đó, đã để cho bản thân mình bị kéo vào trong cuộc tranh chấp. Và chín tháng đó hoặc sáu tháng đó đã tàn phá hai người. Hai người mang những khối nội kết và chính bây giờ mỗi người đang làm nô lệ cho khối nội kết của chính mình, nô lệ cho tập quán và thói quen của mình.

Người thực tập phải can đảm nói lên sự thật: "tôi chưa phải là một con người tự do, tôi bỴ cái giận của tôi, những nội kết của tôi và thói quen của tôi khống chế". Ban đầu thì tôi có vẻ tự chủ được trong khi nói, tôi có thể nói được vài lời thương yêu, nhưng sau đó thì các nội kết dẫn đường, tôi không còn dẫn đường nữa, tôi chỉ đi theo chúng riu ríu như một tên tù nhân bị hai người lính áp giải. Sự thật là như vậy. Người thực tập chân chính phải chấp nhận là mình đang còn yếu, đang bị nội kết của mình lôi đi như em bé chăn trâu không có đủ sức điều phục con trâu của mình. Trâu ăn lúa mà mình không biết làm gì cả, mình chỉ biết kêu gào. "Để trâu ăn lúa kêu cha bời bời". Nhưng "cha còn cắt cỏ trên trời, mẹ còn cởi ngựa đi chơi non Bồng". Kêu gọi mấy cũng vậy thôi. Mình không biết chăm sóc con trâu của chính mình. Vậy thì người thực tập phải công nhận một điều, tuy hơi xấu hổ nhưng mà thiệt, là mình không làm chủ được tình trạng. Vì vậy mình mới cần thực tập tịnh khẩu.

Thực tập tịnh khẩu tức là đặt mình vào trong một khung cảnh an ninh, một loại vòng đại an ninh. Trong thời gian có an ninh đó, ta thực tập để chuyển hóa. Sau khi chuyển hóa rồi ta bắt đầu có an ninh thật . Ta thâu hồi lại chủ quyền của chính ta. Ta trở thành con người tự do. Không ai tước đoạt sự tự do của ta cả. Chỉ có các khối đau, chỉ có nội kết, chỉ có tập quán của mình áp chế mình và làm mất tự do của mình mà thôi.

Tôi đã đề nghị hai mẹ con thực tập và nhất là người con, tại vì người con là người đã có duyên tới với Phật Pháp, đã tiếp xúc được với thầy, với bạn, đã bắt đầu hỏi thầy được một câu hỏi thông minh về sự thực tập, đã biết thiền hành, đã tập hơi thở chánh niệm, đã tập thiền tọa. Tôi đã nói với cô rằng hãy thực tập thiền hành, hãy tiếp xúc với những gì tươi mát có tính cách trị liệu, những gì đẹp đẽ ở trong đời sống hàng ngày để làm cho con người mình an lành thêm.

Đứng về vấn đề xúc thực và đoàn thực, ta phải tổ chức cuộc sống hàng ngày của ta. Nếu chúng ta có tài tổ chức thì chúng ta lại có thêm một yếu tố để thành công. Có nhiều người tổ chức Phật Đản rất hay nhưng không bao giờ tổ chức được sự tu học cho chính bản thân mình cả. Có những người tổ chức cho người khác tu học khá hay, nhưng không bao giờ chịu tu học cả. Những người đó hãy đem tài tổ chức đó để tổ chức lại đời sống hàng ngày của mình. Làm sao để buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều ta được tiếp xúc với những gì tươi mát, lành mạnh, có tính cách trị liệu để con người ta được nuôi dưỡng. Khi con người ta trở nên tươi mát và dễ chịu hơn thì những nội kết kia sẽ dịu xuống. Đó là chánh niệm về tiếp xúc; chỉ có chánh niệm mới làm được điều đó. Các bạn có tài năng tổ chức hãy sử dụng tài năng tổ chức của mình để tổ chức và sắp xếp lại đời sống hàng ngày của chính mình. Có thể vì đời sống hàng ngày hiện thời của ta vô tổ chức, cho nên ta cứ tiếp xúc mãi với những cái làm ta bực mình suốt ngày. Và nếu cứ bị tiếp xúc với những cái làm ta bực mình suốt ngày thì ta sẽ điên loạn, những khối nội kết càng ngày càng lớn, chúng sẽ đè bẹp ta một cách hoàn toàn. Ta không còn gì nữa, ta "không còn kí lô" nào nữa. Hãy tổ chức lại đời sống hàng ngày để ta đừng bị tiếp xúc quá nhiều với những yếu tố độc hại làm cho ta bực bội, sầu khổ, hận thù, tưới tẩm những hạt giống khổ đau đã quá lớn ở trong ta.

Ví dụ như hai cha con nhà đó. Cha có nội kết với con, con có nội kết với cha. Hai cha con gặp nhau mỗi ngày và những câu nói của cha làm nội kết của con lớn thêm, những câu nói của con làm nội kết của cha lớn thêm. Vậy nếu đứa con có tài tổ chức, nó sẽ làm như thế này. Trong những lúc vui vẻ, nó cố gắng viết cho cha một lá thơ. Nó viết "thưa Ba, chủ nhật tuần trước Ba có nghe Thầy nói về chuyện tịnh khẩu. Con cũng muốn tịnh khẩu bảy ngày. Nếu Ba cùng làm với con thì vui quá đi". Nếu hai cha con cùng làm thì rất hay. Anh ta có tài tổ chức và anh ta nghĩ rằng nếu anh ta tịnh khẩu trong khi cha mìng cũng tịnh khẩu thì hai cha con sẽ đạt tới một thành quả nào đó rồi cả hai sẽ được chuyển hóa. Hai cha con có một thời gian an ninh là bảy ngày. Hoặc là hai chị em. Hai chị em mỗi ngày gặp nhau. Mình đề nghị với em gái mình: "Em muốn không? Em muốn tịnh khẩu với chị hai tuần không? " có thể hai người đồng tịnh khẩu một lần. Cả hai đều phải thực tập. Mỗi người có một cuốn sổ để ghi những câu mà thường ngày mình hay nói nhưng nhờ tịnh khẩu nên đã dằn kịp, không nói. Rồi từ những yếu tố tiêu cực, họ sẽ tìm ra những gốc rễ nào đã khiến họ hay nói với nhau những lời nặng nề chua cay và họ quyết định chuyển hóa như thế nào.

<< 2. Im lặng để có dịp nhận diện | 4. Thấy được cội nguồn >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 723

Return to top