Tôi gặp bà ta trong ngày đầu tiên với tư cách là một nhân viên kiểm tra - giúp đỡ cải thiện điều kiện sinh hoạt của bệnh nhân. Khi cửa thang máy ở tầng Một mở, tôi đã thấy bà ta, một người phụ nữ to lớn, tóc nâu, không quá năm mươi tuổi và ngồi trên cái giường ở phòng đối diện. Bà ta đang đánh dấu vào một vật gì đó trong tay bà. Tôi đi tới phòng y tá.
"Xin vui lòng cho tôi biết tên người phụ nữ ở phòng 212?"
"Phòng 212 à?", người y tá lẩm bẩm, liếc vào tờ giấy để trước mặt. "Đó là Jeannie, bà ta mới tới hôm nay," cô y tá cười và nói.
Tôi bước tới văn phòng và gõ cửa. Biết rằng một người cảm thấy như thế nào ở một nơi lạ lẫm, tôi hỏi với một nụ cười trên môi: "Tôi có thể giúp gì được cho bà không ạ?"
Bà ta liếc nhìn ra cửa nhưng không đáp lại nụ cười của tôi.
Được rồi, tôi tự nhủ,
mình không thể trông chờ vào một nụ cười trong lần ghé thăm đầu tiên. Xét cho cùng, mình là người lạ mà. "Tôi là Riley", tôi nói. "Tôi là nhân viên kiểm tra."
"Nhân viên kiểm tra à?", Jeannie hơi cau mày. "Thế bà muốn gì ở tôi?"
"Tôi nghe nói rằng đây là ngày đầu tiên của bà ở đây." Tôi chờ để bà ta nói gì đó. Khi bà ta không đáp lại, tôi tiếp tục: "Có lẽ bà muốn yêu cầu tôi làm gì đó để bà thấy thoải mái hơn chăng?"
Không trả lời câu hỏi của tôi, bà đưa ra một tấm hình. "Đây là con gái và cháu ngoại của tôi. Bà thấy chúng đẹp không?"
Tôi cầm lấy bức hình và gật đầu. Những khuôn mặt tươi cười đủ để làm rạng rỡ bất kỳ căn phòng nào, đặc biệt là căn phòng trong hình. Phòng của bà không rộng quá bốn mét, có một cái giường, một tủ quần áo, và một cái ghế. Một cái bàn gỗ nhỏ màu nâu được đặt trước cửa sổ. Không có bức tranh nào trên tường cũng như thảm dưới sàn nhà. Ngay cả một miếng lót nệm màu sắc cho giường hay gối cũng không có. Màu sắc duy nhất trong căn phòng là màu xanh tím của tấm khăn trải giường. Tôi nhớ lúc đó tôi đã nghĩ, hầu như chẳng có gì để cho thấy bà ta đã sống ở đấy năm mươi năm rồi.
"Con gái tôi sẽ trở lại thăm tôi cuối tuần này. Và tôi sẽ được thấy cháu ngoại của tôi." Mặc bà hơi ngẩng lên khi bà nói ra câu đó, nhưng đôi mắt nâu của bà không hề có sự ấm áp như ở những người bà khác khi tự hào kể về gia đình mình. "Nó sẽ mang theo đồ đặc của tôi."
Tôi gật đầu. Tôi nghi căn phòng này chắc chắn sẽ khá hơn trong lần thăm tới của mình. Trong mười lăm phút kế tiếp, Jeannie kể tôi nghe về thời thơ ấu của bà ở Fresno. Bà miêu tả những người hàng xóm của mình. "Tất cả chúng tôi cùng học một trường, lập gia đình, và khi có con cái, chúng tôi lại chăm sóc cho những đứa trẻ hàng xóm."
Thật kì lạ, tôi không thể không tự hỏi tại sao một người phụ nữ cao lớn và tự do như bà lại sống trong môi trường cần được trợ cấp cho cuộc sống. Từ chỗ tôi ngồi, trông bà vẫn còn khỏe mạnh. Bà đứng dậy, bám lấy thành giường và tường để men ra cửa sổ. Bà kéo tấm rèm cửa và nhìn ra ngoài. "Mọi người nói với tôi vào thời gian này trong năm khu vườn rất đẹp."
Như đoán được ý nghĩ của tôi, bà nhìn sang phía tôi: "Tôi tin rằng bà đang tự hỏi tại sao tôi lại ở đây." Trước khi tôi kịp nói, bà tiếp tục: "Tôi không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình sau khi chồng tôi chết."
"Gánh nặng à?", tôi hỏi với vẻ hơi bối rối. Khi bắt gặp cái nhìn chằm chằm của bà, tôi không thể tưởng tượng bà là gánh nặng cho bất cứ ai. Bà vẫn chưa già, tự do và có thể di chuyển được. Vài người sống nội trú trong tòa nhà này mà tôi đã từng thăm có nhiều thứ trừ sự tự do. Một số người ngồi trên xe lăn, số khá đi lại với sự giúp đỡ của đôi nạng. Nhưng người này thì khác hẳn. Tôi đã tận mắt thấy bà nắm lấy thành giường và bám tường để đi lại cửa sổ.
Trong khi ngẫm nghĩ về những gì tôi được thấy, tôi giật thót người. Làm sao tôi có thể bỏ qua điều này được? Ánh mắt nhìn chằm chằm mà không có chút ấm áp nào, không hề mỉm cười khi tôi bước vào, phải bám vào giường và tường, lời nhận xét về khu vườn của bà? Jeannie bị mù.
Vào mỗi tuần cho những ngày còn lại trong tháng, tôi luôn bảo đảm mình đến thăm bà Jeannie đều đặn. Tôi nghe bà kể về gia đình bà và những đứa cháu của bà học giỏi như thế nào. Vào một dịp nọ, bà kể tôi nghe về buổi biểu diễn piano sắp tới của đứa cháu gái. "Con tôi sẽ đến đón tôi đi nghe Annie chơi đàn", bà Jeannie nói một cách hào hứng.
Nhiều ngày sau, khi tôi hỏi Jeannie về buổi biểu diễn, bà buồn bã đáp: "Tôi đã không tới đó."
Tôi thấy sự thất vọng hiện lên trên khuôn mặt bà và nghe được nỗi buồn trong giọng nói của bà. "Con gái tôi gọi đến báo là nó bị trễ giờ. Công việc bắt nó ở lại lâu hơn kế hoạch của nó. Đi đến đây thì càng trễ hơn và nó không muốn lỡ buổi diễn", bà dừng một lúc và cười. "Không sao đâu", bà nói, "Tôi sẽ được nghe lại khi cả nhà nó đến thăm tôi."
Hơn một tháng sau đó, tôi nhận ra tôi càng ngày càng muốn nói chuyện với bà Jeannie. Cho dù đang tàn tật, bà luôn cố cười vui vẻ khi tôi vào phòng. "Chào Rosemarie", bà nói khi tôi bước vào. Bà biết được bước chân của tôi trước khi tôi kịp hỏi: "Hôm nay bà khỏe không, Jeannie? Tuần này bà có tin tức gì của gia đình không?"
Và tuần tiếp theo, tôi đến đây sớm hơn. Ra khỏi thang máy, tôi đi đến phòng Jeannie. Tôi chợt dừng lại khi mở cửa phòng bà. Căn phòng trống rỗng. Thất vọng, tôi tìm hỏi người y tá trực. "Có phải bà Jeannie đã ra ngoài với con bà ấy không? Thật là một ngày đẹp trời để đi dạo", tôi nói, nhớ lại hơi ấm của mặt trời mùa hè tỏa trên cánh tay tôi khi tôi bước vào khu nhà.
Người y tá lắc đầu. "Bà là người duy nhất đến thăm Jeannie. Gia đình bà ta chỉ cố gắng đến thăm được một lần từ khi bà ta vào đây."
"Nhưng Jeannie đã kể cho tôi nghe về những lần thăm của họ mà. Thế còn tấm thảm và những bức ảnh trên tường thì sao?" Tôi đã chú ý đến căn phòng của bà từ lần thăm đầu tiên.
"Ồ, những thứ đó à? Chúng tôi tìm thấy tấm thảm và những bức ảnh ở kho chứa đồ, và nghĩ rằng chúng có thể làm tươi tắn căn phòng lên." Người y tá đang ghi chép vào một cuốn sách. "Thật là buồn. Những người sống ở đây luôn trông chờ người nhà đến thăm, và bà Jeannie cũng không ngoại lệ."
"Vậy bây giờ bà ấy ở đâu?"
"Bà có thể tìm thấy bà ta ở phòng sinh hoạt chung", người y tá nói. "Bà ta hát suốt ngày, bà vốn thích hát mà."
Khi bước vào phòng sinh hoạt, tôi thấy bà Jeannie đang ngồi ở hàng ghế đầu và hát say sưa. Tôi đi xuống dọc theo lối đi. "Chào bà", tôi khẽ nói.
Jeannie mỉm cười và vẫy tôi lại với bà. Chúng tôi đã hát với nhau trong gần nửa giờ, giọng nữ trầm du dương của bà che khuất giọng du dương của tôi. Hát xong, bà kéo tôi qua một bên. "tôi muốn báo bà biết, đứa con gái mới gọi tôi đấy. Annie đang trên đường đến đây. Tôi biết là nó có thể mà."
Hai tuần sau. Tôi bước ra khỏi thang máy và đi đến phòng bà Jeannie. Tôi đứng lại bên ngoài cánh cửa mở sẵn. Căn phòng trông khác hẳn. Một tấm ra trải giường in hình hoa mới, khác hẳn với cái mùa xanh mà tôi đã quen thấy. Một cái bàn sơn trắng bên dưới cửa sổ và một cái ghế xích đu cùng màu ở góc phòng. Hai tấm ảnh được lồng khung đặt trên bàn cạnh bình hoa cúc tươi. Tấm thảm cũ đã biến mất và thay vào là một tấm thảm Ba Tư đỏ mới tinh.
Chắc hẳn con gái của bà mới mua đồ cho bà ấy đây, tôi nghĩ. Nhưng một cảm giác lạ lướt qua tôi khi tôi liếc nhìn tấm ảnh. Tim tôi đập nhanh hơn khi tôi quay trở ra. Tôi dừng lại tại phòng y tá. "Bà Jeannie vừa mới chuyển đi à?"
"Chúng tôi vừa định gọi cho bà. Bà Jeannie đã mất sáng sớm hôm qua."
"Bà ấy mất rồi sao?"
Người y tá gật đầu. "Bà ấy bị đau tim."
"Tôi không hề biết", tôi chết lặng đi, nói lẩm bẩm một mình và quay lưng định đi ra. "Nếu như đó là một sự ai ủi, bà Riley", một người y tá nói. "Bà đã là người nổi bật nhất trong tuần cuối của bà ấy. Bà ấy đã chờ đợi bà đến thăm."
Một cảm giác ấm áp lan tỏa trong tôi. Tôi quay lại và thấy những người y tá đang mỉm cười. "Bà ấy đã chờ tôi thật sao?"
"Đúng vậy", họ đồng thanh. "Bà ấy luôn hỏi chúng tôi thời gian và còn bao lâu nữa thì bà đến. Sau đó bà ấy lại giường ngồi và đợi."
Mặc dù tôi biết tôi sẽ nhớ lắm những cuộc nói chuyện giữa tôi và bà Jeannie, tôi cảm thấy được an ủi bởi biết rằng trong một thời gian ngắn ngủi, tôi đã làm bạn với bà Jeannie, và có lẽ, chỉ có lẽ thôi, tôi đã tạo nên sự khác biệt trong cuộc đời bà.
Rosemaria Riley Mỗi người bạn đại diện cho một thế giới bên trong chúng ta, một thế giới không tự sinh ra cho đến khi nó đến.
Anais Nin