Sáu mươi tám tuổi, và đã nghỉ hưu, tôi cảm thấy thất vọng với mọi thứ. Không phải là tôi tưởng tượng ra đâu. Những chương trình quảng cáo "Những năm vàng" khiến tôi buồn cười. Tôi có khá nhiều thời gian, nhưng thu nhập của tôi chỉ bằng một phần tư những gì tôi kiếm được khi còn làm việc.
Vì thế, khi những người hàng xóm biết được tôi sẽ tham gia là, "Bà nuôi" cho một trường tiểu học, họ nói rằng tôi quá tham việc. Họ hỏi: "Tại sao lại có những người muốn cột chặt mình với công việc và trách nhiệm như thế chứ nhỉ?"
Người đại diện cho chương trình tình nguyện này đến dự cuộc họp người cao tuổi với một bài thuyết trình. Ông ta nhắc nhở chúng tôi rằng những đứa trẻ mà chúng tôi sẽ chăm sóc có vấn đề về học tập và hành vi cư xử, kết quả của những năm ấu thơ không may mắn. Hầu hết chúng đến từ những gia đình nghèo hoặc không có cha mẹ. Bữa ăn ngon nhất trong ngày của chúng đến từ những bữa trưa miễn phí của chương trình được cung cấp cho chúng với tất cả khả năng họ có thể.
Tôi tưởng tượng mình trong vai một bà ngoại ân cần, chỉ dẫn những đứa cháu nhỏ vượt qua những bản tính khó khăn, những bài tập đọc, viết chính tả, và những kỹ năng hàng ngày mà chúng cần để trở thành những công dân hữu ích. Tôi cảm thấy những ngày buồn chán của mình đã kết thúc và do đó tôi đăng ký vào công việc tình nguyện này.
Thật là một ngày tuyệt vời, tôi nghĩ như vậy khi đang hào hứng đi đến phòng học di động ở một trường tiểu học cũ. Tôi rất sung sướng để gặp "những đứa cháu của tôi". Chúng làm cuộc sống của tôi khác đi rất nhiều. Mặc dù gần như kiệt sức, nhưng tôi vẫn cảm thấy khỏe sau một ngày dài vất vả. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, tôi ngủ rất say, và khi không còn phải ngồi một chỗ và ăn uống, người tôi lại gọn đi.
Sau khi chào lũ trẻ, tôi đi đến bàn của mình ở cuối lớp và chờ giáo viên giao cho cậu học trò đang phải vật lộn với môn tập đọc, đánh vần hoặc là toán. Bỗng nhiên cửa lớp bị đẩy "sầm" một cái. Một chú nhóc đang giận dữ được dẫn đến bàn trước cái nhìn e sợ của tôi. Tôi tự hỏi:
Sao mình luôn phải lãnh việc khó thế này? Cô giáo đưa cho cậu bé mới đến một cuốn tập và một câu bút chì, ngay lập tức cả ai được bay ngay về phía góc lớp. Cô giáo nghiến răng đặt chúng để lên bàn một lần nữa và nhờ tôi: "Bác sẽ chăm sóc nó nhé?"
Tôi kéo ghế ngang với bàn của cậu và chào làm quen: "Chào cháu, bà sẽ giúp cháu làm toán nhé?"
"Cháu không làm gì cả!", cậu bé gào lên, ném cuốn tập xuống nhà. Anh chàng khoanh tay lại và ngước cằm lên.
"Được rồi", tôi nhặt lại cuốn tập và nói. "Nếu tờ giấy này bị dơ thêm nữa thì chúng ta sẽ không giải quyết được vấn đề đâu. Giờ chúng ta hãy xem xem có gì nào!"
"Cháu nói rồi, cháu không muốn làm gì hết!", cu cậu phản ứng dữ dội hơn. Nhưng lần này thì mọi thứ vẫn còn ở trên bàn.
Tôi dùng tay chặn lên tờ giấy, lấy cây bút chì và bắt đầu nhìn vào bài tập. "Có lẽ tôi sẽ cần một sự giúp đỡ nho nhỏ rồi."
"Tại sao cháu phải làm những thứ này chứ?"
"Khi cháu lớn lên, cháu phải tự quyết định cháu muốn làm gì trong cuộc sống. Cháu càng có nhiều thông tin thì cháu sẽ càng dễ dàng chọn được con đường mình đi hơn."
Cậu bé lầm bầm: "Cháu sẽ không lớn đâu", và ngồi sụp xuống ghế.
Tôi vẫn bình tĩnh, nhẹ nhàng và cười khi cậu nhỏ cáu kỉnh liếc tôi rồi quay ngay về hướng khác.
"Tại sao lại phải có cảnh sát?", đột nhiên cậu bé la lên. "Tại sao họ không quan tâm đến việc của họ đi?"
"Khi chúng ta không làm đau lẫn nhau, chúng ta sẽ không cần có cảnh sát", tôi trả lời, thấy hơi tò mò về câu hỏi vừa rồi.
"Những người cảnh sát này đến và không cháu tự bắn mình. Cháu có một khẩu súng chĩa thẳng vào ngực nhưng họ lại lấy nó đi và sau đó dẫn cháu đi." Cậu bé liếc nhìn xem tôi có bị sốc khi nghe như vậy không.
"Cháu chắn hẳn đã rất buồn nếu như cháu muốn tự sát", tôi trả lời và cố gắng cẩn thận với lời nói của mình.
Rõ ràng cậu bé đang đau khổ. Tôi không hỏi nữa. Mình có nên báo chuyện này cho cô giáo của cậu bé không? Tôi tự hỏi. Tôi đặt tay mình lên tay cậu bé nhưng cậu tìm cách gạt ra. Sau đó, khi tôi tiếp tục trò chuyện, hình như sự ngang bướng lúc nãy đang dần xẹp xuống.
"Bà biết gì không", cậu bé nói. "Mọi người nên chỉ chú ý đến công việc của mình thôi. Họ bảo họ yêu trẻ con, và họ chỉ muốn giúp đỡ. Thế tại sao họ không ở nhà mà yêu lũ trẻ của họ thay vì lo cho những đứa trẻ của người khác vậy?"
"Có lẽ bởi vì chúng ta không đủ may mắn để có thể có trẻ con cho riêng mình, cháu à." Tôi nói nhẹ nhàng, mong rằng mình đã không nói gì sai.
"Bà đang nói gì thế? Bà là bà ngoại, dĩ nhiên là bà có con cháu chứ", cậu bé cãi lại tôi.
"À", tôi giải thích. "Bà không phải là bà ngoại thật sự. Bà chỉ là bà ngoại nuôi thôi. Cháu xem này, cái phù hiệu của bà nói lên điều đó đấy." Khi cậu bé đang nhìn kỹ chiếc huy hiệu được tôi đeo trang trọng, tôi tiếp tục: "Bà chưa bao giờ cómột đứa trẻ nào cả, vì thế bà biết nỗi buồn nó như thế nào."
Cậu bé cười chế giễu: "Bà buồn bởi vì bà không có con à?"
"Bà không buồn như bà đã từng đâu", tôi trả lời.
"Thế bà vui à? Bà vui vì không có con à?"
Tôi nghĩ một lúc trước khi trả lời. "Không phải bà vui vì bà không có con. Nhưng, bà vẫn vui."
"Thế khi bà buồn, bà có muốn chết không?"
Hãy cẩn thận nào, tôi tự nhủ.
Làm sao mình có thể mong nó nói về nỗi đau của mình khi mình không nói thật về nỗi buồn của mình? Tôi cầu mong mình có đủ sáng suốt để nói được mà không phải tỏ ra ủy mị, hay tệ hơn, tỏ ra giả tạo. "Ừ, có đôi lúc, khi bà thấy buồn."
"Bà có bao giờ tự tử chưa?", cậu bé thăm dò.
"Có chứ!"
"Nhưng tại sao bà không làm?"
Tôi biết rằng tôi phải tiếp tục.
Thượng đế ơi, giúp tôi với, tôi cầu khẩn. "À, lúc đó bỗng có một giọng nói vang lên từ trong đầu bà ngăn bà làm như thế."
"Thế giọng nói đó nói gì?"
"Nó nói là bà còn phải làm việc gì đó rất đặc biệt."
"Thật à?", cậu bé hỏi một cách kinh ngạc. "Thế bà tìm thấy công việc đặc biệt đó là gì chưa?"
Tôi và cậu bé rưng rưng nước mắt khi chúng tôi vẫn đang nắm tay nhau. Tôi chỉ có thể nói được câu cuối: "Ừm, thế cháu nghĩ đó là gì?"
Elizabeth J. Verbaas Nghệ thuật nói chuyện thật sự không chỉ là nói đúng nơi đúng chỗ, mà còn là không nói những điều sai lầm trong lúc nóng nảy.
Dorothy Newill