Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Cổ Tích >> Nghìn lẻ một ngày

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 47217 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Nghìn lẻ một ngày
François Pétis De La Croix

Lời giới thiệu (D)
Như đã nói, bộ Nghìn lẻ một ngày bắt đầu bằng một truyện dẫn. Nàng công chúa nước Casơmia, sau một cơn ác mộng, đâm ra thù hận đàn ông và dứt khoát không chịu lấy chồng. Bà nhũ mẫu Xutlumêmê hằng ngày kể cho nàng nghe nhiều câu chuyện nhằm mục đích chữa cho nàng khỏi sự ám ảnh bởi định kiến sâu sắc. Qua các truyện kể, bà cố thuyết phục nàng công chúa, trên đời không thiếu những người đàn ông hào hiệp và chung thủy, trước sau rồi nàng cũng sẽ gặp được một chàng trai yêu nàng tha thiết, để nàng yêu lại hết lòng, không sợ bị người ấy lừa dối. Chuyện kể từng đoạn, khớp với thời gian nàng công chúa ở trong nhà tắm, và sao cho thật lôi cuốn, dừng lại ở chỗ gay cấn nhất, để những người nghe không bỏ dở chừng. Sau đợt "tâm lý trị liệu" dài suốt một nghìn lẻ một ngày, nàng công chúa đỏng đảnh và tàn nhẫn của chúng ta được giải thoát  khỏi cơn trầm uất vô căn cứ, rồi đồng ý kết hôn với chàng  hoàng tử trẻ tuổi, đẹp trai nước Ba Tư.
Độc giả không thể không liên hệ công chúa nước Casơmia với tiểu thư Sêhêrazat trong Nghìn lẻ một đêm. Cô gái trẻ ấy buộc phải nghĩ ra những truyện thật hay, thật hấp dẫn để tránh cái chết đang chờ, để được sống thêm một ngày và kể tiếp câu chuyện dang dở. Nỗi lo trước hết cho tính mạng của mình là một động lực kích thích trí tưởng tượng vốn dĩ phong phú của cô gái chưa đến tuổi đôi mươi. Trường hợp bà nhũ mẫu Xutlumêmê có hơi khác.
Động lực của bà là tình thương đối với cô con gái bà cho bú từ ngày thới sinh bằng dòng sữa của mình. Bà biết rõ cô gái quá nhạy cảm này chỉ mắc bệnh tâm lý và tinh thần. chứ chẳng ốm đau gì về thể chất. Chủ đề mọi câu chuyện kể của bà tập trung vào một cái đích, và cuối cùng phát huy hiệu lực thần kỳ đúng như bà tiên đoán.
Ngay trong Lời tựa của mình, F.P. De La Croix đã so sánh ý đồ của hai người kể chuyện. ông không mấy thích nàng Sêhêrazat bởi cho nàng kể chuyện nhằm giữ mạng sống của mình hơn tìm cách thuyết phục bạo chúa Saria, giúp ông nhận ra các đức tính của người phụ nữ. ông nói rõ mình quý bà nhũ mẫu hơn do tính nhân văn đậm đà ở bà. Thật ra, không hoàn toàn như vậy. Tác động của các truyện cổ thông qua những tình tiết phong phú và bất ngờ không nhất thiết lúc nào cũng bộc lộ cho người nghe thấy rõ mục đích bên trong của chuyện. Dù sao, hiệu quả hai người kể chuyện mang lại đều tốt đẹp như nhau. Nhiều nhà nghiên cứu còn chứng minh việc nàng công chúa nước Casơmia qua khỏi cơn stress là Có Cơ sở y học và lịch sử. Thời trung cổ ở Ba Tư vốn lưu truyền khá rộng rãi cách chữa bệnh bằng tâm lý, từ nền y học cổ truyền ấn Độ truyền sang.
Cấu trúc của bộ Nghìn lẻ một đêm dường như có phần chặt chẽ và nhất quán hơn bộ Nghìn lẻ một ngày. Các truyện kể xen kẽ nhau rất biến hoá, đưa người nghe từ thành phố Cai ro bên bờ sông Nín và kinh đô Batđa bên dòng Tigris trên vùng châu thổ phì nhiêu giữa hai con sông (Lường Hà) ngược lên sa mạc khô cằn Trung á, sang lục địa Trung Hoa mênh mông và bờ biển Inđônêxia cách trở, có khi xuống tận âm ti. Tựu trung có thể phân thành ba chùm rõ rệt:
Chùm đầu gồm các truyện Abucaxem Basri, Ruvansat và Sêhêristani, tể tướng Caversa, vua Tây Tạng và công chúa Nai man, Cướp và Đilara, hoàng tử Fađala, Calap và Turanđoc. Những chuyện ấy xen kẽ vào nhau và sau mỗi truyện những người nghe có cuộc trao đổi về những đức tính cũng như khiếm khuyết của các nhân vật.
Chùm thứ hai có các truyện vua Bêrêtđin-lôlô và tể tướng, Antamuc và Zêlica, Sêyp-en-muluc và Bêđy-an- Giê man, Malec và Sirin, Nhà vua không phiền não, Avixen, cùng hai Chuyến phiêu lưu của người du hành vĩ đại Abunphauari. Chùm này xoay quanh ba nhân vật trung tâm; quốc vương Đamat cùng vị tể tướng và quan đại thần tin cẩn của mình. Quây quần chung quanh là nhiều nhân vật khác họ gặp trên đời. Chùm truyện này ngoài ý nhấn mạnh tính thủy chung trong tình yêu, còn có một ý tứ quán xuyến nữa là, người đời chẳng có ai đạt được hạnh phúc lâu dài và trọn vẹn bao giờ.
Chùm thứ ba gồm các truyện hai anh em thần linh Ađi và Đam, Nerisatđôlê, Abđeraman và Zainep, và truyện nàng Repxima. Chùm truyện này được trình bày dưới dạng  mấy nhân vật kể chuyện hầu hoàng đế Harun-an-Rasit và  nàng cung phi sủng ái của ông.
Các truyện trong Nghìn lẻ một ngày đều toát lên tính nhất quán về mục tiêu mà tác giả thông qua người dẫn chuyện, bà nhũ mẫu Xutlumêmê, đặt ra từ đầu.
Các câu chuyện được phân ra nhiều ngày, thường ngắt đoạn ở nơi đang hấp dẫn, buộc người nghe phải nín thở chờ "hạ hồi phân giải". Cũng như số đêm trong bộ Nghìn lẻ một đêm còn lâu mới đi đến số nghìn, toàn bộ Nghìn lẻ một ngày chỉ có hai trăm ba mươi hai ngày. Như F.P. De La Croix đã thưa trước và giải thích lý do đầu tập cuối cùng của bộ truyện, người kể sẽ từ ngày 190 đột ngột chuyển sang ngày 960, để mọi truyện kịp kết thúc đúng ngày 1001. Cũng có thể suy đoán thêm, nếu De La Croix không "bận trăm công nghìn việc khác" và nhất là không có cái chết khá đột ngột của nàng quận chúa Marie- Adélaide vào cữ hai mươi sáu xuân xanh, tác giả có thể sẽ kéo bộ truyện của mình dài gấp đôi, ít nhất thành mười tập, cho tương ứng người anh sinh đôi Nghìn lẻ một đêm. Điều này người đọc có thể thấy thêm qua việc chia ngày: ở mấy truyện cuối, nội dung được kề trong một ngày ngắn hơn nhiều so với các truyện đầu trong bộ sách.
Còn có một cách lý giải khác. Cụm từ "nghìn lẻ một" xưa kia cũng như ngày nay không phải là một con số cụ thể. Nó là một đại lượng nói lên cái nhiều, cái phong phú, đa dạng, lung linh, huyền áo... Bởi vậy chớ nên buồn, bắt bẻ người dịch và người viết sao Nghìn lẻ một đêm thực tế chỉ có 252 đêm, và Nghìn lẻ một ngày có 232 ngày mà thôi.
HẠNH PHÚC, NHÂN DUYÊN VÀ ĐỊNH MỆNH
Khác với phần lớn các chuyện cổ tích phổ biến ở phương Tây, nhân vật chính trong truyện thường là trẻ em, hầu hết các nhân vật trong hai bộ Nghìn lẻ một đêm Nghìn lẻ một ngày là những chàng trai, cô gái mới bước vào đời Có thể đấy là nhà vua đầy quyền uy hay thương gia giàu có, công chúa cành vàng lá ngọc hoặc cô thôn nữ thật thà, tất cả đều được trời phú cho trí thông minh, đức hạnh và lòng dũng cảm. Con gái xinh đẹp tuyệt trần, con trai tuấn tú khôi ngô . . . không mấy ai không chịu trớ trêu của duyên số. Cuộc sống của bất kỳ ai đều là những chuỗi ngày xen kẽ hạnh phúc và ưu phiền.
Bất hạnh đâu có chừa một ai. Quốc vương Timuatat bị quân xâm lược đánh đuổi khỏi bờ cõi. Chàng trai Culup phải trơn khỏi triều đình nơi chàng đang giữ trọng trách bởi bị nhà vua ngờ vực bất công. Công từ Abuncaxem thừa kế một gia tài giàu có là thế, vì tiêu pha hoang phí chẳng bao lâu trở thành người bần cùng. Cậu Ha xan bị những người chung vốn làm ăn nửa đêm đang tâm ném xuống biển cả. Người đẹp Đacđanê đang tuổi lớn đã bị người mẹ độc ác bán cho phường buôn nô lệ. Vừa lên ngôi báu thay cha, công chúa Nai man bị một âm mưu thoán đạt gạt khỏi ngai vàng, buộc phải trốn ra nước ngoài. Nàng Repxima đức hạnh nức tiếng gần xa vẫn bị vu oan cho tội ngoại tình đến nỗi bị chôn sống... Như lời nhân vật trong truyện than thở: "Cuộc đời con người khác nào một cây sậy không ngừng bị lay động trước cơn gió phương bắc lạnh buốt".
Hạnh phúc thường đến giữa lúc người ta ít chờ đợi nhất. Truyện nào cũng có hậu. Hoàng từ Calap khôi phục lại đất nước bị xâm lăng thời vua cha trị vì. Chàng Abuncaxem đang phải ăn xin sống qua ngày, bỗng dưng gặp một thương gia rất giàu có nhận làm con nuôi và cho kế thừa toàn bộ gia sản. Chàng Ha xan trong cơn tuyệt vọng, dự định tự kết thúc cuộc đời lại phát hiện một kho tàng vô giá ngay ở cành cây cổ thụ chàng buộc dây thắt cổ. Từ thân phận nô tì, nàng Đacđanê trở thành cung phi được sủng ái nhất của hoàng đế Ai Cập. Vào lúc tưởng phải chết tới nơi, công chúa Zêlica được một ông vua hào hiệp cứu sống. Nhờ bị đắm tàu, trôi dạt vào một hòn đảo xa lạ, nàng Repxima oan ức mới trở thành nữ hoàng được ngưỡng vọng của đảo quốc.
Trong đời người, hạnh phúc và hoạn nạn kế tục, xen kẽ vào nhau. Khổ tận cam lai, hết lúc gian nan ngày vui lại đến. Ngược lại, khi hạnh phúc đạt đến cực điểm, hãy coi chừng, tai họa sắp ập xuống đầu anh đấy. Dù gặp gian nan cùng cực đến đâu, con người vẫn không được phép sa vào tuyệt vọng. Hãy tin chắc hết ngày mưa trời lại nắng lên thôi. Quan niệm biện chứng ấy về cuộc sống thường được giải thích dưới góc độ tín ngưỡng: có một đấng tối cao ở đâu đó cầm cân nảy mực, chuyên ban phúc, họa cho con người. Theo những người Hồi giáo, đấng tối cáo ấy không thể ai khác Đức Alah.
Không khuôn vào riêng cuộc đời trần tục, ngay cả ở thế giới thần linh, không ai tránh khỏi hoạ, không ai chỉ gặp phúc. Và dường như mọi sự đã được xếp đặt trước ở chốn thiên tào. Tương tự câu đầu miệng của người phương Đông: vào sự giai do tiền định- muôn sự đều định trước cả rồi.
Tuy nhiên, dù tin vào định mệnh, người không được buông mình phó mặc định mệnh. Con người phải có lòng dũng cảm, dám nghiến răng vượt qua hoạn nạn trong bất cứ trường hợp nào. Niềm tin giúp con người đứng vững trước sóng gió. Niềm tin ấy dù được nhiều nhân vật trong truyện giải thích là niềm tin vào Thượng đế, vào Đấng tối cao, chúng ta có thể hiểu thực chất đấy chính là niềm tin vào cuộc sống, vào sức vượt khó của chính mình. Ai có niềm tin vào cuộc sống, vào con người, sớm muộn sẽ thoát khỏi tai ương, đi tới hạnh phúc. Chung cuộc, sớm hay muộn người lành được thưởng công, kẻ ác phải đền tội.
Niềm lạc quan đậm tính nhân văn quán xuyến toàn thể Nghìn lẻ một ngày.

<< Lời giới thiệu (C) | Lới giới thiệu (E) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 361

Return to top