Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Hà Nội - Văn hóa và Phong Tục

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 11373 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Hà Nội - Văn hóa và Phong Tục
Lý Khắc Cung

Chương III


NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC


Múa rối thành Thăng Long
 


 


Ông Viện trưởng Viện Những nền văn hoá thế giới Sêríp Khagiơnađa, viết: Sao lại có thể tưởng tượng được rằng một hình thức ngôn ngữ sân khấu tầm cỡ đã tồn tại hơn 1.000 năm bị lãng quên? Mà sự thật đã vượt qua tưởng tượng.


 


Múa rối nước của Việt nam không bao giờ xa rời làng quê cội nguồn của họ. Cũng có nhiều người Việt nam chưa được xem và không biết đến sự tồn tại của nó. Dẫu vậy nghệ thuật nghìn năm nay đã vượt ranh giới " lợi ích, chất lượng mà sáng tạo ra những diễn tả và khám phá để có thể đứng vào hàng những hình thức quan trọng nhất về sân khấu múa rối. Những nghệ si Việt nam là những khán giả của một hình thức diễn tả có một không hai trên thế giới. Múa rối nước đã làm giàu cho di sản văn hoá nhân loại ngăn chặn nguy cơ bị đẩy vào trạng thái "ở ẩn" và "lãng quên", một số diễn đạt ưu tú của tài hoa nhân loại.


 


Bia đá Sùng Thiện Diên Linh ở làng Đại, huyện Duy Tiên, Nam Hà ghi chép với 4.036 từ tả buổi biểu diễn múa rối nước để mừng thọ vua Lý Nhân Tông (1121) với sự có mặt của các quan trong chiều ngày 3, tuần trăng thứ 8, có ghi lại như sau: "Dòng sông gợn sóng. Một con rùa vàng mang trên mình ba hàng đá. Nó bơi thư thả trên mặt nước rồi phun nước như mưa. Trong trắng nhạc êm đềm, những cánh cửa các hang động ở ra. Thế là các nàng tiên xuất hiện, múa điệu múa “Hồi phong”. Họ giơ những cánh tay mềm mại, nhíu cặp mày duyên dáng, nhịp với lời ca. Những con chim lạ bay đến, đậu từng đàn, rồi thi tài nhảy nhót. Những chú lươn non tung tăng… Rùa vàng nhìn về phía nhà vua, cúi đầu kính bái. Nhưng bác tiều phu giương cung bắn thú v.v… " Ngày nay, trong các tiết mục múa rối nước cổ truyền, người ta lại thấy con rùa vàng phun nước, những nàng tiên với cánh tay mềm mại múa "thần khúc cảnh săn bắn mãnh hổ v.v… Tháng 3 năng 1984, đoàn múa rối nước Việt nam gồm 15 nghệ sĩ thực hiện chuyến đi biểu diễn tại CHDC Đức, Pháp, ý và Hà Lan. Đến đâu, đoàn cung được hoan nghênh nhiệt liệt và được ca ngợi hết lời với nhiều lời bình luận trên 20 tờ báo. Nhiều báo nhận định: "Múa rối nước Việt nam đã trả lại cho nhân loại một di sản văn hoá vinh quang mà trước đây nó bị nằm trong lãng quên"


 


Đêm ngày 4-3-1985, tại hội trường Ba Đình, đoàn múa rối nước Việt nam biểu diễn trước 400 khán giả. Nhiều nhà báo nước ngoài đã đến dự và chụp ảnh. Bên bờ bể nước có đốt pháo bông. Những chùm hoa cà hoa cải đủ màu sắc bay lên cao vút rồi toả ra. Bên cạnh cột đốt pháo bông là một chiếc cột cao treo một chiếc cờ lười hổ đủ màu sắc có chữ "Hội" ở giữa. Tiếng trống, tiếng thanh la, tù và, mõ và đàn sáo nổi lên tưng bừng hoà hợp với nhau làm cho cái không khí " hội hè Việt nam muôn thuở tràn ngập lòng người. Sau đó, qua các tiết mục, chúng ta gặp những lời thoại xen vào những làn điệu chèo, dân ca, thôn ca tuỳ theo cảnh theo tình xảy ra trên sân khấu mặt nước. Lách bức mành tre giữa nhà thuỷ đình tám mái vút cong với màu sắc rực rỡ có những bức rèm thêu hoa lá, rồng phượng cầu kỳ và trang nghiêm rủ xuống, chú Tễu bắt đầu ra trò… Chú vừa cười vừa hỏi:


- Bà con ơi!


- Ơi… - Tiếng đế đáp lại và các khán giả trẻ thích được góp thêm tiếng "ơi" để trả lời chú Tễu.


- Tôi có phải xưng danh không nhỉ?


- Có chứ. Không thì ai biết là ai?


- Tôi vốn là người trên trời. Tôi xuống đây từ cái thuở nước và lửa hoà hợp với nhau. Tên tôi là Tễu. Chú Tễu còn khoe đôi điều nữa. Có cả cô gái khăn lụa yếm đào để ý chú ta. Chú là nhân vật chính của múa rối nước. Chú rất trẻ, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Chú là người giáo trò - vừa là hề, là người kể chuyện có duyên và cũng là người bình luận sắc sảo. Chú sống đã hơn 1.000 năm mà vẫn trẻ. Chú kể chuyện xóm làng, Phê cái dở, khen điều hay. Chú kéo cờ, đốt pháo giới thiệu tiết mục, hát, ngâm thơ, múa. Chú kêu gọi sự lạc quan, sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau và khuyên mọi người nên ca hát và sáng tạo cái đẹp, cái hay cho cuộc sống: "Nền văn tử sao nỡ để hoang vu…"


 


Người ta ném xuống mặt nước một quả pháo vịt. Pháo vịt chạy ngoằn ngoèo dưới nước toả ra khói, hoa xanh đỏ gây ra tiếng chíp chíp rồi nổ toang. Trong lúc rộn ràng và rực rỡ này, chú Tễu rút lui vào trong mành không quên giới thiệu các trò bằng mấy câu thơ. Lại một lần nữa pháo nổ, trống tù và, mõ nổi lên. Long, ly, quy, phượng lung linh lao ra, nhảy múa, đùa giỡn. Chúng phun khói, phun lửa. Chúng là những con vật thiêng liêng được sơn son thếp vàng và được trang điểm bằng sơn mài độc đáo của Việt nam. Người xưa cho rằng, những long, ly, quy, phượng kể trên thèm khát một cuộc sống trần gian ở ngay cái ao làng bao nhiêu chuyện lý thú nhỏ nhoi mà lấp lánh. Rồi đến cánh đồng chiêm tấp nập, nơi có những con cò bay lả bay la đến mỏi cánh, có những người lao động cần cù đáng yêu: Chồng cày, vợ cấy, con câu Chàng rể tát nước, con dâu đi mò. Cảnh chọi trâu có anh hề đánh trống thúc giục trâu chọi cho hăng và một người trọng tài vui tính đã diễn tả cái cảnh hội hè, cái thú vui chơi hào hứng mà khoẻ khoắn trên đồng trũng. Tiết mục “Múa tiên" thật lung linh, huyền ảo. Tám cô tiên xếp hàng múa với nhiều động tác mềm dẻo. Các cô tiên được tạo hình rực rỡ, óng ánh xiêm y, nhịp với những khúc dân ca mượt mà, đằm thắm.


 


Múa rối nước của ta hiện giờ có chừng 30 tiết mục cổ truyền, 20 tiết mục mới có giá trị. Thưởng thức múa rối nước, chúng ta được sống lại với những lời ca điệu múa đã có trong máu của cha ông chúng ta và ngay cả của chúng ta. Ta được thưởng thức tài nghệ của các nghệ sĩ dân gian trong xóm làng gần gũi, được đằm mình trong cái không khí cội nguồn rộn ràng những âm thanh va màu sắc thân thuộc. Múa rối nước là một trong những hình thức nghệ thuật sân khấu độc đáo, là loại rối điều khiển ngầm dưới mặt nước từ xa, có ở Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hải Hưng, Hải Phòng, Nam Hà, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh… Hiệu quả nhiều mặt, liên tục gây bất ngờ và sự tràn đầy ngẫu hứng của nó đã dành cho múa rối nước một chỗ đứng trong kho tàng di sản văn hoá Việt nam cũng như trong nền văn hoá của nhân loại.


 


MÚA CHÈO



Để tìm hiểu múa truyền thống Việt nam, không thể bỏ qua múa chèo.


 


Múa chèo ôm vào mình một cách tham lam tất cả các khổ múa ở những địa bàn quê hương của nó cũng như ở bất cứ đâu mà nó cò thể thu thập được rồi nhào nặn, thêm bớt, làm cho mình trở nên giàu có. Do đó, ta thấy múa chèo còn có những dấu ấn rất đậm đà của những trò chơi lối xóm, múa thiêng, chạy đàn, làm chay, đánh bồng, bài bông, múa đèn, múa nến, múa gậy, múa khăn, múa sênh tiền, múa tắm tiên, múa chạy cờ v.v… Nhiều động tác múa kể trên từ những thuở xa xía đã lưu lại trên các vách đá, hang động ở Việt nam.


 


Ở chèo, có nhiều động tác tưởng chừng như không phải là múa như đi, đứng, đổi vị trí, giao tiếp v.v… mà lại là múa. Có câu tâm niệm: "Nhất cử nhất động giai điểm vũ” (mỗi cử động đều có múa). Nhiều động tác nhỏ thôi, tí chút thôi mà thực khó thể hiện. Vai Đào Huế trong vở "Chu Mãi Thần" đã múa ngay cả lúc gần như đứng yên mà trong lòng đầy gió bão. Múa chèo chủ yếu dựa vào đôi bàn tay, cánh và cổ tay. Nhờ đó chèo biểu hiện những trạng thái khác nhau của tình cảm. Lòng bàn tay trong tượng nghìn mắt nghìn tay của Việt nam có vẽ con mắt ở giữa. Ở sách cổ Ai Cập cũng vẽ trái tim và cặp môi trong lòng bàn tay. Người ta coi bàn tay như cái nhuỵ của tâm hồn. Với múa chéo, bàn tay còn là mắt, là môi, là trái tim.


 


Múa chèo có những đặc điểm: 1) Cách điệu cao. Một vài cử chỉ phối hợp của những ngón tay, mắt nhìn là tạo được cảnh trăng lên hoặc trăng tàn. Chỉ vài bước đi rồi chuyển sang động tác khác là đủ nói lên nhân vật từ bỏ nơi này mà đi đến một nơi nào xa xa lắm. 2) Mềm dẻo, uyển chuyển. Múa chèo gần gũi với tranh lụa ở chất trữ tình, thơ mộng. 3) Những động tác được thể hiện nhiều nhất ở phần thân trên, cánh tay, bàn tay, ngón tay. 4) Phóng khoáng, hồn nhiên. Những động tác chèo không tỉa tót, không quá trau chuốt mà gần gũi với thiên nhiên. 5) Múa kết hợp với hát. Diễn viên vừa múa, vừa hát. Hai điều này ăn ý với nhau, bổ sung cho nhau.


 


Múa chèo có 5 nhóm động tác chính: a) Nhóm chạy đàn. Gồm những bước đi lúc chậm lúc nhanh, có nét buồn sâu lắng, thương nhớ, buồi mênh mông. b) Nhóm dâng hoa. Tả nhưng cảnh bồng bềnh mây nước; tả tâm hồn rạng rỡ, gắn bó, mật ước, duyên tình… c) Nhóm dâng rượu: động tác chậm, thiêng liêng trang trọng, kính cẩn, tin tưởng. d) Nhóm cướp bông. Vui nghịch, tự do ngẫu hứng sơ luyến. e) Nhóm tấu nhạc. Gồm những tiết tấu nhắc đi nhắc lại, nhấn mạnh, nguyện cầu, trầm ngâm… Năm nhóm động tác cơ bản này làm cơ sở, được cộng với những động tác phối hợp hoa mỹ mà biến hoá ra nhiều hình nhiều vẻ, lột tả những trạng thái và khía cạnh của tình cảm khắc hoạ nên những nhân vật đầy cá tính.


 


Tuy có bài bản, luất lệ nghiêm khắc nhưng múa chèo cũng như loại nghệ thuật biểu diễn khác, lệ thuộc nhiều vào tình cảm, tài năng tính năng động, kính ngâu hứng say sưa của diễn Viên biểu hiện. Diễn viên tạo ra cái "thần" có những dư âm thẩm mỹ trong từng động tác múa. Múa chèo có vẻ đẹp đa dạng, phong phú, nhìn không chán mắt, xứng đáng chiếm một ví trí quan trọng trong kho tàng múa truyền thống Việt nam.


 


HÁT GIAO DUYÊN



Ở nước ta, mỗi độ xuân về hoặc xuân thu nhị kỳ. Mọi nơi thường tổ chức lễ Tết, ăn mừng, vui chơi, chào đón ngày mùa bội thu, lễ rước Thành Hoàng v.v…


 


Trong những cuộc vui như vậy luôn có mặt những buổi giao duyên, đua đò, trống quân, hát xoan, hát ghẹo, sli hò, quan họ, hát đúm v.v… Đề tài của những cuộc hát rất rộng rãi và ngẫu hứng như: ca ngợi quê hương, xóm làng, những cảnh đẹp thiên nhiên, tình yêu trai gái v.v… Chất trữ tình, tự sự, huê tình luôn luôn được nhấn mạnh. Đông đảo dân làng và eác nơi lân cận kéo đến dự rất nhiệt tình. Những người tham gia hoạt động văn hoá này thường chia ra một bên nam, một bên nữ. Đầu tiên, họ hát chào nhau, chào tất cả mọi người đến thưởng thức với những lời ca hay, tươi đẹp. Họ đoái với nhau, thi giọng hát và sự đối đáp thông minh. Nhưng càng về sau càng "găng” và nặng về chất phong tình trai gái. Bên nữ có thể mạnh dạn hơn nhiều, chanh chua ngoa ngoắt và bên nam thì lộ ra cái chất tán tỉnh và thèm thuồng, đùa giỡn với bên nữ. Đối phương cũng chẳng chịu kém, cũng ỡm ờ, bờm xờm, chòng ghẹo. Riêng kiểu hát đúm là dữ dội hơn cả. Họ nói lúc tan là lúc đôi nào vào đôi ấy, dắt nhau vào một chỗ kín nào đó.


Hát đúm có những đoạn đối đáp như sau:


Đôi ta gặp gỡ nhau đây


Như đôi bò gầy gặp bãi cỏ non


Anh còn son, em cũng còn son


Ước gì ta được làm con một nhà


Ra vào đụng chạm để mà nhớ thương.



Ở đây, sự đụng chạm là sự nhớ thương tích cực, thể hiện mãnh liệt qua hành động. Hoặc như:


Công em vén váy phất cờ


Đẻ ra một lũ lờ đờ ngáo ngơ


Có cây rối mới có hoa


Có công anh đi lại mới tòi ra cô nàng


Làm hoa cho người ta hái


Làm gái cho người ta trêu


Đôi ta như đá lưới dao


Năng liếc thì sắc, năng ra vào thì có tí nhau


Cô kia tươi tốt rươm rà


Tuy rằng tốt đẹp nhưng mà cong chân.



Cô gái liền đáp lại:


Em từ trong đó em ra


Cớ sao em biết rằng hoa chị tàn


Hoa tàn nhưng nhuỵ chửa tàn


Muốn xem, chị gỡ tấm màn cho xem



Hoặc như:


Thân em ví xẻ làm đôi được


Thì mỗi anh hùng một miếng ngon


Thư hương gia giáo nếp nhà


Sao anh sàm sỡ ra tuồng tà ma


Không bằng đôi má em hồng


Em trơn lông đỏ da quá mức


Anh là ma, anh bắt em má hồng.



Anh con trai cố tìm những phép màu để bắt cô gái. Mà do sự cần thiết, đã đẻ ra phép màu thật vì anh thấy cô gái sạch bong, tươi mát, đầy nhục cảm.


Ba bốn nơi tới hỏi, em chẳng màng


Chờ anh chết vợ, em sẵn sàng nhảy sang.



Và… cứ như thế, hai bên nam thanh nữ tú… họ hát với nhau đến thâu đêm, suốt sáng. Hát từ đời này sang đời nọ, không dứt. Loại hát giao duyên này có nhiều câu hát thuộc ca dao, tục ngữ mà đậm đà nét phong tình.


Nữ:


Trầu ấy em tôi vôi tàu


Dù mặn, dù nhạt, dù cay, dù nồng


Dẫu chẳng lên vợ nên chồng


Xơi dăm ba miếng vợi lòng nhớ thương



Nam:


Cầm lược thì nhớ đến gừng


Cầm khăn nhớ túi, đi đường nhớ nhau


Cầm trầu lại nhớ đến cau


Cầm bấc nhớ đèn, cầm chỉ nhớ kim



Nữ:


Cợt vậy mà thôi Giỡn vậy mà thôi


Chồng em như nén vàng đôi… đợi em ở nhà…



Nam:


Ta về ta bẻ cành lá cắm đây


Đến mai ta cứ chốn này ta chơi


Bên kia gò, bên này cũng gò


Có phải nhân ngãi thì dò sang đây


Bên kia nương, bên này nương


Có phải nhân ngãi thì thương nhau cùng…



Hát giao duyên hãy còn sống mãi trong cuộc sống của chúng ta, trong ca dao, trong các câu chuyện kể tâm tình của dân gian, trong những cuộc hội hè đình đám, nó góp âm thanh và hình ảnh, làm duyên cho những sự gặp gở. Nó truyền từ đời nọ đến đời kia để những câu hát được mỗi ngày một mới mẻ. Quả thực, nhiều những câu hát mới ngày nay là một phần nào hoá thân của những câu hát mà những thế hệ trước chúng ta đã hát. Hình thức và thanh âm của chúng đã khác đi, nhưng tinh thần, hồn phách của nó chỉ là một. Nó ca ngợi cuộc sống, ca ngợi xóm làng, ca ngợi tình yêu trai gái mặn nồng khôn nguôi của những người con trai con gái sắp sửa và đang bước vào tình trường. Hát giao duyên sẽ còn mãi…


 


DIỄN XƯỚNG TRÒ MỤC LIÊN - THANH TRÌ



Bên nhà ông cả Biển đang có chuyện buồn. Mẹ ông mới mất ở tuổi 94. Cụ chẳng ốm đau gì mà nằm xuống như một giấc ngủ. Họ hàng, làng xóm đến phúng viếng đông nghịt. Phường kèn, thỉnh thoảng lại cử lên những khúc bi ai, não nuột, trầm bổng. Nổi bật lên là những khúc "Điếu quân”, "Lâm khốc", "Con nhạn lạc đàn". Các con, cháu, chắt của người chết đều đứng, ngồi quanh cỗ quan tài sơn đỏ có chữ “Thọ”, "Sống dầu đèn, chết kèn trống". Người ta cho rằng những nét nhạc sầu nổi lên để an ủi gia đình người chết. Nhưng cũng là để tiễn người ra đi. Chúng đảm nhiệm việc giao cảm giữa cái chết và sự sống. Do đó, chúng kể lại nhiều chuyện lắm. Trong tiếng nhạc tổng hợp mà chủ đạo là tiếng kèn pha có cả đêm mưa phùn, ngày gió bấc, những đận bi thương v.v…





Nàng dâu trưởng đã trên 70 tuổi khóc lên tiếng khóc đầu tiên với giọng kể lể, "Mẹ ơi, a… cũng một kiếp… người". Liền bên cạnh là nhà ông Hai Y. Ông là con thứ hai của người chết. Tại đây, mọi người thân thuộc tổ chức diễn trò Mục Liên - Thanh Đề để phối hợp với tang lễ và để cầu nguyện cho mẹ già…


 


Đó là tục lệ đã có từ lâu đời ở cái làng Yên Sơn nằm sát chùa Thầy, cách Hà Nội chừng hơn 30 kém. Người ta đốt mấy ngọn nến bập bùng. Điều này gây nên một không khí bí ẩn, tâm linh trong làn khói hương nghi ngút. Các diễn viên nam, nữ nghiệp dư và tự nguyện là những người nông dân trong làng xóm. Những trống, phách, đàn, nhị đơn sơ và cũ kỹ được nổi lên. Trang phục thì chỉ cần sửa sang chút ít các trang phục lao động thường ngày. Có thêm hoặc mượn của nhau mấy tấm khăn màu, chiếc khăn tai chó, mấy chiếc thắt lưng xanh, đỏ… ông lái đò được vẽ thêm bộ râu, có thêm chiếc bơi chèo. Nhân vật chính là Á Phật, đại mục Kiền Liên tức Mục Liên có được chiếc mũ "thất Phật" gồm 7 cánh hoa sen. Một mảng của chiếc áo cà sa.


Mục Liên cầm gậy "tầm xích!". Mấy vai đóng chúng sinh thì tha hồ, ai có gì mặc nấy, có đánh chút má hồng. Sân khấu là hai manh chiếu. Một số các bà các chị đứng xung quanh cũng tham gia vào cuộc biểu diễn. Đủ cả, cao, thấp, béo, gầy, già trẻ, răng đen, tóc vấn, đi chân đất… Họ có tác dụng là giàn "đế” và kể, "kệ" và hưởng ứng những điệp khúc: “Nam mô A di đà Phật". Bác Mạc có giọng tốt, ngâm lên: Con ơi! Đất rộng trời cao Công ơn cha mẹ so sao cho bằng. Sau đó, tất cả mọi người đều kê "thập ân" nói về 10 ân đức chinh của cha mẹ đối với các con. Đây là một bài tụng ca buồn rầu, thương cảm mà hùng hồn. Bác Hai lại đóng vai Mục Liên là một vai mà không ai tranh được với Bác.


Á Phật Mục Liên đầy hạnh đức và trí tuệ, rất có lòng hiếu với mẹ. Ngài xin với đức Phật được xuống âm ty thăm mẹ bị hình phạt. Nguyên nhân phải chịu hình phạt của bà Thanh Đề (mẹ Mục viên) là vì lúc còn sống, bà đã làm nhiều điều ác với cộng đồng. Mục Liên giảng giải cho mẹ và một số phạm nhân trong lao tù để họ nhận ra sai lầm và chịu sám hối. Khi họ đã hiểu rõ điều tốt, xấu, họ được ra khỏi lao tù. đi thuyền sang “bờ bên kia" để chuẩn bị đầu thai vào kiếp sau và trở nên những con người tốt. Những động tác thắp hai tay trước ngực, mắt nhìn xa xôi và những dáng đi đầy suy tư… được diễn viên trình diễn rất đẹp. Nhưng có lúc, Mục Liên lại có dáng đi nhanh như gió, lúc gập ghềnh, lúc đi quanh mấy vòng trong tiếng nhạc và tiếng cầu kinh làm cho mọi người như nín thở. Đó là những bước đi vạn dặm của đời một con người trần gian. Ông đi mà là múa. Múa thật sự là khác.


 


Đến lúc Mục Liên vừa hát kinh vừa múa gậy tầm xích thì bật ra những điệu múa cổ xưa đã ngủ quên lâu rồi, đột nhiên được đánh thức dậy. Cảnh múa thật dưng bừng bốc lên cùng với tiếng thanh la dồn dập, tiếng trống thúc lúc nhẹ như gió, lúc như mưa… như khắc khoải… như thân phận con người.


 


Người dẫn chuyện hát lên những khúc hát mộc mạc Không hay lắm! Giọng bác là thứ giọng nguyên chất chưa từng bị pha chế. Một giọng hát nhà nghề uốn éo nào đó vào đây sẽ bị đánh bật ra ngay. Nhưng giọng hát mộc mạc của báu có cái hơi nguyên thuỷ, có cái duyên kiếp. Buổi biểu diễn có đầy đủ chất sân khấu, gồm cả kể chuyện, giáo đầu, ngâm ngợi, đọc kinh, hát kinh, múa, độc thoại, hài hước v.v… Tất cả được tổng hợp lại làm cho đêm diễn vừa ảo mà vừa thực. Chúng liên kết cuộc đời của những con người lại với nhau qua những nét huyền thoại, ký ức, hình ảnh… từ những đời cha ông xa xưa truyền lại, làm cho họ gắn bó lại với nhau trong cái cảm giaco chòng chành.


 


Tất cả lôi cuốn họ vào một mối tình thiêng liêng mà cao cả là tình mẹ con. Người ta thấy cần phải hy sinh cho mối tình đó. Cả vở toát lên tình mẹ con, tình yêu thương cộng đồng. Vở kịch cũng răn đe điều ác và luôn nhắc nhở mọi người rằng cái thiện và cái mỹ sẽ tất thắng. Vở diễn mang tính nhân văn cao. Chính vì vậy, nó tồn tại trong lòng nhân dân từrất lâu và trở nên phổ biến ở khắp các làng quê của chúng ta. Nó thường có mặt trong những ngày đình đám, lễ tết, ngày 15 tháng bảy xá tội vong nhân, lập xuân hoặc ở những đám tang mà người chết có tuổi thọ gần 100 tuổi. Những năm gần đây “múa rối nước”, "ba giá đồng”, "hạn hán và cơn mưa của Việt nam đã làm nghiêng ngả các sân khấu trong và ngoài nước. Vở "Mục Liên - Thanh Đề” cũng sẽ như vậy. Nó cũng là một vật báu của kho tàng văn hoá Việt nam. Có điều, nó chưa được những con mắt của các nhà nghiên cứu chú ý đầy đủ để được Khám phá và nâng cao. Tuy vậy, nó được giữ gìn và kính trọng trong tâm khảm người dân. Nó là củ ấu gai, hãy còn thô mộc, sù sì. Nhưng bên trong thì ngọt bùi, đằm thắm, quyến rũ, nuôi sống được con người. Ở Trung Quốc cũng có chuyện Mục Liên cứu mẹ. Nội dung cũng gần gũi với trò Mục Liên - Thanh Đề của ta. Mục Liên cứu mẹ của họ xuất hiện tại một số tỉnh miền Nam. Sân khấu Trung Quốc đã sưu tầm được hơn 10 bản Mục Liên cứu mẹ để quy nạp, khái quát và nâng cao. Các học giả Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Anh… đã có những công trình nghiên cứu về "Mục Liên cứu mẹ". Họ còn đang tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa. Diễn xướng trò Mục Liên - Thanh Đề của ta vẫn đang là một mảnh đất chưa được khai phá.


 


NÉT TUỒNG



Sân khấu tuồng là sân khấu tổng hợp của nhân vật được hoá trang, có phục trang ước lệ, tượng trưng với múa hát, nhạc đệm, phương pháp thể hiện, do đó cũng phải dựa vào các nguyên tắc cách điệu, ước lệ, tượng trưng. Ở tuồng, các nhân vật được đúc lại thành những khái niệm cụ thể từng mô-típ riêng. Nào là kép văn, kép võ, kép rừng, kép đỏ, kép xanh, kép phong tình, kép đen, kép rằn… Về vai lão có: Lão văn, lão võ, mụ lành, mụ ác. Đào có đào chiến, đào thương, đào điên, đào yêu, đào lẳng… Mỗi nhân vật có kiểu vẽ mặt và qui cách trang phục riêng. Những điều này được coi như chứng chỉ của nhân vật theo phương châm: “Nhan y giai ngữ”, nghĩa là sắc mặt và áo xiêm đều lên tiếng. Như vua bao giờ cũng đội mũ cửu long, mặc hoàng bào. Hoàng hậu đội mũ cửu phụng, mặc áo vàng, đi hài phượng xa hoa và sặc sỡ. Kép rừng mặt xanh có tròng xéo, mang xiêm áo chẽn, quần xà cạp. Thái sư thì đội mũ bình thiên, mặt mốc đeo mãng, đi hia… Về kỹ thuật hoá trang mặt, nghệ thuật tuồng chú trọng vào đôi mắt tả thần. Diễn viên mở rộng độ mở của hai con mặt, lông mày rậm, to và xếch tuỳ theo nhân vật, có khi rất dài. Mặt được xoa lớp nền trắng rất dầy. Có ba nguyên màu chính là đen, đỏ, trắng và dẫn xuất của chúng.


Với bộ mặt của lãn tướng, hổ tướng, tưởng đống (lớn) thì giữ biểu tượng con hổ để tăng vẻ dữ dội. Lông mày to, xếch, nhọn. Trên mặt có những nét gợn gần gũi với những văn hỗ, gọi là những nét vờn màn đen và những nét vờn nhạt hơn màu đen một tông điểm xuyết lượn quanh hoặc chấm phá dựa theo độ rung của cơ mặt và má. Cũng gọi là những đường “nan” phản ánh đấy đủ trong vai võ tướng Tạ ôn Đình, còn bộ mặt Thương Linh Tá lại mang biểu tượng con chim ưng, biểu thị sự thông minh nhanh nhẹn. Mũi được bôi quầng hai bên cạnh để nâng sống mũi lên, cánh mũi rộng ra. Những người trung thì thường mặt đỏ, râu dài. Người nịnh thì mặt rằn. râu ngắn.


 


Tuy nhiên, ngoại lệ có những trung thần, nhưng vẽ mặt rằn, đeo râu ngắn vì hình dáng bên ngoài đời của hai nhân vật này xấu xi, tính tình nóng nảy, gan góc. Khương Linh Tá, Thuỷ Định Minh cũng là những anh hùng chính nghĩa, nhưng mặt không đỏ lại được vẽ thêm những khuyên đen trắng để thể hiện tính nóng nảy cương trực, dũng mãnh. Với kép Phong tình thì màu hồng là chủ đạo, long mày dài. Đào thương có bộ mặt hồng nhạt. Đào lẳng có con mắt lá răm, đuôi mắt dài. Đào võ có bộ mặt đỏ rực rỡ, lông mày cong xếch. Đào võ tiêu biểu là Đào Tam Xuân thì có bộ mặt bên xanh, bên đỏ, nói lên vị nữ tướng xuất hiện từ nơi rừng xanh, núi đỏ xa vời. Hơn nữa, đó là một con người ky dị từ xa xưa trở lại. Đào ram Xuân quá lộng lẫy và hấp dẫn đã trở thành người của cuộc đời mà không phải vợ riêng của ông trùm từ một thuở xưa nào đó nữa. Ông trùm nổi máu ghen bịa ra cái chuyện hoá trang bên xanh, bên đỏ để hạn chế sự hấp dẫn của nàng, làm cho nàng xấu đi để dễ phần bảo vệ. Sự kiện này được ghi trong ngoại sử làng tuồng. Tướng văn và kép văn có bộ mặt hồng nhạt. Lão tướng võ đen râu sàm (liên tu). Lão tướng văn đeo râu đen ba chòm dài. Tướng nịnh với bộ mặt chỉ có hai mầu đen, trắng. Lông mày hình con cá rô có khía.


Bộ áo giáp chia ra bốn vế và đều được thêu những hoa văn rực rỡ mà hoang dã. Có vế đằng trước, đằng sau và hai bên. Quan trọng nhất là vế đằng trước vì nó được trình bày đủ nhất. Nào rồng chầu mặt trời, nào hình hổ báo cách điệu kèm theo hoa văn bằng chỉ vàng, chỉ bạc. Phía bên ngực có bộ tâm kính tượng trưng cho mặt trời, giữa có giải thắt lưng bó gọn, có màu sắc hài hoà với toàn cục. Phía dưới là những vệt màu, hoa văn nhiều màu sắc mô tả sóng gầm mây cuộn. Có những loại áo giáp với những nền xanh, đỏ, đen? tím. Giáp trắng dành cho những nhân vật võ mà siêu phàm. Vua mặc hoàng bào thêu rồng khắp nơi. Với các quan to cũng được thêu một hai nét rồng. Với các loại quan cũng to nhưng không ghê gớm lắm thì được thêu mặt hổ, báo… Kép văn mặc long chầu. Mũ mãng có màu vàng (dành cho vua), đỏ, xanh, tím, đen. Mũ màu đen không bao giờ dùng cho tướng trung và điềm đạm. Tướng lớn đội mũ bình thiên. Phía bên ngoài mũ cũng được tạo hình những rồng phượng vàng hoặc bạe, mặt trời và các đường triện sặc sỡ. Mũ cũng có kiểu dài, rộng, cao.

Có loại gắn thêm những tua hoặc quả bóng màu rung rinh theo động tác và cứ chỉ của diễn viên. Tất cả các nhân vật đều đi hia màu có thêu kim tuyến. Hia có thể nâng chiều cao của diễn viên lên từ 7 - 15 cm. Các tướng phải có dáng cao và đẹp. Rất kỵ người lùn giữ những vai quan trọng gọi là vai "cờ". Thư sinh thì đi hài với những bước đi lững thững. Một vài nhân vật đẹp như Triệu Tử Long (nam) hoặc Đào Tam Xuân (nữ) có đeo thêm 8 lá cờ sau lưng và bộ lông trĩ sặc sỡ, dài mà cong. Ở tuồng, bộ râu, tay áo lông trĩ vừa để trang trí, vừa là đạo cụ độc đáo. Một số quan văn hoặc văn pha võ đội mũ có dải. Điều khác biệt về hoá trang mặt của các diễn viên tuồng Việt nam với Kinh kịch Trung Quốc là: Trên mắt diễn viên Kinh kịch Trung Quốc sử dụng nhiều màu sắc hơn và màu nào cũng được đánh bóng. Họ chia ra những mảng màu cầu kỳ, chải chuốt Còn ở tuồng Việt nam thì tính cách điệu cao đến táo bạo, màu sắc ít hơn, giản dị mà thi tập trung chú ý vào xung quanh đôi mắt. Ở tuồng Việt nam, những đường nét rõ ràng, thô kệch một chút nhưng là ngẫu hứng. Với tuồng, bộ mặt được hoá trang, trang phục là những tác phẩm mỹ thuật hoàn chỉnh. Đứng riêng, chúng là những công trình về tạo dáng và sắc màu còn đọng lại được cho đến ngày nay qua sự thử thách của nhiều đời. Vì vậy, chúng làm nao núng cả giới trang trí sân khấu thế giới qua hai lần mở triển lãm về mỹ thuật sân khấu truyền thống Việt nam tại nước ngoài (1985 và 1987) và đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với các nhà nghiên cứu nước ngoài đến Việt nam nghiên cứu về mỹ thuật và về sân khấu…

<< Chương II | Chương Kết >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 753

Return to top