Có người bảo em từ kiểu áo người Tày, người Mường mà ra. Có người bảo ở em có vài chi tiết nơi áo của các chị em Huế, Chăm. Lại có người cho rằng em thành hình từ bộ áo mớ ba mớ bẩy của đất Kinh Bắc huyền thoại… Những ý kiến đó đều có những tỷ lệ chính xac nhất định nào đó.
Nhưng, đúng ra, em tiếp nhận hình ảnh và hơi hướng của nhiều miền trong cả nước gom góp lại, bổ sung cho nhau mà thành. Em đã có mặt ở Pháp và ở Anh từ những năm 1913. Hồi đó và sau đó ít năm, em vẫn còn đơn sơ và được cắt, may toàn bằng tay cả. Của hàng hoa mà. Thoạt đầu là cái áo dài, cổ tròn, màu nâu. tam giang, mỡ gà, hồ thuỷ. Vạt áo thẳng, tay bó, xẻ một đoạn ở cổ tay, cài cúc bên sườn. Những năm 1936-1938, từ cơ sở sẵn có, chiếc áo dài đã được hoạ sĩ Cát Tường thiết kế và bố trí lại đã ra đời. Phải nói một chút về ông Cát Tường. Ông đã ấp ủ nhiều ý đồ cải cách y phục Việt nam, nhất là chiếc áo dài. Ông say sưa với cả những bức thêu rồng, phượng, những bức tranh Hàng Trống. Nhưng ông thờ phụng chiếc áo dài. Ông là sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, học hết 5 năm và đã tốt nghiệp. Ông cũng có một số tranh. Nhưng mọi người biết đến ông chủ yếu qua chiếc áo dài với công trình cải tiến của ông. Ông là người đầu tiên dùng máy khâu để may chiếc áo dài. Động tác này rút ngắn được rất nhiều thời gian so với khâu tay. Lẽ dĩ nhiên còn một vài vị trí quan trọng, hoa mỹ để quyết định chất lượng chiếc áo phải dùng đến bàn tay khéo léo của người thợ. Ông cải tiến cái cổ áo, đưa nó lên thành cổ đứng cao 2 centimét. Ông còn "lăng xê" kiểu cổ cứng, cổ bắt chéo và cổ cánh hoa. Ông quy định vị trí những chiếc khuy bấm và đưa ra nhiều kiểu khuy, khuyết, bỏ đi tà áo phụ, ngắn đệm trong. Tà áo dài buông xuống cách mặt đất 20cm. Ông chú ý làm cho độ dài của hai mặt trước sau có độ “đổ” chuẩn xác để cho khi mặc vào được căng, lượn sát, bó khít lấy những đường nét của cơ thể, tôn cao bộ ngực, làm cho eo thon thả, thắt đáy lưng ong…
Chính vì vậy, áo dài Cát Tường Lơ muya (Le mur theo tiếng Pháp là Cát Tường) được nhiều người ưa chuộng. Trong số này, đa số là những nữ sinh, những chị em thính ăn mặc đẹp. Áo dài là thời trang tuyệt đối cho những nhân vật tiểu thuyết như cô Liên trong "Gánh hàng hoa", cô Loan trong "Đoạn tuyệt cô Mai trong “Nửa chừng xuân và ít lâu sau cô "thiếu nữ bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân, cho cô gái trong bức "Hiện vẻ hoa" của hoạ sĩ Nguyễn Tường Lân.
Hồi đó, ông Cát Tường còn trẻ, ông gầy gầy tầm thước. Mùa hạ hay mặc bộ tuột so soa, đeo cà vạt. Khuôn mặt thanh tao, tự lự, hơi xanh xao. Ông nhanh nhẹn, luôn lui tới những cửa hàng thêu ở phố Hàng Trống, Hàng Gai. Ở đây, ông kết thân với ông Thức là một nghệ nhân thêu, có cửa hàng. Ông Thức rất yêu quý chàng hoạ sĩ Tây học cao đẳng mà lại nặng tình với nghề nghiệp tổ tiên, để ý đến những cái của ngày xưa. Ông kéo hoạ sĩ Cát Tường về quê phố Ninh Xá, Bắc Ninh, gả ngay cô cháu gái tên là Nội cho hoạ sĩ. Cô Nội là một tay thêu giỏi, là con gái ông chủ một cửa hàng thêu nổi tiếng. Sau đó, hoạ sĩ đưa vợ về phố Lò Đúc. Vài tháng sau, họ mở một cứa hang may áo dài ở gần ngã năm Bà Triệu. Cửa hàng có biển đề: Coupe Cát Tường. Nó nổi tiếng khắp nơi. Khách đến nườm nượp. Em gái cô Nội chuyên mặc những chiếc áo do ông anh rể thiết kế và may. Vô tình, cô đã làm cái việc "lăng xê" mốt cho cửa hàng Cát Tường. Cô được mọi người gọi là Nga Cát Tường, cũng lừng lẫy một thời.
Từ sau 1945 và nhất là từ sau 1975, chiếc áo dài được lên ngôi. Nó chiếm vị trí độc tôn trong các dịp lễ hội, giao dịch quốc tế. Nó xuất hiện trên các diên đàn, các sân vận động trong và ngoài nước. Trong các buổi biểu diễn nghệ thuật, thời trang, thi hoa hậu. Chiếc áo dài đã như câu ca quan họ, bay đi khắp thế giới, ở đâu nó cũng có một vị trí xứng đáng. Nó được cải tiến thêm và mang sắc thái riêng từng miền trong những chi tiết nhỏ để đáp ứng được sở thích và yêu cầu thẩm mỹ của thời đại. Nhắc lại, những năm 1930, 1936, 1937, trong các cuộc thì hoa hậu ở Hà Nội, Hà Đông và trong các chợ phiên (kermesse), eáe cô gái đẹp như Ái Liên, cô Điệp, cô Hoàn, cô Siu đều đăng quang với chiếc áo dài. Cô Slu là con gái nhà tiểu thuyết kiếm hiệp Lý ngọc Hưng. Các nghệ sĩ nước ngoài như Kirienko, Francine Vande, Catherine v.v… đều mặc áo dài.
Dự hội nghị Paris, chị Nguyễn Thị Bình hùng biện với chiếc áo dài. Nhà sử học Mỹ là J.S.Ten son, viết: "Xin phép cho tôi được mặc chiếc áo dài Việt nam, chiếc áo dài của người mẹ Việt nam. Những người mẹ đã sinh ra những anh hùng của nhiều thời đại đã mặc chiếc áo dài. Mẹ của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng mặc chiếc áo dài". Chiếc áo dài Việt nam là một dòng sông, một cơn gió, một nếp mây bay. Nó tượng trưng cho sự màu mỡ, hồi sinh, tẩy trấn và phồn thực. Có khi trên thân áo được in hoặc thêu lên hình ảnh những rồng, phượng, hoa, lá… để thêm phần hấp dẫn. Nhưng, nó không có những mảng màu sặc sỡ. Những hình vẽ trên áo dài phải xinh, gọn để ăn ý với vẻ đẹp mà chúng gửi mình vào đó. Có người lại in lên chiếc áo quá nhiều hình ảnh, những vạch ngang dọc chi chít hoặc quá nhiều màu sắc, chiếm cả bề mặt chiếc áo dài. Như vậy không ăn nhịp, làm cho người mặc áo phải mang cả một bức tranh trên mình. Nói chung, việc pha hoặc chọn màu áo, in hoặc thêu hình trên áo là một công việc rất phức tạp. Phải có con mắt mỹ thuật, văn học nghệ thuật, lại phải có con mắt tâm linh…
Trong một cuộc trao đổi giữa các nghệ sĩ kịch nói Trung Quốc với Việt nam, một nữ diễn viên kịch nói Trung Quốc nói với chị Diệp Bích: "áo dài" của chị đẹp hơn áo “Sường sám” Thượng Hải của em”. Chiếc áo dài là một nét đẹp văn hoá rất riêng của Việt nam.
ĐÔI ĐIỀU VỀ CHIẾC VÁY
Nguồn gốc xa xưa và thân thiết nhất của chiếc váy là cái nơm úp cá. Ở các nước Ả Rập, nó được gọi là Djoubba, có nghĩa là linh thiêng. Người Trung Quốc dùng chiết tự gọi là xuẩn chừ, gồm hai bộ phận ghép lại với nhau: chữ y "rách" ghép với chữ "quân". Cũng là chữ tự, ghép với chữ quân. Có nghĩa là sự trang trí và sự sở hữu của "quân". Từ quân chỉ các bậc nam nhi với ý nghĩa tôn vinh. Thuở Đông Sơn, người Lạc Việt dùng váy lá cây hoặc lông vũ, xoè ra. Sau đó là váy mở ngắn, là một mảnh vải quấn vào thân. Rồi đến váy kín gồm hai mép díu lại với nhau thành hình nơm. Váy đại diện cho nữ giới.
Ngày 23-1-1911, trước cửa Viện Hàn lâm khoa học Pháp có cuộc tranh cãi lớn về việc kết nạp hay không kết nạp nữ giới vào Viện Hàn lâm và Mari Curie bị thua tạm thời. Người ta gọi cuộc tranh cãi lớn này là cuộc tranh cãi giữa cái váy và bộ râu. Năm 1960, ở Anh bắt đầu có phong trào mặc váy ngắn. Phản đối mạnh mẽ nhất loại váy này là các vị giáo sư Họ nói rằng các nữ sinh viên mặc váy ngắn làm cho họ không giảng bài được. Xa xưa, người Trung Quốc đều mặc váy. Sau đó, những người Hồ (Mông Cổ) là dân du mục đã tràn sang Trung Quốc. Người Hồ mặc quần cho gọn ghẽ để cưỡi ngựa được tiện lợi. Cái quần, do đó, có mặt ở khắp Trung Quốc, một bộ phận ở Việt nam và ở một số nước láng giềng.
Trước đây, và nhất là vào khoảng năm 1990, nhiều nhà mỹ học và tạo mốt phát biểu rằng họ đã học nhiều điều ở cái váy Việt nam. Có nghĩa là một vài dáng dấp và đường nét của cái váy Việt nam đã được truyền sang các nước âu Mỹ. Một thời gian rất dài, người ta dùng tấm váy lưới trai bảy bức bằng lĩnh hay sồi dài chấm gót, cạp váy thường rộng bản, khoảng từ 5 đến 10 cai với các màu sắc xanh, vàng, hồng. Để tô điểm thêm cho cái váy là dải thắt lưng màu mỡ gà, hoa lý, hồng đào… thắt so le, buộc múi, rủ xuống vừa dịu dàng, vừa có màu sắc. Váy thường mặc những lúc không làm việc lam lũ, vì váy kéo dài xuống tận mắt cá chân. Khi phải lao động thật sự, người ta mặc chiếc váy ngắn đến trên đầu gối, thết liệu vải thô kệch mà bền, gọi là cái "sống". Mẹ Đốp trong trò Mẹ Đốp - lý trưởng (vở Quan âm Thị Kính) mặc cái “sống”, đi rao mõ. Trong bức tranh "Hứng dừa" (Đông Hồ), cô gái hứng dừa mặc cái "sống" ra vẻ vừa đi lao động về. Thị Mầu lẳng lơ mặc chiếc váy xộc xệch. Các thị nữ trong cung đình mặc váy rộng, có nhiều nếp với chất lượng vải lụa hạng sang và quý, nên không gọi là váy mà gọi là "xiêm" cho có phần cao sang, cung điện… Người đàn bà giỏi giang, chèo chống, biết lo toan cho gia đình, được mọi người khen là: "vén váy phất cờ". Khi cuộc sống khó khăn, người đàn bà có quyết tâm và ý chí mạnh mẽ nói: "Ta phải vén váy phất cờ mới được”. Người đàn ông vụng dại, chỉ ru rú trong nhà bị coi là "Đồ chỉ biết có cơm nhà, váy vợ". Mà váy vợ cũng là nợ đời.
Lại có câu: "Cô kia cắt cỏ ven sông, cái váy thì ngắn, cái lông thì dài". Cô cắt cỏ mặc mi-ni juýp từ ngày xa xưa ấy rồi. Một việc làm điên dại, thiếu suy nghĩ được gọi là "vén váy giữa chợ". Trước đây trong hội xuân, cảnh đánh đu tưng bừng lên bởi những tấm váy bay lên bồng bềnh, chông chênh của các cô gái uốn lưng ong. Thử nghĩ, nếu không có cái đó thì còn gì là hương vị mùa xuân nữa. Người ta, nhất là tuổi thơ, ai cũng có cái hạnh phúc tuyệt đỉnh là được bám váy mẹ. Nhưng người đàn ông sợ vợ và vụng về cũng bị coi thường là anh chàng bám váy vợ. Chiếc váy Việt nam đóng khung, làm nổi bật cái vòng thứ ba kỳ diệu của thân thể người phụ nữ. Đó là vòng mông. Mà chính nó cũng làm cho vòng ngực và vòng eo được nổi đình nổi đám hơn. “Váy Đình Bảng buông trùng cửa võng"? câu thơ thật là thân tình. Ngày xưa, những cái váy đẹp nhất, thướt tha nhất là những chiếc váy của chị em ở vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là vùng Đình Bảng, Hà Bắc.
Vậy, cái váy cũng là một hình ảnh thiêng liêng trong tâm linh và trong con mắt của mọi người. Sau này, Tú Xương mới "hạ" được câu: “váy lĩnh cô kia quét sạch hè ". Khuyên nhau đừng làm việc gì quá sức, người ta nói chua ngoa: "Đừng căng váy hứng dừa mà không váy"… Người phụ nữ mặc váy, thắt dải rút rồi phủ ngoài bằng chiếc thắt lưng màu. Dải rút được tết, bện kiên cô. Mặc váy phải luôn có ý tứ. Nhiều khi phải khép nép, giữ gìn trong lúc đi đường gió to, lúc đi chợ, lúc ngồi tựa mạn thuyền v.v…
Ở nước ta, những năm 1954-1959 có cái kiểu váy dài quá đầu gối, may phồng và hơi khum phần dưới (váy chuông). Đến năm 1960, váy được may thẳng, xẻ chút ít ở giữa thân sau, xếp thành ly hoặc may bó. Năm 1968, váy mi ni ra đời, ngắn đến đầu gối. Năm 1980 xuất hiện váy dài đến chân, có cài khuya bấm. Thôi thì đủ kiểu: váy xếp, váy lồng, váy nơm, váy kiểu Paris, váy kiểu Thượng Hải, váy kiểu Đông âu, váy ngắn, váy dài, váy kếp… v.v. và v.v…
Những năm 1990 đến 1993, váy lên ngôi. Váy phát triển theo xu hướng của nền kinh tế thời mở cửa. Ở đâu ta cũng thấy phụ nữ đua nhau mặc váy. Họ đua nhau nhún những bước chân trên đường phố, tiến vào công sở, cơ quan, vào từng gia đình và đổ bộ về những mảnh đất sau luỹ tre xanh. Ở đâu ta cũng thấy phụ nữ mặc váy. Các chị em ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội mặc váy đẹp lắm. Họ rất giỏi và rất sành trong việc lựa chọn mẫu, màu, kiểu dáng. Họ sửa chữa, gia công, cải tiến những bộ váy từ Tây, Tầu mang đến theo cách nhìn và gu thẩm mỹ của họ. Các hàng may mặc cũng dựa theo các ca-ta-lô của nhiều nước trên thế giới mà sản xuất ra những chiếc váy sao cho vừa lòng các chị em. Những chiếc váy thành phẩm phải ưa nhìn, rất âu mà vẫn có cái gam màu truyền thống, dân tộc. Nhà văn Pháp A. Fournier nói: “Các cô gái Hà Nội mặc váy đẹp lắm. Không chê vào đâu được. Nhìn mãi cũng không chán mắt"… Chiếc váy vẫn tồn tại trong cuộc sống một cách oanh liệt. Nó luôn luôn được cải tiến và nâng cao.
CÁI YẾM
Chuyện cũ kể:
Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư…
Một trong ba cô làm cho sư say mê và chính cái yếm thắm đã góp phần tích cực làm cho sư ngây ngất. Có cô gái mong mỏi:
Ước gì sông hẹp tày gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi
Cô gái đi chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp xúng xính:
Nho nhỏ đuôi gà cao
Em đeo dải yếm đào.
Trong Truyện Kiều, khi Hoạn Thư biết tỏng Thúc Sinh mê Kiều mà còn chối quanh, đã nói toạc ra "Dễ loà yếm thắm trôn kim" nghĩa là việc đã rõ ràng, sờ sờ ra đó như chiếc yếm thắm chứ không phải như cái trôn kim đâu mà lòe em được…
Ở làng quan họ, cô gái có mười điều đáng yêu thì điều thứ năm là: "Năm thương dải yếm đeo bùa".
Ở những bức chạm khắc thế kỷ 17, 18 nổi tiếng của đình Liên Hiệp và Kim Hoàng đều có những vũ nữ mang yếm lá sồi hoặc lá sen bồng bềnh trên những bộ ngực ngồn ngộn, nhấp nhô những đôi nhũ hoa bánh giầy, chũm cau, bình vôi, quả mướp…
Ngày xưa, chuyện trai gái yêu nhau đến mức chàng trai cầm lấy cổ tay cô gái là đã xong một nửa của cao trào. Nhưng đến cái mức cầm đến dải yếm là đã "xong hẳn". Thị Mầu còn mở mang trí tuệ cho anh Nô: "Gió xuân tốc dải yếm đào anh trông thấy oản, sao không vào thắp hương "? Hồ Xuân Hương gợi ý về trình tự của tình yêu: Quân tử có yêu thì bóc yếm… Lại có câu: Trời mưa lấy yếm mà che có anh đứng gác còn e nỗi gì? Anh chàng nọ lại sàm sỡ với cô gái:
Yếm trắng anh ngỡ là cò
Anh quỳ gối xuống, anh thò hoả mai
Ngày sau em đẻ con trai
Nó lớn nó giống ông cai bắn cò
Người ta đã nói rất nhiều về cái yếm. Nó là một bài thơ nồng cháy. Nó là chiếc bình phong sống và hờ hững ghe bộ ngực. Mà bộ ngực là tiến hành khúc của người đàn bà. Nó vừa là vật cần dùng, vừa là vật trang điểm không kém gì hoa tai, son phấn, nhẫn, xuyến…Không có nó thì cuộc đời kém phần hương sắc.
Ở nước ta, cái yếm xuất hiện từ xa xưa. Và cố nhiên nó cũng luôn luôn được cải tiến. Cái yếm được định hình từ đời Lý. Đến năm 1696, đàn bà lao động thường mặc yếm cổ xây. Với nữ giới quý tộc thì trước yếm có thêm một vài đường dây tết lại với nhau thành hình lưới quả trám.
Từ năm 1802 trở đi, yếm là một miếng vải vuông đặt chéo lên ngực người mặc. Ở góc (trên) có khoét hình tròn là cổ yếm. Đó là yếm cổ xây. Nếu khoét hình chữ V thì gọi là yếm cổ xẻ. Nếu xẻ xuống sâu nữa gọi là yếm cánh nhạn. Đến năm 1920, người ta phân chia ra nhiều loại yếm: yếm của người lao động màu nâu non, nâu già, yếm cho các cô gái có nhiều màu khác nhau. Các cô gái ăn chơi khoét cổ yếm xuống thật sâu đến gần nơi bộ ngực chia ra đôi ngả, màu sặc sỡ. Trẻ thì dùng màu mát như màu hoa lý, hồ thuỷ, đào phai. Đứng tuổi thì dùng màu sẫm hơn. Ở góc nhọn cổ yếm có thêm ba đường chỉ hoặc vải nhỏ tách ra hai bên làm cho cổ yếm được bền hơn, nhưng cũng là để trang trí. Sau này lại có người thêu hoa vào chỗ này. Hai đầu cổ yếm có hai dải nhỏ để buộc ra sau gáy, phất phơ. Hai dải nhỏ này được trang trí màu nổi bật ăn khớp với màu yếm. Có người cầu kỳ còn khâu một túi nhỏ và dài đựng hương thơm, xả vào ngay trong dải yếm để lúc nào cũng có mùi thơm ngây ngất. Dải yếm bỏ bùa là ở chỗ này đây. Có người lại quấn vào dải yếm một miếng trầu dành cho người tình. Gọi là khẩu trầu dải yếm. Hai dải góc hai bên cạnh sườn gọi là "dải cái" hoặc đai yếm vì nó được thắt lại để bọc lấy cả bộ phận ngực, rồi buộc ra sau lưng và thắt dải ngực lại. Việc thắt "dải cái" này cũng là một động tác hệ trọng. Để lao động thì thắt chặt vào là xong, gọi là gói ghém. Những lúc đi chơi hoặc không phải làm việc nặng thì thắt lỏng hoặc tháo khoán. Có khi lại để quá lỏng đến mức hững hờ. Các chị em Khâm Thiên hoặc ăn chơi thì vừa thắt hững hờ vừa thắt lệnh dải cổ yếm lẫn dải đai. Như vậy là cái yếm chỉ làm cái việc che bộ ngực một cách không nghiêm khắc lắm. Nhìn vào cái yếm thoáng thấy bộ ngực phập phồng những bến bờ. Đôi nhũ hoa khẽ tung tăng và chuyển động. Trong một phút chốc nào đó, tinh ý có thể qua cái yếm mà chớp được những thông tin vô cùng quan trọng về chỉ số hấp dẫn của người mang yếm. Đôi lúc cái yếm cũng tạo một vài trường đoạn hở hang mà không ai nỡ trách. Cái yếm có mặt yếu là không đỡ được ngực, luôn có xu hướng xệ xuống và không nâng được chúng lên. Nhưng điều đó không cần vì người ta cứ để không tự nhiên như nó vẫn tồn tại kiểu như hoa quả trên cành vậy.
Những cô gái kỹ tính mua yếm ở chợ về, rồi gia công, sửa sang lại cho hợp với ý mình. Việc này đòi hỏi sự khéo tay và tỉ mỉ. Sau khi mặc yếm, các cô gái mặc ra ngoài chiếc áo cánh trắng không cài cúc cổ làm tôn màu yếm hoa hiên hoặc đỏ thắm. Khi đi ra ngoài, mặc thêm chiếc áo dài. Bên dưới mặc váy lưỡi trai bằng lĩnh hay sồi đen dài chấm gót. Lưng có dải thắt màu mỡ gà, hồng đào hoặc hoa lý dịu dàng. Phía cạnh sườn đeo xà tích bạc có chùm ống vôi và con dao con bổ cau. Chân đi dép. Đầu vấn khăn nhiễu hoặc nhung với đường ngôi ở giữa hoặc bên cạnh. Trùm ngoài là chiếc khăn mỏ quạ có người để tóc bỏ đuôi gà hoặc vấn đầu trần, có cài chiếc lược. Nếu đi xa hoặc đi xem hội, cô gái đội chiếc nón quai thao. Cái nón nặng về làm duyên… Tất cả những cái đó phối hợp với cái yếm làm nên dáng nét của người con gái mềm mại, duyên dáng, gần với thiên nhiên mà kín đáo, hiện hữu trong cuộc đời và thoáng hiện trong những giấc mơ cùng với những con cò con vạc Việt nam.
Cái yếm ăn ở với người phụ nữ Việt nam suốt cả chiều dài lịch sử. Nó đã tồn tại một cách đẹp đẽ và hùng biện. Nay nó bị cái áo nịt chiếm mất ưu thế ở nhiều nơi. Tuy vậy, nó vẫn còn tồn tại. Nó còn được nghiên cứu để hoá thân, biến dạng và hoàn thiện. Điều đó còn đang chờ sức sáng tạo của các nhà tạo mốt, các nhà y phục học, xã hội học, mỹ học v.v… Nhiều khách và các nhà nghiên cứu nước ngoài rất ngưỡng mộ và học tập được nhiều điều ở cái yếm. Nó đã sang châu Âu và hình thức thắt dải hai bên sườn của nó đã được thay vào hai hàng khuy bấm kiểu Tây. Cái yếm đã vượt biên giới Việt nam đến với thế giới.
TÓC BỎ ĐUÔI GÀ
Mái tóc tượng trưng cho sự sở hữu, là gia tài của cha mẹ để lại cho. Có những dân tộc thờ mái tóc. Nhiều người giữ lại một mái tóc, chiếc răng sữa làm kỷ vật. Họ muốn làm sống lại tâm hồn của người mang nó. Tóc đại diện cho một vài đặc tính, khả năng, năng lực sinh thực như ở chuyện cổ tích Sam son.
Ở Việt nam, tóc cắt đi hoặc chải ra khỏi lược được giữ lại vì nó có sự gắn bó huyền bí với chủ của nó. Sự cắt tóc được coi như là một sự hy sinh, quy thuận hoặc hoà nhập. Mái tóc được coi như là bản doanh của linh hồn, số phận ước mong và tình yêu. Tóc còn gắn với cỏ là tóc của đất bao la. Tóc là vũ khí của người phụ nữ. Chải tóc cho một người là một cử chỉ thân mật lắm, là mê say nhau lắm. Người Séc và Slovakia liệt tóc vào cùng họ hàng với lông và râu. Họ bảo: "Đâu có râu, đấy ngon". Theo tạp chí Châu Á, cô Sinh Chong Min đã chứng minh mái tóc thiếu nữ dày và đẹp đẽ mang lại vương miện sắc đẹp cho cô tại cuộc thi hoa hậu Nam Triều Tiên hồi tháng 5 năm 1990. Kỷ lục về tóc dài trên thế giới hiện nay là 2 mét 95.
Những ngôn từ của Việt nam về mái tóc rất phong phú, đã nói lên nhiều điều: Tóc mây, tóc suối, cái răng cái tóc là góc con người, làn suối tóc, tóc em dài đến thần thoại, mắt quầng tóc rối tơ vương, tóc thề, tóc xoã ngang vai, tóc chị Hoài (của Nguyễn Tuân), lời tóc tơ, tóc em vừa kín trán, tóc rễ tre, mây núi buồn nghiêng núi tóc xanh, cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày, tóc đuôi sam, tóc đuôi gà, ngạt ngào hương tóc phấn, cỏ tóc tiên, tóc rối đổi kẹo, tóc để trái đào, cắt tóc đánh ghen, cắt tóc đi tu, gọt gáy bôi vôi… Từ trước đến nay, đã xuất hiện nhiều kiểu tóc khác nhau như: Tóc búi tó, rẽ đường ngôi giữa, rẽ đường ngôi cạnh, tóc bỏ đuôi gà (tha thướt duyên dáng, đó là một trong 10 tiêu chuẩn đáng yêu của cô gái Việt nam), vấn khăn, tóc vấn trần có đính cái lược (đẹp tự nhiên có vẻ phong tình, thịnh hành khoảng những năm 1930-1940). Những nhân vật nữ của Tự Lực Văn Đoàn như Lan, Loan, Liên, Nhung… đều rất quyến rũ về kiểu vấn đầu trần. Cô hàng xén răng đen của Hoàng Cầm cũng vấn đầu trần. Mái tóc uốn quăn hoặc lượn theo kiểu phương Tây (kiểu Đétđêmôna, kiểu Marillin Monroe), mái tóc Hỉ Nhi (một hàng tóc buông đều xuống trán theo nhân vật nữ trong phim Bạch mao nữ). Lại còn có những mái tóc giả bồng bềnh, đợi chờ, ngập ngừng, nồng nàn v.v…
Mỗi một thời kỳ thịnh hành một hoặc vài kiểu tóc riêng rất đặc trưng. Có kiểu tồn tại lâu dài, có kiểu xuất hiện trong thời gian ngắn ngủi rồi bị lãng quên. Ai cũng muốn có mái tóc đẹp, một kiểu tóc nào đó phù hợp cho mình, tôn được vẻ đẹp của mình lên. Sự trang điểm đặc biệt sẽ làm cho khuôn mặt thêm duyên, trang nhã, sang trọng. Nó còn che giấu được những nhược điểm trên khuôn mặt của người phụ nữ. Ngược lại, nếu không có kiểu tóc phù hợp sẽ làm giảm vẻ đẹp của khuôn mặt. “Cái răng cái tóc là góc con người Đúng vậy. Chuyện về cái tóc cũng như chuyện về tình yêu, nó vừa là hiện thực cũng vừa là huyền thoại.
NÓN
Ngày xưa, chàng trách nàng rằng:
Xưa kia gắn bó một hai
Giờ đây ghé nón ngang hai chẳng chào!
Bộ trang phục tương đối đầy đủ của cô gái Kinh Bắc được tả như sau: Đội nón ba tâm Quai thao một nhúm, áo trầm một đôi Cái thắt lưng em, bảy tám vuông sồi… Cái nón để che mưa che nắng, để phục trang, đỡ ngượng, che giấu tình cảm, thêm duyên, làm đẹp… Lại có câu:
Chòng chành như nón không quai,
Như thuyền không lái, như ai không chồng
Hoặc như câu đối lại:
Nón không quai nón nghiêng nón ngả,
Làm cả chàng phải ngả phải nghiêng.
Ngày nóng nực quá, cô gái khát nước xin ruột gầu nước giếng mát đổ ngay vào chiếc nón, uống cho đỡ khát rồi rửa mặt, rửa tay. Hai anh chị đi bên nhau, đến một quãng nào đó muốn nghỉ ngơi, họ không cần chiếu, không cần gì cả mà trải nón ra, ngồi ngay lên nón: "Đã yêu nhau ta trải nón ra ngồi". Thỉnh thoảng cô gái soi chiếc gương trong nón, cười một mình, tin vào mình, nghĩ bụng: nhan sắc nhường này, ta chẳng sợ có lúc cái nón dùng để phe phẩy cho mát. Lúc đó, cái nón thay cho cái quạt. Cái nón trong tay người sử dụng sinh ra nhiều động tác và ý nghĩ:
Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu…
Khổ, "Giã bạn" trong cảnh quan họ, các liền anh, liền chị hát rất buồn: "Khăn, nón i… ôi… để lại đây”?… Là lúc các cô gái tặng cho các bạn trai cái nón quai thao thân thiết của mình. Cái nón là tấm lòng của cô gái, là vật nặng tình: "Yêu nhau, cởi nón cho nhau". Chàng trai Bắc Ninh không muốn cho cô bạn gái của mình phải ra chợ mua nón. Anh ta tự chẻ tre đan lấy nón. Cho nàng đội để đi xem hội đêm rằm. Anh ta muốn cái nón đó phải mang hơi thở và nỗi lòng của mình.
Trong tiểu thuyết Tắt đèn, chị Dậu vào nhà Nghị Quế, che nghiêng cái nón rách. Đó là một kiểu chào. Ngày xưa, Lý trưởng hoặc Chánh tổng đội cái nón dứa có chỏm. Nó tượng trưng cho uy quyền và cao sang. Cô gái muốn từ giã ra về, chàng trai liền giữ lại:
Mình về ta chẳng cho về
Ta giữ cái nón, ta đề câu thơ.
Cô gái đội nón quai thao được coi là "quai thao dịu dàng". Bác xẩm chìa cái nón nhầu nhĩnh ra để nhận tiền thưởng của người nghe sau khi đã hát bài "Anh khoá" bâng khuâng. Cái nón dùng để thề bồi:
Tình em trao nón nặng thề,
Anh về bẩm mẹ liệu bề sang xin.
Cô gái có lời đề nghị với bạn trai:
Chàng ơi bỏ nón em ra
Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa…
Việt nam là quê hương của ba loại nón: nón ba tầm, nón quai thao, nón bài thơ. Và cũng có nhiều loại nón khác nữa như: nón lá gồi, nón lá cọ, nón sơn, nón Nghệ, nón lòng chảo, nón thúng, nón giang, nón mệnh phụ, nón xẩm, nón quả bứa, nón tiến vua, nón dứa, nón dấu, nón thờ, nón lông, nón đi biển, nón tu cờ (nhà sư) nón chóp v.v…
Phổ biến hơn cả là nón lá cọ, nón bài thơ, nón Huế, nón làng Chuông, nón Hữu Bằng, nón Vân Đình…
Cái nón Huế trắng đến lóe mắt. Nón bài thơ còn được gọi là nón "người tình". Cô gái đã dậy thi gọi là cô gái sắp đến tuổi cắp nón theo chồng… Chiếc nón quai thao thật đặc biệt. Nón có đường kính chừng 70cm. Thành nón cao trên 7cm. Mặt dưới có gắn một ống hình tròn bằng nan tre để đội vào đầu cho cân gọi là chũm nón. Quanh chũm nón là những vòng tre chuốt nhỏ, khâu bằng chỉ màu, đan chéo sợi rất công phu. Nón còn được trang trí bằng những bông hoa, cánh bướm. Quai nón làm bằng dây thao đen gồm từ một đến ba dây chập lại, buông võng dài xuống…
Nguyên liệu của nón lá gồm: lá gồi, nan tre và chỉ khâu bằng sợi móc. Người ta làm khuôn tròn bằng nan tre rồi lợp lên hai lớp gồi mỏng chuốt phèn. Từ đáy nón lên đến chỏm có 15 vòng nan tre và chỉ khâu bằng sợi móc. Người ta làm khuôn tròn bằng nan tre rồi lợp lên hai lớp gồi mỏng chuốt phèn. Từ đáy nón lên đến chỏm có 15 vòng nan tre, tức là có 15 đường khâu vòng tròn. Các bạn nước ngoài đến Việt nam thường phải mua bằng được một vài chiếc nón để làm kỷ niệm. Các diễn viên, nghệ sĩ ngôi sao nước ngoài đến Việt nam luôn tranh thủ cơ hội đội cái nón Việt nam rồi chụp ảnh, đánh dấu sự có mặt của mình ở quê hương của nón. Suốt cả chiều dài lịch sử dân tộc, qua mấy cuộc trường kỳ, cái nón là hình ảnh, biểu trưng của người phụ nữ Việt nam.
Chúng ta không thể nào quên được hình ảnh những chiếc nón mê, nón tả tơi trong cuộc sống lam lũ một thời, cũng như những chiếc nón của nông dân cướp kho thóc Nhật, đi dân công phục vụ các chiến dịch lịch sử. Những chiếc nón giản dị mà kiên cường! Lại còn những chiếc nón nhấp nhô trong các phiên chợ làng. Một mái tóc, một vành nón… là cả một ấn tượng sâu sắc, đậm đà, là nhớ, là mong. Cái nón là hình ảnh và âm hưởng của quê hương. Thiết tưởng trong các bảo tàng văn hoá, lịch sử, nghệ thuật, chúng ta nên có hẳn một phòng trang trọng giữ lại hình ảnh của những chiếc nón Việt nam tần tảo, nhẫn nại, bi hùng và trữ tình… Chúng góp một nét đậm đà khó quên trong nền văn hoá truyền thống…