Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Mơ Yêu

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 50372 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mơ Yêu
Khánh Vân

Chương 17

Tay đẩy xe chất hàng, Hạ len lỏi cùng bà Lân qua những kệ hàng cao trong siêu thị. Cô nhìn những hàng, những lớp hàng hoá đủ màu sắc hai bên một cách thích thú. Sống ở thành phố đã ba năm, nhưng chưa bao giờ Hạ buiớc chân vào siêu thị. Mọi cái ở đây có vẻ mới mẻ và hiện đại với cô.
Bà lân đi phái trước chọn hàng, thỉnh thoảng khi quay lại bỏ đồ vào xe đẩy của Hạ, bà lại quan sát cộ Ánh mắt trong sáng, ngây thơ của cô đang thể hiện một niềm vui thích rất thật, rất dễ thương.
Đã mấy hôm về đây, bà đã bảo Viễn nhờ cô khi rảnh buổi chiều, đến đưa bà đi thăm bạn bè cũ và đi bát phố.
Thoạt đầu, vì để dễ dò xét và đánh giá để có kịp cảnh cáo Viễn nếu cô cũng như đứa con gái trước. Nhưng chỉ vài ngày đi chung, bà mỗi ngày thấy gắn bó với cô hơn và thêm lạ lùng khi đứa cháu trai đa tình, cứng đầu của bà lại có một cô gái dễ thương và có cá tính như vậy.
Bà đã bỏ ý định nhờ người mai mối, kén vợ cho Viễn. Có lẽ để từ từ, sau này cũng không muộn, khi bà còn đang phân vân trước công việc dò xét Hạ.
- Này cháu!
Bà gọi Hạ, làm cô giật mình:
- Dạ, bà gọi cháu?
- Ừ, bà đã chọn xong hàng cho mình rồi, bây giờ đến phiên cháu.
Hạ ngạc nhiên:
- Dạ cháu sao ạ? Cháu đâu có muốn mua gì.
Bà cười:
- Sao lại không, cháu đến đây theo bà nhé.
Hạ chưa kịp nói gì thì bà đã nhanh nhẹn đi phái trước, cô đành phải đẩy xe theo sau. Bà Lân tuy đã lớn tuổi, nhưng sức sống còn rất mãnh liệt. Da mặt hồng và tươi tắn, thoạt nhìn cứ ngỡ chỉ mới sáu mươi là cùng. Nhìn bà quay lại cười khuyến khích cô quẹo ở ngã rẽ, Hạ thật không nghĩ đây là người mà Viễn đã luôn cảnh cáo cô là rất độc đoán, khó tánh... Trái lại, cô lại thấy bà rất thân thiện, từ thái độ e dè, lo lắng lúc ban đầu, giờ đây cô dần dần gần gũi hơn với bà.
- Đây này, cháu cứ lựa đi. Bà tặng cháu một cái đấy.
Bà Lân đã đưa Hạ đến gian bán đồng hồ, trong mặt quầy kính, là vô số những đồng hồ đeo tay đắt tiền chưng trong những cái hộp nhung tuyệt đẹp.
Hạ ngại ngùng trước bà:
- Bà ơi! Cháu không nhận đâu. Hàng này đắt tiền lắm. Vả lại, cái đồng hồ của cháu còn xài tốt mà.
Bà Lân cười:
- Bà thấy rồi, nó vẫn chạy được nhưng đã cũ lắm rồi. Dây bạc phếch thế kia, bà đang tự hỏi sao cậu cháu của bà lại còn để cháu đeo nó.
Hạ hoảng hồn. Úi chao, lộ tẩy mất. Con nhà khá giả, bạn trai giàu có mà lại đeo cài đồng hồ cũ mèm. Cô thú thật với bà:
- Chẳng phải tại anh Viễn đâu bà ạ. Chỉ vì, đây là cái đồng hồ kỷ niệm của cháu, nên cháu giữ lâu chưa thay, thế thôi ạ.
- Mẹ cháu tặng cháu à?
Hạ định nói mẹ mất từ nhỏ, nhưng cô chợt nhớ đến lý lịch Viễn vẽ ra cho cô còn đủ cả cha lẫn mẹ. Mẹ là bác sĩ đã cùng cha đi du lịch vài tháng ở nước ngoài. Cô đành stop lại.
- Dạ không phải ạ. Của Bò Già cho cháu nhân ngày cháu vào trung học.
Bà Lân ngạc nhiên:
- Cháu đã đeo từng bấy đến nay? Không có dịp nào khác để thay à?
- Dạ không ạ.
Bà suy nghĩ, rồi từ tốn hỏi:
- Cháu học đại học năm thứ mấy nhỉ?
- Dạ năm thứ ba ạ.
- Vậy là còn một năm nữa thì cháu tốt nghiệp.
Bà gật đầu:
- Vậy thì cháu vẫn cứ lựa đi nhé. Bà mua trước để tặng cháu nhân ngày tốt nghiệp Đại học.
Nhân ngày tốt nghiệp, Hạ ngạc nhiên. Còn đến cả năm trời.
- Hay là cháu sợ hỏng tốt nghiệp?
Mắt hạ sáng rực tin tưởng:
- Đâu có ạ, cháu nhất định đậu ạ!
Bà cười:
- Vậy thì lựa đi, bà cũng biết chắc là vậy.
Cháu sẽ đậu mà. Có lẽ loại ưu là khác.
Hạ cười, hơi mắc cỡ với lời khen của bà và tự tin quá sức của mình. Cô thấy mình cũng không nên từ chối món quà thiện cảm của bà, cô nói nhỏ:
- Cháu cám ơn bà.
Bà Lân gặt gù hài lòng khi thấy cô nhìn vào quầy kính để lựa chọn.
Sau vài phút xăm xoi với sự cô vấn của bà Lân, cuối cùng Hạ cũng chọn được chiếc đồng hồ đeo tay nhỏ hình tròn đơn giản, xinh xắn với cây dây da mềm màu xanh đen.
Cô vui mừng với món quà mới trong ánh mắt dịu dàng của bà Lân. Họ cùng ra quầy tính tiền. Bà Lân dùng thẻ tín dụng nên thủ tục có chậm hơn người khác một chút. Bên ngoài trời giăng mây u ám, năm nay mùa mưa đến sớm.
Khi họ ra đến đường thì gió đã thổi mạnh, trời chuyển dữ dội với những đám hoa dầu bay xoay xoay theo gió.
Trên đường lúc này lại không có bóng một chiếc taxi nào, dù họ đợi đến hơn năm phút.
Đột nhiên, bà Lân bảo Hạ khoan gọi xe, mà cùng bà đi xuôi xuống hết con đường, và quẹo qua khúc quanh ở ngã tư kế tiếp.
Mưa bắt đầu rắc hạt và đổ lớn khi họ kịp đẩy cửa vào một quán nhỏ cách ngã tư một quãng ngắn. Bà Lân như quen thuộc nơi này lắm. Bà đứng ngay ở cửa, nhìn một lượt khắp quán với vẻ một người đi xa về thăm nhà, không để ý đến người phục vụ chạy đến tiếp đón.
Bà chọn bàn nhỏ sát phía ngoài, nhìn ra đường phố bằng lớp kính trong. Quay qua người phục vụ, bà gọi rành rẽ cafe và bánh ngọt.
- Cháu uống gì Hạ? Mưa có lẽ lâu đấy.
Hạ vâng lời bà, cô bắt chước cũng gọi cafe, bà mỉm cười:
- Cháu hãy gọi thêm kem dâu. Ở đây làm kem dâu ngon lắm.
Rồi không đợi Hạ đồng ý, bà gọi luôn với người phục vụ.
- Cháu tôi thêm một kem dâu và bánh quế.
Người phục vụ lui ra.
Hạ hỏi, khi thấy bà đưa mắt nhìn từng cách bày trí của quán đến những bộ bàn ghế:
- Nơi đây có lẽ quen thuộc với bà lắm?
Bà Lân giật mình, bà gật đầu nhẹ:
- À, đúng vậy cháu ạ. Đây là nơi bà thường đến xưa kia, để lòng thanh tịnh.
- Chắc bà đã có những kỷ niệm đẹp ở đây?
- Ờ! - Bà mơ màng trả lời - Những kỷ niệm đẹp, chỉ thoáng qua, nhưng rất sâu sắc nên ta nhớ mãi.
Rồi như cần tâm sự, trong tiếng nhạc văng vẳng buồn buồn pha lẫn tiếng mưa rơi bên ngoài, bà bảo Hạ:
- Cháu có hứng thú nghe chuyện xưa cũ không?
Hạ mở to mắt ngạc nhiên, cô ngoan ngoãn gật đầu. Bà Lân im lặng trong vài phút hồi tưởng rồi bà nói:
- Cháu có nhìn thấy bức tranh treo ở góc tường kia không?
- Dạ có - Hạ đáp.
Theo hướng tay bà chỉ, Hạ thấy một bức tranh vẽ khuôn mặt một người đàn ông. Thật khó đoán được tuổi tác của ông, có lẽ đã hơn ba mươi khá nhiều, hay là bốn mươi nhỉ?
Gương mặt ông ta chìm trong bóng tối. Ánh sáng le lói rất mảnh, hắt lên khuôn mặt. Ồ! Không chỉ hắt lên một phần của gương mặt, chỉ có vầng trán và một bàn tay đang che đôi mắt.
Chỉ có vậy, còn tất cả phần còn lại đều mờ tối. Đơn giản chỉ có vậy, nhưng bức tranh toát lên một điều gì đó rất gây ấn tượng. Hạ nhìn chằm chằm vào bức tranh như bị cuốn vào ấn tượng đó, và cuối cùng, cô chợt nhận ra ý nghĩa mà bức tranh muốn chuyển tải. Đó là sự đau khổ.
Đúng rồi. Hạ đã chắc chắn, cô thầm thì:
- Sự đau khổ. Cháu như thấy rõ, ông ta đang đau khổ. Dường như...
Hạ ngúc ngoắc trong sự cố gắng để diễn tả cảm nhận của cô.
Người đàn ông trong bức tranh, thái dương và dưới đuôi mắt còn nhăn lại. Đôi mắt đã bị che khuất chắc hẳn đang đau khổ đến ứa lệ, nên đuôi mắt hơi hằn sâu đến thế. Trán rộng đầy nam tính đang thấp thoáng vẻ muộn phiền tột cùng. Dưới thái dương, lờ mờ một góc tích của bộ râu quai nón đã mọc lam nham như đã mấy ngày quá đau buồn biếng cạo.
Hạ cố tập trung cảm nhận:
- Dường như... Ông ta đã mất mát một cái gì đó trong đời. Hoặc... hoặc ông ta đang đau đớn, day dứt vì không thể làm gì để cứu vãn tình huống mất mát đi. Có lẽ cái mà ông ta đành để mất đi rất quí giá, rất quan trọng với ông tạ Ông ta đau khổ và bất lực trước số phận.
Hạ nói một hơi cho hết ý đang có trong đầu. Khi nói xong, quay lại, cô mới nhìn thấy nét mặt bà Lân. Vẻ sững sờ như hoá đá của đôi mắt bà đang chiếu vào cô, làm Hạ hốt hoảng như phạm tội.
- Thưa... ! Cháu xin lỗi, cháu vô tình xúc phạm đến điều gì, đã làm bà buồn.
- Không! Cháu ạ.
Bà Lân sực tỉnh khoát taỵ Hít một hơi dài lấy lại bình tĩnh, bà run run với cô:
- Chỉ vì cháu đã cảm nhận đúng tâm trạng người ta đã vẽ ra nó, bức tranh buồn bã.
Người phục vụ đã mang đến cà phê, kem và bánh. Bà im lặng nhìn xuống ly cà phê bốc khói trước mặt. Hạ cũng có ly kem thật tươi với màu dâu và những trái sơri đỏ ngon mắt, nhưng cô không chú ý vào nó, cô đang nôn nao trước những kỳ diệu, bí ẩn của bức tranh.
Chậm rãi, u buồn, bà Lân nâng tách cà phê, hớp một ngụm nhỏ, bà nói tiếp, giọng đều đều:
- Ông ta là một người tài hoa. Là một người mà ai gặp một lần trong đời, cũng khó mà quên được. Ai cũng biết bà là một người độc đoán, chuyên quyền, không chịu nhún mình trước một ai. Nhưng nếu trên đời này. Có ai đó làm bà cảm phục, thì chính ông ấy.
Hạ đưa mắt nhìn lại bức tranh:
- Sao ông lại đau khổ thế hả bà?
Bà Lân cười héo hắt:
- Chính bà đấy. Chính bà là nguyên nhân làm ông ấy đau khổ.
Bà lại im lặng trong hồi tưởng, hay là đang hối tiếc lỗi lầm xưa.
Hạ tò mò hỏi nhỏ:
- Ông ấy vẫn còn chứ ạ?
- Không, cháu ạ. Ông ấy đã mất rồi. Cách đây nhiều năm. Đấy là người ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thăng trầm lẫn tính tình của bà.
Thấy Hạ chìm trong tư lự sau câu nói của mình, bà Lân cười nhẹ:
- Hãy nói cho bà nghe, Viễn nó đã nói với cháu về bà như thế nào?
- Da...
Hạ ngập ngừng khó trả lời được bà.
- Có phải nó đã răn đe con trước, bà là một bà giá khó chịu, khắt khe với mọi người, cay độc với mọi niềm vui, hạnh phúc của người khác, có phải vậy không?
Hạ lúng túng trước một tràng lời nói của bà Lân, nhưng ánh mắt bà hiền hoà hơn làm cô trấn tĩnh trả lời:
- Sao bà lại tự nói về mình như thế? Cháu thấy bà đâu có giống.
Ừ, đó là bây giờ cháu ạ! Ngày trước bà đáng sợ và quái quỷ y như mọi người nói đấy.
Mấy năm nay sống ở nước ngoài, xung quanh đầy dẫy những lối sống vô tình và thực dụng, lòng bà đã lắng xuống nhiều. Con cái đều tách ở riêng, chỉ thỉch thoảng mới ghé lại thăm. Bà và ông ấy thui thủi với nhau mà thôi.
- Nhưng bà có đến mấy cô con gái cơ mà, chưa kể cha anh Viễn? - Hạ ngạc nhiên hỏi.
- Ba đứa cháu ạ, ba đứa con gái. Sang bên ấy, chúng đi làm suốt ngày, được vài năm rồi cũng ở riêng. Nhưng cũng nhờ vậy, bà có nhiều thì giờ suy gẫm lại đời mình và nhận ra nhiều thứ.
Bà nhìn qua lớp cửa kính, mưa vẫn giăng mờ ngoài phố. Trời tối sầm u ám.
- Trước đây, bà có một niềm thích thú cay nghiệt là sử dụng quyền lực và ý chí của mình khống chế và làm thay đổi cuộc đời người khác. Mục đích của bà chỉ muốn duy trừ sự phồn thịnh của gia tộc họ Huỳnh, ngăn trởi mọi mưu toan nhằm lợi dụng những đứa con ngốc nghếch của bà, bà quên rằng cũng chính bởi thế, chúng nó sẽ sợ hãi bà. Bà đạt được điều bà mong muốn, nhưng cũng mất mát nhiều điều khác, có chi còn lớn hơn gấp bội.
Bà ngồi lặng lẽ sau phút suy tư, như nghiền ngẫm về cái được và mất trong cuộc đời. Hạ nhìn bà, đột nhiên cô thấy bà gần gũi và thân thuộc với cô vô cùng. Và có vẻ cô độc quá. Có lẻ ít người hiểu được tâm trạng của bà. Hạ muốn tỏ một cử chỉ gì đó quan tâm đến bà, nhưng cô không biết làm gì.
Sau vài phút ngần ngại trước bà Lân, Hạ đưa tay ra chầm chậm nắm lấy tay bà lẻ loi trên bàn, cô khẽ gọi dịu dàng.
- Bà ơi!
Bà Lân ngước lên nhìn Hạ. Ánh mắt cô tràn đầy sự thông hiểu và đồng cảm làm bà xúc động.
Chưa từng có ai hiểu được tâm trạng bà đến vậy, dù là các cô gái. Họ xa cách và e sợ bà, còn cô bé ở trước mặt bà thì không. Vẻ ngây thơ, tin tưởng của cô rất trong sáng và thẳng thắn.
Bà mỉm cười với cô như với một người bạn nhỏ hơn là với cô bạn gái của cháu mình.
Này Hạ! Con sẽ là đứa cháu dâu tốt nhất của ta đấy - Bà nói.
Hạ đỏ mặt, cô sực nhớ lại vai kịch giả tạo đầy gượng ép của mình. Cô xấu hổ vì vị trí mờ ám của mình trước tình cảm chân thật của bà cụ.
- Cháu này, cháu có thể kể cho bà nghe đôi chút về chuyện của hai đứa không?
- Dạ chuyện gì ạ?
- À, như giây phút đầu gặp nhau, làm quen với nhau ra sao?
Hạ lúng túng trước câu hỏi của bà Lân, biết nói sao bây giờ nhỉ? Cô nhớ đến những chi tiết trong vai trò của cô mà Viễn đã bắt cô nghiên cứu cả tuần trước. Cô hắng giọng:
- Cháu...
- À, thôi có lẽ bà tò mò quá. Vậy...
- Không! Không có gì đâu ạ - Hạ ấp úng.
- Chỉ có điều cháu và anh Viễn quen nhau ờ một nơi rất bình thường. À, chúng cháu... quen nhau ở một buổi lễ trong nhà thờ, cách đây hơn một năm rồi ạ!
Nhìn Hạ bằng cặp mắt tinh anh, bà Lân hỏi cô tự nhiên:
- Dự lễ trong nhà thờ sao lại quen được nhau hở cháu?
Chúa ơi! Hạ toát mồ hôi. Viễn quên rằng bà cụ rất tinh ý. Anh không bà sâu với cô về tình huống quen nhau, cứ ngỡ bà cụ ngoan đạo. Đi nhà thờ thường, gặp nhau, quen nhau, rồi yêu nhau là chuyện thường tình và sẽ có thiện cảm của bà.
Bây giờ, bà lại chất vấn về chi tiết mới chết hay không chứ.
Hạ nghĩ nhanh trong đầu, bịa đại một tình huống tưởng tượng.
- Dạ thưa... hôm đó cháu khó chịu trong người suýt ngất đi lúc tan lễ. Anh Viễn nhìn thấy, đã giúp cháu. Anh ấy đã đỡ cháu lên, đưa cháu về nhà, sau đó đến thăm và chăm sóc. Từ đó, chúng cháu quen nhau.
Bà Lân gật gù trước "kỷ niệm đẹp" của Hạ, bà hỏi tiếp:
- Bà có nghe Viễn nói loáng thoáng, hình như ba mẹ cháu đang đi du lịch và cháu hiện ở nhà có một mình phải không?
- Hơ... dạ phải ạ.
Hạ ngượng ngùng trước sự dối trá này. Hôm trước cô đã cãi nhau với anh là không nên tô vẽ về gia cảnh của cô thái quá như vậy, vì giả dối ghê quá, nhưng anh vẫn giữ nguyên ý định vì cho rằng bà nội mình vẫn còn dặt nặng chuyện gia thế và "môn đăng hộ dối" cô đành phải nghe theo.
- Thế Viễn nó đã bàn với chàu chừng nào đám cưới chưa?
Chà! Đây là câu hỏi đã được Viễn dự phòng nên cô đáp án. Hạ nhẹ nhõm trả lời:
- Dạ, chúng cháu còn chờ ý kiến ông bà và đợi khi cháu ra trường đã ạ.
Bà Lân cười lắc đầu:
- Ông bà bây giờ không quá khó khăn với con cháu nữa đâu. Bà sẽ bàn với Viễn chuyện này. Quyết định sớm sẽ tốt hơn cháu ạ.
Hạ đỏ mặt:
- Dạ.
- À, mà bà nói thật cháu nhé. Cháu có thật chắc chắn rằng cháu yêu thương Viễn của bà, muốn làm vợ nó, cho dù nó có mỗi một mình ở đây?
Lạy trời, lại một câu hỏi không có trong chương trình. Hạ biết trả lời sao đây? Không trả lời không được. Mà nếu nói rằng yêu anh, và muốn làm vợ anh ngay trước mặt bà thì eo ơi, thật ngượng miệng bà khó nói quá.
Giữa lúc Hạ đang loay hoay giữa các câu trả lời, cố tìm cách né tránh một câu trả lời trực tiếp, thì một giọng cứu tinh đã vang lên, giúp cô thoát khỏi lúng túng.
- Thưa bà, bà còn nhận ra con không ạ?
Hạ lẫn bà Lân đều ngẩng lên nhìn.
Thoại đứng cạnh bàn ánh mặt trời tươi vui, rạng rỡ. Bà Lân cười chào:
- Ôi chà, cậu Thoại! Mời cậu ngồi chung với bà cháu tôi ít phút.
Liếc nhìn phản ứng cùa Hạ, Thoại không khách sáo, anh kéo ghế ngồi xuống và nói tự nhiên.
- Nãy giờ cháu ở bên trong nên không biết bà và cô ở đây. Tưởng mưa đã ngớt, cháu định ra về, ngang qua đây cháu thật không tin vào mắt mình nữa.
- Sài Gòn cũng nhỏ thôi há cậu? - Bà tiếp lời.
- Dạ, cháu đã định ghé thăm ông bà, nhưng chưa có dịp, hôm nay thật may mắn gặp lại bà ở đây.
"Thật may mắn gặp lại bà?" Bà Lân thấy ánh mắt chàng thanh niên cứ nhìn trộm Hà. Bà buồn cười nghĩ bụng. Đáng lẽ câu nói đó phải là "thật may mắn gặp lại cô cháu ở đây".
Anh chàng cũng dễ thương, ga lăng đấy chứ, nhưng Viễn lại là cháu nội của bà, bà Lân không muốn mất đứa cháu dâu xinh một cách oan uổng bà niềm nở nói:
- Gặp nhau ở sân bay, tôi cũng chưa có dịp giới thiệu với cậu Thoại, con bé cháu tôi - Quay sang Hạ, bà ngọt ngào - Hạ này, chắc cháu còn nhớ cậu Thoại, đồng hành với ông bà nội trên chuyến đi chứ. Và còn đây - Bà nói với Thoại - Hạ là đứa cháu dâu tương lai của tôi.
Ánh mắt hụt hẫng của Thoại làm bà thấy cũng tội nghiệp. Anh chàng máy móc gật đầu chào Hạ mà cứ thẫn người ra, nụ cười trên môi bỏ quên đâu mất.
Bà Lân hắng giọng chuyển đề tài, thoát ra khỏi không khí lặng lờ đó.
- À, cậu Thoại về Sài Gòn lại cũng thích đến những quán như thế này à? Tôi tưởng quán cũ kỹ, lâu đời sẽ không được giới trẻ như cậu ưa chuộng nữa.
Thoại tỉnh cơn thất thần, anh cứng nhắc trả lời bà Lân:
- Cháu về Sài Gòn đã mấy lần. Lần nào cũng phải ghé đây.
Bà Lân gật gù:
- Tôi cũng rất thích ở đây. Có lẽ bà cháu tôi sẽ đến đây. Có lẽ bà cháu tôi sẽ đến đây thường. Sẽ có dịp chúng ta còn gặp lại nhau vài lần nữa.
Thoại bỗng lấy lải lạc quan, tự tin nói:
- Mai mốt bà và cô Hạ ghé đây sẽ không cần trả tiền đâu.
- Sao thế? - Hạ ngạc nhiên hỏi.
Thoại cười, tia mắt lấp lánh:
- Cháu vừa mua lại quán này. Mấy ngày qua cháu đến đây thoa? thuận vài điểm chót với ông chủ.
Bà Lân hỏi:
- Mua lại quán? Vậy ông Vinh...
- Ông Vinh đã mất hơn năm rồi ạ, con của ông ta sẽ làm giấy tờ sang lại cho cháu.
Hạ chen vào:
- Hạ có điều thắc mắc, hỏi anh Thoại được chứ?
Thoại sốt sắng đặc biệt:
- Vâng, cô Hạ cứ hỏi:
- Anh là một Việt kiều, công việc của anh có lẽ đã ổn định bên ấy, về đây sang lại chỗ này làm sao quản lý được?
- Tôi đã nhờ một người bà con tin cậy đứng tên, và tôi sẽ mướn người quản lý kinh doanh khi tôi trở về bên ấy!
Bà Lân nhìn lại quán - Quán đẹp kiểu cổ xưa, không khí êm đềm nhưng vắng khách. Bà hỏi gặng:
- Cậu Thoại thực sự thích nơi này chứ?
Thoại gãi ót cười:
- Nếu cháu nói thật ra thì chắc hai người cho rằng cháu điên. Đúng ra, cháu muốn mua cái quán này chỉ một phần. Cái mà cháu thật sự muốn mua, chỉ là một món đồ trong quán này mà thôi.
- Một món đồ?
- Vâng, nhưng vì ông Vinh, ông chủ trước đây không bán nó. Cháu đã có mấy năm về đây thương thuyết, nhưng cuối cùng phải đi đến giải pháp tốt nhất là mua luôn quán.
Hạ và bà Lân trợn mắt nhìn Thoại. Cả hai đều ngạc nhiên. Nhất là Hạ, cô lẩm bẩm với mình:
- Thích một món đồ mà mua luôn cái quán, trời ơi! Chắc không ai sang như anh ta.
Thoại nghe rõ câu nói lầm bầm của Hạ, anh nhìn cô mỉm cười. Cả hai không chú ý đến ánh mắt bà Lân. Bà lia mắt nhìn món đồ trong quán, ngoại trừ "bức tranh của bà"!
Cuối cùng, nhìn lại anh bà run giọng hỏi:
- Cậu có thể cho chúng tôi biết món đồ mà cậu muốn có là cái gì không?
Câu trả lời của Thoại thực sự là bất ngờ cho Hạ, nhưng với bà Lân, nó chỉ làm tái nhợt thêm đôi má nhợt nhạt của bà.
- Dạ, đó chỉ là một bức tranh.
- Bức tranh đằng kia phải không?
Bà hướng mắt về bức tranh buồn bã ấy. Hạ và Thoại nhìn theo, anh ngạc nhiên:
- Dạ, đúng. Sao bà đoán được? Trong khi ở gần đây có gần chục bức tranh.
Bà Lân cố trấn tĩnh. Bà nhìn chằm chằm vào gương mặt Thoại.
- Vậy... Ông Hoàng là gì của cậu?
Thoại sững sờ, anh lắp bắp:
- Bà... bà biết ông cháu, có phải, bà chính là người mà từ đó ông đã vẽ bức tranh này?
Bà Lân nghẹn ngào nói trong nước mắt:
- Phải, chính tôi.
Không khí lặng đi, u buồn và ảm đạm. Giọng bà Lân nhẹ như gió thoảng:
- Ngày đó, tôi chỉ mới mười sáu tuổi, cuộc sống khổ với người mẹ tật nguyền bằng thân phận ở mướn cho nhà người ta, còn ông ấy... Ông ấy là một hoa. sĩ nghèo bất đắc chí.
Bà Lân nhìn ra cửa kính. Trời vẫn daidẳng mưa, sấm chớp cũng như hôm naỵ Ông ấy và tôi có hẹn với nhau để nghĩ cách thoát ra khỏi lời cầu hôn đột ngột của cậu chủ, người con trai của dòng họ Huỳnh.
- Nhưng bà đã không đến? - Thoại nhìn bà Lân đăm đăm với câu nói.
Bà cúi đầu nhìn vào đôi bàn tay dường như hơi run rẩy:
- Vâng, tôi đã không đến.
Thoại ngậm ngùi:
Ông đã hiểu ra sự chọn lựa của bà, hiểu ra quyết định của bà. Ông đã cố đợi, thức suốt đêm để chờ đợi, cố bám víu vào một tia hy vọng mỏng manh, ngày càng tan lụi dần khi trời về sáng.
Bà Lân nhắm mắt lại, mặt hằn lên sự đau khổ vô biên:
- Số phận là một trò đùa oái ăm, cay nghiệt để tôi trở thành con dâu nhà họ Huỳnh.
Thoại nói trong hoài niệm:
- Bức tranh này là nỗi thống khổ của ông, khi bất lực để mất bà trong dòng đời bấp bênh ấy.
Bà nhìn anh:
- Cậu có hận tôi không?
- Không. Thoại lắc đầu:
- Tại sao lại không? Trong khi tôi chính là người đã phụ bạc ông của cậu với tình yêu tuổi trẻ, tôi đã gây ra cho ông biết bao đau khổ, đắng cay.
Thoại im lặng, rồi anh chậm rãi trả lời:
- Cháu không thể hận bà, vì ông cũng thế. Ông cũng không hề oán giận chi bà.
- Sao cậu biết rõ điều đó?
- Điều đó được ông ghi trong quển nhật ký của mình.
- Nhật ký? - Bà Lân thầm thì.
- Vâng, ngày ông nằm trên giường bệnh, những ngày cuối cháu còn nhỏ lắm, chỉ hơn mười tuổi một chút. Cháu rất yêu ông, nên thường lén ba mẹ, nửa đêm vào phòng ông và nằm cạnh, cháu sợ Ông bỏ cháu mà ra đi. Những khi mê sảng, ông đều gọi tên một người đàn bà. Điều đó cứ thôi thúc cháu mãi mãi, sau này ông mất, khi lớn lên cháu luôn tìm kiếm từ những bức tranh còn sót lại, những kỷ niệm riêng để mong hiểu được niềm u uẩn của ông. Cháu đã tìm thấy những cuốn nhật ký của ông, và từ đó, qua chuyến đi về Việt Nam, cháu đã tìm thấy bức tranh này.
Họ nhìn về bức tranh. Thoại hơi thở nhẹ.
- Cháu chỉ có một thắc mắc. Tại sao hôm ấy bà bỏ ra đi không đến.
- Diều đó có ý nghĩa gì cho tất cả sự việc đã xảy ra đâu - Bà lắc đầu.
- Không, ông cháu không giận bà, điều đó có nghĩa là ông hiểu rõ lý do, hiểu rõ tâm sự của bà. Và cháu cũng rất quí bà, bà đã luôn ngự trị trong lòng ông, chỉ có điều, cháu chỉ muốn hiểu, tại sao hai con người yêu nhau và hiểu nhau đến thế lại không thể kết hợp, cháu không tin rằng bà chọn ưng thuận làm dâu họ Huỳnh vì danh lợi, vậy vì cái gì?
Bà Lân cười khan sau vài phút:
- Vì cái gì à? Nếu cậu muốn biết thì cũng không sao. Đó là vì căn bệnh hiểm nghèo của mẹ tôi đã ở thời kỳ nguy kịch. Cậu có hiểu không?
Giọng bà lạnh lạnh cảm xúc:
- Mẹ là người thân duy nhất của tôi. Cách tốt nhất để cứu vãng được cuộc sống cho mẹ là nhận lời lấy ông Lân. Nhà họ Huỳnh giàu có, danh giá, chắc chắn không thể nào để người sui gia phải chết trước ngày cưới của con trai. Tiền họ Huỳnh đổ vào bệnh viện đã kéo dài thêm cuộc sống mẹ tôi được mấy tháng. Khi bà mất đi, tôi đã là người họ Huỳnh, ông của cậu đã bỏ ra đi. Tôi lại trở thành tất cả. Thoại và Hạ nhìn bà trong niềm cảm thông, họ không thể nói gì để an ủi bà.
- Nhưng dù sự việc có quay trở lại, thời gian có quay trở lại, tôi vẫn phải quyết định như vậy, và tôi không hối tiếc.
Thoại im lặng, Hạ cũng im lặng. Từ nãy đến giờ cô nín lặng khi hai người nói chuyện. Những mảng đời cay đắng, đau buồn của bà Lân làm cô xúc động. Cuộc đời có những ngã rẽ thật gay gắt và chông gai, không thể định đoạt được số phận riêng cho mình.
Ngoài trời, mưa đã dứt hạt, nhưng nước vẫn còn đọng ngập mặt đường. Cơn mưa dài và dữ dội thật. Dài và dữ dội như những hồi tưởng về những số phận con người, về những năm tháng xưa cũ.
Có một tốp thanh niên choai choai nghênh ngang, ồn ào, đẩy cửa vào quán. Họ nhìn quanh, cái quán vắng tanh, chỉ có bàn của Hạ lẻ loi, buồn tẻ. Họ cười đùa và chê bai lớn tiếng, cái không khí mốc meo trong quán, họ gọi nhau bỏ ra ngoài tìm một quán bar sôi động hơn. Trước khi đi khỏi, có vài tiếng huýt sáo nghe vang.
 

<< Chương 16 | Chương 18 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 927

Return to top