Hai bộ truyện sinh đôi ấy, đúng như lời mở đầu câu chuyện nổi tiếng An Ba ba và bốn mươi tên cướp viết, "những tưởng số phận hai người rồi cũng sẽ giống nhau, ai ngờ sự tình xui nên khác". Sau gần hai thế kỷ lừng lẫy không mấy kém người anh, bộ Nghìn lẻ một ngày bị thất sủng trước bạn đọc. Phải chờ cả trăm năm, đến cuối thế kỷ 20, công bằng mới tái lập, Nghìn lẻ một ngày mới có dịp tái xuất giang hồ. Trong Lời giới thiệu do chính F.P. De La Croix viết năm 1710 và in ở đầu tập I, ông khẳng định bộ sách của mình được dịch từ tác phẩm của tu sĩ Mocies mà ông có dịp giao du năm 1675 khi đang làm việc ở thành phố Ispahan (Ba Tư). Tác phẩm ấy được tu sĩ Mocles dịch từ một bản tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, nhan đề Al-farage badal-shidda,có nghĩa Niềm vui sau nỗi buồn, mà "Thư viện Hoàng gia của ta (Pháp) cũng có lưu trữ một bản". Tại Lời thưa trước I in đầu tập II và Lời thưa trước II, De La Croix hai lần khẳng định điều ấy Vấn đề đặt ra đối với người đời sau là có tu sĩ Mocles- tác gia thật hay không (mặc dù tên ông ấy đã được đưa vào bộ Từ điển thư mục thế giới, cổ đại và hiện đại của Michaud /1811-1828), và có thật nguyên bản Niềm vui sau nỗi buồn lưu trữ ở Thư viện Hoàng gia (Paris) hay không. Ngay từ cuối thế kỷ 18, đã có ý kiến nghi ngờ lời giới thiệu của De La Croix. Trong một chuyến sang Pháp, nhà Đông phương học người áo là J. de Hammer (1774-1856) thân hành đến Thư viện hoàng gia đào bới. ông tuyệt nhiên không nhìn thấy nguyên bản Niềm vui sau nỗi buồn của tu sĩ Mocles. ông đi tới kết luận Lời nói đầu của De La Croix cũng là một "truyện kể". Theo chân ông, nhà Đông phương học người Pháp A. Loiseleur Deslongchamps (1805-1840) cũng cho đấy một khuyên ngụ ngôn. Người ta còn nhấn mạnh, trong các cuốn sách ghi chép về những chuyến đi của ông sang các nước Trung á, tuy De La Croix có thuật lại khá chi tiết việc gặp tu sĩ Mocles tại thành phố Ispahan năm 1675, và sau đấy giữa hai người có mối quan hệ thầy trò, song tuyệt nhiên trong nhật ký ông không đả động đến bộ sách Hezaryec (Nghìn lẻ một ngày) mà ông nói "được tu sĩ cho phép sao giờ một bảng". Rõ ràng người làm nên bộ truyện Nghìn lẻ một ngày không phải tu sĩ Ba Tư Mocles mà chính là nhà Đông phương học người Pháp F. P. De Lacroix. Câu chuyện trở thành một vụ án văn chương. F.P. De La Croix bị các nhà nghiên cứu văn học cổ đại phê phán nặng nề về sự không trung thực. Lý do? Chắc hẳn, như lời nhà nghiên cứu J.A.S. Collin dễ Plancy nói trong lời nói đầu bộ Nghìn lẻ một ngày tái bản năm 1826 , "De La Croix sợ nếu nói thật mình là tác giả, có thể ảnh hưởng đến thành công của các truyện kể trước bạn đọc, vì người Pháp xưa nay vẫn chuộng các bản dịch từ tiếng nước ngoài hơn các kiệt tác của nước mình". Tuy nhiên, ngay thời bấy giờ, đã có không ít người lên tiếng bênh vực De La Croix, khẳng định giá trị độc đáo của bộ Nghìn lẻ một ngày. Nhà văn La Harpe, trong cuốn Giáo trình văn học cổ đại và hiện đại (xin lưu ý: Giáo trình) đánh giá đúng mực: Các truyện kể Ba Tư trong Nghìn lẻ một ngày có cơ sở vững chãi hơn các truyện trong Nghìn lẻ một đêm. Chủ đề chính là thuyết phục một nàng công chúa từ chỗ nặng định kiến về đàn ông, đi đến tin rằng trong giới mày râu chàng thiếu gì người yêu chung thủy (...) Chúng ta cùng biết ơn Antoine Galland và Pétis De La Croix- biết ơn thật sự hai ông đã có công giới thiệu với chúng ta các truyện kể A Rập và truyện kể Ba Tư. Antoine Galland viết văn cẩu thả, Pétis De La Croix viết chuẩn mực hơn, văn cả hai ông đều rất tự nhiên". Nhà nghiên cứu Collin dễ Plancy còn dứt khoát hơn: "Dù thế nào, nếu lòng biết ơn của chúng ta đối với Pétis De La Croix với tư cách nhà dịch thuật có kém đi (sau khi phát hiện đấy không phải là một bộ truyện dịch), thì chúng ta càng biết ơn ông nhiều hơn với tư cách nhà sáng tác. Quang vinh của ông vì vậy chúng giảm chút nào". Ngày nay, sau bao công trình nghiên cứu, nhà Đông phương học Phí Sebag đã có đủ cơ sở để khẳng định: phần lớn các truyện kể trong bộ Nghìn lẻ một ngày dựa vào bản cuốn sách viết tay bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ nhan đề Al- Farage bao al-shidda có nghĩa Niềm vui sau nỗi buồn.. Đây là một tập gồm bốn mươi truyện kể, dịch từ tiếng Ba Tư sang. Những bản viết tay ấy, vào cuối thế kỷ XVII có ở Thư viện Hoàng gia Pháp, và De La Croix có thể tìm đọc bộ sách ở đấy. Ngày nay, sau tròn ba thế kỷ, có lẽ đến lúc có thể quả quyết như Phút Sebag: "Bộ sách Nghìn lẻ một ngày là một công trình hoàn hảo nhất của nghệ thuật kể chuyện theo phong cách thế kỷ 18... Độc giả nào chưa đọc bộ sách ấy, chưa thể nói mình đã thông hiểu mọi tuyệt tác của nền văn học nước nhà". Gần đây, trên nguyệt san Thế giới ngoại giao số ra tháng 10-2003 vừa qua, nhà phê bình văn học Pierre Lepape viết: “phải chăng thời điểm của Nghìn lẻ một ngày cuối cùng đã trở lại? Có phải cuối cùng người ta thôi không coi F.P. De La Croix như một người làm đồ giả về tác phẩm hư cấu nữa, mà đánh giá ông thật sự là một nhà bác học dành thời giờ sáng tác trong những giờ thư giãn? Bộ sách ấy xứng đáng giành lại chỗ nó đã có đúng như vào thời cuối triều đại vua Louis XIV, sát cánh bên bộ Nghìn lẻ một đêm của A. Galland. ông này so với De La Croix có thể là nhà phiên dịch trung thành hơn, song lại là nhà văn không được trau chuốt bằng". Về dung lượng, bộ Nghìn lẻ một ngày dài chỉ bằng một nửa người anh sinh đôi của nó: Nghìn lẻ một đêm. Có phải nguồn truyện cổ Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ không phong phú bằng nguồn truyện cổ A Rập? Hay nhà Đông phương học của chúng ta cạn tư liệu? Các nhà nghiên cứu về F.P. De Lacroix vừa phát hiện thêm một chi tiết thú vị. Tại Lời thưa trước I, tác giả cho biết "mặc dù bận trăm công nghìn việc khác, người dịch vẫn tiếp tục công việc của mình vào những giờ phút rỗi rãi, và hy vọng sẽ cung cấp cho người đọc mỗi tháng một tập Nghìn lẻ một ngàyHoá ra, ngoài hiệu ứng của thành công vang dội của bộ Nghìn lẻ một đêm, còn có một động lực cá nhân khác nữa thôi thúc Delacroix cố dành những giờ phút rỗi rãi để làm bộ sách, là nhằm mua vui cho một "người đọc" hào hoa: nàng Marie- Adélaide de Savoie(*), quận chúa xứ Bourgogne. Vẫn nhà nghiên cứu Phút Sebag cung cấp cho chúng ta tư liệu mới. ông viết trong phần Cuộc đời và tác phẩm của F.P.De La Croix: 1710-1712. Xuất bán bộ Nghìn lẻ một ngày, truyện kể Ba Tư do F.P. De La Croix dịch ra tiếng Pháp, Paris 1710- 1712, năm tập. Căn cứ và một tư liệu chúng tôi vừa phát hiện, hoá ra De la Croix biên soạn bộ sách ấy vào những giờ rỗi rãi của ông, nhằm giải trí cho Marie-adélaide dễ Savoie, quận chúa xứ Bourgogne, và chính "sự qua đời của nàng quận chúa ấy"- mất vì bệnh ngày 12 tháng 2năm 1712 ớ tuổi hai mươi sáu,-đã khiến tác giả ngưng một công trình đáng ra còn có thể tôi xa hơn nữa" (Theo tư liệu lưu trừ tại Thư viện L Arsenal, Paris(**), hồ sơ 5495, tập 75). "4-12-1713. F.P. De La Croix, bị kiệt lực sớm vì làm việc quá sức, mất tại Paris và được an táng trong khuôn viên nhà thờ Sang Sulpitre. Báo La Gazette dễPari8đưa tin về sự qua đời của nhà Đông phương học như sau: Ngài Frallcois PétisDe La Croix, thư ký- phiêndịch của nhàqua và giáo sư ngôn ngữ và văn chương A Bập tại Đại học hoàng gia, một người có năng lực phi thường và rất đáng tin cậy về các ngônngữ: A Rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư và Arlnelli, vừa qua đời ngày 4-12, thọ sáu mươi tuổi. "Ông để lại trong tình trạng bản viết tay một số lượng rất đáng ngạc nhiên nhiều tác phẩm dịch từ tiếng A Rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư và Armêni, nhiều từ điển song ngữ và sách bình chú về nhiều chủ đề khác nhau, con trai ông, Alexandre Louis Marie và linh mục Goujat, trong hai công trình tiến hành độc lập, đã thống kê và bổ sung đầy đủ." __________________ [(*) MarieAdélaidedễSavoie sinh ngày 5-12-1685, kết hôn cùng quận công de Bourgogne, sống tại triều đình vua Louis XIV, và là một người được ông vua này sủng ái . Theo những người đương thời, đấy là một phụ nữ xinh đẹp, thông ninh, trò chuyện hấp dẫn, tính ham vui. thích chungdiện, khiêu vũ, tiệc tùng, săn bắn và đánh bạc. Có thể với địa vị, uy lực và sắc đẹp của thình, nàng quận chúa này- giữa lúc cả kinh thành Paris đang say sưa với Nghìn lẻ một đêm- là người ngỏ ý khích lệ nếu không phải là đặt hàng" cho De La Croix viết bộ Nghìn lẻ một ngày.
Chú thích: (**) Một thư viện rất lớn ở Pháp thành lập từ thế kỷ XV/ toạ lạc tại Quận 4 Paris. về tầm quan trọng chỉ chỉ kém có Thư viện Quốc gia.