Ở làng Chùa Vua, nay thuộc làng Thịnh Yên (quận Hai Bà Trưng), hàng năm có ba ngày lễ hội truyền thống vào ngày mồng 6, mồng 7, mồng 8 tháng giêng và ngày mồng 9 là ngày các tay cao cờ tranh ngôi quán quân. Làng Thịnh Yên có tục lệ các cô gái lấy chồng xa và các chàng trai lấy vợ xa đều phải thu xếp về làng ăn Tết và dự Hội.
Hội có phần lễ, rước xách và các trò chơi như đấu vật chọi gà và thi cờ tướng. Đất này thờ Đế Thích một ông vua cờ tướng nên môn cờ tướng được coi trọng đặc biệt.
Chùa Vua là một quần thể kiến trúc trang nghiêm, đẹp đẽ và cầu kỳ. Cái độc đáo của quần thể kiến trúc này là có chùa và đình đều thờ vua Đế Thích. Ngay sau đấy là đền thờ Mẫu, một trong tứ bất tử và thân phụ Trần Hưng Đạo. Nghĩa là thờ Phật Lão, Nho, Tam giáo đồng lưu.
Từ đời Lê, quần thể kiến trúc này gọi là Điện Thừa Lương, là nơi Vua, các hoàng tử, các đại thần, hoàng thân nghỉ lại để chuẩn bị làm lễ tế ở đàn Nam Giao. Đàn Nam Giao trước đây tướng của ông trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Khi khởi nghĩa thất bại, ông Điều trốn về Hà Nội rồi trụ trì chùa. Cũng chính ở đây, đồng chí Nguyễn Phong Sắc, xứ Bắc Kỳ đã sử dụng các vòm sau bệ tượng vua Đế Thích làm nơi đi về, hoạt động và ẩn náu. Ngày 10-4-1956, đồng chí Trần Danh Tuyên đưa Bác Hồ đến thăm chùa. Bác xem lại mấy hố vòm sau tượng rồi đi về phía trước. Bác đặt mũ lên ngực, cúi đầu. Sau một lúc yên lặng, Bác bảo bà Lê Thị Hiền là người trông chùa rằng: "Bà trông giúp chùa cho cẩn thận, đừng để mất mát gì".
Theo huyền thoại, vua Đế Thích là nhân vật thứ hai sáu Ngọc Hoàng. Ở Ấn Độ và Trung Quốc cũng thờ Đế Thích với cương vị như vậy. Đế Thích còn là vua cờ tướng.
Từ xa xưa, đất Chùa Vua đã có những lò cờ tướng hay nhất nước. Các danh thủ mọi nơi đều phải kéo về chùa Vua để thi đấu và học tập.
Đến năm 1992, đã có 70 danh thủ đến tranh giải qua các kỳ hội lễ. Mọi người trầm trồ về tài năng của các danh thủ như Vệ, Ngọc, Lợi, An… Cụ Hứa Tiến là một trong ngũ tốt, lý kiệt, đã từng là kiện tướng châu Mỹ. Cường vô địch cuộc thi cờ tướng 1991, Phác là nỗi lo lắng của danh thủ bất cứ tỉnh nào. Các đại biểu miền Nam cũng đến thăm thú những nước cờ hay trong trận đấu. Ở đây có cả cờ bơi và cờ bàn…
Hiện nay, Chùa Vua còn giữ được 14 pho tượng đẹp bằng gỗ hoàng đàn. Nổi bật nhất là pho tượng vua Đế Thích cao khoảng 1,6m. Một bức cửu long chạm trổ tinh vi, hai đỉnh đồng thời Nguyễn, một quả chuông nhỏ thời Cảnh Thịnh, hai quả chuông to thời Lê, hai chóe lớn cao chừng 1,6m được đúc từ thời Lê. Khu vực chùa Vua, từ mái đình cổ kính đến những cây nhãn, ổi cổ thụ, bức tượng, đôi chóe, bia ký đến quả chuông…đều toả ra những lời vân vi khôn nguôi với hiện tại và tương lai…
ĐÌNH ĐẠI
Đình Đại nằm trong cụm di tích phía Bắc khu vực Bạch Mai, thuộc phường cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, bên cạnh chùa Liên Phái, chùa vương Tuyết, đình Đông, đình Tô Hoàng, chùa Vua, đàn Nam Giao (nay là nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo).
Ngôi đình đặc biệt này có kiến trúc giống như những đình cổ của Việt nam nói chung. Nó được xây dựng với quy mô khá lớn. Tiền đình cao, rộng, khoáng đạt gồm 5 gian. Hậu cung gồm 3 gian, Tam quan thoáng, mái đình cong, lợp ngói ta. Sân đình rộng, lát gạch cổ, có vườn cây, vườn hoa và một giếng thơi hình bầu dục. Khung cửa Đình Đại làm theo kiểu bức bàn. Kết cấu khung xương đều in bằng gỗ được giữ vững bởi nhiều cột cái và cột quân to và cao bằng gỗ tứ thiết.
Không gian Đình Đại được mở rộng, mở ra bốn phương tám hướng chứ không xây gạch kín xung quanh. Mọi người có thể đến thăm đình từ bất kỳ hướng nào, qua những con đường tắt và đường lớn. Năm 1592, quân nhà Mạc đã giao tranh với Trịnh Trọng tại đây.
Ngay sát cạnh cổng Tam quan là con đường Thiên Lý nổi tiếng. Nối liền Thăng Long với các trấn và các tỉnh phía Nam là một con đường nhỏ, đài hun hút qua những đồi cây cối rậm rạp và cả một rừng mai (nay thuộc khu vực Bạch Mai và Trương Định).
Đình Đại được xây dựng cách đây khá lâu và đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa lớn vào những niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705), Cảnh Hưng (1774), Minh Mạng (1840),. Thành Thái, Khải Định. Thoạt đầu, Đình Đại chỉ có gian giữa thờ. đức Thành Hoàng cao 5m. Đại vương thần là một trong 50 người con lên núi của Lạc Long Quân và Âu Cơ, sau này là thuộc tướng thân cận của Sơn Tinh. Bên trái thờ thân mẫu của Đại Vương ghép với mẫu Liễu Hạnh. Bên phải thờ các cô, cậu của Lão Giáo, nghĩa là cũng có màu sắc Tam giáo đồng lưu. Đình Đại còn thờ cả hai ông phỗng là hai người hầu cận của Đại Vương với nét mặt tươi cười, hóm hỉnh và cũng mang những nét chất phác của con người đồng quê Việt nam. Đó chính là hình ảnh của các vai "hề chèo" xuất hiện sau này, người bình dân yêu tiếng cười là vậy.
Các mảng trang trí được tập trung vào bức cồn nách giữa toà đại đình. Đề tài trang trí là rồng leo và uốn khúc, vây cá, trăng sao… có dáng dấp từ đời Lê. Bên cạnh có những bức chạm khắc rồng phượng, âm dươngtương xứng với những hoạ tiết sông, nước, mây trời, những bức cửa võng, cuốn thư, hoành phi, câu đối…
Tất cả đều được chạm khắc tỉ mỉ và Sơn Son thếp vàng choáng ngợp, vừa là những bức hoạ, vừa có tiết tấu nhạc điệu với một nghệ thuật điêu luyện độc đáo. Gian chính giữa phần cung cấm được đặt một sập thờ Phía trên là ngai của đức Thành Hoàng. Bên cạnh đó là hai chiếc kiệu bát cống còn nguyên vẹn. Những chiếc kiệu bát cống được chạm, khắc và sơn son thếp vàng với cơ man nào là những hoa văn sinh động và duyên dáng, đây là một trong những nét tiêu biểu của niên hiệu Gia Long. Đình còn giữ được hai hòm đựng 7 sắc phong của niên hiệu Minh Mạng (1821) và Khải Định (1924); hai tấm bia có niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705) và niên hiệu đời Nguyễn, bảy bức hoành phi, cuốn thư, bảy đôi câu đối, ba chiếc hương án…Đình cũng còn giữ được 4 bát hương, trong đó có một chiếc được làm bằng đá, một bộ bát bửu, một Cồng, một chiêng.
Trước đây, Đình Đại cũng như các đình làng khác, vẫn có những buổi cúng lễ, rước xách. Nhưng Đình Đại còn trở thành nơi tập trung tứ chiếng của mọi người các ngả. Thời đó, cứ 5 giờ chiều là cửa ô Cầu Dền đóng kín lại, không ai được ra vào thành, chỉ trừ những người cầm hoả bài "Khẩn cấp". Tất cả những ai muốn vào thành đều phải nghỉ lại ở Đình Đại, đợi đến sáng hôm sau, khi cửa ô mở, mới được vào. Cũng có một số người buôn bán muốn tranh thủ thời gian đã vào thành từ lúc 4 giờ chiều, nhưng phải nghỉ lại ở một cái chợ, ăn uống, nghỉ đêm và sửa soạn lại hàng để sáng sớm hôm sau có hàng bán ở các chợ và các phố trong thành. Nơi tập trung này gọi là chợ Hôm (tên này được giữ cho đến tận bây giờ). Vì vậy mà Đình Đại là nơi dừng chân của đủ mọi lớp người trong xã hội. Ngoài ra, Đình Đại còn là một khu du lịch, vui chơi sầm uất của một thời mọi người đến đây có thể tuỳ hứng đi thăm các chùa, đền,đình ở gần đó hoặc xuống các vườn mơ bát ngát với các quán rượu ven đường, hoặc đến các quán ăn Vân Hồ. Rượu làng Mơ và nước mắm Kẻ Đô trước hết được đem bán ở đây rồi mới toả đi khắp nơi và đã trở nên nổi tiếng.
Đình Đại là một di tích trong quần thể di tích lịch sử văn hoá và du lịch có giá trị của quận Hai Bà Trưng. Nhưng, cũng như số phận của một số di tích khác, Đình Đại chưa được chú ý một cách xứng đáng. Một số gian đình bị lở, sụt, đồ gỗ bị mọt, con người đã dần lấn chiếm, xâm phạm quanh đình. Cổng Tam quan, sân, vườn cây, vườn hoa, giếng bầu dục… đã không còn nữa làm cho cảnh quan của Đình Đại bị thu hẹp. Thiết nghĩ cần phải có sự quan tâm đặc biệt hơn nữa đến việc khôi phục sửa chữa và trùng tu Đình Đại để hình ảnh về Đình Đại mãi đẹp trong tâm trí bao người.
LỄ HỘI CHÙA TRĂM GIAN
Chùa Trăm Gian thuộc xã Tiền Phương; huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Đây là ngôi chùa cổ dựng trên quả đồi cao chừng 50 mét, có cây cao bóng cả và đậm một màu cổ tích. Xung quanh là những ngọn núi Phượng Hoàng vỗ cánh, núi Hoàng Xá có dáng con voi quỳ núi Đồng Lư, núi Sơn Lộ, núi Trầm. Chùa có đủ 100 gian. Cứ 4 cột là một gian, có trên 400 cột. Mỗi cột trụ trên một hòn đá chạm hình cánh hoa sen. Dãy lan can quanh chùa, cũng như các bậc thềm bằng đá có chạm trổ. Trên các ván long, lá gió, đấu, xà v.v… có hình: mây, hoa lá, rồng, tiên nữ…
Phía trước chùa có gác chuông cao hai tầng, chồng diêm, tám mái, nằm trên đồi cao với hàng trăm bậc đá. Đây là công trình kiến trúc giá trị làm bằng gỗ quý với các đầu đao cao vút, mềm mại. Trên gác chuông có treo một quả chuông lớn, đúc vào năm 1794 thời Tây Sơn với bài minh của Trần Bá Hiên, người xã Vân Canh.
Trong chùa có 153 pho tượng được xây dựng từ đời Lý. Hầu hết đều bằng gỗ, một bộ bằng đất, sơn son thếp vàng. Đặc biệt bệ tượng được xây bằng gạch có hoa văn của thế kí 16 - 17. Bên cạnh có tấm bia đá dựng vào năm Cảnh Thịnh thứ 5 (1794) có ghi lại chiến công của Đô đốc Đặng Tiến Đông do Phan Huy Chú viết, tất cả đều là những tác phẩm hiếm có thời Tây Sơn để lại.
Lễ hội chùa Trăm Gian được tổ chức vào hai ngày của thượng tuần tháng hai âm lịch được xem là "tốt ngày". Khi đốt xong một bánh pháo treo trên cành đa cao xuống sát mặt đất, các chân kiệu bắt đầu rước long kiệu từ trong chùa bước ra, long kiệu ra tới cửa Trung quan, đám rước phải đứng lại, chờ quan viên và các chân kiệu của xã giao hiếu (kết nghĩa) đến đấy và đứng vào hàng ngũ chỉnh tề, đám rước mới bắt đầu di chuyển.
Trong đám rước, xã đàn anh đi đầu, xã này thường là xã thờ thần sớm nhất, có đông dân nhất, đồng thời cũng là xã đa tài nhất. Các xã bạn cũng phái kiệu của mình tới hoặc phái một chân kiệu để thay vai khiêng kiệu cùng với xã chủ nhà.
Đi đầu là hai lá cờ "Tiết Mao". Kế đèn là 5 cờ đuôi nhèo gọi là cờ ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ và những lá cờ vuông: đen, trắng, vàng, đỏ, xanh… Sau đó là 4 lá cờ tứ linh: long, ly, quy, phượng. Người cầm cờ đội nón có chóp nhọn hoặc chít khăn tai chó, thắt lưng bó que xanh đỏ, chân đi xà cạp. Sau cờ là trống cái do hai người khiêng. Trống cái do thủ hiệu đánh bằng chiếc dùi sơn son thếp vàng. Một người vác lọng che cho thủ hiệu và trống. Đi sau trống là chiêng, cũng do hai người khiêng và có lọng che.
Khi đi rước, thủ hiệu đánh một tiếng trống, lại đánh một tiếng chiêng. Tiếng trống thúc giục, tiếng chiêng trầm hùng, ngân nga như tiếng của ngàn xưa vọng về. Sau đoàn trống và chiêng là sự diễu hành của đôi ngựa bạch, đôi ngựa hồng và đôi voi. Dưới chân những con vật linh thiêng này có những bánh xe lăn. Mỗi con vật đều được che lọng và có một chiến binh đi bên cạnh…
Hai chiếc tán thêu long, phượng đi trước mở đường cho các chấp kích lang nai nịt, mang lộ bộ, kim qua, phủ việt, chuỳ đồng… Các chấp kích lang đi hai bên. Họ là những chàng trai dũng cảm, xông pha trận mạc khi xưa, ở giữa họ là một quan viên mặc áo thụng xanh, có lọng che, mang một chiếc biển có phủ vải đỏ ghi mấy chữ: "Thượng đẳng tối linh thần“ (thánh tối linh hạng nhất): Sau đoàn chấp kích là phường "Đồng Văn” gồm 2 người chỉ huy cầm trống khẩu, một người cầm thanh la, 2 người cầm sênh tiền, 8 người đánh trống bản đeo 8 thắt lưng. Họ đánh bằng hai dùi nhỏ có hai chàng thanh niên mặt hoa da phấn đóng giả là hai cô gái đeo hai chiếc trống cơm làm "Con đĩ đánh bồng”. Họ vừa múa vừa hát, vừa vỗ trống; mắt nhìn ngang, nhìn dọc, lẳng lơ như nắng mùa xuân. Sau đó, một ông già có dáng tiên phong đạo cốt, mặc áo thụng độ màu máu, vái lá cờ "vía".
Cờ bằng vóc đỏ viền vàng có thêu chữ "Lệnh". Lá cờ này cũng được lọng che. Đó là lệnh của thần linh. Thỉnh thoảng cờ lệnh được phất lên ào ào, nhắc lại thời chinh chiến oai hùng của thần. Ngay sau đó là màn gươm tuốt trần do ba người điều khiển. Đến phường bát âm gồm 8 nhạc cụ, phát ra từ 8 hệ thống âm thanh của 8 vật liệu khác nhau: Bào (quả bấu), Mộc (gỗ thạch (đá), Kim (kim khí), Ti (sợi tơ), Trúc (tre)… Chúng là những não bạt, đàn, sênh tiền, kèn, trống nhỏ, nhị, sáo hoặc tiêu…
Phường bát âm thường có mấy điệu Lưu Thuỷ, Hành Vân, Ngũ Đối trong suất cuộc rước. Khi trang nghiêm có lệnh thì cử nhã nhạc. Sau phường bát âm là long đình. Đó là chiếc, nhỏ và cao có mái che. Trong có bày hương án, ngũ quả đỉnh trầm và bát hương có cắm những nén hương đang cháy nghi ngút. Long đình có 4 người khiêng và có 4 người đi bên cạnh để thay vai nhau. Họ đều là những chàng trai trẻ đẹp, có tầm cao ngang nhau. Đi trước long đình có một người cầm trống khẩu và một người cầm cảnh. Thỉnh thoảng họ lại đánh lên một hồi trống và một hồi cảnh.
Tất cả những chàng trai này đều ăn mặc theo kiểu khố bao khăn vắt và đeo trước ngực một chuỗi vòng tết bằng hoa bưởi toả ngát hương thơm. Hai bên long đình có tàn, quạt, lọng. Rồi đến một loạt người cầm cờ, vung lên. Họ ăn mặc quần áo có nẹp xanh đỏ, bó xà cạp đen, hộ vệ cho hai chàng trai cầm lọng vàng. Hai chàng này là hai anh chàng đẹp trai nhất làng. Họ đi hài và trên ngực tết một bông hoa lớn.
Tiếp đến là hai long kiệu bát cống. Mỗi long kiệu có 8 người khiêng và 8 người đi kèm. Đó là long kiệu của Đức Thánh ông và Đức Thánh Bà. Những người khiêng kiệu, đầu chít khăn xanh, mặc quần xanh, thắt lưng bao vàng, đi ủng. Các bô lão, các quan viên đi hộ giá kiệu đều mặc áo thụng, khăn xếp… Không khí tưng bừng náo nhiệt, hương khói mù mịt, tiếng chiêng trống, đàn sáo nổi lên làm cho mọi người như say rượu. Thỉnh thoảng, những chàng trai khiêng kiệu lại đi nhanh, tăng tốc độ và reo vang lên. Lúc này người ta gọi là kiệu bay… rước, sau và xung quanh đám rước người đông nghìn nghịt…
Đám rước đi vòng quanh xóm chùa rồi trở về chùa. Lúc đó là lúc bắt đầu có những cuộc tế lễ. Mọi người vào lễ, kẻ trước người sau hoặc vào cùng một lúc. Sau khi đám rước ngừng lại trước cổng chùa, người ta tổ chức các cuộc vui chơi, mở hội. Có phường hát Rô ở Quốc Oai đến, phường chèo tàu từ Đan Phượng sang. Có cả đặc sản “Xẩm chợ” Hà Đông.
Chùa Trăm Gian là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Bắc. Mở hội ở chùa là hình thức tổ chức sớm hơn kiểu tổ chức ở đình. Do vậy, lễ hội chùa Trăm Gian còn vọng lại nhiều âm thanh và màu sắc điển hình của một quá khứ xa xưa với những nét hùng tráng mang tính nghệ thuật.
CHUYỆN NGÔI ĐÌNH
Ở các làng, xã Việt nam xưa, hầu như làng nào cũng có một ngôi đình. Có ngôi đình chung cho cả mấy xã hoặc huyện. Đình nằm ở một không gian trung tâm, rộng lớn và có phong cảnh đẹp của làng quê Việt nam. Mọi sinh hoạt chính trị, kinh tế và xã hội của cộng đồng thời Lý thường diễn ra ở chùa. Nhưng từ giữa đời Trần, các sinh hoạt đó được chuyển sang đình và truyền thống đó được giữ cho đến tận đời Nguyễn.
Đình còn là nơi nghỉ ngơi, dừng chân của vua hoặc các quan lớn đi vi hành, tuần du. Đình làng là nơi tụ họp, bàn bạc công việc và là nơi thờ cúng Thành Hoàng. Chùa dùng nhân, nghĩa để trị dân, đình dùng pháp trị đối với dân. Đình còn là nơi thực thi lệ làng: thu thuế, xét xử khao vọng, ngả vạ… Con gái trong truyện xưa, không chồng mà chửa, bị mang ra đình ngả vạ. Những dịp lễ tết, hội hè, diễn xướng v.v… đều diễn ra ở đình và sân đình. Với người bình dăn, đình cũng là nơi giao tiếp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn. Đình là một tập hợp kiến trúc mở, chứ không khép kín như chùa. Đình không có tường bao quanh. Từ bốn phương, tám hướng đều có thể đến với đình. Nội thất, ngoại thất của đình được trang trí nguy nga, độc đáo. Có những bức tượng, phù điêu được chạm trổ công phu đã gây ấn tượng mạnh mẽ trong giới mỹ thuật trong và ngoài nước như ở đình Liên Hiệp (Hà Tây), đình Phù Lão (Hà Bắc đình Tam Canh (Vĩnh Phú), đền Giá (Hà Nội) v.v…
Vào đình phải qua cổng tam quan và sân đình. Đình thường được dựng lên bằng nhiều cột gỗ to và dài. Người ta thường nói: "To như cái cột đình". Còn câu: "bao giờ cây cải làm đình" là chỉ cái điều không bao giờ có thể xảy ra. Cổng đình thường rất rộng, có bể nước mưa và hòn non bộ. Nối tiếp sân là mấy bậc đá lát thềm dẫn vào đình gồm ba gian dài. Gian dài ở chính giữa gọi là chính tẩm. Bên trong gian giữa là nơi đặt bệ thờ, trên có bát hương, đỉnh trầm, cây nến, bài vị của Thành hoàng, lọ độc bình cắm hoa v.v… Sau bệ thờ là hậu cung đặt tượng Thành hoàng ngồi trên ngai sơn son thếp vàng.
Mái đình lợp ngói âm dương, viên nọ ốp lên viên kia, rủ nhau bò lên nóc cao, kéo lên 4 góc cong vút với những ngọn đao trang trí khoẻ mạnh mà bay bổng. Loại ngói này được gọi là ngói âm dương là ngói "cuộc đời”. Đôi vợ chồng nào đó thường giãi bày: "Ấy đấy, chúng ta ăn ở với nhau có đủ cả giận, hờn, đau khổ, sướng vui và yêu thương… Tất cả cứ lợp vào nhau như mái ngói âm dương…".
Hai bên đình còn có hai dãy nhà phụ để chứa kiệu bát cống, long đình, cờ, biển, trống, chiêng, quạt, những đồ tế lễ rước xách… Đình còn ngăn riêng một gian để cúng hậu gọi là nhà hậu. Có nơi, trước mặt đình còn có một công trình kiến trúc nhỏ gọi là "phương đình" hoặc "bái đình".
Mọi việc lớn, nhỏ trong làng được quyết định ở đình do một hội đồng kỳ mục điều khiển. Lý trưởng là thành viên cao nhất trong việc chấp pháp. Vai vế cao hơn lý trưởng có tiên chỉ. Ông ta là người đứng đầu một làng, xã Thường là người có danh vọng, nhiều chữ nghĩa và được mọi người kính trọng. Tiên chỉ ngồi riêng một mình một chiếu ở đình. Nếu vị nào có cỡ khoa bảng cao hơn tiên chỉ thì được ngồi chiếu trên của tiên chỉ. Dân gian đã tả một cách châm biếm chân dung của tiên chỉ như sau: "Người đứng chiếu ngang, người sang chiếu dọc, người đọc văn tế, người bệ bát nhang, người mang cỗ đài, người nhai thủ lợn, người trợn mắt lên…"
Tiên chỉ là người có quyền thế nhất làng. Phần riêng của ông bao giờ cũng phải có miếng thịt thủ.
Ngày xưa, người ta rất chú ý đến việc chọn lựa hướng đình và trồng những cây cảnh to, nhỏ để tô điểm cho cảnh quan của đình. Về tổng thể, đình và những công trình phụ là những công trình xây dựng choáng ngợp và hoa mỹ.
Trong dân gian, đình là một hình ảnh quen thuộc và gắn bó trong tâm hồn mỗi người dân Việt nam:
"Qua đình ngả nón, trông đình
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu".
Hoặc như:
"Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh"
Nam nữ tình tự với nhau ở đình:
"Bên đình tôi đã si mê.
Tôi yêu người lắm, xin thề đình ơi"…
Có anh chàng kể lể: "Hôm qua tát nước bên đình với em…" Sân đình thường có những cây cổ thụ, cây đại, cây si cây táo v v… Thị Mầu trong vở chèo Quan âm Thị Kính hát rằng:
"Tiểu như táo rụng sân đình
Em như gái dở đi rình của chua".
Đình là ngôi nhà đẹp đẽ, trang nghiêm, to lớn nhất làng. Nó thường được ví với những gì to lớn. Cái nồi đình là nồi to. Cô gái có "một đình duyên" là Cô gái duyên dáng có thừa. Trong gam màu folkhor Việt nam, người xưa cho rằng bộ ngực và mông của cô gái càng to thì càng đẹp. Người ta nói: “Hai phần to được tày đình, thì con người ấy càng xinh càng giòn". Câu ca dao này phù hợp với quan niệm thẩm mỹ ngày nay, khi nhấn mạnh vòng đo số 1 và vòng đo số 3 của người phụ nữ càng lớn thì giá trị thẩm mỹ càng cao.
Tiếng trống đình là tiếng trống đánh rất to, báo một điều gì quan trọng. Người quản lý, trông nom đình là ông Từ. ông thường là người có tuổi, hiền lành, chất phác, được mọi người quý mến, có khi lại là người chay tịnh, không có vợ ông trông nom đình, thắp hương đón khách đến lễ đình trông nom vườn cây cảnh. ông cũng trồng thêm cây ăn quả để thêm vào thu nhập của cuộc sống đạm bạc, thanh bạch.
Những năm trước cách mạng tháng Tám, đình là nơi đi lại, hoạt động của một số chiến sĩ cách mạng. Từ năm 1945 trở đi, sân đình là nơi luyện tập quân sự tuyển quân, tổ chức những cuộc họp mặt hoặc mít tinh kêu gọi dân làng hưởng ứng những phong trào yêu nước, cứu nước, đồng thời cũng là nơi tập trung của các thanh niên nhập ngũ, là nơi người thân đưa tiễn con em lên đường ra mặt trận.
Trong làng có hai âm thanh đặc biệt khắc sâu trong tiềm thức mỗi người, đó là tiếng chuông chùa và tiếng trống đình. Tiếng trống đình báo hiệu lễ cơm mới sau mùa gặt, tiếng trống mừng quân hoặc tiễn người ra tiền phương v.v… thật là xúc động. Đình là nơi thờ Thành hoàng, có thể là tổ sư các ngành nghề, là người có Công với dân làng, là liệt sĩ, anh hùng. dân tộc như Hai Bà Trưng, Phùng Hưng v.v… và có khi cũng là một con người bình thường.
Ở nước ta còn giữ lại được nhiều ngôi đình lớn hoành tráng, tiêu biểu cho nền nghệ thuật kiến tạo đình chùa truyền thống của Việt nam như: đình làng Đình Bảng, đình Chu Quyến, đình Tây Đằng, đình Triều Khúc, đình Kim Liên, đình Chèm… đó là những di sản văn hoá vô giá của dân tộc. Tiến sĩ A. Samadi, nhà nghiên cứu mỹ học người Philippine đã viết: "Đến Việt nam mà không đến thăm mấy ngôi đình là chưa biết gì về Việt nam".
Ngôi đình, một vang vọng của tâm hồn Việt nam, từ ngàn xưa cho tới hôm nay.
CHUYỆN CÁI AO LÀNG
Một trong những hình ảnh thân thương, ăn sâu vào trí nhớ con người ở các làng quê từ thời thơ ấu cho đến lúc về già là hình ảnh những cái ao làng. Câu "còn ao rau muống, còn đầy chum tương” nói lên một cuộc sống thanh đạm mà ung dung trong cảnh thanh bần.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán, ở bên bờ ao thường diễn ra nhiều hoạt động náo nhiệt, ồn ào mà đằm thắm. Người ta tát cạn ao rồi chia phần cá cho nhau, có những người vớt từ dưới ao lên những cây gỗ xoan ngâm trong bùn từ tháng giêng để chuẩn bị làm nhà hoặc sửa nhà. Nhiều người chung nhau một con lợn và mổ thịt ngay bên bờ ao, chia thịt, luộc lòng… Người ta rửa lá dong để gói bánh chưng… thật tấp nập và nhộn nhịp. Phong cảnh cái ao thật đẹp.
Mùa xuân, các đám cưới đủ màu sắc ngả bóng xuống ao làng với những tà áo, khăn, nón xênh xang. Dáng đi của những người dự đám cưới in xuống nước như say như tỉnh. Mùa hạ, trên mặt ao có sen quỳ trắng, sen diệp hồng hoặc hoa súng…toả ra một mùi thơm nhẹ. Bên cạnh những bông hoa súng thường có những con chim cuốc đen lủi thủi. Lại có câu: “Ao cá trê, êm ả ngủ chờ sung" hoặc: "bèo lạnh cầu ao, ai đợi chờ?…" Cái ao cũng dự báo mùa thu đến: Bờ ao hiu hắt, nước trong xanh, hay: "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo".
Đó là lúc cuối thu đầu đông. Bờ ao thường được "trang điểm" bằng các loài cây quen thuộc như cây vối, cây sung, rặng cúc tần cổ tích, vương vít những đàn gà con có màu hoàng yến. Bờ ao trong sáng như ca dao. Một góc ao được bắc giàn mướp để cho những quả bầu, quả mướp rủ xuống. Những khi hoa mướp nở làm vàng rộm cả một góc ao với những cánh bướm bay đi, bay lại. Năm 1937 - 1938, ở bìa một số báo Tết có đăng ảnh một cô gái duyên dáng cùng với mấy lời chú thích: "Thoảng tiếng vàng thanh tao Bên gốc mai, bờ ao Một nàng xinh như liễu. Ngồi ngắm bông hoa đào…". Không phải chỉ có thế, cô gái đẹp trong ảnh bên bờ ao này còn đang mơ màng ngắm nhìn những đám mây phiêu lưu trên khung trời in bóng xuống mặt ao.
Khi có khách quý đến, chủ nhà lấy vó cất một vài con cá tươi, xử lý thật nhanh, uống rượu ngay bên bờ ao đó là một "bữa tiệc" khó quên. Nhưng cũng có khi ở vào hoàn cảnh: "Ao sâu, nước cả khôn chài cá" thì chủ và khách chỉ uống rượu suông với nhau cũng vẫn rất thân tình.
Ao cũng là nơi hẹn hò, gặp gỡ của trai gái trong làng. Họ hẹn hò và thề thốt với nhau bên bờ ao vào những buổi chiều tối, những đêm trăng hoặc những buổi sáng sớm. Những cuộc tình này cũng rất nên thơ và lãng mạn. Các cô gái trong lễ vu qui, qua chiếc ao làng, lòng lại bồi hồi nhớ những đêm hẹn hò. Tuổi thơ của nhiều người còn gắn liền với những kỷ niệm khó quên: "Nhớ những ngày trốn học đuổi bướm cầu ao, Mẹ bắt được… chưa đánh roi nào đã khóc! " (Quê hương Giang Nam)
Họ hàng của ao có đầm, có hồ, kênh, lạch. Ao cũng có luật âm thầm mà chặt chẽ của nó. Tầng nước trên thường là cá riết. Tầng giữa có cá trắm, cá chép, cá quả cá sộp. Lớp dưới cùng là cá trê. Riêng có "cá chuối đắm đuối" thì hoạt động ở tất cả các tầng nước ở trong cái ao, xã hội cá giống hệt như xã hội loài người. Cá tranh ăn, xô xát, đánh nhau, nhường nhịn, sống có đàn…
Ao có nhiều tên tuỳ theo vị trí địa dư, dáng dấp hoặc đặc trưng riêng như: ao cầy vối, ao cây sung, ao chùa, ao đình, ao xóm, ao cây gạo, ao bèo, ao thả cá, ao thả rau cần, ao nuôi vịt, ao ngang…
Ao cũng là nơi dân làng gặp gỡ, tán gẫu để có những thông tin như: Cô A xóm Hạ sắp cưới chồng, bà B đi ra tỉnh thăm coi trai hoặc ông C lên lão bảy mươi… Một vài cô gánh lúa, nghỉ bên bờ ao, xuống ao khoả nước, nhúng cái nón xuống nước cho mát nón hoặc sẵn tay ướt vuốt tóc và vuốt lông mày để cho các chàng trai có câu ca dao: " Có rửa thì rửa chân tay, chớ rửa lông mày chết cá ao anh". Đứng ở bờ ao một mình, nhất là trong những lúc thanh vắng là có sự mong, nhớ, tơ tưởng… Như trong câu ca dao: "Đêm qua ra đứng bờ ao, trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ”: Tâm trạng con người trong lúc này là nói buồn trong cõi nhớ. Trần Phương trong tích chèo "Suý Vân giả dại" là một tay nổi tiếng về khoe khoang và nói khoác, đã nói dựng lên: "Sông Tô Lịch là ao anh thả cá". Nghĩa là ngay cả cái con sông Tô Lịch xưa rộng, dài là thế mà cũng chỉ là cái ao thả cá của nhà anh ta mà thôi.
Người phương Tây thấy từ "ao" rất thân mật với họ nên gọi biển Caspienne là cái ao của người Sa La. Người đi xa trở về, thấy chốn quê hương là đẹp hơn cả, cũng bồi hồi: “Ta về ta tắm ao ta; dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn". Ao nhà ta tuy không phải là đẹp lắm, nhưng nó là cái của ta, cái của mình nên nó đẹp và quý vô cùng.
Ngày xưa, hồi kháng chiến chống Pháp, đâu đâu cũng có những mẩu chuyện bi hùng gắn với cái ao làng gọi là ao kháng chiến. Đó là những cái ao được đào sâu vào bên trong thành những hàm ếch làm chỗ ẩn náu cho du kích. Từ những hàm ếch đó lại còn được đào sâu vào bên trong, xuyên vào các đường ngầm trong xóm. Cho nên, trong những trận càn hoặc những trận chiến đấu, du kích nhảy xuống ao là địch không thể tìm thấy được. Và những du kích nấp ở bờ ao lại xông lên đánh địch. Có những cái ao nhuộm máu sau những trận chiến đấu, được gọi là ao thiêng hoặc mang tên những người nữ du kích anh hùng như: ao chị Chiên, ao chị Mạc Thị Bưởi…
Người ta chê một người nào đó có cái cười nhạt như “nước ốc ao bèo" là có cái lý của nó. Vì rễ bèo cái trong ao hấp thụ mạnh mẽ những chất khoáng cần thiết để hình thành chất prôtêin trong cơ thể ốc. Do ốc thiếu chất đạm trầm trọng nên thịt ốc nhạt nhẽo. "Ăn mày đánh đổ cầu ao” là nói lên hiện tượng một người nào đó rất khó khăn mới ky cóp được một chút gì đó mà lại bị mất đi sạch sành sanh.
Với nhịp độ đô thị hoá chóng mặt như ngày nay, trong một ngày gần đây, mỗi người trong chúng ta sẽ “thèm" một cái ao, một phong cảnh, một hương vị, một chuyện Cổ tích về cái ao".
BA NGÔI MỘ "HỒNG NHAN"
Có một người đàn bà khốn khổ nào đó đã đặt gói tã lót bọc một bé gái đỏ hỏn ở ngay góc ngôi đền nhỏ. Một bà đi qua, ẵm lấy cái bọc, dừng trước cửa đề nhận đứa bé là con nuôi và xin thần làm chứng cho mình đã có một đứa con trời cho. Nhưng bà bỗng khóc lên nức nở vì bà quên rằng bà quá nghèo, nuôi miệng mình cũng còn khó khăn. Bà liền gạt nước mắt, truyền cái bọc ấy cho một người đàn bà khác nuôi làm phúc.
Cô bé không cha, không mẹ nhận đủ mùi đói rách ấy lớn lên có tên là cô Tư Hồng. Người chồng của cô tên là Hồng đã trở về Trung Quốc, cô lấy một viên quan tư người Pháp. Và trước đây, cô đã có những cuộc tình duyên ngoài khuôn khổ với nhiều người. Cô không có "sắc" lắm nhưng có "thanh", duyên dáng, ăn nói khéo và đầy sức thuyết phục. Người ta bảo đôi mắt của cô là đôi mắt “nhãn trung hữu thuỷ" (trong mắt có nước) làm cho đàn ông nhìn vào là tự nguyện khuất phục.
Cô đã thầu các vật liệu xây dựng, lại thầu cơm tù cho các trại giam, nhà tù cô kinh doanh xây dựng nhà ở, dinh thự, cầu cống, mở các hãng buôn lớn. Vì có tài kinh doanh, cô nhanh chóng trở nên nổi tiếng về giàu có và thế lực. Cô có lòng thương đối với những người bị tù tội nên luôn can thiệp để làm cho các bản án của họ được giảm nhẹ. Với những người mang án từ 10 năm đến 15 năm tù, cô cũng xin được tha bổng như không. Bất cứ ở nơi nào trong toàn quốc bị mất mùa, bão lụt cô đều cho chở gạo, ngô đến phát cứu tế cho các nạn nhân với số lượng rất lớn. Thỉnh thoảng cô lại đi xe ngựa, rải những gói thịt bò chừng một lạng với những gói lạc tới những người dân nghèo ở hai bên đường những lần phát chẩn như vậy, cô đã giết hàng chục con bò lớn. Cô phát cho mọi người nhưng không bao giờ cao ngạo mà thường cúi xuống với nét mặt trầm tư. Có người nói lớn lên: "Cô ném sang bên này thêm đi!" "Vâng" cô đáp.
Cô được vua nhà Nguyễn tặng cho bốn chữ "Tiết hạnh khả phong" với hàm ý rộng của chúng. Nhưng về sau cô can thiệp nhiều vào việc giảm án cho cả những người tù bị nhà chức trách cho là nguy hiểm, có tinh thần dân tộc nên cô cũng bị liệt vào "thành phần nguy hiểm". Từ đó, cô bị nhà nước bảo hộ không cho cô liên lạc gì với các cơ quan, họ tẩy chay cô, không cho lập các hãng buôn và cản trở những hoạt động của cô. Thế là cô đành phải rút lui về nhà sống những ngày còn lại với một cuộc sống khá phong lưu. Cô vẫn rộng rãi và làm những việc từ thiện không mệt mỏi khi chết. Bia có đề chữ “ Cô Tư Hồng”.
Năm 13 tuổi, cô Tý (người Hải Dương) đánh vỡ chai dầu do cha sai đi mua. Về nhà sợ cha đánh cô đã bỏ nhà đi. Ông bố đi tìm con mãi không thấy nên đi xem bói. Thầy bói ở đầu cầu Hải Dương bảo: “Phải 13 năm sau ông mới thấy được con gái”. Ông cũng không tin và quên hẳn chuyện này.
Hơn 10 năm sau, cô Vũ Thị Tý đã trở thành bà chúa Hàng Bạc, có hẳn một cái động bà chúa nay ở khoảng gần rạp Chuông Vàng). Đó là một ngôi nhà rộng lớn, lộng lẫy bày đặt nhiều đồ vật đẹp và lạ kỳ, mở cửa rộng cho mọi khách thập phương xa gần đến xem. Nơi đây có đủ những đồ quý hiếm, những cổ vật vô giá như đỉnh, bầu rượu, đôi ngà voi của vua Hàm Nghi, nhiều lọ độc bình, sập gụ chạm trổ đủ 100 con phượng v.v… Lại có cả những con vật hiếm như gà ba chân, rùa hai đuôi, cá vừa là chép vừa là trắm, chó huyền đề, sóc bay, khỉ bạc má, phượng hoàng đất v.v…
Một ông lão nhà quê lần đầu tiên ra Hà Nội cũng ngơ ngác vào thăm động “Cô Ba Tý”. Ông lóng ngóng cái ô thế nào mà móc ô kéo giật làm vỡ chiếc lọ độc bình đời Khang Hi. Gia nhân lôi ông ra, đánh một trận. Cô Ba Tý mặc bộ áo dài sang trọng, đầu chít khăn vành dây, chân đi hài thêu phượng, thấy nhốn nháo liền ra can. Qua sự việc không may này, cô Ba Tý nhận ra ông lão nhà quê kia chính là bố của mình đã 13 năm xa cách.
Cô đã qua mấy đời chồng và quan hệ với toàn những người có vai vế cao trong xã hội. Cô thích giữ gìn những cái đẹp độc đáo trong di sản văn hoá dân tộc. Nhiều khách phương Tây đã trả những món tiền rất cao cho những đồ vật quý hiếm, nhưng cô cũng không bán. Cô đối đãi với mọi người thật nhân hậu, rộng rãi, hay làm những việc phúc đức, từ thiện nên cũng được vua ban cho bốn chữ “Tiết hạnh khả phong”. Cô không đẹp rực rỡ nhưng thân hình khoẻ mạnh, chắc mà hơi thô. Nhưng dáng vẻ thô này chính là cái vẻ thô mà danh hoạ Picasso say sưa lắm. Thân thể cô đúng là một cơ thể "lên tiếng gọi". Nhiều nhà chức trách cao của Pháp ganh tị, sát phạt nhau chỉ để được cô chú ý đến.
Cô xây cho mình một cái sinh phần. Trên bia đá có dòng chữ Madame Becty (vì người chồng Pháp của cô tên là Becty), hàng chữ dưới đề: “cô Vũ Thị Tý”…
Một người đàn bà đáng lưu ý nữa là cô Vương Thị Phượng. Cô người Hàng Đào, lấy chồng ở Hàng Ngang. Cô đẹp đến nỗi bất cứ ai đi qua cửa hàng cũng phải ngoái đầu lại hoặc đi đi lại lại vài lần để ngắm cô. Người Hoa kiều ở Hàng Ngang nói rằng đôi mắt của Thị Phượng là đôi mắt “Hoàng diệp lạc". Đối tượng nhìn vào đôi mắt ấy tự thấy mình như một chiếc lá vàng rơi…
Cô dám tìm đến tự do trong tình yêu và thực hiện ý định đó. Nhưng không được. Cô phản đối cuộc sống bắt người đàn bà làm nô lệ. Cô đã bỏ chồng đi theo tiếng gọi của một anh chàng nhà báo trẻ đầy tài hoa. Sau đó, vào những năm 1927 -1928, cô phải chống trả hàng loạt những sự đả kích tới tấp của gia đình và xã hội. Cô đã chịu sự lừa dối của nhiều kẻ giăng bẫy. Cô đã chịu những nỗi cơ cực suốt. cả những tháng năm vào Nam ra Bắc. Cô đã qua tay nhiều người đàn ông vì sự tồn tại và vì cuộc đời xô đẩy. Nhưng đến khi chết cô không còn đồng xu dính túi, phải nằm chết một cách ê chề, điêu đứng ở nhà thương làm phúc. Đám tang chỉ có một người tình cũ rủ lòng thương, đưa xe cô đến mộ và sau đó khắc cho cô một tấm bia đề: “LC Mộ người bạc mệnh Vương Thị Phượng”. Cái chết của người đẹp có hành trình số phận mà cả ba cuốn sách "Ana Karenina" "Phục sinh" và Trà Hoa Nữ cộng lại mới nói lên được, đã làm nao núng cả Hà Nội và khắp nơi trong nước.
***
Ngôi mộ cô Tư Hồng ở phía tay phải, cách cổng chùa Hai Bà chừng 150 bước chân. Nay ở khoảng mảnh đất của trường PTCS Bạch Mai.
Mộ của Vương Thị Phượng đối diện với cổng chính Bệnh viện Bạch Mai. Đường thẳng từ ngôi mộ đến cổng bệnh viện chừng 150 mét.
Phần mộ cô Ba Tý ở cách Tháp Bút chùa Liên Phái Bạch Mai chừng 100 bước. Nay hãy còn vòm của sinh phần và một tấm bia. Ba ngôi mộ "hồng nhan" nổi tiếng của Hà Nội, của Việt nam ở vào những thời kỳ khác nhau. Ba số phận độc đáo có thể ca ngợi được, cũng có thể khóc được lại có những điểm rất giống nhau: nằm ở cùng một khu vực gần nhau ở Bạch Mai quận Hai Bà Trưng. Ba ngôi mộ lại là ba góc nhọn của một hình tam giác cân, rất cân. Phải chăng là một sự diệu kỳ của số phận?
CHUYỆN CON TRÂU
Trước hết, ta hãy nói về con trâu hiến sinh trong lễ Trâm trâu của các dân tộc Tây Nguyên, cũng như ở Indonesia, Malaysia. Con trâu trong lễ hiến sinh biểu thị tình nghĩa mẹ con muôn đời. Con trâu chết cho mẹ, cho cộng đồng. Trâu biểu hiện cuộc sống bản thể, tự nguyện phục hồi năng lực sinh sản của mẹ Đất đã mòn mỏi do con người bòn rút máu thịt của mình để sinh sống. Trâu hiến mình để cho yên lòng mẹ Đất góp vào sự sinh tồn và vĩnh cửu.
Trong lễ đâm trâu, người ta làm cho trâu chết dần chứ không cho trâu chết hẳn ngay để làm cho trâu trở nên "anh hùng". Vì trâu hiến sinh nên khi chết, trâu thành vật tổ (totem). Con trâu bị phân thành nhiều mảnh, bón cho đất Mẹ. Hiến sinh là đức của con người muôn thuở. Đường đi của trâu là luống cày, là đường đi của ngũ Cốc của văn minh. Con sông Kim Ngưu từ Hà Bắc lượn về từ núi Trâu Sơn ở giếng Việt, ôm lấy Thủ đô Hà Nội,làm nên đế đô Phồn vinh. Ở làng Phật Tích (Hà Bắc) còn có nhiều di tích trâu đá… Trâu là loài nhai lại, ăn giả làm thật, ở Việt nam có rất nhiều giống trâu. Con trâu đại diện cho lòng tốt sự bình yên,sức mạnh, sự bình tĩnh, là tượng trưng cho sức lực và sự hy sinh. Trâu là một trong 12 con giáp, là một trong lục súc gồm: ngựa, dê, trâu, gà, chó, lợn… gần gũi nhất với con người.
Trâu thuộc âm. Người ta gọi con trâu rất thân mật: "Trâu ơi ta bảo trâu này…" Năm Sửu là năm con trâu. Giờ sửu là từ 1 giờ đến 3 giờ sáng, là lúc trâu bắt đầu công việc hàng ngày, kéo cày hoặc bừa. Người đẻ năm Sửu thường có tài năng và có cường độ lao động tất. Đó là những đức tính rất cần thiết đối với bất kỳ ai. Thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, sinh năm Kỷ Sửu (1889). Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, sinh năm Đinh Sửu (1937). Đời trâu làm thật, ăn giả, cổ cày vai bừa. Nó làm việc cật lực cần cù, nhẫn nại, kéo cày trả nợ (nợ đời): “Bao giờ cây lúa thành bông, thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn “ Nó chỉ ăn cỏ và rơm. Xưa kia, người chịu ơn nói với người tạo ơn cho mình rằng: "Xin làm trâu ngựa đền nghìn công ơn…" Trong Truyện Kiều có câu: Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai"?… Đó là lời thề của người chịu ơn kiếp này nguyện đến kiếp sau xin trả nợ. Với xã hội nông nghiệp, con trâu là đầu cơ nghiệp. Nó góp phần quyết định việc đẩy mạnh sức sản xuất và năng suất lao động. Trâu rất khoẻ: khoẻ như trâu mộng, yếu trâu còn hơn khoẻ bò. Con gái ở tuổi thanh xuân cũng là lúc xuân tình thịnh vượng nhất và có sức mạnh dữ dội, hăng hái nhất được gọi là: Gái 17 bẻ gãy sừng trâu". Câu nói này có hai ý nghĩa, chỉ người con gái có dư sức làm việc và cũng có dư sức trong "chiến trận yêu đương…". Con trâu có tai lá mít, đít lồng bàn là con trâu hay. Mắt trâu hơi lồi, lờ đờ, nhìn chằm chằm, rộng lượng, cam chịu duyên phận, hiền từ… Khi người ta yêu nhau, nhìn nhau bằng đôi mắt trâu đờ đẫn, thẫn thờ là như vậy đó. Con trâu si tình, rất kín đáo nên chẳng mấy ai để ý. Vì họ không nhìn thấy con trâu liếc.
Hàng năm ở Đồ Sơn vào hội chọi trâu truyền thống rất náo nhiệt. Nhưng ta chỉ thấy có hai con trâu chọi nhau mà thôi. Cụ Thìn, 91 tuổi, ở chợ Đồ Sơn cho biết: “Khi xưa, ở mỗi bên bãi chọi trâu đều cỏ buộc một con trâu cái “ngon lành" bằng một dải lụa đỏ để động viên tình lang của mình quyết đấu”. Như vậy là những cuộc chọi trâu xa xưa cũng phải có chuyện "mái suy" mới trở nên quyết liệt. Trời sinh ra thế mà… Con trâu có ích cho công việc nhà nông đã đành. Người ta cũng còn có thề sử dụng tất cả những gì ở con trâu: thịt, xương, da, lòng… Ngay lông trâu, móng trâu, sừng… đều có thề được axit cho hydrich (HCl) thuỷ phân rồi cùng với một số hoá chất khác để chế thành xì dầu, magi, bột ngọt hoặc mì chính. Sừng trâu còn dùng làm cốc uống rượu theo kiểu dân dã ở miền núi. Nó cũng là cái tù và truyền lời kêu gọi và bản thân nó cũng là một nhạc cụ hoành tráng. Da trâu bịt mặt trống cho các loại trống như: trống chèo, trống tuồng, trống chầu, trống trong hát ả đào, trống cơm, trống bồng trong đám ma…đã làm náo nức tâm hồn bao người. Huyền thoại kể về chuyện tình của Ngưu Lang và Chức Nữ. Sự thực thì hậu duệ của họ là chàng chăn trâu và cô gái trồng dâu, dệt vải. Đó là hai mặt của âm và dương, là chàng và nàng. Gần đây nhất là chàng công nhân lái máy cày và cô gái làm trong xưởng dệt. Trong vở Quan âm Thị Kính, sau khi thị Mầu bị thất vọng không "ăn thịt” được Thị Kính, đã yêu anh Nô theo kiểu: "Trâu ta ăn cỏ đồng ta” và dạy cho anh Nô cách thắp hương khi thấy oản chùa… ở nước ta xưa, nhà nào có 9 đụn 10 trâu là nhà giầu. Đường sống là đường nhỏ, gồ ghề, cao lên ở phía giữa. trâu chậm uống nước đục là nói người đến sau bao giờ cũng chỉ thu hoạch được những gì còn lại.
Đầu trâu mặt ngựa là chỉ những kẻ đáo để, hung dữ mà ai cũng muốn tránh mặt. Những người cùng hoàn cảnh, cùng khả năng, nhất là có tính tình giống nhau, kết bạn với nhau gọi là trâu tìm trâu, ngựa tìm ngựa. Những câu nói này dùng trong trường hợp không mấy tất đẹp. Trâu trắng đi đâu mất mùa đấy là chỉ sự vô duyên vậy. Người ta bạc đãi và ghét con trâu trắng chỉ vì nó không giống đồng loại của nó có màu đen.
Lại có câu: "Có ăn có chọi, mới gọi là trâu" khuyên mọi người hãy mạnh dạn đấu tranh trong cuộc sống. Ngày 23 tháng chạp hàng năm, ở chợ Bưởi có phiên chợ trâu náo nhiệt. Người ta thường bảo: "Thật thà cũng thể lái trâu". Câu nói này còn có vấn đề phải bàn.
Thách cưới 3 bò 9 trâu là thách cưới nặng mà bên trai khó lòng đáp ứng nổi…
Con trâu! Con trâu trên cánh đồng cò bay mỏi cánh của Việt nam. Con trâu trong huyền thoại: "Trâu vàng Hồ Tây", trong giấc mơ của cái tuổi: "Ai bảo chăn trâu là khổ con trâu còn có trong những câu hát ru: "trâu ta, ta buộc bờ ao". Dặn dò to nhỏ… làm sao tao cũng bằng lòng con trâu là hình ảnh thân thương và gầngũi trong cuộc sống của làng quê Việt nam.
CÂY ĐA
Xung quanh Đền Bà ở làng Ỷ La, Tuyên Quang có mấy cây đa khổng lồ nổi cộm lên như những ngôi nhà lầu nối tiếp nhau. Chúng đan kết lại với nhau bằng những chùm rễ phụ bạt ngàn, bao la. Chúng đu đưa trước gió như những chiếc võng treo thờ ở các đền Mẫu, phủ Mẫu. Đây là hình tượng gợi ý cho các bà mẹ thời xa xưa làm ra lưới bắt cá, tết võng và làm nghề dệt vải Thạch vải. Thạch Sanh ngày xưa có một túp lều tranh dưới gốc cây đa. Ông Bụt nhân từ cũng từ những cây đa hiện ra.
Cây đa bề thế, bệ vệ, to cao vời vợi. Các cành cao thả dài xuống đất rồi lại sinh ra rễ mẹ, rễ con, bền vững và đầy sức sống. Cây đa yêu đời, đẹp đẽ và nó tượng trưng cho sự phồn sinh và tuổi thọ Biểu tượng của " Hội những người cao tuổi thế giới" được thể hiện qua hình ảnh một cây đa cổ thụ.
Cây đa trần trụi với vẻ nguyên thuỷ, có những điều ẩn chứa, có những điều rối rắm và huyền ảo. Nó tượng trưng cho sự trống trải, cho sức mạnh vật lý và địa lý. Nó thu hút vào mình những tia sét, những dòng điện trường. Những đêm mưa to gió lớn, cây đa đã chống chọi lại với gió bão, dũng cảm phi thường.
Cây đa xòe tán xanh và rộng ra để che nắng, che mưa cho mọi người. Nó che chở cho mọi người. Nó là cây mẹ, làm cho con người yên tâm với nụ cười, nước mắt, hướng về vĩnh cửu. Người ta gọi cây đa làng, cây đa huyện, cây đa bãi, cây đa bến sông, cây đa xóm, cây đa chợ v.v…
Cây đa là điểm ghi nhớ, điểm đánh dấu nổi bật, đại diện cho một nơi chốn đáng được lưu ý. Cây đa chứng kiến những thăng trầm của các lớp người, trong tín ngưỡng dân gian, có tục thờ cây đa. Bên gốc đa thường có một cái miếu nhỏ đặt bát hương, những chiếc bình vôi để hương khói cho thần cây đa: “Thần cây đa, ma cây gạo”… Chàng và nàng gặp gỡ hẹn hò, thề thốt với nhau bên gốc cây đa. Họ bảo: “Có cây đa biết mối tinh đôi ta”.
Cây đa tha thiết và thiêng liêng: "Trăm năm, đành lỡ hẹn hò…Cây đa bến cũ, con đò năm xưa”? Cây đa cũng là nhân vật, là thành viên của xóm làng: "Giếng nước, cây đa tiễn chàng trai ra trận"! Cây đa là hình ảnh cao đẹp, là cả một bức tranh hoành tráng gắn bó với mái đình, chùa, miếu, giếng thơi v v… dựng nên cả một thế giới tinh thần bền vững cho mọi người từ khi còn trẻ thơ cho đến lúc về già.
Cây đa tượng trưng cho vẻ đẹp quê hương. Nó góp thêm màusắc, âm thanh cho làng quê êm đềm. Nó vẫy gọi những đàn chim nhiều màu đến hội tụ, làm tổ rỉa quả đa chín. Và thỉnh thoảng vào những buổi đẹp trời từ những cành đa nhằng nhịt, tung ra những trận mưa chim. Người ta nhìn lên mặt trăng huyền ảo, thấy những nét đậm nhạt mà nghĩ ngay ở nơi đó có hình ảnh cây đa và chú cuội. Thế rồi cái huyền thoại ấy ăn sâu vào lòng người: "ánh trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng cuội già, ôm một mối mơ".
Ngày xưa, ở trên thân cây đa thường có những tờ cáo thị, yết thị. Thời kỳ cách mạng xuất hiện những tờ hiệu triệu đồng bào sản xuất, chiến đấu, đoàn kết… Người quan họ có bài "Lý cây đa” nổi tiếng. Đó là một bài hát rất hay nói về anh trai làng đi đến gần gốc đa, nhìn thấy cô gái thắt lưng xanh mà đem lòng yêu mến… Sau một ngày làm việc vất vả buổi chiều mát mẻ, người ta thường tụ tập nhau bên gốc đa. Họ uống chè vối hút thuốc lào rồi kể chuyện với nhau, bàn bạc và bình luận về cuộc sống. Đôi khi, bên quán nước nhỏ cạnh gốc đa có đôi vợ chồng xẩm kéo nhị, hát lên bài "Anh khoá" làm bâng khuâng cả đám đông người nghe. Nhà nghiên cứu người pháp M. Colami đã viết hẳn một cuốn sách về cây đa ôm tảng đá tại làng Thanh Khê huyện Do Linh, tỉnh Quảng Trị. Cây đa Tân Trào là hình ảnh quê hương cách mạng mùa thu không bao giờ phai mờ trong tâm trí người Việt nam qua câu thơ "Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào". Người Hà Nội thường hay nhắc đến cây đa Cổ thụ nổi tiếng: cây đa nhà Bò. Xưa kia, ở ngay cạnh nó là nhà đúc tiền. Bây giờ có một nhà hộ sinh. Qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, cây đa cũng gánh chịu trên mình đầy những vết thương chiến tranh. Cây đa cửa quyền ở phố Hàng Bông có những chuyện kể quái dị kiểu Liêu trai chí dị. Chuyện kể rằng cứ chập tối, thỉnh thoảng có những cô gái rất đẹp ngồi trên những chiếc xe tay có người kéo, đi thăm các cây đa quanh vùng Hà Nội rồi biến mất lúc nào không biết. Ngày hôm sau, người phu xe sẽ rất đắt khách.
Cây đa chùa Hai Bà ở Đồng Nhân phải cần đến hơn mười sải tay mới ôm xuể. Cây đa ở làng Vân Hồ có hàng trăm rễ rủ xuống đất như một chiếc mành mành lớn, đeo trên mình hàng trăm chiếc bình vôi cổ kính và những bát hương lập lòe ánh lửa và khói ở quanh nhà Bác cổ (nay là Viện Bảo tàng lịch sử) có 6 cây đa lớn. Gần Hồ Tây, quãng đầu Thuỵ Khuê có cây đa gọi là cây đa cô Son bên cạnh miếu cô Son. Đó là nơi xưa kia anh khoá Hồng và cô Son gặp nhau và chia tay nhau. Cây đa chùa Bà Đanh nguy nga như một lâu đài. Tại phố Quán Thánh có ba cây đa chụm lại gần nhau, rợp bóng cả một khu phố. Người ta dựng ngay cạnh đó một quán cà phê gọi là quán cà phê Quán Thánh người ta cũng thường nhắc đến cây đa làng Lủ, cây đa sông Tô Lịch, cây đa Hàng Gai v.v… Những vị cao tuổi uyên thâm, đức độ, được mọi người tôn kính gọi là các vị cây đa cây đề. Lại có cả những cụm từ cửa miệng như: cúng cháo lá đa, trạch đẻ ngọ đa, con nhà sãi chùa đi quét lá đa, cậy thần phải nể cây đa. Cây đa là một vẻ đẹp, là biểu tượng, là hình ảnh sinh động của làng quê Việt nam. Nó góp Phần làm cho văn hoá làng xã thêm đậm đà, lấp lánh.