Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tập Truyện ngắn >> Chuyện đôi ta

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 17709 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Chuyện đôi ta
Nhã Ca

Đôi dòng về Nhã Ca

Nhà văn nữ có số tác quyền lớn nhất

" ....Từ lâu nay, chúng ta đã nói nhiều tới việc trao đổi văn hóa, giới thiệu văn hóa Việt Nam với ngoại quốc. Nhưng mãi tới nay, mới có một tác phẩm văn chuơng Việt Nam hiện đại đuợc chọn dịch và xuất bản bên Mỹ. Cũng mãi tới nay, mới có một dịch giã nguời Mỹ thông thạo tiếng Việt, để dịch một tác phẩm Việt Nam trực tiếp từ tiếng Việt sang tiếng Anh ngữ. Hợp đồng xuất bản giữa Nhã Ca và ông Barry Hilton hôm nay, vì vậy, phải đuợc coi là bước khởi đầu quan trọng cho việc giới thiệu văn chương Việt Nam với thế giới ".
Trên đây là lời Linh Mục Thanh Lãng, chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Việt Nam; tuyên bố trong buổi lễ ký hợp đồng phiên dịch và xuất bản tác phẩm Nhã Ca tại Hoa Kỳ, do Trung Tâm Văn Bút bảo trợ tổ chức hôm chủ nhật 13/09 vừa qua.
Cũng cùng một quan dđiểm như linh mục Chủ Tịch Trung Tâm Văn Bút Việt Nam. Ông Đổ văn Rở, Phụ tá Tổng trưởng Giáo Dục và Thanh Niên đặc trách Văn hóa, khi đến chủ tạo buổi lễ ký kết và tâm sự là ông đã phải hy sinh việc chủ tạo một buổi lễ quan trọng khác được tổ chức cùng ngày, để tới đây chia vui với văn giới " .
Tác phẩm được phiên dịch và xuất bản tại Hoa Kỳ là một chuyện dài vừa hoàn thành của Nhã ca, có tựa đề là " The Short Timers " và dịch giả người Mỹ ông Barry Hilton, khi tuyên bố thành thạo bằng tiếng Việt với quan khách trong buổi lễ, đã ca ngợi tác phẩm này là " là một bi kỳ cổ điển, có giá trị tiêu biểu cho một giai đoạn đặc biệt của hai dân tộc Hoa Kỳ và Việt Nam ".
Hợp đồng xuất cảng văn chương sang Hoa Kỳ kể trên, đã khiến Nhã Ca trở thành tác giả được chú ý nhất trong thời gian vừa qua . Tin tức về buổi lễ ký kết hợp đồng xuất bản đã được loan báo đầy đủ cả trong và ngoài nước. Nhật báo The New York Times, tờ báo lớn nhất tại Hoa Kỳ, đã cho các phái viên ở Sài Gòn tiếp xúc với Nhã Ca để thực hiện một cuộc phỏng vấn đặc biệt. Tại các nhà sách, những tác phẩm mới của Nhã Ca như " Hiền như mực tím, Yêu một người viết văn...." số báo tăng vọt hẳn lên.
Sau đây, là phần đặc ký của chúng tôi về nhà văn nữ đang làm sôi nổi dư luận này, do Đặng Tường Vi phỏng vấn và trình bầy.

Nhã Ca, Nhà Thơ Nữ


Tác giã hơn 30 cuốn sách đã xuất bản, hai lần được trao tặng giải thưởng văn chương tòan quốc, một về thi ca năm 1965, một về văn xuôi năm 1966. Nhã Ca là một trong vài ba tác giả được đọc và biết đến nhiều nhất suốt mười năm qua tại Việt Nam.
Sinh năm 1936. tại Huế, khởi viết ngay từ thuở còn là nữ sinh Trung Học trường Đồng Khánh, những bài thơ, truyện ngắn đầu tay của Nhã Ca đã xuất hiện trên các tuần báo ở Saigon từ năm 1957, với tên thật Trần thị Thu Vân. Tuy nhiên, phải ba năm sau đó, bút hiệu Nhã Ca mới chính thức có cơ hội xuất hiện.
Vào giữa năm 1960, nhà thơ Nguyên sa cùng một số bạn hữu cho xuất bản tạp chí văn nghệ Hiện Đại. Ngay trong số ta mắt, tạp chí này đã dành hẳn mấy trang để giới thiệu một loạt thơ của một cô gái Huế mang bút hiệu Nhã ca. Cũng ngay trong lời giới thiệu, người chủ trương Hiện Đại đã xác nhận không một chút ngần ngại: Dàây là một thi tài đặc biệt.
Sự xác nhận của nhà thơ Nguyên Sa đã được chứng minh ngay những năm sau đó . Tập thơ đầu tay của Nhã ca đọat giải thi ca toàn quốc. Nhà. Nhà phê bình Đaặng Tiến viết trên báo văn:
" Vẻ đẹp Nhã ca thật như một giấc chiêm bao, và giả như con sông Hoàng Hà từ trời cao đổ về biển cả. Thơ Nhã Ca sẽ dựng lên một thần thoại về người con gái Huế...."
Nhà thơ Bùi Giáng, trong cuốn Đi vào cỏi thơ, khi đề cập tới thơ Nhã ca cũng đã viết: " Thơ nghe như giọng tiên nữ xuống khép nép xin vào hội hè trần gian. Lời thơ xô ùa tới trùng trùng điệp điệp như ngọn triều đại hải.
Nhà báo Phan Lạc Phúc, nguyên chủ bút nhật báo Tiền Tuyến, người đựơc các nhà văn, nhà thơ coi là " mắt xanh của văn giới "; vì sự thưỡng ngoạn văn chương tinh tế của ông, khi đề cập tới Nhã Ca, đã dùng tiếng " đệ nhất nữ thi sĩ ", thay vì gọi bà là" nhà văn nữ hàng đầu ", như ngôn ngữ của ấy tạp chí và mấy nhà xuất bản.
Cho tới nay, cuốn " Thơ Nhã Ca " vẫn là một trong những thi tập đựoctái bản và có số in rất nhiều.

Nhã Ca, Nhà Văn Nữ Có Số Tác Quyền Cao Nhất.


Thơ Nhã Ca đã mang được cho tác giả của nó những lời khen tặng. Nhưng phải chờ đến văn Nhã Ca, những lời khen tặng mới được cụ thể hóa, thành những khoản tiền tác quyền lớn lao: cả chục triệu bạc, cho hơn 30 cuốn sách đã xuất bản và tái bản.
Cùng lúc với những bài thơ đầu tiên, các truyện ngắn, truyện dài mang bút hiệu Nhã Ca đã xuất hiện trên các tuần báo, tạp chí. Nhưng mãi đến năm 1963, tiểu thuyết Nhã Ca mới được in thành sách. Cuốn đầu tiên: Đêm nghe tiếng Đại bác, do nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đề tựa giới thiệu

Nhã Ca, Tên Một Giải Thưởng Luận Án Tiến Sỹ.


Trên những đặc san cuối năm do Đại Học Y Khoa Huế xuất bản, trong phần tin tức, thường có loan báo " luận án tiến sỹ y khoa đoạt giải thưởng Nhã Ca " hàng năm. Đây là một giải thưởng được thiết lập từ năm 1969 và do chính nữ văn sỹ Nhã Ca bỏa trợ. Khoản tiền dùng cho giải thưởng này chính là tác quyền cuốn " Giải khăn sô cho Huế "một bút kỳ nổi tiếng của nhà văn nữ này, viết về biến cố Mật Thân tại Huế.
Ngày 23 tháng chạp năm Mùi ( 1967) đang sống ở Sàigòn, Nhã Ca nhận được điện tín của gia đình từ Huế gọi về chịu tang thân phụ của bà vừa từ trần. Bảy ngày sao, cuộc tổng công kích tết Mật Thân bùng nổ, và nhà văn nữ này, ngoài cái tang gia đình, đã phải chịu cái tang chung cho cả thành phố bị tàn phá.
Những điều tai nghe mắt thấy trong hơn hai tháng lưu lạc trong biến cố tết Mậu Thân tại Huế được Nhã Ca viết lại thành tác phẩm " Giải khăn sô cho Huế "và toàn bộ tác quyền đầu ntiên của cuốn sách nổi tiếng nàyđược dành tặng cho Huế. Một phần góp vào việc cho trường nữ trung học Đồng Khánh. Một phần được trao tặng cho Đại Học Y Khoa Huế, và vị khoa trưởng y khoa Hu-&u thời đó là bác sỹ Bùi Duy Tâm đã dùng khoảng tiền này để thiết lập một giải thưởng mệnh danh là" giải thưởng Nhã Ca " dành cho luận án tiến sỹ y khoa xuất sắc nhất hàng năm.

Độc Giả Nhã Ca


Trên nhật báo Chính Luận, trong một bài liệt kê các khoản fchi tiêu cần thiết để đối chiếu với số lương tháng ít ỏi, một nữ giáo chức đã ghi: sách Nhã Ca. Như vậy trong những món ăn tinh thần của một lớp người, sách Nhã Ca đã được kể vào loại nhu cầu cần thiết và bền bỉ.
Tại các trường Trung Học, nhất là những trường nữ, một số lớn tác phẩm Nhã Ca đã trở thành một đề tài thuyết trình thường xuyên của học sinh
Một số văn phẩm của Nhã Ca cũng được chọn làm đề tài cho một số luận án ra trường của các sinh viên văn khoa Saigon, Huế, Đà Lạt.
Ngoài số độc giả đông đảo là giáo chức, sinh viên học sinh, Nhã Ca cũng được đọc nhiều trong giới binh sĩ. Trên mục tìm bạn bốn phương của tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, có lần đã đăng một lời rao tìm bạn bốn phương của tuần báo Tiền Phong đăng một lời rao tìm bạn nguyên văn như sau: " Lính tiền tuyến muốn tìm những cô bạn gái trong trắng, tươi vui như hình ảnh cô bé Vành Khuyên trong truyện Trưa Áo Trắng..." Trưa Áo Trắng là tên một cuốn tiểu thuyết của Nhã Ca mới xuất bản năm ngoái, viết về một đám nữ sinh chơi vũ cầu buổi trưa bên hông trường nữ trung học Gia Long.
Trả lời một câu hỏi của người phỏng vấn, Nhã Ca xác nhận: " Nếu không nghĩ tới độc giả, chắc chắn tôi đã không viết văn làm gì. Tôi vẫn thường tự nhủ, bạn đọc của tôi đã phải bỏ những đồng tiền xương máu của họ ra đổi lấy từng cuốn sách. Vậy bổn phận của mình là phải viết cho xứng đáng với sự hy sinh ấy. Vậy chắc chắn sẽ chả bao giờ tôi có thể trở thành loại nhà văn tự cho mình là lớn đến độ tuyên bố là viết mà không thèm đếm xỉa đến độc giả.


Tác Phẩm Nhã Ca Và Điện Ảnh


Một số tiểu thuyết Nhã Ca đã được đưa lên màn ảnh. Hãng phim Việt của Đạo diễn Hà Thúc Cần đã dựng một phần" Giải Khăn Sô cho Huế " thành phim Đất Khổ. Hãng Lidac, với đạo diễn Lê Dân, đã đưa cuoốn tiểu thuyết Cô Híp Py lạc loài lên thành phim Hoa mới nở. Hai cuốn tiểu thuyết khác của Nhã Ca, Đoàn nữ binh mùa thu và Tình ca trong khói lửa đỏ, cũng đã được hãng Phim Việt mua bản quyền.
Tài tử kiêm đạo diễn Lê Quỳnh, trong một cuộc phỏng vấn trên báo Kịch Ảnh, tuyên bố cuốn " Tình ca trong lửa đo cuả Nhã Ca là tác phẩm đã làm ông xúc động nhất trong đời, và việc bị hãng Phim Việt dành trước mất truyện này là điều làm ông ân hận nhất.
Tình Ca Trong Lửa Đỏ là câu chuyện một cán binh Bắc Việt tham dự cuộc tổng công kích Mậu Thân, lưu lạc vào cố đô Huế. Rồi giữa cảnh khói lửa của Cố Đô, chàng trẻ thuộc lớp nguời " sinh Bắc tử Nam " mê say một cô gái Huế, cho đến khi chết trên miệng hố cá nhân.

Hợp Đồng Nhã Ca - Barry Hilton


" Trong lúc giới kinh doanh đang chạy ngược chạy xuôi với những giao kèo, xuất cảng sản phẩm Việt Nam ra ngoại quốc, một hợp đồng phiên dịch và xuất bản tác phẩm Việt Nam tại Hoa Kỳ đã được chính thức ký kết, giữa nũ văn sỹ Nhã Ca và một dịch giả người Mỹ, ông Barry Hilton.
Một bản tin loan báo về buổi lễ hợp đồng xuất bản sách tại Hoa Kỳ của Nhã Ca trên một nhật báo, đã được mỡ đầu như vậy. Theo sự tiếp xúc giữa chúng tôi với nhà văn nữ này, hợp đồng xuất bản kể tên đã diễn tiến như sau:
Vào đầu năm 1973, dịch giả Hoa Ky2, ông Barry Hilton tiếp xúc với Nhã Ca, và táfc phẩm được dự định dịch sang Anh nhũ là cuốn " Đoàn nữ binh mùa thu " viết về sự đổi thay của một xóm nhỏ Việt Nam vào thời người Mỹ đổ quân vào xứ này.
Tuy nhiên, theo Nhã Ca, vì nhận thấy chưa hài lòng với cuốn chuyện cũ này, bà đã thỏa thuận viết hẳn lại một tác phẩm mới cuốn " Vi ơi, Bước tới " để ông Barry Hilton dịch sang Anh ngữ.
Vi, là tên một thiếu nữ Việt Nam, lén lên vào nhu- ng năm cuối cùng của thập niên sáu mươi, khi chiến tranh khiốc liệc, kéo theo việc người Mỹ đổ quân vào Việt Nam. Sự xuất hiện của người Mỹ, cùng với những ảnh hưởng vật chất don họ mang lại, đã làm đảo lộn mọi nếp sống, gây thảm kịch trong nhiều gia đénh Việt Nam. Cô gái Việt Nam tên Vi, gánh chiịu nhuững thảm kịch này, nhưng cuối cùng, nhờ lòng tin và tình yêu, đã đủ sức hướng về tương lai để bước tới.
Tên Anh nhữ của tác phẩm này là The Short Times, có nghĩa là những kẻ sống trong một giai đoạn tạm bợ, chờ thay đổi. Bản Anh ngữ này hiện đã hoàn tất và đã được dịch giả, ông Barry Hilton mang theo về Hoa Kỳ để sửa soạn ấn hành. Theo dự định , The Short Times, sẽ là một cuốn sách dầy khoảng 400 trang, in giấy trắng, bìa cứng, phát hành tại Hoa Kỳ vào khoảng cuối năm nay.
Theo hợp đồng được ký hôm 23/09 tiền tác quyền bản Anh ngữ sẽ là mười phần trăm, tính trên giá bán và tổng số in đúng theo tiêu chuẩn quốc tế. Phần tác quyền này được chia đôi giữa tác giả và dịch giả, Nhã Ca cho biết: " Vì bản in lần đầu số in giới hạn, số nhuận bút chúng tôi dự trù nhận được sẽ vào khoảng 2000 mỹ kim ( một triệu bạc Việt Nam ) Nếu ấn bản này thành công, sách được in vào loại phổ thông, in nhiều, bìa mỏng, giá rẻ , khoản tác quyền mới có hy vọng lớn hơn ".
-Được biết, ông Barry Hilton là một người chủ trương một tủ sách chuyên về Việt Nam tại Hoa Kỳ. Sau cuốn The Short Times, tủ sách này sẽ còn tiếp tục phiên dịch và xuất bản thêm nhiều tác phẩm văn chương VN khác. Trong hợp đồng ký kết hôm 23/9, Nhã Ca và các bạn hữu của bà trong tổ hợp xuất bản Hải Âu cũng được ủy nhiệm việc giới thiệu những tác phẩm của các nhà văn Việt Nam khác, để tủ sách Glade Publication tiếp tục việc phiên dịch và xuất bản tại Hoa Kỳ.



Đời Sống Hiện Tại


Kết hôn với nhà thơ Trần dạ Từ. Năm con. Không hưởng ứng vụ " kế hoach hóa gia đình" vì ông xã còn muốn tiếp tục đẻ thêm sáu bảy đứa nữa.
Viết văn đối với nhà văn nữ này, không còn là một công việc tùy hứng mà là một việc làm đều đặn hàng ngày. Với một máy đánh chữ, hai cây bút chì để gõ thay ngón tay. Nhã Ca cho biết bà viết đều đặn mỗi ngày khoảng chừng bốn giờ đồng hồ. Những giờ khác dành cho việc đọc sách, săn sóc con cái. Nghe người phỏng vấn ngạc nhiên về số lượng sách đến ba bốn chục cuốn đã xuất bản của bà. Nhã Ca giải thích: " Chỉ là sự đều đặn . Mỗi ngày vài ba trang đánh máy, cô thử nhân lên coi, mỗi năm gần một ngàn trang. Mười năm rồi , chưa tới mười ngàn trang sách , đâu phải là một số lượng ghê gớm gì "
Được hỏi về ngừơi bạn đường cùng nghề ảnh hửơng tới văn chương cuả bà ra sao? Nhã Ca cười: " Ngoài việc làm tjhơ, có thời ổng sống nhờ nghề cắt sửa tin tức cho các nhật báo. Lời khuyên tôi thường phải nghe và áp dụng hàng ngày của ổng là xóa bỏ những chữ thừa, đoạn thừa. Đó có lẽ là sự giúp đỡ lớn nhất".

Một Số Câu Hỏi và Đáp
- Tiền bản quyền cao nhất cho cuốn nào?
- Giải Khăn Sô Cho Huế . Khoảng trên một triệu bạc, vừa do việc xuất bản , vừa do việc làm phim.
- Tác phẩm ưng ý nhất.
- Tập thơ Nhã Ca, bộ truyện dài Đám Tang Cá Voi. Gần đây nhất : một loạt truyện dài viết cho tuổi mới lớn: " Bầy Phượng Vĩ Khác Thường, Ngày Đôi Ta Mới Lớn, Bé Yêu,Bước Khẽ Tới Người Thương, Ngày Thơ Tình Thơ..."
- Dự tính hiện nay của bà?
- Đang sưu tập những chi tiết cần thiết để hoàn tất một bộ tiểu thuyết dài: Thương Nhớ Chiến Tranh, viết với khung cảnh từ 1954 đến một năm nào đó sắp tới.
- Kỷ niệm đắng cay trong đời cầm bút?
- Chỉ còn nhớ những kỷ niệm cảm động: trở lại trường cũ, cúi đầu với cô giáo cũ, ngồi quây quần với các em lớp sau.


Hết

<< Xuân muộn |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 921

Return to top