Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Đường Tự Do Sài Gòn

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 11723 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Đường Tự Do Sài Gòn
Nhã Ca

CHƯƠNG 11.

Thằng Hôi thề “không đội trời chung” với Lai Phá, nếu nó cứ xía vô chuyện “đời tư” của nó và con Đuông.
Đã kết bạn với nhau, còn bắt chước trong phim kiếm hiệp lạy trời lạy đất, có phước cùng hưởng, có họa cùng chịu. Người chứng có con Quynh và con Đuông. Con Quynh coi thằng Lai như thần tượng, còn con Đuông, thằng Lai biết mà, nó thích con Đuông lắm. Hai đứa, tuy chưa thề non hẹn biển gì ráo trọi, nhưng cũng “mắt đã liếc, lòng cũng run run”. Thiệt đó. Nó khỏi sợ trời sợ đất gì đi. Thứ đáng sợ nhất là bọn “chó vàng” tên chung của công an, mà nó còn cóc sợ nữa là. Nhưng với con Đuông, mới đây thôi, nó rất sợ con Đuông giận.
Con Đuông, theo riết con Quynh cũng học gần hết tính ba trợn. Thằng Hôi cũng tính mở lời mấy lần rồi, tức thì con nhỏ trợn mắt, hét:
“Đừng láng cháng nghe mầy. Tao chưa mọc lông lá gì đâu mà mày đòi vặt. Quỷ vật chết mày đi.”
Thằng Lai chen vô:
“Mày phải dẹp cái vụ đó đi. Mày biết con Quynh và con Đuông là hai con vợ của tao rồi.”
Nó nói xong, choàng hai tay qua hai đứa và hôn chụt lên má mỗi đứa một cái. Hai “con đĩ ngựa” cười ngất.
Nói vậy, không phải là con Đuông không “thương” nó. Có mà. Một lần, trời mưa, hai đứa núp ở dưới hiên một nhà hàng, con Đuông có đầy một lon “xí quách”. Nó đã chạy vô nhà hàng “kiếm” một gô bia hơi và hai đứa nhậu “xí cần quách”.
Rượu vô sương sương rồi, thằng Hôi mở lời trước.
“Mày uống “chì” nghe mày. Tao ngó mày tao càng ưa.”
“Ưa cứt tao. Thằng côn đồ.”
“Ừa, còn mày, Con đĩ ngựa.”
“Chớ sao. Mai mốt lớn một chút tao nhứt định thành “đồ đĩ ngựa” rồi. Chớ mày coi tao còn làm cái gì để sống nữa.”
“Tao thương mày nè...”
“Ừa, cho mày thương, rồi ăn cứt với nhau. Thôi đi ông cố nội tui.”
“Nhưng tao thương mày, mày cho không?”
“Cho cái gì mày. Mày thương kệ mày chớ. Tao không có cả cứt để cho mày.”
Thằng Hôi buồn hiu. Con Quynh bỗng nhiên ôm cái đầu nó, tay vo vo mớ tóc đỏ hoe, rối nùi.
“Mày đừng buồn vậy chớ, mất vui. Ờ, để tao coi có thương được mày không đã.”
“Tao hỏi thiệt, mày có...với thằng Lai không?”
“Có gì mày? Tao chưa nghe mày. Con Quynh thì hà rầm với thằng Lai. Ôi thôi, tụi nó chẳng coi ai ra giống gì đâu. Góc nhà hàng, gốc cây gì lúc nào tụi nó hứng là “xà nẹo”. Tao phải quay mặt đi hoài.”
Rồi nó cười phá lên:
“Đ.M thằng Lai. Tụi nó làm trước mắt để dụ tao. Thiệt tao hổng thích thằng Lai. Tao chứng kiến buồn cười lắm, con Quynh chửi nó như tát nước: “Coi cái mặt thì tưởng trời đất, té ra dế cơm. Thôi mày đừng vọc làm tao “thèm” điên lên rồi...”
“Nó điên lên thì làm gì?”
“Làm gì nữa, lúc nào thằng Lai cũng bỏ dở lưng chừng, phần còn lại con Quynh tự giải quyết...”
“Thành ra bao giờ tới phiên mày cũng nhịn...”
Nhịn cái con bà mày. Tao cũng “thèm” điên lên chớ. Nhưng con Quynh nó giải quyết cho tao nghề lắm mày...Có bữa nó “làm” cho thằng Lai lạy nó luôn, cười quá là cười.”
“Mày đúng là “đồ đĩ”. Vậy là mày biết hết trơn rồi phải không?”
“Ừa, mới đây thôi. Tao bị thằng Lai nó lừa. Hai thằng Liên Xô tổ chảng nó “làm thịt” tao muốn chết điếng. Mày biết không, tao phải đi chảng hảng cả mấy tuần lễ, đau thấy tía luôn.”
Nó giận thằng Lai tới có ý định muốn thanh toán. Thế nào cũng có ngày đập lộn thôi. Uống hết lon bia hơi, rồi đi một vòng nữa kiếm đổ đầy một lon bia thừa các bàn bỏ lại uống hết, nó cũng chưa hết hận thằng bạn.
“Mày bỏ nó đi theo tao đi”
“Không được đâu mày ơi. Tao quen đi với con Quynh, tao thiếu nó không được nghe mày. Con Quynh cái gì cũng sành sỏi, tao thích nó.”
“Còn thằng Lai?”
“Tao cũng thích. Chúng nó vui lắm. Bữa “bị” tao cũng hận nó quá đi chớ, nhưng rồi nghĩ lại tao thấy còn mang ơn nó nữa. Vậy cũng hay, tao vô nghề luôn, có tiền mày ơi. Trước sau gì rồi cũng vô con đường đó, vậy là xong”.
“Còn tao?”
“Thiệt thì tao cũng thích mày...nhưng mày biết đó, thích là một việc, có cái ăn là một việc. Đời tao hả mày, bán đứt cho tướng cướp rồi nghe mày.”
“Tao hổng thích mày thích. Tao hỏi mày nhắm mày có thương tao?”
“Cũng thương thương. Được chưa ông cố nội tui. Nhưng đừng hòng biểu tao bỏ thằng Lai. Thằng Lai cũng bạn mày vậy. Từ nay bỏ đi, đừng hỏi chuyện đó nữa nghe mày.”
Con Đuông cũng phải nói láo với thằng Hôi thôi. Phá “vỡ” nó cũng là thằng Lai chớ ai. Bữa đó, con Đuông chỉ muốn đùa “trây” với nó thôi. Ai dè thằng Lai làm thiệt. Buổi tối, con Quynh biến đâu mất, thằng Lai với nó đi kiếm. Rồi thằng Lai bảo nó đợi để nó đi ra phía sau một thân cây đi tiểu. Con Đuông chỉ muốn phá chơi thôi, ai ngờ nó dí con Đuông vô gốc cây “làm” luôn. Lúc đầu, con Đuông cũng chống trả ác liệt lắm. Thằng Lai mạnh như trâu, nó kẹp gọn con nhỏ. Rồi khi “dính” vô rồi, con Đuông “chịu đèn” quá, còn biểu thằng Lai làm lại đi. Thằng Lai lắc đầu chịu thua. Nó tặc lưỡi:
“Tao tưởng mày hư rồi chớ, ai dè mày chưa mất gì hết...”
Hư sao được mà hư. Thỉnh thoảng con Đuông cũng bắt nó làm này nọ, và con Đuông cũng làm lại cho nó, nhưng chĩ lưng chừng. Nó dặn:
“Cho mày biết chút mùi, còn ráng giữ lại để bán nghen mầy. Có tiền lắm.”
Con Đuông đã kể hết với con Quynh. Có vậy mà hai đứa uýnh lộn đè nhau ra bãi cỏ.
“Ông cố nội mày. Mày ngu quá, tao đã biểu để bán, sao mày “xài” ngang vậy?”
“Tại nó khiêu khích tao chớ bộ....”
“Con đĩ mẹ mầy, có chút vốn cũng không biết giữ, đem xài mẹ nó hết trơn...cái mặt mày cô hồn quá mà...”
Đ.M, mày làm như mày thương nó lắm. Mày chỉ tiếc tiền mà thôi. Coi như tao “xài” lố một chút. Nó có biết, mới bén mùi mà vô nghề. Tao cũng tìm mối cho nó được ngay thôi...”
“Tao đạp chết mẹ mày giờ...đồ mắc dịch...”
Rồi cũng thôi, làm gì được nhau nữa. Cuối cùng huề. Bảo nhau, dấu biến chuyện đó với thằng Hôi. Chúng nó biết thằng Hôi đang “si tình” con Đuông. Cái nỗi này, bắt con “vô nghề” cũng phiền với thằng Hôi lắm đây. Phải làm cho thằng nhỏ phải nhìn nhận sự thật mới được.
Không biết từ bữa đó, con Đuông kể gì với thằng Lai, mà hễ gặp nó là thằng Lai Phá chọc quê:
“Mày thương tao không Đuông?”
Con Quê nguýt thằng Lai:
“Thôi mày, bộ mày hay lắm.”
“Hay sao không mày. Mày biết rồi mà!”
Nội cái giọng úp úp mở mở của thằng Lai Phá làm thằng hôi tức lộn ruột. Hai đứa chắc phải có gì với nhau rồi mới “thân mật” lời lẽ với nhau như vậy. Con Đuông chắc còn dấu nó nhiều điều.
Phần con Đuông, thiệt lòng nó cũng có “cảm” thằng Hôi. “Cảm” vì cái tính dữ dằn, liều mạng mà nhiều đứa bụi đời đã “thành thần” rồi mà cũng không bằng được nó. Nhiều đêm, thằng Lai dẫn khách tới, nó phải chiều, nhưng trong lúc “lâm trận”, nó cũng nghĩ tới thằng Hôi. Giá như hai đứa lấy được nhau, sống đầu đường xó chợ cũng được. Mơ ước thêm thiệt thân, hao nước mắt. Sống để đi ăn xin bữa được bữa no thì chịu bao lâu. Kể ra từ hôm “vô nghề” nó ăn sung mặc sướng hơn nhiều. Ôi, bữa xỏ chân vô cái quần bò, mặc cái áo thun lần đầu tiên trong đời, nó cứ tưởng mình đã là công chúa. Miệng nó không ai chọc mà cũng cứ cười cười hoài, ngậm lại không được. Nó tưởng tượng sao ai cũng nhìn nó hết trơn và nó sửa cái tuớng đi. Thằng Lai chửi:
“ĐM, con ngựa vía. Mày đi bình thường coi, nhoi nhoi cái đít coi kỳ quá hà.”
“Kệ tao”
Nó không giận mà còn cười sung sướng nữa.
Bữa nay nó vừa chia tay với con Quynh, xuống tới góc phố thì gặp thằng Hôi. Thằng này đang bám sát một tốp khách ngoại. Coi cái bản mặt nó, mấy ông bà ngoại quốc cũng sợ cha quá rồi mà. Tay chân vậy mà cứ chà vô quần áo người ta. Thằng Hôi mà sạch sẽ hơn một chút thì con Đuông đã đỡ gớm ghiếc. Thấy con Đuông, nó lãng ra để đón đường con nhỏ.
“Mày đi đâu vậy?”
Con Đuông vênh mặt:
“Đi đâu kệ tao...”
“Ê, tối nay tao đãi mày ăn bò khô, nước mía viễn đông nghe. Hẹn đi.”
Con Đuông mắc công chuyện rồi. Thằng Lai Phá nói hôm nay trúng mối làm ăn lớn lắm. Hỏi mối gì thì thằng Lai nói “tới lúc đó hẵng hay”, và bảo nó đúng mười giờ phải đến điểm hẹn. Đi la cà với thằng này, lỡ quá giờ thì ” mất việc” luôn.
“Khỏi đi. Nếu mày tốt đưa khoản tiền đại chia cho tao đi. Bữa nay tao bận.”
“Bận gì?”
“Tao đi công chuyện với con Quynh.”
Nó nói cho qua chuyện.
“Mày không đi với con Quynh mà với thằng Lai phải không?”
“Mày ghen hả. Mày ngu như bò.”
Thấy thằng Hôi làm thinh, con Đuông ra riết:
“Mày phải bỏ cái tật đó đi. Mày thấy không, con Quynh nó vẫn đi “khứa” tùm lum mà thằng Lai nó có “nổi cơn” bao giờ đâu. Đói đầu gối phải bò mày ơi...”
“Bỏ đi.”
Trước khi ngoảnh mặt, thằng Hôi nhổ toẹt xuống đất một bãi nước bọt.
Con Đuông trề cái môi dài ra, quay đít. Đi xuống tới khách sạn Cửu Long nó còn giận.
“Ê, nhỏ!”
Ai vậy. Con Đuông quay lui. Một cái mặt đỏ lự, to như cái nia, bốc đầy mùi bia.
“Bao nhiêu?”
“Nhiêu cái gì mà nhiêu?”
“Tao hỏi. Giá mày đi bao nhiêu”.
“Ý da. Tui hổng phải, cái ông này...”
Con Đuông đã nhận ra người đàn ông này là ai rồi. Hắn làm bảo vệ cho một nhà sách kiêm luôn rạp hát. Hắn tên Hóa.
“Con đĩ. Tao hỏi mày lấy bao nhiêu tiền một xuất...”
“Tôi không đi.”
“Mày chê tiền tao hả. Mày đi về với tao. Tao trả tiền mà.”
Hắn đứng sát vào lưng con Đuông. Cái mùi ruợư từ mồm hắn bốc ra làm con Đuông muốn mửa.
“Trả bao nhiêu cũng không đi.”
Hắn nắm tay con bé:
“Tao sẽ cho thêm “boa”. Chỗ của tao an toàn lắm, cơ quan, mày đừng sợ.”
“Ê, thả tôi ra nghe cha. Cắn à.”
“Mày ngu. Tao là bảo vệ, có gì tao bao che cho, mày đừng sợ.”
“Sợ ông cái cứt gì mà sợ...Bỏ ra. Cút đi cha.”
“Đéo mẹ mày. Không nghe lời ông, có bữa ông kêu công an xúc mẹ tụi bây hết.”
“Mẹ ông á.”
Con Đuông chửi lại. Vừa lúc đó thằng Lai đi tới:
“Cái gì đây cha?”
Nghe tiếng thằng Lai, con Đuông cắn vào tay thằng cha một cái. Hắn kêu lên một tiếng, gần như tỉnh rượu.
“Ranh con!”.
Thằng Lai vỗ tay, nói một câu tục tĩu quá chừng rồi cười ầm ĩ theo.
“Chúng bây dám chọc cán bộ? Ông đốt nhà chúng bây...”
Hai đứa cười rũ ra. Chúng nó có nhà đâu mà đốt.
“Địt cái nhà ông ấy.”
“Địt mẹ mày.”
“Địt vợ ông ý.”
Thằng Lai rắn mắt nhất đường này. Tên Hóa biết. Chửi thêm một vài tiếng để bớt quê rồi bỏ đi. Thằng Lai xá con Đuông một cái.
“Mày ngon rồi nghe, có nhiều khứa gọi.”
“Cho vàng tao chẳng thèm thằng đó.”
“Nó có cứt cho mày. Nó “chạc” không mày ơi. Con Quê trước đây sợ cứ “chung” đều cho nó. Nay nó biết, cạch rồi”.
Hai đứa dặn dò nhau điểm hẹn rồi chia tay. Con Đuông đi ra phía chợ cũ, qua ngang mặt công an phường. Mấy tên “chó vàng” đang ngồi “hóng” trên một băng ghế dài kê trước cửa. Con Đuông ghét mấy cái mặt vênh váo này kinh khủng. Con “chó vàng” nào cũng càng ngày càng béo ra. Tụi nó, muốn được yên thân phải “nộp thuế” đều đều. Chớ để mấy ổng “rinh” vô phường, vừa thu hết tiền bạc, khuya khoắt còn phải đóng thuế thân cho tụi nó.
Nó đi một vòng chợ máy. Điếc tai với hàng trăm bản nhạc “rống” lên cùng một lúc. Nhạc này, mấy ông áo vàng gọi là “nhạc vàng” đây. Vậy mà nó đóng bên tai công an phường, mấy ổng nghe cũng tới rách lỗ nhỉ mà có chán đâu nào? Chính nó nghe riết cũng thuộc cả chục bài. Nhiều đêm, mấy đứa ngồi quanh trong một góc công viên, hút thuốc, uống bia, nhậu, thằng Lai yêu cầu nó là nó ca liền. Nhớ tới lời thằng Lai khen nó ca hay, nó cười tủm tỉm.
“Ê Đuông, mày rảnh quá hén?”
Ai mà gọi giật giọng vậy? Nó quay lại. Nữa, thằng Chút ban đỏ, một trong “bọn” chúng, khi không xuất hiện ở đây chi vậy? Nó hỏi:
“Mày ở đây chi vậy?”
“Tao? À há. Tao đi kiếm thằng Lai. Mày thấy nó đâu không chỉ tao coi.”

Nghe cái giọng nói của thằng Chút thiệt ghét quá. Coi, thằng Chút ban đỏ, Xiếu liều, là một cặp bài trùng trong “băng”, đứa nào 9 đứa, trước khi chưa có thằng hôi, do Lai Phá làm anh hai. Hai đứa này ban ngày rảnh lắm, vì chúng chỉ theo mấy bà chị hoạt động ban đêm mà thôi. Chị em chúng ở tuốt bên Thủ Thiêm, sống bằng nghề ghe đò. Chuyện của chúng dài dòng lắm, kể về mấy bà chị chèo thuyền trên sông, thằng Chút thừng đưa tay chặt một cái:
“Mấy bả đi lùng được địch là”cắt” cái đầu...”
Đầu gì? Tụi nó biết quá mà. Cái miệng thằng Chút nói tục hơn thằng Lai nhiều. Đến nỗi, tuy là đàn anh hẳn hoi rồi mà thằng Lai nhiều khi xá tụi nó mà tôn lên sư phụ.
“Tao hổng biết.”
“Ê, tao cần gặp nó bàn chuyện làm ăn đàng hoàng đứng đắn nghe mầy.”
Nó hất cái mặt nghinh con Đuông:
“Muốn đinh mày một cái lút cán quá. Ông cóc cần, ông sẽ truy lùng ra nó...”
“Mày giỏi.”
“Tao giỏi? Không giỏi đâu.”
Thằng Chút quay lưng đi thẳng. Mất nhiều thì giờ quá, con Đuông đã ra tới đây rồi ít khi đi về tay không. Cuối cùng nó cũng chôm được một cuốn băng cassette, dấu nhẹm trong áo. Chiếc áo nó đã rách rồi, vá chằng thêm mấy cái túi phía bên trong, kể như ăn chắc.
Không tin không được. Có ngày hên, có ngày xui. Như hôm nay hên nè. Lúc trở lại đường Nguyễn Huệ, nhập với “băng bụi”, cả nhóm bắt đầu hành nghề. Tắt nắng chiều là ngoại quốc đổ ra phố ào ào. Tản ra mỗi đứa mỗi nơi rình rập, rồi tụ lại đi theo một nhóm ngoại quốc từ trong một khách sạn đi ra. Con Quynh, thằng Mít ghẻ, Xíu Liều làm phông, che mắt bằng mấy tờ tranh ảnh và bản đồ để con Quynh và con Đuông hành nghề. Nhanh như chớp, con Đuông rút được cây bút máy đắt túi, còn “quắt” thêm mấy đồng đô lẻ. Con Quynh tham, tìm cách móc cái bóp không xong, mặt nó quạu trông thấy.
Sau vụ “bề ngoại quốc”, cả bọn lại tan hàng. Không thấy thằng Lai đâu hết. Nó gặp cô Mai Bắc ngồi trên cùng xích lô với một anh “tàu biển” mà nó rất quen mặt. Kỳ không, mắc cái chứng gì mà hôm nay cô Mai Bắc cười với nó tươi như hoa. Rồi nhóm con Chiến. Trời ơi, sợ mấy bà luôn, áo quần ở đâu ra mà xanh đỏ sặc sỡ quá vậy. Hàng này cũng “dỏm” thôi, quần áo Ba Lan, Đông Đức là hết cỡ mấy má à. Con Đuông lè cái lưỡi dài ra nhạo nhóm Lan Ngầu Pín, Lan Thủ Thiêm, Liên ngõ cụt, cũng đang lượn lên lượn xuống con phố tìm “mồi”. Nó hiểu ra ngay. Chuyện bình thường thôi. Ngày tháng gì cũng tốt hết trơn, nghe nói có tới hai chiếc tàu Đông Đức và một chiếc Ba-Lan đã tới cảng.
“Mấy bà đừng tưởng ngon lành. Cức ý. Bà mà lớn lên, có tiền, bà phải diện đồ sang trọng như cô Mai Bắc, cô Tuyết Chà kìa.”
Con Đuông mơ ước. Buồn cười, chưa có gì mà bụng nó đã coi thường mấy con kia. Sỡ dỹ nó dám mơ ước như vậy là vì, bỗng dưng người ngoại quốc tới đông hơn, mà toàn “xịn” không, chớ không phải nghèo mạt rệp như mấy ông Hung-Ga-ry, Tiệp Khắc, Ba Lan, Liên Xô, cái gì cũng muốn hết trơn nhưng chỉ đổi ba món đồ...rẻ mạt.
Sau đó, nó gặp con Quynh. Hai đứa kéo nhau đi ăn hàng. Trước đó nó phải tới sạp thuốc lá chị Bông đổi tiền đô. Mấy đồng lẻ mà với chúng là cả một gia tài lớn rồi, cũng sống cả tuần lễ sung sướng.
Lúc đến chỗ hẹn gặp thằng Lai, nó tộng tủ đứng vô miệng liền:
“Bữa nay mày kiếm nhiêu mày.”
“Có mấy đô, tao đãi con Quynh một chầu rồi.”
Nó đưa cây bút máy cho thằng Lai:
“Phần mày.”
Thằng Lai không nói một tiếng, nhanh tay bỏ vào túi.
“Giờ mình đi.”
“Đi đâu?”
“Đừng hỏi. Tao đem mày đi là có tiền, không làm gì khơi khơi nghe mầy.”
“Ừa, đi.”
Thằng Lai dẫn con Đuông tới một căn phố bấm chuông. Căn phố này được một cán bộ tiếp thu lâu rồi, thường ngày cửa đóng kín mít. Một người đàn bà đón chúng nó:
“Vô đây...”
“Con này bạn tui.”
“Được. Bạn mày. Vô luôn.”
Vào bên trong, có tới hai căn phố thông nhau, rộng mệnh mông. Lên lầu, phòng loạn xạ. Chúng nó được đưa vô trong một phòng lớn, ở đó có mấy người đàn ông và mấy người đàn bà.
“Anh Ba, chúng nó đã tới.”
Một người đàn ông thấp, mập mạp gật đầu.
“Em lo liệu xong với chúng rồi. Bây giờ giao cho anh Ba.”
Người đàn ông gật đầu nữa. Bà ta lui ra, khép cửa lại. Chúng nó được cho uống một thứ thuốc bột trắng, và sau đó một lúc, người chúng nó như phồng lên, chúng vồ lấy nhau không kịp thở. Con Đuông kêu lên như một con vật chọc tiết.
Chỉ một lát thôi, ba người đàn ông và ba người đàn bà cũng uống cái chất trắng đó. Rồi họ không để ý gì tới thằng Lai và con Đuông nữa. Mắt họ đỏ kè và mặt mũi như đã biến thành những con quỉ thèm máu muốn cắn xé nhau.
Về sau, con Quynh biết đây là một “động” ăn chơi của mấy ông lớn. Một trong hai người đàn bà kia là gái điếm ở Thủ Thiêm, còn hai bà trong bọn là cán...gái. Trong căn nhà, không chỉ có một phòng này, mà còn phòng chiếu phim, phòng “chích, choác” nữa.
Con Đuông nói với thằng Lai, nó thề không bao giờ còn muốn trở lại căn nhà đó nữa. Thằng Lai cầm nắm tiền kiếm được đưa hết cho con Đuông, nó hất tay:
“Mày cầm đi. Tao không lấy.”
“Chê hả mày. Ê, con chó không chê cứt sao mày chê tiền?”
“Tao hổng phải là con chó”.
Thằng Lai nhổ nước bọt:
“Còn tệ hơn là con chó nữa, mày biết không?”
Lần đầu tiên nó thấy con Đuông khóc.
.

.
Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết. Quán Hương-Lan thình lình có lệnh đóng cửa. Người thì cho là tại một buổi tối nọ, đánh nhau từ trong quán dàn ra, làm kẹt đường đoàn xe ông lớn vừa “chiêu đãi” từ dinh Thống Nhất ra, chạy ngang qua đây. Người thì nói “ở trên” qua mặt nhau, ăn sạch bách mới nên chuyện. Tội nghiệp anh chàng nhạc sĩ mất việc, ngày ngày như nhớ chỗ làm, cứ phải đạp xe đạp tà tà ngó vô. Thấy tối thui thôi.
Anh chàng nhạc sĩ, từ ngày Nhung Xì Ke chết, đâm buồn. Chẳng phải tình yêu...quái quỉ gì đâu. Nhưng anh ta “đa sầu”, cứ xót xa cho cô gái anh muốn cứu vớt mà hoàn cảnh làm cho bất lực. Anh hay rề rà khu này vì anh có nhiều bạn bè đủ loại. Lúc anh kẹt, anh em Hai Nuôi, Tửng cũng có thể bao anh chầu cà phê, và ba điếu thuốc lá lẻ. Dân bụi đời ở bên công viên tiếc lắm. Có nhà hàng, còn qua về hớt chút xương xẩu, nước dùng thừa, đem về bỏ chung vào nồi nấu lại cũng có món phong lưu. Hơn nữa, nghe riết tiếng đàn của anh chàng nhạc sĩ đâm ghiền.
Chị Bảy Cà Tong mà cũng nói:
“Vắng tiếng đàn của cậu tui nhớ quá, như thất tình cậu ơi. Nghe riết rồi ghiền, hổng có là chịu hổng nổi.”
Con Lê nghe mẹ nó nói vậy thấy “quê” lắm, chặn họng bà già:
“Má cái gì cũng chịu hổng nổi hết trơn mà...”
Hai mẹ con lại gấu ó. Con Lê tiếc rẻ:
“Tui ca được. Nếu anh đờn ghi-ta, tui bắt giọng ca được liền...”
“Bữa, tui kiếm cây đàn mình hát chơi...”
Anh nhạc sĩ xuề xòa vậy đó. Nếu kiếm được cây đờn và có thì giờ, anh cũng dám lăn vào nhóm này ca hát chơi vui. Nhưng nói vậy cho có chớ ai rảnh. Con Lê, nói chuyện được là giấc sáng, phải có ly “xây chừng” cho nó tỉnh táo chớ không “lề sề” lắm. Nó có làm được một điều giúp anh chàng là nếu anh ta muốn, nó chịu “chi” cho tên Hóa bảo vệ nhà sách và rạp hát để cho anh ta vô làm một chân trong nhà sách ngoại văn. Anh chàng nhạc sĩ ngây thơ:
“Cô giúp thì tui cám ơn lắm. Có điều cô phải chi tiền thì tui không dám đâu ..tui sợ nợ lắm...”
Con Lê cười ngất:
“Ông ngay quá ông ơi. Còn lâu tui mới chi tiền. Tui chi cho chả thứ khác...”
“Thứ gì vậy?” Anh ta hỏi tiếp.
“Mèn ơi, tui có thứ để chi, anh đừng hỏi riết tui nữa...”
“Thôi cũng được. Có việc làm, có tiền tui trả lại cô sau.”
“Hứa nghen. tui chi thứ gì thì anh phải trả đúng thứ đó nghen.”
“Mà có nhiều không...”
“Cũng nhiều mà cũng ít xịt. Thôi anh đừng lo, hổng nhiêu đâu.”
Chị Bảy cà tong che miệng cười. Anh chàng vẫn không hiểu.
“Uống lẹ đi ông nội tui. Tui còn đi công chuyện.”
Con Lê hối. Lúc đó họ đang ngồi trong quán cà phê cóc của một anh thương binh vừa mới khai trương quán ở góc đường sau khi Bao hết “mầm nghề” ở con hẻm sát nhà hắn ta. Anh thương binh chế độ này được cấp phát nhà khu này không phải là thứ thường rồi, cho nên, mới tới đã được “bầu” ngay tổ trưởng. Chuyện mấy con “nhãi” này anh để ngoài tai, nhiệm vụ cấp trên giao là để ý mấy “trự” giám đốc bự, là phe đối lập với chủ. Với lại, khu này, anh rấm riết quá cũng không được. Ai thấy của không ham, anh cũng là người ta thôi mà. Biết có cái cửa để trống, nhưng thấy cái bản mặt anh ta “hắc ám” quá, không ai dám tin đến nổi liều, thành thử, các chị em cũng có “ghé” lại, nhưng chỉ là nơi làm điểm hẹn “tạm” mà thôi. Con Lê cũng đã được hắn ướm lời:
“Tui hoàn toàn thông cảm, ai cũng vì sự sống trên hết. Miễn là mấy cô đừng làm quá để tui kẹt là được rồi.”
Chi Bảy cà tong thì kinh nghiệm đã xương máu:
“Đừng có tin. Tao biểu tụi bây đừng có tin. Coi cái hàm răng nó đã vỗ mà môi thì tím ngắt như thịt trâu. Tướng đó không”xài” được.”
Chị Bảy cà tong nói đúng. Hắn vừa về có mấy tháng. Một buổi trưa, công an thành đi tới sáu bảy xe láng cóng xuống, vây bắt “ông lớn” đang chiếm mấy căn phòng trên dãy phố lầu gần góc đường, cạnh một hãng xe hơi hồi truớc Pháp đang xây bỏ dỡ. Bữa đó, y hệt cảnh chiến trường. Công an vây bên ngoài, án ngữ cầu thang, mà bên trên, vợ con “ông lớn” la khóc như bị ai cắt tiết. Họ còn ném đồ ra chống đối nữa kìa. Ôi thôi, dân bụi, dân buôn bán, hàng phố bu đông nghẹt, phường phải “điều” toàn bộ công an vô , bắn mấy phát chỉ thiên mới nới rộng vòng người để các viên chức làm việc. Chống trả dữ dội nhưng “nhằm nhò” gì với công an. Công an có quá nhiều kinh nghiệm lắm. Bắn súng thị uy, rồi phá cửa. Con Lê thấy “ông Lớn” bị dẫn ra xe, không còng tay. Và chiếc xe sập cửa chạy như đi ăn cướp. Hai chiếc hộ tống theo, con mấy chiếc xe còn lại nằm chờ. Công an khiêng không biết bao nhiêu thùng hàng, đồ đạc từ trên dãy lầu xuống. Bà lớn và các “công tử” chống đối ghê quá. Bà Lớn vừa khóc vừa la:
“Tiên nhân chúng mày. Chồng tao có công ơn với cách mạng mà chúng mày cũng vu khống làm hại. Chúng mày đã ăn ngập mặt ngập mũi còn đổ oan cho chồng tao. Ới nhà nước ơi, ới bác ơi, đảng ơi, ra mà coi đây, chúng nó vu oan giá họa. Ối nhà nước ơi, sao ăn cháo đá bát...”
“Bà có im đi không? Liệu hồn bà bị bắt luôn về tội phỉ báng nhà nước...”
“Ối nhà nước ơi, ối đảng ơi, bác ơi. Sao đầy những oan với ức. Ối bác ơi, ối nhân dân ơi...”
“Ơi. Ới. Ơi...ơi...”
Nhân dân được gọi là lên tiếng liền. Lại bọn bụi đời, băng thằng Lai Phá, đồng loạt kêu “ơi” rầm lên. Nhưng không ai đủ sức cười ngoài bọn chúng nó. Người con trai lớn đỡ mẹ:
“Thôi bu. Việc đâu còn đó, cấp trên còn xét xử...”
Bà già rên:
“Bao giờ? Bao giờ mới xét xử? Mà của một đời đã bị “ăn cướp” sạch sành sanh. Hỏi ai, úi giời, đi hỏi quân ăn cướp à?”
Mặc kệ, công an vẫn điềm nhiên lục lọi, khuân vác. Đến bốn năm tiếng đồng hồ sau, khi đoàn xe đã bỏ đi thì bà già cũng đã khản cả cổ không kêu nổi nữa.
Ngay từ phút đầu, anh thương binh tổ trưởng được mời đi theo chứng kiếm cuộc “kiểm kê”. Lúc khu phố đã trở lại yên tĩnh, anh về quán, nhìn vợ lè lưỡi:
“Gớm, chúng “ló” giàu quá. Vàng gom lại cả thùng chứ không ít. Rồi hột xoàn cứ loáng lên. Chậc, sao có thể giàu có như thế!”
Hắn ta liếm môi như đang trong một cơn thèm điếng lặng.
“Bố nó cũng bớt nhời, chuyện của người ta...mình chỉ là tổ trưởng, cấp trên bảo sao làm vậy.”
Chị vợ nhắc nhở. Coi, chị trắng trẻo, nhỏ thó, nhưng nhìn đôi mắt cười có đuôi, mà không nhìn thẳng ai, biết là không vừa. Bê cà phê, tính tiền, kêu đâu dạ đó, nhưng coi chừng hai lỗ tai chị. Tuy nhiên nụ cười của chị cho biết, chị cũng sẽ..điếc nếu chị có lợi.
Con Lê nốc cạn ly cà phê, kêu trả tiền.
“Vội gì, thong thả uống trà. Bình trà nóng hổi đây.”
Mão, tên thương binh tổ trưởng, chủ quán giữ khách.
“Thôi đi ông, tui đang bận. Tính tiền dùm đi tía.”
Vừa lúc đó tên Hóa bước vào:
“Cà phê sữa nóng, ông chủ.”
“Chào bác bảo vệ. Gớm, hôm nay bác dậy sớm thế.”
Tên Hóa nhìn chiếc đồng hồ dây vàng chói, còn đưa tay lên cao như muốn khoe. Lắc đầu:
“Bữa nay nhức đầu ngủ không được.”
“Bác nhớ bác gái phải không? Ở một mình như bác mà vẫn “vững”, bác “đạo dức cách mạng cao”, đáng phục.”

Đang để mắt vào chiếc cổ áo khoét hơi rộng của con Lê, nghe vậy hắn ngồi ngay ngắn lại.
“Vợ chồng “nhớn tuổi” rồi, thăm viếng gì. Vả lại, tôi với bà ấy cũng ít liên hệ vợ chồng “nắm”.
“Chú Hóa nổi tiếng đàng hoàng ở cơ quan, cháu làm chứng nè.”
Con Lê chen vô. Chị Bảy cà tong đứng dậy:
“Mày câm cái miệng lại được hông? Mày nói nghe không dzô nghen mậy.”
“Má nữa. Sao chuyện gì má cũng hớt ngang... Anh Nguyễn, sao không uống để nước trà nguội hết.”
“Tao dzề đây. Mày có tiền lẻ đưa tao ít về bển đậu chén cho bớt buồn. Làm gì cho hết thì giờ đây.”
“Bà coi chừng, công an hốt à nghen.”
“Xì, hốt cái cức gì. Cho có tí đồng lẻ trong túi chứ tụi tao đánh chơi ăn hột me không thôi. Đừng cầu nha mày.”
Chị Bảy đã sang tới công viên, chưa kịp tập họp dân “đậu chén” thì con Chùm trong nhóm con nít chuyên giựt ở rạp ciné chạy tới.
“Thằng Long Tân Định kiếm bà kìa.”
“Nó ở đâu?”
“Nó nói nó không tiện xuất hiện ở đây. Nó đợi bà ở nhà bà Chín Ngọc-Hường.”
Biết. Thằng Long Tân Định khai đây là người bà con duy nhứt của nó. Nghe tên thì vậy nhưng bà Chín Ngọc Hường năm nay cũng ngoài 80 mươi, mắt lòa, tai điếc. Một lần có chuyện, chị Bảy Cà Tong có tới đây kiếm Long Tân Định một lần, bà già nhìn chị không được một góc con mắt.
“Thằng nào, đây không có thằng long đinh sút đinh gì hết trơn.”
“Cháu quen anh Long.”
“Hổng có nó ở đây.”
Rồi bã làm thinh như mới câm điếc trở lại. Lần đó chị Bảy cà tong sượng trân. Thêm Long Tân Định, khi nghe chuyện còn cự nự:
“Ai biểu đến đó chi vậy?”
Còn chi vậy nữa. Thì lâu không gặp nhớ. Thằng Long chửi “Đồ trùm trây”. Vậy bữa nay nhắn đến đó, thử hỏi ai là “trùm trây” đây.
Thì cứ đi đại. Tám xích lô sẳn sàng chở đi khơi khơi mà. Lật cái nón lên, hỏi rồi nhanh nhẹn đạp. Làm như còn “gân” lắm. Thằng cha này coi bộ cũng kết “mô-đen” chị Bảy lắm. Chị cười lỏn lẻn, làm như trời nực lắm, cứ banh cái cổ áo ra hoài.
“Coi Bảy lớn tuổi mà còn ngon lành quá đi chớ”.
“Thôi chớ Tám, tui già “xí cà que” rồi, ngon dỡ gì nữa Tám.”
“Ý, già mà như Bảy con gái hổng bì nổi nghen. Tui nói bữa,rủ Bảy đi coi cải lương. Bảy thích cải lương không?”
“Thích lắm, Tám. Bị cái tui hay tình cảm, coi cải lương gặp tuồng mùi là tui khóc hết nước mắt.”
“Biết mà,nhìn Bảy là thấy Bảy đa cảm rồi.”
“Tám vợ con ra sao? Xin lỗi, mình quen nhau lâu mà hổng biết hoàn cảnh gia đình bậy quá.”
“Cám ơn Bảy. Tui có một mình. Con vợ còn sờ sờ ra đó nhưng nó bỏ tui lấy thằng khác rồi.”
“Tội hông”.
“Thời buổi này đồng tiền nó sai khiến con người ta, Bảy biết hôn. Nó đi buôn hàng chuyến, riết cặp với cán bộ cục đường sắt. Nó lái xe Honda chạy vèo vèo qua mặt tui.”
“Còn con cái?”
“Có một đứa được hai tuổi, ông bà kêu về rồi. Sốt xuất huyết mà phải chờ lâu quá ở hành lang bệnh viện. Chưa được cứu nó đã đi.”
“Buồn qua anh Tám.”
“Ờ, người nghèo có vui bao giờ đâu Bảy. Biết hoàn cảnh rồi Bảy có chịu đi coi hát với tui không?”
“Được, nhưng Tám này, hưỡn hưỡn một chút. Tám biết không, mấy đứa con của tui như giặc, biết là chúng sanh sự.”
Tám xích lô cười cười hề hề. Đàn bà lạ thật, đã hai thứ tóc trên đầu mà họ không nhìn nhận là mình già. Coi chị Bảy làm duyên cũng ngộ quá đi chớ. Nắng vàng tươi, lại lúc đó xe chạy qua khu bưu điện. Trời ơi, cái cảnh lãnh đồ sao mà đông như ngày hội, thiệt vui mắt.
Chị Bảy cà tong bảo Tám xích lô thắng xe lại ở trước chợ Tân Định. Chị không muốn ai biết đường đi nuớc bước của chị, nhất là lúc này, Long Tân Định đang bị truy nã vì bị tình nghi dính vô cái chết của một ông lớn mới đây. Chị đi nbgang qua lồng chợ, chui ra con đường phía sau, rồi đi tới một con đường nữa, vô hai ba cái hẻm nhỏ.
Đây rồi. Căn nhà của Chín Ngọc Hường thiệt dễ nhận. Đằng trước có miếng đất chìa ra, trồng đủ loại cây che gần kín tới tấm cửa. Vào trong, gióng gánh để vô trật tự không có chỗ để chân. Bà Chín Ngọc Hường tuy mắt lòa tai điếc nhưng thời buổi khó khăn, con cháu không ai đủ sức nuôi, bã cũng phải tay làm hàm nhai vậy. Bà cho mấy chị bán gạo “chạy” thuê chỗ để giấu hàng, cũng có đìng vào đồng ra, quà vặt và nhai trầu. Chị Bảy xô cửa bước vô đúng lúc bà Chín Ngọc Hường đang rề rề cục thuốc vô môi và miếng trầu đang lúng búng trong miệng.
“Chào má Chín.”
Chị Bảy đon đã, nhưng bà Chín Ngọc Hường lắng tai nghe giọng, rồi nhướng hai con mắt lên, chắc đã nhận ra là ai nên giọng nguội ngắt.
“Không dám”.
“Má khỏe không má?” “Dạ không dám, bà.”
Và giọng bực bội gọi vào trong:
“Long, có bà nào kiếm mày kìa.”
Chị Bảy cà tong đứng xớ rớ, bụng không vui. Vừa lúc Long Tân Định đi ra. Chị bốp chát:
“Ông cho người kiếm tui chi vậy?”
Hai người cùng lóng ngóng. Ngoài cái giường bà già ngồi, cả phòng không có một chiếc ghế đẩu.
“Vô đây, có chuyện cần lắm.”
Bà Chín Ngọc Hường tằng hắng.
“Long à, ở trỏng có một cái giường, bây đứng đâu nói chuyện?”
“Ôi dào, cháu nói chuyện làm ăn mà dì.”
“Làm ăn thì đứng đó nói, tao điếc không nghe gì đâu mày. Nhiều chuyện.”
Thiệt giận bầm gan tím ruột. Chị cười nhạt:
“Ông nội tui làm ơn có chuyện gì thì nói đại ra đi. Tui hổng có thì giờ chờ.”
“Ra ngoài quán uống cà phê nói chuyện.”
“Xì...”
Đôi mắt hấp hem của bà chín Ngọc Hường còn liếc sắc như dao. Long Tân Định sực nhớ hoàn cảnh của mình. Long Tân Định kéo chị Bảy cà tong tới một góc nhà, nhỏ giọng:
“Kệ bả, Bảy à...”
Long Tân Dịnh ghé vào tai chị Bảy:
“Nhớ Bảy ghê đi...”
“Đừng điếm thúi nữa.”
“Xuỵt, nhỏ một chút được không?”
“Sao biểu bà già điếc.”
Chị Bảy cà tong cố ý nói lớn lên. Long Tân Định lắc đầu, thì thầm:
“Bẩy à, mình xui quá. Tự dưng cái thằng cán bộ lớn lăn đùng ra chết, làm mình bị dính tên vô sổ đen, đang nguy.”
“Cũng không oan ức chi đâu. Ông cứ rầm rập với con Nết cũng có ngày thôi. Nó đang bị công an mời lên mời xuống ông biết không?”
“Vậy sao?”
Chị Bảy không biết mình có tưởng tượng ra không mà cảm thấy sắc mặt Long Tân Định biến đổi.
“Tui hỏi thiệt, ông có dính vô vụ không?”
“Trời đất. Người ta đang lo chết đây. Bảy cũng còn không tin thì nói gì nữa...”
“Rồi bây giờ sao?”
“Định nói với Bảy chuyện này. Mình kẹt quá, chưa xong việc nên không dám ra ngoài sợ phiền phức, cầu cho qua vụ đi. Ngặt nổi đang có mối làm ăn đến bất ngờ. Thằng em họ ở Đà Nẵng vô, có hai ký trầm nên nặng vốn quá. Muốn Bảy chung...”
“Mèn ơi, hàng quốc cấm mà ông dám chơi...”
Suỵt, sao Bảy nói lớn quá. Bởi hàng quốc cấm mới lời nhiều. Hàng số 1 thượng hảo hạng lời tới kể cây, Bảy biết hôn?”
“Làm gì mà lời dữ thần vậy?”
“Chứ sao, người ta tính từng gờ-ram mà tiền tính đến “khâu” vàng ròng rồi....”
Cái miệng thằng Long ăn nói sao có duyên quá, nhìn cái miệng nó mà lòng chị rạo rực. Kỳ quá, sao tự nhiên thương cái thằng nhỏ đáng tuổi con mình, thương chết thương sống. Quanh co hoài mà người ta nhớ muốn chết.
“Bảy chỉ cần đưa tui mượn hai cây để đặt cọc lấy hàng, tuy là con cháu nhưng mình cũng cho nó tin tưởng....”
“Chung khơi khơi vậy sao được?”
“Hàng mình giữ là như mình cầm dao đằng cán. Chung hàng là chung tiền, tiền mình dữ, khơi khơi sao được.”
“Đập chết ông nội tui cũng không lấy đâu ra đủ hai cây vàng. Người ta còn dưới cơ “ăn xin” nữa ông.”
“Thôi Bảy. Biết là cất giữ để dành lâu nay không đến nổi. Có điều để nó nằm một đống vậy mà không sinh lợi nó uổng lắm.”
Chị Bảy cà tong còn cảnh giác:
“Nhưng tui hổng có nhiều vậy.”
“Ha, nghĩ tới Bảy nên mới nhắn, để Bảy kiếm chút ít, để người khác uổng không. Thôi được, tui kêu thằng bạn là nó mừng húm.”
Chị Bảy hơi xiêu lòng:
“Mà lời chắc không?”
“Hỏi hay dữ. Không lời ngu sao làm. Bảy thấy Long Tân Định này đã làm chuyện gì mà không thấy lợi chưa?”
Chị Bảy vừa sợ vừa tiếc:
“Thôi thì cũng liều. Nhưng hổng phải tiền của tui mà mượn của thằng Hai, thằng Tửng và con Lê. Tui thiệt kiếm không vừa cái lỗ miệng.”
Thằng Long biết làm cách nào cho chị Bảy “nhào vô”. Nó liếc nhìn bà dì, rồi hôn quẹt lên môi chị Bảy và sàm sỡ:
“Cho đỡ nhớ. Nhớ Bảy quá trời đi.”
Cả hai im lặng được chừng mấy giây thì bà Chín Ngọc Hường lên tiếng:
“Tự nhiên “tắt đài” cái rụp, có bị trúng phong trúng gió chi không Long?”
Chị Bảy sượng trân, làm như bị lột trần trước mắt bà già vậy. Còn Long Tân Định thì cười lớn:
“Thua dì luôn, dì Chín.”
“Ừa, dì Chín Ngọc Hường đây sống dai thành con tinh điêu điêu rồi bây”.
Thằng Long lúc này làm mặt chai luôn, choàng vai chị Bảy cà tong tiễn ra cửa:
“Bảy nhớ nghe, khoảng ba giờ chiều trở lại...”
Hắn ghé tai chị Bảy:
“Lúc đó bà già đi ông thầy nước lạnh trên Cây Quéo, tụi mình ...”
Chỉ có một câu đó thôi mà trên đường về chị Bảy nôn lòng quá. Nhưng còn số của Long muốn mượn, chị lấy đâu ra? Cả ba đứa con dồn lại may ra đủ. Có thằng Hai Nuôi, thằng Tửng, bao nhiêu cũng đưa chị giữ giùm chớ con Lê, nó dấu như mèo dấu cức. Nhưng chị cũng đã biết nó dấu ở đâu?
Chúng nó sẽ không biết gì hết. Chỉ là mượn tạm thôi mà. Long Tân Định nói trong chừng vài tiếng đồng hồ. Thằng Long cũng chẳng dám gạt mình đâu, nếu thằng Nuôi biết, nó cũng dám làm thịt. Thằng Long biết rõ điều này mà!
Và rồi, chiều nay, căn nhà trống, tụi mình...Cái giọng của thằng Long có thể đâm chết chị. Chị Bảy càng quyết tâm quay lại...
. . .
Trong lúc đó thì con Lê vẫn chưa rời quán cà phê cóc góc đường. Tên Hóa đang nhìn nó bạo quá. Ánh mắt như kẻ đói lâu ngày thèm cơm làm con bé thấy mình sẽ được việc giúp anh chàng nhạc sĩ. Con Lê “tấn công” thêm:
“Chú Hóa coi hết nhà sách và rạp hát luôn?”
Câu nói khôn khéo của Lê làm thằng cha phồng mũi, tưởng mình đuợc đôn lên chức giám đốc rồi:
“Ừ. Cấp trên giao cho cả hai nhiệm vụ.”
“Mèn ơi, công tác nặng nhọc quá mà chú giỏi, nhiệm vụ nào cũng làm xong. Dạo này nhà sách sạch sẽ ngăn nắp quá.”
“Mấy việc đó tôi cũng phải để mắt...”
Con Lê vô đề:
“Chú Hóa, chú có biết anh này không? Nhạc sĩ nhà hàng Hương Lan trước đây, đờn hay lắm.”
“À...à...”
“Bên rạp hay nhà sách còn chân trống nào không, nhờ chú giới thiệu giùm. Anh này bà con với tui, tội nghiệp, đông con lắm. Mười hay mười hai đứa há anh?”
Anh chàng nhạc sĩ chưng hửng, nhưng thấy kịp cái nháy mắt của con Lê, hiểu ra:
“À, cũng...mười một đứa.”
“Không nghe theo chính sách nhà nước kế hoạch hóa gia đình là vậy!”
“Hổng phải đâu chú Hóa, ông anh họ của “em” đây lân đận tình duyên lắm, bốn đời vợ, bà chết, bà thì đi ngoại quốc, bà ly dị vì ảnh nghèo, mà bà nào cũng cho ảnh hai ba đứa con, cho nên riêng mỗi bà đều có kế hoạch hóa gia đình...”
Cái miệng con Lê hết biết. Lời ra lời vào, cuối cùng, Hóa kết luận:
“Được. Thế nào cũng có chỗ trống. Bữa nào rảnh, em sang bên rồi mình tính lại.”
Anh chàng nhạc sĩ dắt xe xuống lề đường. Con Lê muốn cho ăn chắc hơn, nó làm bộ như trời nắng lên, nóng quá, mở thêm một cúc áo rồi cầm cái quạt giấy quạt quạt cho cổ áo phập phồng ẩn hiện hai gò ngực vun vúc rất hấp dẫn và lâu lâu liếc chú Hóa cười duyên. Hết bình nước trà, con nhỏ mới đủng đỉnh đứng dậy. Vừa lúc đó nó thấy chị Bảy cà tong vừa trên xe xích lô bước xuống. Nó bỉu môi quay đi. Hở một bước là xích lô, ăn quà vặt, đậu chén, mà lúc nào cũng kêu không tiền. Còn lâu nó mới đưa tiền cho bã giữ, có bao nhiêu là mấy thằng mất dạy nó “phỉnh” hết.
Ngang qua góc nhà hàng, nó nhìn thấy con Quê. Nó dừng lại:
“Mày sao vậy?”
Con Quê không trả lời, nó đang bận ói mửa, ra cả mật xanh mật vàng. Con Lê hiểu:
“Mày hỏi má tao, bã đưa mày đi dùm cho. Bả hay làm phước chuyện này lắm. Sao mày để vậy, ngu quá.”
Con Quê nhìn con Lê, đôi mắt đỏ kè, nước mắt nước mũi chảy tùm lum. Nó gật đầu.

Thằng Xiếu liều hớt hơ hớt hải đi tìm thằng Lai Phá. Mấy vòng, chẳng thấy nó đâu. Quýnh quá, đi tìm con Quynh, con Đuông, cũng biến dạng. Lạ thiệt, mấy cái đứa này, lúc không cần đi đâu cũng đụng đầu chúng bốp bốp, lúc cần, đỏ cả con mắt không tăm hơi.
Lúc này đang xế chiều, tới mấy công viên cầu may. Gặp chị Bảy cà tong. Gớm, còn thanh thiên bạch nhật, mần ăn dách gì mà diện dữ. Áo bà ba thêu trước ngực hai con rồng xanh quằn quại, quần sa-tanh đen bóng, con ruồi bám vào cũng trợt chân té bể đầu phun máu chết tươi liền. Thấy nó trố con mắt nhìn, chị Bảy cà tong cười cười:
“Ngó gì dữ thần vậy ông?”
Thằng Xiếu liều nhăn mũi:
“Hơ, hửi thấy mùi cức khô ở đâu vậy cà?”
“Tao đập chết ông cố nội mày chớ mất dạy.”
Chai nước hoa nhỏ bằng ngón tay, cất thiệt kỷ, lâu lâu có dịp mới đem ra bôi một tí. Thứ này đắt tiền, lấy đại của con Lê làm nó cự nự càu nhàu cả tháng chưa quên. Đồ con nít ngu. Thôi chẳng hơi đâu mà chấp, chủi dọa nó vậy thôi. Ai dè thằng con nít này tên Xiếu liều mà, nó xông tới, miệng la:
“Dám đánh? Giỏi đánh đi. Đứa nào không đánh ăn...”
Chị Bảy cà tong la lên:
“Mất dạy. Mày thiệt là đồ ranh con, đồ dịch vật, đồ...”
“Đồ đĩ già...hi hi...”
“Cút con mẹ mày đi...”
“Hi hi, nhão nhèo, nát như tương, hết đường bột rồi bà ơi.”
Con nít đời nay quỉ vậy đó. Nói cho ngay ai dạy nó mà nó nên người chớ. Tính đánh cái tay nó một cái, chị lại thôi,lắc đầu:
“Thôi, tao thua mày luôn.”
“Má thua con...hi hi... Thôi tha cho bà đó.”
Vênh cái mặt lên, khuỳnh tay, đẩy cái bụng phía trước dọa, rồi nó bỏ đi. Chị Bảy mắc cỡ với mấy nguời bạn bụi đời, nói cho bớt trống:
“Thiệt bị nó đáng tuổi con mình chớ không, bỏ nó vào...”
Chị rung rung ống quần. Người đàn ông đang giũ soạn cái bao bố, chuẩn bị buổi tối đi moi thùng rác cười khan.
“Bảy bỏ cái gì vào trong mà không vừa...”
“Thôi cha, cha còn móc họng ai nữa đây?”
Mấy tiếng cười phụ họa. Chị Bảy ngúng ngoảy bỏ tới “nhà bụi” của mình, ngồi trên tấm bạt, chị đổ mớ đồ nghề ra, tô lại môi, sửa sang vành mắt. Thằng Hai Nuôi nằm hai tay kê dưới gáy, mắt ngó lên chòm cây xanh, thỉnh thoảng liếc chị Bảy, trán nhăn lại.
“Bà hẹn với ai nữa đây?”
“Tao có hẹn với ai đâu. Nhưng bữa nay tự nhiên muốn diện một tí. Lâu quá không sửa sang lại dung nhan thấy tệ quá. Ê Nuôi, mày thấy tao còn được không?”
“Thôi đi má, má hỏi kỳ quá à!”
“Có gì mà kỳ, mày. Mày biết không, chú Tám xích lô đó, chú nói chưa thấy ai lớn tuổi mà ngon lành, có duyên như tao.”
“Vậy mà má cũng nói được.”
Thằng Nuôi nghiêng người quay mặt đi nơi khác. Chị Bảy cà tong soi mặt mình trong gương, sửa đi sửa lại nụ cười.
“Giờ này mà mày ngủ sao đây, Nuôi. Bữa nay mày dứt tình với con Nết rồi phải không? Hay nó đá đít mày? Đá đít mày là phải, bữa nay nó có thằng Hung-Ga Ry bao nó nên vênh mặt dữ.”
Thấy thằng con không nói không rằng, chị tiếp:
“Nghe nói thằng cán bộ kham không nổi nó nữa rồi. Thằng cán bộ bị vợ xách cổ về như xách con thỏ, mày biết hôn. Con vợ làm lớn hơn thằng chồng, nên thằng cha sợ rụt cổ lại...”
“Má đừng nói nữa có được không? Chuyện người ta, mắc mớ gì má.”
“À há. Tao biết mà. Mày còn cay con đĩ chó đó chớ gì? Tao biết, mày mê chết nó. Mày tương tư phải không?”
“Bà im đi. Nhiều chuyện. Sửa với soạn cả ngày. Bà lại hẹn với thằng Long Tân Định phải không? Bà có thân thì liệu, dây dưa với thằng giết người là đi tù luôn. Bà biết không, người ta đang truy nã nó khắp nơi, phen này tránh không nổi đâu.”
“Tao hẹn với ai kệ tía tao, mày đừng có đoán già đoán non.”
Thằng Nuôi ngồi rột dậy, vớ cái quần “bò” xỏ vô:
“Không yên được với bà.”
Hắn đùng đùng bỏ đi. Nó không nhắc thì chị Bảy cũng đang nghĩ tới thằng Long. Coi tình hình thì mấy đứa con chị chưa biết chuyện chị gom vốn đưa hết cho thằng Long “chơi” chuyến hàng trầm này rồi. Long Tân Định đã đi nhận hàng, rồi đi giao hàng, lúc này chắc mọi việc đã xong xuôi. Hao hớt gì đâu nào, lát nữa, thằng Long Tân Định sẽ gặp chị, trả lại số vốn rồi còn đưa thêm phần tiền lời. Một cây vàng chứ không ít à nhe. Chị đi xin một đời, dành dụm cũng không thể có. “Rồi hai đứa mình đi chợ Cũ ăn cháo gà, rồi sau đó...” Cái giọng nói của thằng Long dễ thương hết biết, nó gợi tình, làm cứ nhớ tới là mê mẩn, như chị Bảy lúc này, sao tơ lơ mơ quá...
Chị rút một điếu thuốc. châm lửa. Đây không phải là loại thuốc thường đâu nghe. Hít một hơi vào chị thấy sảng khoái quá, và chị nghĩ tới thằng Long, tức thì chị có đủ mọi cảm giác...
“Trời đánh mày nghe Long”
Chị thở phào một hơi khói, mắt mơ màng.
“Mày chết nghe Long. Mồ tổ mày Long. Ông cố nội mày, Long. Máy bay cán mày ,Long. Hà bá dìm mày xuống sông, Long...”
Đôi mắt chị như vô hồn, nhìn khoảng không. Miệng chị lảm nhảm chửi, y như những lần “sức trai” của thằng Long ác liệt quá, chị cũng chửi tía lia cái miệng. Điếu thuốc cứ hao dần đi, và nước rãi chảy ra hai bên mép của chị.

“Coi bả đang “phi” kìa bây.”
Chị Bảy cà tong ngã nằm xuống, co quắp. Chị không nghe cả giọng thằng Lai Phá nói. Chị đang biết bay, chị bay cao lắm.
Thằng Lai nhổ một bãi nước miếng xuống đất: “Coi bả giống như con chó sắp chết, ghê quá, bây.”
Nó đi ở giữa con Đuông và con Quynh.
“Đại ca”
Ở đâu đó, giọng thằng Xiếu liều la lên. Rồi không biết từ phía nào, nó đã ào tới trước mặt thằng Lai phá.
“Kiếm sư phụ thun cả cọng giây thun luôn.”
“ĐM. Kiếm chi vậy?”
“Có chuyện mới kiếm “sư phụ”. Này, có chuyện...”
Nó nhìn con Đuông và con Quynh.
“Mày nói đi. Hai con vợ “cưng” của tao mà, không sợ.”
“Tao không thích cho tụi nó nghe.”
“Thèm vào.”
Hai con bé ngoe nguẩy. Thằng Lai kéo thằng Xiếu ra xa.
“Rồi, nói đi.”
“Tối nay mày đi theo tao, có chuyện “nước sôi” lắm nghen mầy. Tối nay chị tao có mối...”
“Đ.M. Chị mày có mối có gì lạ mà đi coi. Mày đã khùng chưa?”
“Chưa. Tao không khùng. Hổng phải mấy cái mối “xấp ngữa” mà tụi mình rình coi mọi lần đâu. Tụi mình coi nhàm rồi mà. Mối này là mối đưa lên tàu. Mày phải đi coi mới được.”
Thằng Lai nhún vai:
“Tao ngán con chị mày lắm. Bả chửi tắt bếp.”
“Bữa nay là do tao cặp bến nghe mày. Đưa một thằng lên thuyền ngoại quốc, tao...tao...”
Thằng Lai chột dạ:
“Bộ mày tính bỏ tụi tao luôn sao mậy?”
“Không đâu. Tao...”
“Thôi được. Hẹn ở đâu?”
“Bến đò. Tao đón mày 10 giờ. Mày nhớ nghe...”
Tụi nó đập tay nhau. Lúc thằng Xiếu Liều đi rồi, con Quynh hỏi:
“Cái thằng mặt thấy ghét. Dấu dấu diếm diếm...Giờ mày nói cho tao nghe đi...”
“Mày làm như vợ cả tao không bằng. Nói cho mày cái cức! Chuyện đàn ông con trai với nhau...”
Vậy là cái mặt con Quynh bằng cái thúng.
Buổi tối hôm đó, đúng 10 giờ thằng Lai ra bến đò tìm thằng Xiếu liều. Tối thui. Đang lần mò thì có đứa chụp tay nó:
“Tao đây này. Xiếu đây.”
“Tối thui, tao chẳng thấy cức gì hết trơn.”
“Xuống đây đi.”
Chân thằng Lai chạm vào nước, nó rúm người lại.
“Mày theo tao. Đừng sợ, cứ cầm chặt tay tao tao dắt đi. Cẩn thận, có đá nghe mầy.”
Thằng Lai vừa vấp chân vào một hòn đá đau điếng. Nó rên lên. Nhưng lúc đó tay nó đã chạm vào thành thuyền. Thằng Xiếu lanh lẹ đỡ nó lên ghe:
“Khỏe re rồi. Tụi mình chạy ra giữa sông hứng gió chơi, đợi tín hiệu của chị tao...Mày vô mui ngồi đi, để tao giựt nổ máy. Coi chừng, mày đừng sợ, tao cứng tay lái lắm nhe.”
Thằng Lai nhớ tới lần được thằng Xiếu liều dấu dưới khoang ghe, ra sông, coi con chị thằng Xiếu tiếp khách ngoại quốc. Lần đó nó tưởng về dưới với hà bá rồi, vì chút xíu thì thuyền lật, mà nó nằm dưới khoang, vừa ướt, vừa lạnh, tối thui, thấy trời trăng gì đâu, chỉ thấy rầm rầm trên đầu và cái miệng con chị thằng Xiếu trời sợ luôn, rên la như bị ai bứt cuống họng. ĐM, mấy con này ưa thêm hành thêm tỏi, chanh ớt, hạt điều. Một lần thôi nghe, không có lần sau nữa. Nhưng hôm nay mắc chứng gì nó lại nghe lời thằng Xiếu rủ.
“Mày đã quen chưa? Ngồi yên được chưa?”
“Được. Tao chỉ sợ xuống dưới khoang, nước không à, mà hôi rình.”
Thằng Xiếu liều cười ha hả:
” Cho mày nếm mùi một bữa cho có với người ta. Lai Phá, mày lần ra đây ngồi với tao.”
“Ra sau lái với mày?”
“Ừa”
“Thôi ông ơi, rớt xuống sông hai đứa cá ăn hết giờ.”
“Đừng sợ. Mày chưa quen đừng đứng. Bò ra đây. Mày bò không sao đâu. Sao mày nhát như thỏ vậy?”
Thằng Lai Phá bị chọc quê nổi máu khùng lên liền:
“Ông cóc sợ. Ông ra đây...”
Nhưng nó không dám đứng dậy mà đi. Bò thôi mà con thuyền đã chòng chành ghê quá. Cuối cùng nó cũng ra được tới nơi. Thằng Xiếu nhích qua một bên, cái thuyền nhổng nghiêng làm thằng Lai hết hồn. Nhưng lúc nó ngồi xuống thì con thuyền thăng bằng trở lại.
“Mày ăn đậu phọng không?”
Thằng Xiếu moi trong túi áo ra một gói đậu phọng. Nó nhét vào tay thằng Lai:
“Tao hổng có gì đãi mày hết.”
Tự nhiên thằng Lai có điều nghi ngại trong lòng.
“Ê Xiếu, mày tính chuyện gì vậy? Mày đừng dấu tao nghe.”
Thằng Xiếu cầm chặt tay thằng Lai:
“Giờ này thì tao nói thiệt với mày. Hôm nay nè, tao xuống tàu đi ngoại quốc luôn...”
“Mày dám?”
Thằng Lai la lên. Nó không tin chuyện nó đang nghe. Thằng Xiếu nói như khóc:
“Tao hổng thích đi một chút xíu nào hết. Nhưng mày biết không, chị tao khóc quá, nói nhà nghèo, tao phải đi để gửi quà về nuôi gia đình. Cả nhà chỉ hy vọng vào một mình tao mày à. Tao biết làm sao giờ.”
“Mày nói chơi không?”
“Tao nói thiệt. Bữa nay bên tao có ba đứa đi. Có một đứa con gái nghe mày....”
“Bộ mày lên tàu ngoại quốc được sao?”
“Nhà tao làm gì có tiền mày. Chị tao đi làm “nghề” mà nuôi gia đình đâu có đủ. Tao cũng thỉnh thoảng mạo hiểm leo lên tàu ăn cắp này nọ nhưng “chua” lắm mày ơi. Có bữa tao ôm hai tay hai cái bao, nhảy ùm xuống sông, rồi lội thoát được cái thân, phải thả hai cái bao chớ không chúng nó kéo tao dìm xuống hà bá luôn mầy. Tụi tao thường chờ lúc nước lên, leo vào sau bánh lái trốn ở đó chờ dịp leo lên tàu nên tụi tao biết có thể trốn ở bánh lái đi vượt biên được.”
“Mày không tính nếu lỡ trên tàu biết ném tụi mày xuống biển thì sao?”
“Cứ ở yên trong đó cho tới lúc sang đến cảng nào đó, tụi tao sẽ chui ra, đợi đêm tối bơi vô bờ....”
“Vậy lúc nước lên, ngập bánh lái là tụi bay uống nước chết luôn. Thôi mày ơi, nguy hiểm lắm.”
“Tao cũng biết vậy. Nhưng liều tìm một con đường sống chớ làm sao giờ. Tụi tao đã nghiên cứu kỷ lắm. Đem nước theo để uống,đem theo bánh khô, tất cả đều được bọc trong nhiều bao ni lông, để trong một cái thau, thau luôn luôn nổi trên mặt nước. Tụi tao còn đem theo ống để lỡ bị kiểm soát là lặn xuống, thở bằng ống nữa kìa...”

“Đã có ai đi bằng cách này mà an toàn chưa?”
“Chưa ai biết à nghen. Tại tụi tao sống lội sông lội nước, leo lên tàu ăn cắp mới phát giác được chỗ trốn nơi bánh lái...”
“Ba đứa trong lỗ hổng bánh lái làm sao ngồi đủ, tụi bay điên.”
Thằng Xiếu cười hề hề:
“Không điên đâu. Tại mày chưa nhìn thấy đó thôi. Chỗ đó an toàn nhứt. Chỉ khó là lúc đến nơi, lội bơi vô đất liền, lúc đó thấy chết nhiều hơn thấy sống. Tụi trên bờ nó nã súng là coi như làm cô hồn, mày.”
“Vậy mà mày còn cười.”
“Tao mới cười đây thôi, bị chuyện đã rồi mày. Trước đó tao khóc hết biết. Con chị tao đồ hà bá, nói không đi thì ra khỏi nhà, hổng nuôi. Tao cực cái thân cho mày đi ma cà bông ma cà cúi cả ngày không nên thân....Bả nói vậy đó, mày coi nghe được không? Ép quá tao đi đại cho xong, chết sống có số. Rồi giờ thì không cười bộ khóc hoài sao mậy, nước mắt hết rồi, chỉ còn nước đái thôi mày ơi.”
Nó cười rũ ra. Thằng Lai Phá cũng cười góp.
“ĐM. Mày bỏ tao nghe mậy.”
“Ừa. Tao muốn đãi mày nhưng sợ bị lộ. Chị tao cấm dữ lắm. Chuyện này hổng được hé một tí nào nghe mầy. Nhưng tao nghĩ đi mà không cho mày biết, tao hổng yên bụng. Bữa nay nè, nhân lúc tụi nó đưa một “cá mập” lên thuyền là tụi tau lợi dụng lúc đó, quành ghe chui vô bánh lái. Lát nữa, tao chia tay mày....”
“Tao đi với mày đến nơi được không?”
Không được. Tới nơi, tụi tao leo lên rồi dìm cho ghe chìm luôn để tránh sau này công an theo dõi phiền phức.”
Chuyện đến lúc này nó mới thiệt bụng tin thằng Xiếu liều. Nó sửng sốt:
“Mày gan cùng mình nghe Xiếu.”
“Tao không gan sao được mầy. Bốn tuổi là tao đã theo chị tao đi hàng trên sông. Tao đi theo chỉ để khóc mày biết không? Khóc để báo hiệu cho mấy bả. Bởi tao là Xiếu Liều, mày biết danh mà.”
“C...”
Thằng Lai Phá bực tức chửi. Có thằng được việc, liều lĩnh thì sắp bỏ nó mà đi.
“Lai à...”
Giọng thằng Xiếu rụt rè. Nó cầm tay thằng bạn mà nó phục nhất, có thể coi như “sư phụ” của nó.
“Mày muốn đi không? Mình đi luôn.”
“C...”
Thằng Lai hét lên.
“Con .củ...ĐM mày. Sao mày rủ tao ? Bốn đứa cho ngộp nước mà chết đuối trong bánh lái ha mày. Mày muốn tao chết ha mày.”
“Tao...”
“Đi là chết chắc nghe mày. Tao không muốn mày chết. ĐM, chẳng thà tao đá mày xuống sông cho mày chết trước mắt tao, tao còn thấy. ĐM con chị ác nhơn của mày. Tao...tao sẽ “đục” cho con chị mày đi chảng hảng...ĐM...”
Thằng Xiếu lắc lắc tay nó:
“Mày đừng chửi nữa có được không? Tao chỉ muốn hỏi mày có muốn đi không thôi mà...”
“Đi ...ông cố nội mày. Im cái mồm cức mày đi. Thối hoắc.”
Vậy là thằng Xiếu buồn xo. Tụi nó im lặng lâu lắm. Thằng Xiếu đã tắt máy, thả thuyền một chỗ. Xa xa có một đốm lửa đi lại. Lúc này chắc khuya lắm rồi, cả hai đứa đều không có đồng hồ. Đốm lửa tới gần hơn, rồi đốm lửa như di động, chạy qua chạy về. Thằng Xiếu kêu:
“Bả đến.”
“Đ M.”
Thằng Lai càng quạu hơn.
“Bả đến rồi. tao đang lo...”
“Lo cức gì, thằng hèn.”
“Tao cho mày xuống thuyền mà không cho bả biết. Tại tao muốn đưa mày đi.”
“Hừ...”
Chiếc thuyền cặp lại gần, rồi giọng con gái:
“Xiếu. Mày bển phải không?”
“Em đây.”
“Mày một mình chớ.”
“Dạ em...em...”
“Tao hỏi mày trả lời đàng hoàng. Mày một mình hay có đứa nào...”
“Dạ em...”
“Có đứa nào phải không? Ông cố nội mày, mày là thằng trời đánh thánh đâm, cô hồn dịch vật, hà bá uống mày, thiên lôi nện mày...”
Thằng Lai lên tiếng:
“Nè bà kia, cái miệng của bà phun toàn cức không vậy?”
“Xiếu, mày đem theo thằng côn đồ nào? Há. Ê, mày là thằng nào, ngon nói tao nghe coi.”
“Tao hả. Mày vểnh tai mà nghe đây. Tao là “sư phụ” của thằng Xiếu”
“Phải, phải, “đại ca” của em”.
“Trời đất. Thằng khốn nạn khi không phá ngang...tao dập mày chết tươi nghe Xiếu. Mày muốn..chết phải không Xiếu?”
“Ê bà kia. Bà đừng có nói xàm nghen bà. Tui không phải là thứ cớm hèn hạ ăn cức chó đâu bà ơi. Có bà ăn cức chó hôi miệng thì có...”
Giọng nữ bên kia bớt gay gắt:
“Tao chửi thằng em tao ngu thôi. Mày là ai vậy?”
“Tao nói rồi. sư phụ của thằng Xiếu được không?”
Giọng thằng Xiếu tía lia:
“Tui rủ “đại ca” theo tui. Tui muốn chia tay với đại ca, thằng bạn thân nhứt của tui. Bà đừng làm khó nữa.”
Thằng Lai che mắt nhìn, bên ghe kia, phía sau lưng con chị của thằng Xiếu, có một bóng người bự tổ chảng không rõ mặt mũi.
“Hừ, biết làm sao đây. Thôi, giong ghe xuống dưới kia cho tụi nó qua với mày một ghe. Còn thằng bạn mày...lát nữa phải sang ghe tao. Hay mày rủ nó đi...Tao nói không được đâu nghen...”
“Ê, bà đừng có lo mất công. Tui hổng đi đâu hết. Xiếu, mày làm tao phiền lắm rồi nghe mày....”
“Vậy được. Thôi giong ghe theo tao, Xiếu.”
Thằng Xiếu bẻ lái, rồi lấy cái chèo ra chèo. Ghe truớc cũng tắt máy, chèo tay, đi xuống dưới vùng ánh sáng điện chói chang từ mấy chiếc tàu ngoại quốc đang đậu. Thằng Xiếu nói:
“Nếu tao đi thoát tao sẽ gửi quà cho mày. Gửi gì hen? Quần bò mày thích không?”
Thằng Lai im re. Xiếu tiếp:
“Quần bò là phải có rồi. Nhưng tao muốn gửi cho mày tiền để mày mua cái xe đạp đi cho oai. Mày thích lạng xe lắm phải không?”
“Thích cức gì? Dẹp đi. Có xe rồi để đâu? Mày thấy ông Nho học tập về, vợ đuổi, có chiếc xe đạp. Ổng ngủ ở công viên, khóa xe đạp vô chân ông mà cũng bị rinh đi đó thôi. Có cũng không giữ được thì có làm gì.”
“Ờ hén. Vậy trần trụi mà khỏe re, Lai!”
“Đói vàng con mắt, ở đó khỏe re. Thôi, mày bỏ chuyện đó đi.”
“Tao sẽ nhớ mày nhứt đó Lai.”
“Tao bảo câm.”
“Mày phải cho tao nói. Tao nói thiệt, tao thích mày lắm Lai. Đi rồi, tao nhớ con sông này, tao nhớ tiếng ghe máy nổ. Nhớ cái bến, nhớ từng cục đá, bọt nước. Đi là phải đi thôi...Tao còn cái con Chót bên xóm, tao với nó đã biết rồi nghen mày...tao....”
Nó cầm tay thằng Lai, nhưng thằng Lai hất ra. Không phải nó muốn làm thằng Xiếu buồn đâu. Nhưng bên tai nó, tiếng chèo khấy nước sao mà êm ả quá, rồi giòng sông trong đêm như mênh mông không có bờ bến, rồi xóm nghèo bên kia Thủ Thiêm, ngủ sớm và chìm mất trong đêm rồi. Nó biết thằng Xiếu đang đau lòng. Cũng như nó đây, mang máu lai trong người, cha là ai, không biết, mẹ là ai, cũng không biết luôn. Nhưng nó lớn lên, đầu đường xó chợ, quen cảnh màn trời chiếu đất. Đến như một lần được ngủ giường chiếu ngon lành, nó không quen, nhớ cái vỉa hè mà không chợp được mắt.
“Lai à, mày không muốn đi khổ đi sở như tao, mày đi đăng ký con lai mà đi máy bay...Mày còn có một người cha ngoại quốc mà...”
Cái thằng cứ lải nhãi hoài. Thằng Lai dụi mắt. Ai khóc đâu! Ai thèm khóc. Nó phải chửi thề:
“Đ.M. Mày làm như hay lắm.”
“Mày phải đi Lai à. Qua bển chắc được đi học. Tao thèm được ôm cái cặp, ngồi ở lớp. Từ nhỏ tới giờ chưa biết di học ra làm sao há mày. Nghĩ tới tao thấy sướng quá mày ơi.”
Thằng Lai lầm lầm lì lì. Nhưng khi sang ghe, nhường chỗ cho hai đứa mới nhập bọn, thằng Lai ứa nước mắt. Thay vì ôm thằng Xiếu, nó lụi cho thằng “đàn em” một cái đau điếng.
“Đ.M mày.”
Thằng Xiếu cứ nhào tới ôm cho được nó một cái. Lúc qua bên kia ghe rồi, nó đưa tay quệt nước mắt. Chiếc thuyền kia biến mất tiêu. Đêm ở ngoài sông tối hơn đêm trong thành phố.
“Vô trỏng dùm đi ông. Còn ngóng.”
Tiếng chửi thề mắc cứng trong cổ nó. Tiếng kêu “Xiếu” muốn đuổi theo cũng mắc cứng theo. Nó bước vào trong.
Trời đất! Có tin được mắt mình không? Thằng Long Tân Định. Thằng này cũng nhận ra nó rồi. Nó đưa tay:
“Lại biểu coi, mày.”
“C...”. Nó đáp khô khốc.
“Này bà, tại sao có thằng chó này ở đây. Bộ bà muốn phản thùng sao hả?”
“Hổng phải đâu. Bị thằng em tui rủ nó đi theo mới kẹt. Tui bắt nó sang bên này ngồi để phòng nó đi báo. Hiểu chưa ông.”
“Hừ. Mấy chuyện này mà bà coi thường quá, chết người không đó. Có dây thừng tui trói nó lại cho ăn chắc.”
“Dây ở đâu giữa sông giữa biển.”
“Ném cha nó xuống sông là chắc bụng.”
Thằng Lai đánh lô tô trong bụng. Bộ thằng đàn em mình đưa mình đến chỗ chết? Giọng cô gái:
“Không được. Nó là người nhà của tui. Để nó yên. Nó không làm gì được đâu!”
“Sao bà tin nó.”
“Ít nhứt cũng tin nó hơn anh. Đến giờ này mà anh chưa chịu chung đủ tiền, anh mới coi thường tụi này.”
“Tiền trao cháo múc. Luật giang hồ nó vậy. Rồi, bà bảo đảm nghe, có gì tui hớt cổ bà ngọt xớt.”
“Mày ngồi im, thấy gì không tò mò, nếu không là chỗ của mày dưới đáy sông.”Cô gái nói.
Thằng Long đưa hai tay dứ dứ bóp cổ nó:
“Tao chỉ vặt một cái. Mày biết bàn tay tao từng giết người không gớm mà. Hiểu được thì tốt.”
“Đ.M. Thằng này mắt đui tai điếc. Được chưa?”
Thằng Lai đáp. Quen thói nó nhổ nuớc bọt đánh roẹt. Nó vào tuốt phía sau, ngồi co ro một góc. “Mày nghe Xiếu. ĐM mày, đúng là đồ Xiếu liều.” Nó nuốt nước bọt và cảm thấy thằng “đàn em ” mình hơn cơ mình rồi.
Giòng sông cũng như ngái ngủ, bị khuya dậy bởi tiếng chèo nên bực bội ào ào nhào vào vỗ mạn thuyền. Không biết đi trong bao lâu, vùng ánh sáng đã hiện ra. Cả khoảng sông ở đây, lâu lâu một luồng sáng chạy qua, do tàu tuần chiếu đèn. Chiếc thuyền trôi tọt xuống phía dưới, rồi tới tấp lướt nhanh qua vùng sông tối đen trước khi ánh đèn xẹt trở lại. Thằng Lai nhìn thấy một sườn tàu cao chót vót. Chiếc đèn dầu trên tay cô gái trước mui đong đưa, rồi một vật gì to tròn như cái thúng từ trên gióng xuống. Giọng cô gái:
“Ra được rồi.”
Thằng Long Tân Định đi ra.
“Còn khoảng chung tiếp đi.”
“Chung cho mày? Tới đây rồi thì coi như mày hết mong gì nữa. Tao chưa lên trển làm sao chung hết cho mày.”
“Ê, rồi mày quịt? Vậy thôi, tao bảo tụi nó...”
Một con dao vung lên, dứ ngay cổ cô gái.
“Tao lên trển sẽ nhờ tụi nó chuyển xuống phần của mày. Hiểu chưa.”
“Mày là đồ phản. Tao không ngờ...”
Thằng Long đã leo vào bên trong cái thúng sắt tròn. Con dao nó cầm lăm lăm trong tay như sẳn sàng phóng tới. Và khi cái thúng sắt từ từ được kéo lên thì nó liệng con dao tới trước, bay về phía cô gái. Thằng Lai suýt la lớn lên. Cô gái đã kịp ngồi thụp xuống, con dao xớt ngang qua, bay xuống sông, chìm lỉm.
“Đồ khốn nạn. Hà bá sẽ ăn nó...”
Cô gái tức tưởi. Chiếc thúng sắt đã lên cao, mất hút. Giọng thằng Long cũng từ trên cao vọng xuống:
“Con đĩ. Qua bển tao gửi về cho...”
Thằng Lai buồn ngủ muốn rục mà cứ phải nhướng con mắt lên. Còn ở trong khúc sông này chưa hết nguy hiểm đâu. Chiếc ghe chở bọn thằng Xiếu cũng không thấy đâu nữa. Cô gái chèo ghe thoát khỏi vùng cấm, rồi quần quanh quẩn không chịu vô bờ. Thằng Lai biết, cô gái cũng như nó, đang lo, không biết bọn thằng Xiếu ra sao rồi. Đã ngồi yên bên trong bánh lái chưa? Mà ngồi được, có bị bánh chân vịt quạt cho đứt cổ không? Sao mà bọn chúng có thể liều đến được như vậy. Còn cái con chị bà chằng kia, chuyện như vậy mà không có một giọt nước mắt, coi bà đã như con khô mực quắt lại rồi chắc.

Không biết bao lâu. Canh mấy, giờ mấy. Cái bà chằng cứ chèo lên chèo xuống và thằng Lai ngủ quên lúc nào không hay và không biết mấy cơn mơ hãi hùng đã đi qua trong giấc ngủ của nó.
“Dậy. Lên bờ đi ông!”
Nó mở mắt. Cô gái bà chằng đá vào mạng sườn làm nó tỉnh. Mấy giờ rồi vậy? Vẫn còn đêm. Nó hỏi:
“Tụi nó thoát không?”
Cô gái không trả lời. Nó leo lên bờ và đi thất thểu trên con đường vắng lặng. Giờ này thằng Xiếu ra làm sao rồi? Nó không ngừng được thắc mắc. Dòng đèn đường chột, còn một bóng điện hắt hiu, soi theo mãi cái dáng gầy còm khẳng khiu của nó.
Nó không thể về chỗ ngủ được. Lòng nó nóng như lửa đốt và nó đi lang thang mãi, cho tới lúc bước vào công viên,nó thấy chị Bảy cà tong sao không ngủ mà ngồi chỏm hỏm trên chiếc ghế đá của con Quê. Vậy là con Quê bận đi “làm”, chưa xong ca đêm của nó.
“Ê Lai”
Chị Bảy cà tong lên tiếng.
“Gì, bà?”
“Mày có thấy...”
Nói nửa chừng lại bỏ lửng. Muốn nghe chửi không.
“Cái gì? Nói mẹ nó đi, bà.”
“Mày có thấy thằng Long Tân Định đâu không?”
ĐM, con mẹ già mê trai quá xá. Nó biết thằng Long Tân Định giờ đang ở đâu nhưng ngu gì nói. Muốn ách giữa đàng quàng vào cổ sao đây?
“Bà mà hổng biết thì ai biết?”
“Nó có hẹn với tao...”
P”Thiệt hông đó. Bà đừng nằm ơ, hồi tối nó đi với một con “mới vô nghề” còn tốt lắm.”
Nó thấy mặt mũi chị Bảy cà tong có gì kỳ lắm. Coi như muốn khóc mà không phải khóc, muốn cười mà không phải cười. Tội bà già hông? Hết người thương sao đi thương thằng trời đánh đó?
Nó ngồi xuống tựa đầu vào một gốc cây. Lạ chưa, hổng thấy buồn ngủ nữa. Giờ này về chỗ lại mệt với sự hạch hỏi của con Đuông và con Quynh. Nó lại nghĩ tới thằng Xiếu. Lạ chưa? Khi không đưa tay dụi mắt. Đâu có buồn ngủ mà cay mắt? Lòng thương thương, xót xót gì vậy? Thương thằng Xiếu hay tự thương nó đây? Nếu vô tới bánh lái tàu rồi thì mày đang xoay xở ra làm sao? Tao nghi mày chết quá, Xiếu! ĐM, thằng Xiếu liều...mày đừng có chết, mày đừng...
Nó cố giữ tiếng la thất thanh. Hình như vừa mới có cái mặt nở phình, to bằng cái thúng của thằng Xiếu hiện ra trước mắt nó. Nó đứng dậy, đưa chân đá không khí một cái...rồi bước khỏi công viên, nó đi ra phía bờ sông vừa lúc trời mờ sáng.
Trên chiếc ghế đá ở công viên, chị Bảy vẫn ngồi chờ mong thằng Long hay chờ mong mấy cây vàng trở lại. Chị cũng ngồi cho đến sáng.
.

.
Không ai ngờ thằng Long Tân Định đã lên tàu ngoại quốc rồi mà bị công an tóm cổ dẫn độ về tống vô Phan Đăng Lưu, một nhà tù nổi tiếng nằm cạnh trường Hồ Ngọc Cẩn cũ, trước mặt chợ Bà Chiểu.
Chuyện kể như vầy...Trước giờ tàu nhổ neo, không biết có ai báo cáo gì không mà công an rần rần lên tàu khám xét. Thằng Long được thủy thủ dấu trong thùng phuy dầu, đáng lẽ trót lọt rồi, nhưng vì sợ quá buông rơi ống thông hơi để thở nên sặc, phải trồi lên. Không biết có ai nhìn thấy không mà kể lại, lúc bắt được thằng Long, đem ra, nó đen thui từ đầu tới chân như thằng Mỹ đen vậy...Sau đó tàu rời bến cảng và mang theo bọn thằng Xiếu trốn trong bánh lái đi luôn, còn sống chết ra sao thì chưa ai biết.
Gần một tuần lễ sau, khi mong đợi hết hơi và tiếc của đến khô héo chị Bảy cà tong mới nhận được tin dữ. Ôi thôi, khi biết được việc mất của, đàn con của chị nhiếc mắng, chửi rủa chị không tiếc lời. Con Lê nhảy chồm lên:
“Bà làm vậy mà coi được. Bà là má tui chớ không...đm, con này ăn thua đủ...”
“Tao lỡ rồi, mày cứ chửi trừ nợ...”
“Bà dơ dáy vừa vừa chớ. Cái đồ già dách mà còn dại trai, đĩ ngựa, nói rõ ra là đồ ngu.”
“Ngu cái con đĩ mẹ mày chớ ngu. Ngu mà đẻ mày ra đó thôi...”
“Chó nó đẻ còn được, hay ho gì. Ham cho lắm rồi đẻ đống ra mà không nuôi còn kể...”
“Mất dạy chưa? Vô ơn chưa. Biết vậy tao hổng đẻ mày ra làm gì cho nó đau lỗ đ...”
“Bà im đi. Bà đã lỗi trơ ra đó mà còn nhiều chuyện.”
Thằng Hai Nuôi giận tím mặt, lầm lì mấy ngày, bây giờ lên tiếng.
“Ê, mày nạt ai ha mày? Đừng có hỗn.”
Con Lê phang một câu:
“Hỗn với bà còn là may, không phải bà, người khác thử coi...”
“Rồi mày làm gì? Tao đã nói bị tao ham lời, tính làm ăn mua bán thôi, tao dại trai hồi nào?”
“Thôi lạy bà đi...Biết bà quá mà, chừng đó tuổi, người ta...còn bà, nói thì phải tội với trời, y như mấy con chó cái...”
“Bởi mới đẻ ra loại chó cái như mày. Bất hiếu như mày ông trời không vật chết mày đi. Hồi đẻ, biết mày vậy tao bóp mũi chết mẹ mày cho xong.”
“Sao không bóp mũi chết hồi đó cho giờ đỡ khổ, khỏi đi làm điếm nuôi thân. Tưởng sướng lắm sao còn rủa bà.”
“Tụi mày nhớ, dầu nghèo, tao cũng cố đẻ chúng mày ra, lo cho tụi mày lúc còn đỏ hỏn mới lớn, chớ chó cho tụi mày bú sao đây? Hư...ư...!”
Con Lê khóc từ lúc nào. Nó tiếc của muốn phát cuồng. Đem cái thân cho người ta dày vò để có chút vốn liếng, nay vì bà già “xí xọn” mê trai, nỡ lòng...Trời đất, mẹ này là mẹ “mìn” hay mẹ trâu mẹ chó? Rủa ra miệng thì tội với trời đất, mà bấm bụng thì ruột gan quay cuồng đau muốn thắt mà chết. Vậy mà coi bả, thấy cái mặt bả là đằn không nổi, đi ra đi vô, ngóng ngóng chờ chờ, sửa sang tô điểm cái mặt mốc...
Cho tới lúc nó nghe được sự việc thằng Long bị bắt trong lúc trốn trên tàu ngoại, thì nó hộc tốc trở về gặp chị Bảy cà tong. Chị Bảy ở riết một chỗ chờ đợi tin tức, nào có dám bước đi đâu nửa bước. Con Lê thấy chị đang tô lại môi son mà mắt thì láo liên càng điên ruột:
“Má...”
“Ha, mày đã gọi tao bằng má lại rồi à?”
“Đừng có nói móc nữa. Thôi thì bà...hứ, tô điểm sửa soạn cả ngày ...tội không? Đừng chờ nữa, thằng mắc dịch không đến đâu.”
“Sao mày biết. Tao tin là nó bị kẹt gì đó, chớ không đã đến tìm tao rồi...”
“Bà làm như bà còn ngon lành lắm. Coi bà “sệ” không còn một chỗ. Nó sợ bà luôn rồi, tới với bà là dụ bà tiền đó thôi...”
“Kệ ông cố nội tao, không mượn mày dạy đời...”
“Cho bà chờ đến chết luôn....Bà chờ đi. Nó không về nữa. Bà hổng nghe tụi nó đồn thằng Long Tân Định trốn lên tàu ngoại vượt biên sao?”
Chị Bảy cà tong giật mình, mắt trợn ngược:
“Phải không đó mày?”
“Phải mới nói. Ai người ta cũng biết, có bà là ngu...”
“Mày chửi nữa tao vả sưng mồm nghen mày. Ừa, cho dầu nó đi được, thoát, nó cũng gửi quà về trả nợ...”
“Đừng mơ tưởng. Vô trong Phan Đăng Lưu mà tìm nó kìa. Lần này nó bị bắt là truy ra nhiều tội kinh thiên động địa, không chừng nó khai là dính bà luôn...”
“Mày đừng nói bậy. Tao làm gì mà nó khai?”
Tuy nói cứng nhưng bụng chị Bảy Cà tong cũng đánh lô-tô và đêm hôm đó chị ngủ không được...Chị nằm lịm người nhìn con Lê sửa soạn “lên đèn” để ra đi.
“Mày không nghỉ việc được một đêm ha mày?”
“Cũng muốn lắm, nhưng làm nhiêu bị ăn cướp lột hết trơn rồi, không đi làm lấy cức mà ăn, ai nuôi đâu.”
Con Lê thở ra một cái, dài mà sầu não lan cả cây số. Chị Bảy quay lưng hậm hực. Con Lê nhìn cái lưng còm cỏi của má nó, sao không thấy thương bao nhiêu, mà oán, hận gì đâu. Bà cứ nằm yên một chỗ như vầy e còn khỏe re cho mình, cứ đậu chén, dại trai, con cái có nhiêu gom lại trai nó dỗ hết, làm khổ con cái mà có biết ân hận gì đâu. Nó không muốn nhìn cái lưng của má nó lâu hơn nữa. Kiếm cái áo gió mua chợ trời chưa đến nổi tả lắm, nó tròng vào người. Nghe tiếng chân, chị Bảy cà tong có liếc theo, rồi nằm trở lại, im lìm như đã chết rồi vậy.
Con Lê vừa ra mấy bước đã gặp con Nết. Chúng nó rủ nhau đi.
“Bữa nay trong người tao thấy mệt hổng ham gì hết.”
“Đứa nào ham? Tao cũng vậy, nhưng cũng phải làm thôi, cái thời tụi mình nó qua lẹ lắm mày. Rồi bịnh hoạn, rồi...hơ, chết non lúc nào hổng biết.”
“Tao cầu trời kiếm chút vốn liếng ra cái sạp nhỏ bán buôn gì đó...mà.Hư, đm...tức muốn giết người luôn.”
“Giết ai?”
“Không giết được mới khổ. Giết được là tao giết rồi.”
“Thôi mày ơi, đừng sầu đời nữa mới sống được. Tao thì cũng mơ như mày thôi...”
“Mày thì tiêu gì? Tao tưởng mày đã đủ giàu lắm.”
“Ừa, không nằm trong chăn hổng biết chăn có rận đâu nghe mày. Tao à? Ôi thôi, tao nhiều sở hụi lắm, phía này phía kia chặn đầu chặn đuôi. Rồi gia đình tao dưới quê cực lắm mày biết hôn? Tao còn đứa em gái, đâu muốn nó theo cái nghề khốn nạn như tao nên...”
Đang ngon trớn, con Nết chuyển đề:
“Ê mày, nghe nói thằng Long Tân Định dính vô tù, mày biết rõ chuyện không?”
Con Lê lại thấy tức ở lồng ngực, nó không muốn biết nữa.
“Tao hổng nghe.”
“Tụi nó nói thằng Long đã lên tàu ngoại quốc rồi, tàu bị xét nên tóm được nó. Tao nghĩ chắc có ai biết đi báo chớ mấy chuyện này kỷ lắm...ân oán chi đây...”
Con Lê thở dài:
“Kệ con bà nó. Thằng cô hồn đó cho ở tù hổng ai thương.”
Con Nết cười tủm tỉm:
“Tao còn nghe chuyện như vầy hổng biết có không, tụi nó nói thằng Long được má mày “ủng hộ” tiền bạc mới đóng sở hụi đủ...”
“ĐM. Thằng nào con nào nói, mày nói ra nghe đi...”
“Ôi hơi sức đâu tức thiên hạ mày. Thôi bỏ đi, nè, bữa nay mình có mối ngoại nữa. Lát ra sông... Còn giờ đi “đớp” một cái cho nó chắc bụng.”
Con Lê chẳng thiết gì ăn uống. Phần má nó đã vậy, còn thằng anh Hai Nuôi, không biết ăn nhằm bùa ngãi gì mà đeo cứng con Nết. Nếu con này chịu chắc thằng anh nó cũng dám vay chạy làm đám cưới sống với nhau. Nói vậy thôi chớ con Nết đâu có ngu, từ ngày rã đám với tên cán bộ, nó được tự do, tha hồ “làm”, may sắm tưng bừng, nhan sắc nhờ vậy mà trội hẳn, thằng anh nó cay cú ra mặt. Ôi, thứ đàn ông nào cũng dại gái giống nhau mà cũng sở khanh giống nhau. Đến như cái thằng phó phường, gắn bó với nó như vậy, nay đã có vẻ lơ là. Nó nghi lắm, chắc phải có con nào mới mẻ khác. Nghĩ tới đó, nó rựt tay con bạn:
“Tao không đi ăn. Thôi hẹn với mày ở dưới bến. Giờ tao có một việc phải làm...”
Con Nết ngó trân trân vô mặt con Lê, dạy đời:
“Nè, cũng vừa phải thôi nghen mầy. Giờ mày đi “ngựa” nữa, lát hổng còn sức. Mày biết hôm nay tụi Cuba, tụi nó đã hổng đẹp trai mà còn quì dai...ớn lắm.”
“Biết. Sao mày lúc nào cũng chỉ nghĩ tới một chuyện đó vậy? Mày như cái chai không đáy hà...Tao có công chuyện nhưng mỗi công chuyện mỗi khác. Xời ơi, mày đừng lên mặt dạy tao...”
“Nhắc mày vậy thôi, bị mày biết đó, mình hổng “gân” nổi, lần sau tụi nó hổng giới thiệu, mà lỡ gặp lại thì ...ai nô, ai nô...ghét lắm.”
Con Lê cũng phải phì cười. Chia tay. Con Lê đi trở lui về phía phường tám. Có chuyện gì mới đông như vậy? Liếc vô là nó biết liền. Mấy cha bán thuốc tây dưới Tân Định, sao lơ ngơ làm gì ở khu này mà bị dẫn về phường? Ở trỏng, nó nhận ra một ông mặt mày sáng sủa, đeo kính trắng rất trí thức. Ông nay trước là giáo sư, thời nay ra đứng chợ trời. Tên công an trực quen mặt với nó quá, ngẩn lên nhìn rồi cúi xuống biên bản. Nó tới gần ông giáo sư:
“Làm gì ở đây vậy?”
“Làm gì đâu. Đứng láng cháng ở bưu điện chờ thằng bạn lĩnh thuốc Tây, gặp lúc kiểm tra, dính.”
“Oan hông!”
“Này, chị kia, đi đâu vậy hả? Biết chỗ công an đang làm việc...”
“Bị tui có chuyện, cần gặp ông Phó.”
Hắn lạnh lùng chỉ cái băng ghế còn thừa:
“Có chuyện thì ngồi chờ ở đó. Ngồi đi. Không được lộn xộn.”
Ông cố nội mày. Lên mặt. Con Lê ngồi xuống, lầm bầm nguyền rủa. Như để nhắc nhở tên công an trực làm biên bản nhẹ, con Lê nói chuyện nho nhỏ với người quen:
“Làm việc chưa?”
Một cái gật. Nó tằng hắng giọng:
“Oan thì cứ kêu oan, khai báo cho biết điều là được. Phường này làm việc hợp tình hợp lý lắm.”
“Thôi bà,bà im miệng đi. Muốn tìm ông Phó thì đi vào trong mà tìm...”
Con Lê bước vào. Căn phòng trong trống trơn. Nó đi nữa, ra tận góc đằng sau, có ngăn vách để tạm giam giữ người bị bắt qua đêm. Nó tính đi ra thì nghe có tiếng thở. Gì đây, nó bước tới, xô cửa. Nó không lùi lại được nữa. Cái cảnh thường xẩy ra với nó thì nay đã thế vào một đứa con gái khác. Mà ai vô đây đâu, chính là cô Tuyết”tàu biển”.
“Mèn ơi!”
Nó kêu lên. Tên Phó quay mặt lại nhìn, vẫn không thèm ngưng cử động.
“Đi ra. Ai cho vô đây.”
“Hứ”.
Khuôn mặt cô Tuyết tỉnh bơ, không một chút vui, nói với con Lê:
“Tao trả nợ cho ổng mày. Tao bị bắt vô đây.”
“Sao bị bắt?”
“Bị tội nhảy đầm lậu. Nhưng có nhảy múa gì đâu, mới tụ lại ăn sinh nhựt con bạn là mấy ông đổ bộ vô bắt rồi.”
“Địt mẹ, đừng làm ông mất hứng. Đi ra.”
“Ra thì ra, làm gì dữ vậy?”

Con Lê càu nhàu. Đúng là đồ chó vàng, trở mặt nhanh như ăn cướp. Thằng chả mặt dày hơn tấm thớt, làm như chưa hề đụng móng tay móng chân con Lê. Nếu không phải con Lê, mà vợ của hắn, chắc hắn vẫn an nhiên “lao động” một cách gớm ghiếc như thế. Tệ hơn cả súc vật. Con Lê cố nuốt nước bọt đang muốn nhổ xuống đất. Cũng không thể đứng nhìn, con Lê lui gót, khép cửa lại.
“Thấy ông chưa?”
Tên áo vàng ngó lên, cười đểu, tiếp:
“Giờ này là “đàn anh” bận tiếp xúc với dân. Sao ? Không chờ được hả?”
Con Lê không thèm trả lời. Ra khỏi phường, cái cảnh thằng tình nhân cũ hành hạ cô Tuyết không ngừng ám ảnh nó. Nó cũng hiểu là từ nay, nơi”nhờ cậy” của nó cũng không còn hiệu nghiệm nữa. Sầu đời, nó tạt vô quán kem “Bố Già”kêu một chai bia. Cả người nó đang lạnh tanh, nó muốn hâm nóng máu huyết một tí. Có lẽ vì vậy mà nó xuống bến sông trễ. Vẫn còn một chiếc ghe đợi nó.
“Lên lẹ đi bà, người ta xong cả rồi bà mới vác mặt tới.”
Con Lê bước lên. Chiếc thuyền vẫn chưa chịu nhúc nhích.
“Sao vậy?”
“Sao giăng gì bà ơi. Bà chung tiền ghe trước cho nó ăn chắc, cả tiền neo ghe đợi bà luôn...”
“Tao chưa có một cắc lấy gì chung cho mày. Vô duyên.”
“Bà nhớ, đừng như lần trước muốn đưa nhiêu là đưa đâu nghen. Có giá cả hẳn hoi.”
“Được rồi.Mày thấy con Nết tới chưa?”
“Đâu lâu lắc như bà. Có việc làm mà không “tớp” cho lẹ là có kẻ thay thế ngay, hổng ai rảnh chờ...”
Trên sông tối om. Trên ghe cũng không có lấy một ngọn đèn dầu nhỏ. Bắt đầu ra sông, lúc này con Lê mới thấy khoẳn khoái vì gió táp vào mặt mát rượi.
Đã có ghe chở hàng chờ sẳn giữa giòng. Sang qua cho con Lê một tên to như bò mộng mà đen như cột nhà cháy. Trước khi lâm trận, thằng nhỏ đưa ghe nhắc nhở:
“Hượm một tí. Bà lấy tiền trước cho ăn chắc. Hỏi đi.”
Bằng mấy tiếng Anh buộc phải học để “làm nghề”, con Lê cũng cố gắng làm cho tên ngoại hiểu và chung tiền trước.
Lúc đó, ghe đã chui vào một con lạch nhỏ ở phía Thủ Thiêm, không còn thấy trời thấy đất gì nữa. Và con Lê bị thằng ngoại quốc cũng đen thui như đêm trùm lấp luôn. Ở sau mui ghe, thằng nhỏ buông chèo, ngồi ca vọng cổ sửa lời tầm bậy tầm bạ rất thô tục...
Con Lê mệt ngất ngư, đầu óc như có hàng trăm sao xẹt và rồi những ngôi sao chụm lại với nhau thành một vòm ánh sáng...Không phải, tại nó lơ mơ đó thôi. Đèn Pin, một, hai, rồi ba cái chiếu vào nó. Tàu tuần tra cặp lại, mấy người công an nhảy qua.
“Nằm yên.”
Giữ yên tư thế.”
Thằng ngoại quốc không hiểu tiếng Việt, đã không giữ yên mà còn gấp rút cố cho xong chuyện. Vậy mà mấy tên công an còn đứng chờ, mắt nhìn trân trân. Lúc tên ngoại quốc đã xong, mặc quần áo thì một trong ba người công an ra lệnh:
“Mày chở nó trả về tàu đi rồi mai tới phường làm việc”.
Thằng nhỏ dạ một tiếng, coi như việc như thế này xảy ra quá thường.
“Còn cô này, sang tàu tuần về phường.”
“Mặc áo quần mau lên.”
Lê không kịp cài nút áo đã bị mấy tên công an kéo sang tàu tuần tra. Nó bị xô ngồi xuống sàn tàu. Lúc đó nó mới nhìn thấy con Nết, cũng ngồi bó rọ một góc. Không hiểu sao con Lê mệt quá, nó thở không ra hơi. Hồi nãy, trước khi lâm trận, thằng ngoại đen đã uống một thứ thuốc và bắt con Lê cũng uống theo. Cho nên, chỉ một thằng mà con Lê bãi hoãi, ngất ngư như hồi còn nhỏ bị một tốp con trai “bề” tưởng chết luôn. Con Nết lết lại gần, thì thào:
“Đêm nay không dè tụi nó bố ráp dữ quá, dính nhiều lắm. Chở đi hai tàu rồi.”
Con Lê nói không ra tiếng:
“Xui.Tao biết...”
Trên tàu có gần chục tên công an. Sao chúng không dẫn hai đứa về phường mà tàu cứ chạy lòng vòng trên sông. Cho tới khi chúng nó hiểu ra thì đã muộn. Chúng đem hai cô gái xuống tầng dưới tàu tuần. Chừng đó đứa xé nát áo quần hai cô gái ra như một đàn mèo xúm xít vờn hai con chuột nhỏ. Con Lê lạy van:
“Mấy anh tha cho em đi...em thiệt cạn sức rồi...”
“Yên. Nghe lời chúng anh, xong chúng anh thả về, không làm gì hết.”
Con Lê rên rĩ:
“Lạy mấy anh, để bữa khác em trả nợ, hôm nay...hôm nay...ái da, em lạy các anh...”
“Đừng giỡn. Mấy cô thì sợ gì cơ chứ. Không chết đâu, chỉ có anh đây chết, chết, chết....”
Không biết đến đứa thứ mấy thì con Lê thét lên một tiếng như rách toang màn ruột, rồi rên rĩ ầm ì trong miệng:
“Cứu tao, Nết ơi. Tao không chịu được nữa. Tao chết mất...”
Con Lê thấy vùng ánh sáng xanh lè trong mắt chớp lên khuôn mặt của chị Bảy cà tong, đang héo hắt ngồi chờ thằng Long Tân Định như sắp hóa đá. Rồi mặt thằng anh Hai Nuôi, thằng Tửng...cuối cùng là khuôn mặt của tên phó công an cúi xuống và cất tiếng cười. Nó muốn hét, muốn kêu cứu, nhưng tiếng khàn khàn phát ra từ trong cuống họng là hai tiếng: “Mẹ ơi!”. Rồi cổ họng con Lê cứng đặc lại, nó không thể phát ra một âm thanh gì nữa.
Con Nết cũng không khá gì hơn. Nó như bị tứ mã phanh thây và người nó đã đứt ra từng đoạn, không còn khúc nào liên lạc được với khúc nào. Bất thình lình nó hét lên như con heo bị chọc tiết và trước khi ngất đi, nó còn nhìn kịp đôi mắt con Lê trắng dã, trợn ngược.
Chiếc tàu tuần vẫn nổ máy chạy xình xịch trên mặt sông. Một ánh trăng non như cái lưỡi liềm, xanh nhợt nhạt, lơ lửng một cách ơ hờ. Tiếng thì thầm rơi lẫn trong tiếng sông nước rạt rào:
“Làm sao đây?”
“Ném mẹ nó xuống sông.”
“Đúng rồi. Ném xuống. Vậy là phi tang.”
Hai tiếng bõm, bõm sát nhau rồi hết. Tiếng xình xịch nổ lớn, con tàu đảo một vòng rồi đâm đầu bỏ chạy. Sông khép kín trong bóng đêm dày...
.
Con Nết mở mắt. Có cảnh địa phủ không? Quỉ sứ đầu trâu mặt ngựa có đứng cạnh nó không? Còn vạc dầu sôi trên lửa nữa. Cũng có thể đang ở chỗ quỉ sứ cưa xẻ, chặt tay chân, cắt lưỡi người. Nó biết, nó mà chết thì đầy tội lỗi. Đã có việc gì nó chưa làm qua? Đĩ điếm, cướp giựt, lừa đảo, ăn gian nói dối, chửi cha mắng mẹ, chuyện gì cũng có nó ở trỏng. Vậy là nó đang đứng ở tầng mấy địa ngục? Có tiếng quỉ sứ cười hăng hắc như trẻ con đấy thôi. Nhìn quanh. Lạ chưa? Địa ngục mà là một túp lều tranh mà nó không nằm trong vạc dầu sôi mà trên tấm ván gỗ.
“Nó tỉnh rồi kìa, má.”
Tin được không? Má ai? Bảy cà tong? Đâu phải. Già ngắt, rụng hết răng nên móm mém. Con Lê thấy nụ cười trơ lợi của bà cụ:
“Tỉnh rồi ha con gái. Mèn ơi, tao lo quá, sợ mày ổng sống nổi.”
“Tui đang ở đâu đây? Tui chết hay sống.”
“Ha, lúc nãy thì chết, nay coi như sống rồi. Thấy sao?”
“Chóng mặt. Cái đầu tui quay, mắt tui quay. Nhiều vòng xanh vàng quay...mà tui đang ở...”
“Nhà tao. Nhà con Giỏi, mày...”
Không nhớ. Không biết.
“Con Giỏi. Tui hổng biết con Giỏi là ai...”
“Được rồi. Mày không chết, mày sống rồi. Nghỉ đi, khỏe hãy nói chuyện. Con Giỏi vớt mày dưới sông lên, lúc đó cái bụng mày căng phùng như có chửa tới ngày đẻ.”
“Vậy sao?”
Cũng không nhớ gì hết. Con Nết chỉ buồn ngủ. Bà cụ cầm cái quạt xua đàn muỗi kêu ran ran muốn xông tới.
“Ừa, thôi ngủ đi.”
Và con Nết ngủ liền. Từ dưới bếp, một cô gái vén cái màn rách đi lên, tóc tai chưa chải.
“Tỉnh rồi hen má?”
“Ừa, mới tỉnh đã mê lại. Hổng biết....”
“Thằng Chảy vác chạy mấy vòng xốc nước ra nhiều lắm. Mình mẩy cổ bầm dập hết trơn, đâu cũng có dấu răng. Tui biết cổ mà....”
“Làm gì?”
“Làm gái. Chắc bị tụi nó lừa bịp chi đây? Hôm qua tui chạy trên sông thấy tàu tuần quần dữ lắm mà sao hổng cứu nổi cổ để ra thân thè như vầy...”
“Mày nói tàu tuần gì?”
“Tàu tuần bắt mấy cô gái điếm đi “hàng ngoại”, má. Bắt là tù vài ba tháng cực khổ lắm.”
Bà cụ già thở ra, bất bình:
“Chúng nó bắt gái thôi chớ đâu cứu người mày. Chúng nó với quỷ khác gì nhau. Mày cũng thương cái thân mày, đừng liều quá...”
“Ha, con hổng ngu. Con chỉ buôn bán hàng thiệt, đổi chác, chớ không dại buôn thịt sống đâu má ơi. Mấy cổ tội lắm.”
“Hổng ai muốn. Đói đầu gối phải bò là vậy. Thời buổi ma vương này, ma quỷ thành người nên thế gian mới khổ. Đọc kinh nghe nói...”
“Nữa má. Con biết rồi. Con nghe riết rồi thuộc, má khỏi nhắc. Con đi nấu miếng cháo lát cổ tỉnh cho cổ ăn. Má lấy chai dầu gió xức trong người cho cổ, nhiều vết sước vết bầm lắm má.”
“Được. Được.”
Cây chùm ruột bên chái tranh bị gió thổi run lên, cành lá xơ xác. Thằng nhỏ đang vươn tay hái chùm trái, rụt lại. Cô gái ló đầu ra:
“Bưởi à. Chết nghen mầy. Xuống. Mày hông thấy gió lớn sao mậy. té cái là dập đầu. Xuống. Tao biểu xuống.”
“Xuống thì xuống, làm gì dữ thần vậy bà.”
“Mày đi xuống dưới cậu Thày xin cho tao mấy viên thuốc đau nhức. Đi rồi về liền nghe mầy.”
“Phải xin cho cái cổ làm gái không?”
“Im đi. Mày biết gì mà nói. Tao biểu đi là đi.”
Cô gái đưa chân dọa đá. Thằng nhỏ ù té chạy. Lúc trở vô, đứng bên cạnh cô gái được vớt dưới sông lên, cô nghe tiếng rên nho nhỏ.
“Chị đau lắm không? Chị tỉnh chưa?”
Từ đôi mắt nhắm kín, những giọt lệ trào ra. Lúc này thì con Nết biết được là nó sống rồi. Nhưng con con Lê. Nó đã nhìn thấy đôi mắt trắng dã, trợn ngược, chắc chắn con Lê dã chết. Nó nấc lên.
“Đừng khóc. Sống rồi là mừng chớ sao khóc.”
Con Giỏi càng vỗ về, con Nết càng khóc rấm rứt. Nó cắn môi, nuốt, nhưng lệ cứ chảy và nghẹn ngào, sợ hãi, tủi nhục cứ nấc ở cổ họng...
“Tui còn con bạn nữa, nó đâu?”
“Bạn nào. Tui vớt chị chớ ai. Tui chỉ thấy có mình chị.”
Con Giỏi nhớ lại. Tối hôm qua, trên sông “động” tàu tuần. Nó thả thuyền đứng một chỗ im trên sông. Bỗng con thuyền chao nhẹ và muốn quay vòng. Nó mò mẫn và cảm thấy có vật gì vướng mắc nơi mái chèo. Nó nhảy xuống gỡ và cứu được cô gái mà nó đoán là “làm nghề” trên sông.
“Vậy là nó chết mất tiêu rồi. Con Lê...”
Con Nết khóc cay đắng, như đau khổ, khóc lóc trước cái chết của một đứa em ruột thịt.

.
Thằng Bò bò tới góc Bô-đa thì gặp con Liên đang đi thất thểu như con ma đói trong xó tối. Thiệt, coi bộ dạng con Liên nó giật mình luôn. Bao lâu rồi không gặp con này? Sao mà nó đổ dốc lẹ vậy. Khổ không, ốm tong ốm teo mà cái đít vẫn nhoi nhoi càng khó coi. Trời đâu có lạnh bao nhiêu mà khăn quàng cổ, áo len bao ngoài càng thêm tơi tả. Cổ cũng từ phía bờ sông đi lên. Điệu này mới “lâm trận” với tụi Đông Đức là chắc mẻm. Trong giới đồn là con Liên chỉ “bắt” Đông Đức mà thôi. Bữa lâu rồi, con Quê có kể với nó:
“Con Lé đang hy vọng được một thằng Đông Đức làm giấy bảo lãnh đi Đức. Biết sao hôn, nó bị lao tới thời kỳ thứ ba rồi, thằng Đông Đức này còn trẻ, thương nó lắm. Đang làm giấy tờ cưới nó, đưa nó về Đức chữa bệnh. Nếu được tao cũng mừng cho nó. Ở đây, chết chắc...”
Biết rồi. Thằng Bò có nhìn thấy thằng ngoại quốc đó nữa. Cao ngồng, cũng ốm nhom. Lần nào tàu cặp bến cũng dáo dác đi tìm con Liên. Con Lan Ngầu Pín nói thằng này mê con Liên hết biết, mà con Liên thì cà-chớn lắm, cái thân không lo, lo kiếm tiền. Kiếm chi cho nhiều, bộ để mua cái hòm chắc. Thằng Bò cũng đã nghe hai con “đĩ” cãi nhau, vui lắm.
“Ê bà Liên. Thua trận sao tiêu điều quá vậy?”
Đang ho, tay ôm ngực, con Liên cũng cười:
“Ông cố nội mày. Ừa, tao thì lúc nào chẳng thua.”
“Phải. Nếu một mình thằng ốm của mầy thì mầy dứt đẹp, đằng này mày xáp chiến mấy thằng một lúc, còn mạng là may, phải hôn.”
“Biết cức gì mà nói. Giờ này mày còn Bò đi đâu? Ăn cắp hả?”
“Nè, cái miệng của bà ăn cức nên thối hoắc hà. Có thấy con Quê đâu không?”
“Cái con cụt tay phải hôn? Tao hổng thấy.”
“Mấy bữa trước cũng hổng thấy?”
“Ừa. Mày tìm nó chi vậy? Có phải nó nợ tiền mày không? Con đó lóng này bết lắm.”
“Không phải chuyện của bà nghen...”
Con Liên bỏ đi. Nó không muốn cãi với thằng Bò nữa vì cơn ho đã chặn họng nó.
Bước thêm mấy bước nữa, con Liên thấy một bóng đen lù lù chận đầu. Một lúc nó mới nhận ra.
“Hôi, mày làm gì vậy?”
“Tao làm gì đâu. Tao chỉ hỏi mày có chịu...với tao không? Tao có tiền nè.”

Miệng thằng Hôi nồng nặc rượu. Nó sầu đời nửa đêm đi lang thang bị đụng một chuyện xốn con mắt quá. Khuya lắc khuya lơ mà thằng Lai nằm giữa, con Đuông con Quynh nằm hai bên, chèo nẹo, cười giỡn khó coi. Cái con Đuông nhìn thấy lộn ruột rồi. Thằng Hôi văng tục, đùng đùng bỏ đi. Vậy mà sau lưng còn nghe ba đứa cười ré đuổi theo. Nó đi ra đường Hai Bà Trưng, mấy quán cóc còn bán. Tấp vô, nó mua nửa xị đế Cây Lý, ngồi trước một căn phố đóng cửa, nó nốc một lúc cạn queo. Nó dập cái chai bể tan trên thềm cửa nhà người ta xong bỏ đi. Lúc gặp con Liên nó đã say khướt.
Con Liên chăm chú nhìn thằng Hôi, và khi đoán biết thằng này đã “xí lí lắc” rồi, nó chấp.
“Được. Nhưng mày có bao nhiêu tiền mà dám hỏi tao?” Mắt thằng Hôi lúc này đã lóe ngôi sao rồi, lúc con Lé là con Đuông, lúc con Đuông là con Lé. Nó lôi tiền trong túi ra, còn đập đập vào trước bụng:
“Mày chịu phải không. Tao còn nè, tao còn trong xà lỏn, nhiều, nhiều lắm. Hức...hức...mày...bữa nay mày đẹp...đẹp...Lé, mày đẹp...”
Con Liên nghe kêu tên cúng cơm của mình đâm ra bực bội, nó tộng vào bụng thằng Hôi một cái. Thằng Hôi muốn té.
“Mày nhiều chuyện. Đi thì đi lẹ lên, tao hổng có nhiều thì giờ. Khuya lắc khuya lơ rồi mầy biết hông?”
“Biết. Biết.”
“Vậy thì đi.”
Con Liên lôi thằng Hôi vào một con hẻm cụt. Con hẻm này chiều chiều bày bán hủ tíu, giờ này đã đóng, bàn ghế kê gọn lại, bên cạnh xe hủ tíu đã được phủ lên trên một tấm bạt. Đằng sau chỗ này tối đen như mực. Một lát chúng nó mới quen bóng tối, thì ra cũng không đến nổi nào, còn lờ nhờ thấy hình dạng nhau nhờ ánh đèn từ tuốt bên trong hắt ra.
“Vô đây”.
Con Liên kéo thằng Hôi lọt gọn trong một hốc góc.
“Khoan đã ông. Đưa tiền đây. Tiền trước.”
Thằng Hôi dúi cả nắm tiền đang cẩm chặt trong tay. Con Liên cất kỷ vào trong túi áo gió, rồi cởi áo gió máng vào một chân ghế chỏng ngược.
“Rồi, lẹ đi ông.”
Nhưng thằng Hôi đã say quá, tay chân cứ quờ quạng. Con Liên giúp thằng Hôi bỏ cái quần xà lỏn ra... Thằng Hôi tuy say nhưng vẫn không đến nổi mất hết cảnh giác. Nó trườn người muốn vơ cái quần xà lỏn nhưng con Liên đã dí người nó ép thằng Hôi dán chặt vào bức tường nham nhở. Vậy là thằng Hôi hết cựa quậy, chiếc quần xà lỏn rơi xuống đất...
“Đuông, tao ghét mày, tao nhớ mày, tao thù mày. Tao uýnh mày bỏ mẹ.”
Thằng Hôi lè nhè. Con Liên vớ tay ra tìm cái quần xà lỏn của thằng Hôi. Nó đã nhanh nhẹn lấy được cái túi vải dày cộm ghim bằng kim băng dính vô bên trong quần...Thằng Hôi thở hổn hển:
“Đuông, chết mẹ mày chưa. Cho chết con mẹ mày luôn. Chết con mẹ mày...”
Thằng Hôi thở hồng hộc, rền rĩ được một lúc thì quay đơ. Con Liên vớ quần áo mặc vô. Nó vừa đứng dậy, đi vài bước thì thình lình bàn chân nó bị giữ lại. Hết hồn, nó đưa tay lên miệng bịt chặt tiếng la. Nó giựt mạnh bàn chân ra được, định thần nhìn.
“Mày ngon há. Trả cái túi tiền lại. Đưa tao.”
Dưới chân nó, một đống bầy nhầy mà phát ra được tiếng nói. Nó mở lớn mắt, trong bóng tối lờ nhờ, nó đã nhận ra được thằng Bò.
“Quỷ. Làm tao hết hồn.”
“Đứng yên đó không tao la...cướp, cướp...” Hai tiếng cướp cướp nó gầm gừ trong họng.
“Ý đừng la. Đừng mà. Mày muốn gì?”
“Trả lại cái túi đây.”
Túi gì? Tao không biết.”
“Không biết phải không, tao la nè, tao la...một, hai...hai rưỡi...”
Con Liên kéo thằng Bò:
“Đừng. Đừng...Thôi để tao trả mày...mày lại đây...”
“Không. Tao hổng thèm đâu. Tao chỉ đòi mày cái túi.”
“Chia hai. Vậy mới công bình. Coi như phần tiền của tao, được không?”
“Không được. Nó đã trả tiền cho mày rồi.”
“Nhưng tao...”
“Tao thấy hết rồi nghen. Không chịu? Được, tao la là mấy nhà bên trong thức dậy là đời mày đi đoong.”
Nó nhào lại ôm chặt cứng chân con Liên. Con Liên đành lắc đầu:
“Được, thí cho mày. Đồ mặt chó.”
“Gâu gâu.”
“Đồ heo”
“Ụt ịt. Ụt ịt....”
“Mặt dầy, mặt...”
Con Liên ứa nước mắt. Nó tàn quá rồi. Thiệt mà, người nó không còn chút hơi sức nào nữa hết. Nó quày quả bỏ. Trong lồng ngực nó như có hàng ngàn con kiến đang nhai rau ráu hai lá phổi của nó đến nổi hai lá phổi của nó sôi lên, chín nhừ. Nó tấm tức khóc. Trong bóng đêm vây quanh, dường như có nhiều khuôn mặt ma quỉ đang nham nhở cười với nó.
Ra tới ngã tư, nó dớn dác nhìn quanh, mong gặp một chiếc xích lô để trở về nhà. Thế nào chẳng có những xích lô đi rước khách đêm như nó, nhưng lúc nào cũng phải đợi. Nó thèm ngủ dễ sợ, người nó rã rời như mới qua một cuộc tra tấn tận mạng. Nó ngáp hoài, miệng chảy rãi và nước mắt cứ ứa ra như dân xì ke tới cử. Ráng lên phía trên, thế nào cũng có xích lô.
Thình lình một chiếc xe công an tuần tra chạy ngược xuống. Nó đã cố tránh vào một mái hiên nhà mà không kịp. Xe dừng lại. Hai công an nhảy xuống. Không cần hỏi giấy tờ, họ đẩy Liên lên xe. Con Liên kêu oan, một tên công an cười cười:
“Mày rõ là oan Thị Mầu. Về đồn kêu tiếp.”
Thằng Bò nhìn thấy con Liên bị bắt. Thoáng một cái, chiếc xe chạy vù, quẹo một ngã tư, biến mất. Nó há hốc mồm. Chuyện đã xẩy ra trước mắt nó mà sao khó tin quá. Nó nhìn túi bạc trong tay. Số tiền này phần nhiều cũng của phi nghĩa. Thằng Hôi ăn chặn của những đứa thế yếu hàng ngày, để dành đây. Lúc này, chắc thằng Hôi còn bị rượu hành, ngủ như chết. Có nên trả lại cho thằng Hôi không? Kệ chứ, con Liên đã bị bắt, cái túi tiền nay như đã có cánh bay. Yên lòng, nó bò về chỗ của con Quê. Phải đến đó vậy thôi chớ nó chẳng hy vọng gì gặp lại con nhỏ.
Nghĩ đến con Quê nó buồn hiu hắt. Chỉ một đoạn đường ngắn mà nó bò chậm còn hơn con rùa. Tay chân nó rời rã như muốn bệnh. May mà mấy hôm này trời không mưa, nếu trời mưa, chỉ cần một cơn gió lạnh, chỉ cần nó nằm chẹp bẹp nơi cái xó cũ sau đống củi nhớ con Quê cũng đủ bệnh mà chết rồi.
Lúc vô công viên, nó giận run lên khi thấy trên ghế đá có một tên nào nhảy lên nằm chình ình ở đó, còn đắp chăn kín mít từ đầu tới chân. Không phải con Quê đâu, mỗi ngày nó đáo lui đáo tới cả chục lần để mong con Quê trở về mà. Lúc chập tối nó cũng vừa mới ở đây đi ra thôi. Dè chừng một lát nó bò lại nghe ngóng.
Không phải đâu. Bình thường con Quê ngủ yên lắm, không có thở khò khè như vậy. Còn nữa, con Quê ít trăn trở lắm. Cái khối thịt dưới đống chăn nhúc nhích, trăn trở không ngừng. Nó cố chồm người lên lôi chéo mền xuống. Người nằm trên ghế vẫn không có phản ứng cho tới khi tấm chăn tuột ra.
“Mèn ơi. Quê.”
Đúng là con Quê chớ ai. Nó kêu tiếp, rối rít:
“Quê. Phải mày đó không? Trời đất. Mày ha Quê?”
Thấy con Quê gượng ngồi dậy khó nhọc quá.
“Mày sao vậy? Mày bệnh? Mày...”
“Tao đau .”
“Đau đâu? Ai đánh mày. Mèn ơi, mày ốm nhom ốm nhách.”
Con Quê đã gượng xuống dưới đất được, nó nằm lăn ra cỏ. Thằng Bò cuống quít:
“Mày ra sao? Trời đất ơi! Mày bỏ tao mà đi, mày bỏ tao được?”
Con Quê tủi thân quá. Cả đời nó đâu có ai để tâm tới nó ngoài thằng Bò này ra. Nó khóc rấm rứt.
“Tao coi nào. Đau đâu? Đưa tao coi. Khổ hông, tự nhiên...”
Nó vừa rờ rẫm con Quê vừa nấc nở:
“Tự nhiên bỏ tao mà đi. Mày tệ bạc...”
“Tao cũng vừa mới đi tìm mày vậy. Tìm đâu cũng không có...”
“Thiệt hông? Mày đi tìm tao. Thiệt hông? Tao...híc...”
Con Quê ôm lấy nó. Cả hai đứa cùng khóc.
“Mày đi đâu vậy Quê? Mày đi đâu mà đến nông nổi này. Mày không có cơm ăn phải không?”
“Không phải, tao đi...”
Thằng Bò lại nổi giận:
“Mày đi với thằng nào phải không? Rồi nó bỏ mày mày trở về đây. Mày thiệt là con đĩ ngựa...”
“Kệ cha tao. Thì tao là con đĩ ngựa lâu rồi, mày biết còn nói.”
Không biết nên giận hơn hay phải nén cơn giận đi. Tay chân thằng Bò luýnh quýnh. Con Quê hất tay thằng Bò ra:
“Thôi, mày đừng dại dính vô con đĩ như tao. Cứ để mặc kệ mẹ tao là được rồi. Mày đi đi.”
“Tao lo cho mày mà mày ăn nói vô tình vậy à? Thiệt là đồ đĩ mà, người ta thì không ai nói vậy.”
“Ai là người ta ở đây. Mày nhìn lại mày coi đi...Ái da....”
Con Quê thấy cái bụng đau nhói một cái. Nó còn cầu cho đau hơn, đau gấp rút đi. Nhưng rồi không thấy đau đớn gì nữa. Mồ tổ con mẹ Tám Đía, dỗ ngọt người ta ăn tiền ngon ơ...
“Trời chu đất diệt con quỷ già...bít cái lỗ đái con quỹ già đi...”
Nó không dằn được phải chửi.
“Ai là con quỷ già.”
“Con mụ Tám Đía.”
“À à, có phải con mụ dỗ mày lên trển nghĩa địa làm gái không? Tao biết mà, hèn chi xách cái đít đi liền...”
Con Quê nạt:
“Bỏ cái giọng đó đi. Tao lên trển nhưng hổng phải làm gái. Mày nghe đây này, tao đi phá thai...”
Thằng Bò như đang rơi lông lông xuống vực cá sấu:
“Thiên địa ơi. Mày dám làm sao, Quê. Mày dám...”
“Tao dám....”
“Con mẹ bất nhơn, mày còn hơn con chó, biết hôn. Tao gớm mày...”
“Phải. Nhưng đẻ ra tao hổng nuôi nổi, để nó chết còn thê thảm hơn. Con chó còn thương con huống hồ tao, mày biết...”
“Biết cái con c... tao. Rồi sao, xong rồi phải không? Hơ, ớn mày quá mà...Tao đã hứa là tao nuôi, tao là cha. Mày giết con tao...”
Thằng Bò khóc hu hu, vật vã như mất một đứa con do nó tạo ra. Lúc đầu con Quê còn ngớ người ra, rồi thấy thằng Bò khóc quá, nó cũng khóc hu hu theo:
“Mày đừng khóc thảm thiết vậy được không?”
“Tao khóc con tao chết oan chết ức. Con giết người. Tao uýnh chết con đĩ mẹ mày...”
Con Quê chụp tay thằng Bò:
“Im đi. Nghe tao nói đây. Tao chỉ bị lừa tiền thôi, cái thai còn trong bụng tao nè.”
“Thiệt hôn?”
Đang khóc hu hu thằng Bò nhe răng ra cười. Khuôn mặt nhăn nhúm, hốc hác, khi nhe răng trông giống bộ đầu lâu nhưng con Quê đã quen rồi không thấy sợ. Thằng Bò chồm tới rúc cái đầu vào bụng con Quê.
“Còn thiệt không? Coi. Còn. Đúng rồi, nó mới thọi tao một cái...hi hi...”
Bàn tay nó sờ lung tung. Con Quê cũng cười sặc sụa:
“Đừng nghen mầy. Tao nhột...”
“Kệ mẹ con mày. Ê, con nhỏ, nghe thằng cha mày cười không? Hi hi, thằng cha mày cười vui không? Không vui há, cha đổi kiểu cười nghe...hi hi, gâu, gâu...”
“ĐM tụi bây. Ở đâu về tới là ồn không cho ai ngủ hết....cả đêm mà được sao, đĩ rạc.”
Một tiếng chửi. hai ba tiếng chửi thề theo. Con Quê bịt miệng thằng Bò. Hai đứa kéo cái chăn lăn ra cỏ. Thằng Bò đưa cho con Quê cái túi tiền:
“Mày giữ đi, mai mua thuốc dưỡng thai uống.”
“Hổng được đâu. Để dành mai mốt đi sanh.”
“Khỏi cần. Mai mốt miễn sao tao có thì thôi. Đi mà, nghe tao đi. Tin tao đi. Tin một lần được không?”
Con Quê cảm động.
“Tao giữ đây tiêu chung nghe...Nhiêu đây?”
“Tao hổng biết.”
“Thiệt mày. Của mày mà cũng hổng biết nhiêu nữa. Được, để tao giữ cho. Mày chôm đâu vậy?”
“Không được hỏi. Của thiên của địa, lọt vô tay mày là của mày...của tía cho con biết hông?”
Thằng Bò vẫn rúc vào bụng con Quê, cứ áp tai nghe ngóng.
“Sao bụng mày sôi hoài vậy?”
“Ừa, tại con mẻ cho tao uống thuốc quỷ gì mà cái thai không ra, còn đau bụng thấy tía.”
“Cho đáng đời. Ai biểu ngu.”
Con Quê tát nó một cái, rồi đưa hai chân kẹp chặt thằng Bò. Thằng Bò lên mặt:
“Hổng được. Thuốc nó đang hành, thai đang yếu. Tao nhớ lắm nhưng tao thương con...”
“Thương khỉ à. Ai cho mà ham. Nhưng tại tao thấy lạnh. Ngủ đi ông cố nội tui.”

Thằng Bò tẽn tò quá. Nhưng nó khó ngủ. Cái cảnh thằng Hôi với con Lé cứ chập chờn trước mắt làm nó muốn con Quê quá đi. Mà con nhỏ thì ngủ say như chết, mà nằm thì dạng tay dạng chân rất khó coi. Thôi kệ, cái bụng nó đang lồi lên, vướng víu mà. Trên vòm cây, một hai ngôi sao nhấp nhánh. Rồi tiếng ông già lượm rác mớ ngủ la :“Cháy. Cháy.” Tiếng ho húng hắng. Hình như nó nghe cả tiếng chị Bảy cà tong khóc nữa. Rồi nó ngủ lúc nào không hay.
Sáng bét mắt mà thằng Bò vẫn ngủ như chết. Con Quê dậy từ lúc rạng sáng, kín đáo đếm mớ tiền trong cái túi thằng Bò đưa cho nó tối qua. Tưởng là nhiều, thật ra có mấy trăm bạc mà phần nhiều là tiền lẻ. Cũng được. Có tiền hai đứa cũng nên “bồi dưỡng” một chút cho lại sức. Coi thằng Bò ốm quá, xương xẩu càng ngày càng nhô ra, cái mặt khô khốc, già hoắc. Nó đá mấy cái thằng Bò mới tỉnh.
“Dậy. Tao đưa mày đi ăn sáng.”
“Mày có tiền?”
Thằng Bò hoàn toàn quên câu chuyện buổi tối hôm qua. Con Quê tỉnh bơ:
“Tao có nhiều tiền lắm. Bữa nay tụi mình vô Bô-đa.”
Nhưng khi hai đứa vừa thò mặt vô đã bị đuổi như đuổi tà. Không ai chịu cho chúng nó nói năng, thiếu điều ném chúng nó ra ngoài.
“Cút. Mới sáng sớm đã...”
Hậm hực, thằng Bò làm một cử chỉ mà mấy người khách trong quán cười rộ. Nó kéo cái quần xà lỏn xuống và bò lăng quăng qua về bên ngoài cửa, còn con Quê thì nhoai cái đít vô trong.
“Thôi đi. Làm phách chó há.”
Con Quê còn chửi thêm một tiếng mới chịu đi. Tiền rủng rỉnh trong túi còn sợ ai nữa.
“Ăn cơm tấm bì nghen.”
“Không, hủ tíu.”
“Thôi cháo vịt đi. Cháo vịt , chao, tao thèm quá.”
‘Ăn bánh cuốn tráng thịt mới là tuyệt.”
“Thôi, cái hàng bánh cuốn gần công an phường, thấy mặt tụi nó tao ăn không ngon.”
“Thì hủ tíu Nam vang cũng vậy. Gần xịch đó.”
“Ờ há. Tới quán bún bò Huế đi. Tao thèm ăn cay.” Con Quê nói.
Ở quán bún bò Huế, chúng nó phải đưa tiền trước người ta mới bán cho. Con Quê ngồi đàng hoàng trên ghế, còn thằng Bò ngồi xổm dưới đất. Đã thấy thằng Hôi lãng vãng phía ngoài. Thằng Bò chột dạ, không biết nó có nhìn thấy mình tối hôm trước không. Thằng Hôi đi vô không hỏi nó mà hỏi con Quê:
“Ê Quê, mày dắt cho đi ăn sớm quá hén.”
“ĐM.” Thằng Bò chửi trả liền. Nhưng thằng Hôi không lý gì đến nó.
“Quê, từ sáng giờ mày có thấy mặt con Liên lồi không?”
“Có mấy con Liên, biết con nào là Liên lồi mày?”
“À, con Liên ho lao đó. Mầy không thấy hai mắt con này càng lúc càng lồi ra ngoài há mày. Con Lé đó mầy.”
“À há. Tao không hề thấy con Liên Lé đó.”
Coi bộ thằng Hôi nôn nã trông thấy. Thằng Bò đã yên tâm, nhắm thằng Hôi không hề hay biết phần sau câu chuyện tối hôm qua. Ừ, cho mày tìm đi, nó bị bắt kiểu đó chắc bị vô trường cải huấn, khi về thì huề cả làng rồi...cho mày đi tìm. Thoắt cái không thấy thằng Hôi đâu nữa. Con Quê thắc mắc.
“Nó tìm con Liên gì vậy cà?”
Thằng Bò biết nhưng nó ngậm tăm. Nó thấy hả dạ khi lấy lại được món tiền trên tay con Liên. Tuy nhiên lòng cũng nghĩ tới chuyện khi con Liên trở về sẽ tìm nó trả thù. Bất quá là bị một trận đòn. Đòn nó cũng chẳng sợ là bao, nó quen rồi. Có gãy tay, gãy chân thì cũng không tàn tật hơn nữa. Cùi không sợ lỡ mà. Đây là lần đầu tiên nó ăn nguyên một tô bún bò mà không phải thừa cặn của ai, và nó cảm thấy chắc không có món ăn nào ngon hơn nữa.
Coi như hôm nay là một ngày hạnh phúc nhất đời của nó. Ăn sáng xong, hai đứa kéo nhau lên hồ con Rùa. Lại ăn bò bía, mía ghim, củ đậu, khóm ướp đá. Có vậy thôi mà thằng Bò tự thấy mình như một cậu ấm nhà giàu. Ước gì một năm có chừng mươi ngày sung sướng vậy. Ăn quà vặt kềnh bụng, chúng nó đùa giỡn té nước vào nhau. Thằng Bò lại áp tai vào bụng con Quê nghe ngóng.
“Nó kêu tao là ba mày ơi!”
“Thôi đi con chó. Nó không thích có ba đi bằng bốn chân đâu.”
“Mày mà cũng khi dễ tao. Mai mốt mày đẻ con rồi tao làm chồng mày.”
“Đừng ham sớm. Tao còn lâu mới coi mày là chồng.”
“Ê, dù gì tao cũng “nôm” mày hoài đó thôi, hổng chồng là gì?”
“Thiếu gì đàn ông cũng “nôm” tao, bộ đều là chồng hết sao mậy. Tao làm nghề thì tao phải vậy thôi...”
“Tao không vậy. Tao biết mày thương tao...”
“Ừa, có thương, nhưng thương vầy vậy chớ hổng thêm được đâu nghen mầy.”
“Có thương là được rồi...mày hứa nghe.”
“Mai mốt tao đẻ con hãy hay. Tao còn tính...Mà Bò này, mày có bao nhiêu tiền? Mày để đâu?”
Nó đã tính khai hết nhưng tự nhiên ngưng lại kịp. Biết đâu mình tin nó mà nó không tin mình thì sao?
“Tao nói vậy chớ hổng bao nhiêu đâu.”
“Ai cất giùm mày? Mày dấu đâu?”
“Thì tao biết làm sao mà. Mày đừng hỏi. Miễn là đủ cho mày sinh và nuôi con ít lâu...”
“Rồi sau đó...bồng con đi ăn mày phải không?”
“Thì tao cùng đi ăn mày với mày.”
“Có con tao kẹt lắm...Còn làm ăn gì được nữa....”
“Bất quá tao giữ con cho mày đi làm, miễn là mày....”
Con Quê cười:
“Miễn khỉ gì. Đi làm là tao đi làm gái chớ làm cức gì đây. Mày vô duyên.”
Thằng Bò cũng biết là nó vô duyên. Vì tới lúc trời bắt đầu tối là con Quê tìm cách rời thằng Bò cho được.
“Còn tiền mà, hôm nay ở nhà một bữa được hôn?”
Con Quê lắc đầu:
“Tao phải đi công chuyện, mày biết, gần một tuần lễ tao bận làm chuyện bậy bạ rồi. Tao chỉ đi đòi nợ thôi mà, tao hổng ...đi đâu. Mày biết tao chưa khỏe mà...”
Con Quê nói thật. Nó chỉ đi tìm con Nết để hoi vài chuyện mà nó thắc mắc. Chuyện con Lê chết ra sao. Chuyện làm ăn dưới tàu ngoại còn suông sẻ không? Cái hụi con Nết tính giới thiệu cho nó đóng ngày mười đồng đã mở chưa? Hai đứa gặp nhau ở quán cà phê “Mão thương phế binh”. Thì ra con Nết cũng đang đi tìm con Quê.
“Mày biết chưa? Anh Hai Nuôi bị bắt rồi.”
“Cũng đáng đời thằng mắc dịch. Chị Nết, nó có tới hai ba con, tui thấy hoài.”
Con Nết chắc lưỡi:
“Tao biết. Nhưng nó hoạn nạn tao cũng không đành. Nếu có con Lê nó nói một tiếng là xong, còn tao...”
Con Quê đã từng làm việc trong quán thằng Bao, chợt nhớ, mách:
“Chị Nết à, tui thấy mấy người muốn nhờ công chuyện Ông Bảnh đều qua trung gian thằng Bao.”
Con Nết sáng mắt:
“Ờ hén. Có vậy mà tao không nhớ ra. Hổng phải thằng chả đâu, mà là con mẹ ý. Thằng chả chỉ là dân ở đợ “trúng mối” thôi.”
Giọng con Nết khinh bạc.
“Tụi nó ăn “tởm” lắm.”
“Tao biết cách. Thôi được để tao lo chuyện này. Còn mày, chuyện sao rồi?”
“Vẫn kẹt. Còn bị con mụ Tám Đía gạt tiền. Uống thuốc vô đau bụng có tí xíu rồi như thường...”
“Rồi mày tính...”
“Tui tính đẻ ra...”
“Mày có khùng không? Thân mình nuôi không nổi còn đẻ con? Nó sống được mấy ngày mà đòi nuôi. Nội ngoài sương ngoài gió cũng chết ngắc. Đừng ngu. Nghe tao đi.”
Con Quê ầm ừ. Con Nết kể:
“Mày biết hôn. Con Liên Lé..ừa, Liên lồi đó. Đêm qua nó bị công an hốt. Sáng nó được thả nhưng con Lan mới chở nó vô bệnh viện cấp cứu. Nó lao nặng lắm, nghe nói thổ huyết ra cả thau rùng rợn lắm. Tao mới gặp con Lan, nó khóc, nói mấy tiếng đồng hồ rồi mà con Liên chưa tỉnh.”
“Có bị công an đánh đập gì không?”
“Đánh thì không biết có không nhưng vật con nhỏ thì chắc có rồi. Con Lan nói con Liên về tới nhà là ngã vật, thổ huyết rồi bất tỉnh luôn...Ở trỏng người ta đang khám... Con Lan nói con Liên khó sống lắm, hai lá phổi coi như vi trùng ăn hết rồi...”
Con Quê rùng mình. Nhưng rồi nghĩ tới ngày mai, nó cắn môi nói với con Nết:
“Tui nghĩ vài bữa chi Nết cho tui đi theo, bị tui phải chơi cái hụi ngày để dành...”
“Sanh đẻ phải không?”
Con Quê gật đầu. Con Nết chua chát:
“Chắc để mua chiếu bó cho mày thì có, mày còn nghĩ tới chuyện sanh nở nữa...”
Nói xong nó thấy lỡ lời. Nhưng cái mặt con Quê từ đầu tới giờ đã tái như thế rồi nên nó không đoán ra có sự xúc động nào không. Mà kệ, với chúng, hàng nghìn cái tát, hàng nghìn bãi phân đã ném vào mặt.
Tối hôm đó, khi gặp nhau ở cái ghế đá trong công viên, thằng Bò nghe con Quê kể chuyện con Liên vô nằm bệnh viện, nó hoảng quá. Sợ thằng Hôi thì ít mà hối hận thì nhiều. Con Liên mà chết thì chắc sẽ vặn gãy cổ nó mất. Nó kể hết chuyện với con Quê. Chúng nó bàn luận tới khuya lắc. Sau cùng, con Quê đề nghị nên đem tiền trả lại thằng Hôi.
Trái với sự suy nghĩ của thằng Bò là nó sẽ bị thằng Hôi cho một trận đòn. Nghe xong chuyện, thằng Hôi chỉ đá nhẹ nó một cái.
“ĐM. Mày bảo con Quê đem vô cho con Liên. Còn nhiêu tao cho nó. ĐM. May mà mày nuốt vô mắc họng chớ không tao biết chỉ có từ chết tới bị thương.”
Thằng Bò sướng quá, nhe răng:
“Tao tôn mày là đại ca của tao. Hoan hô.”
“ĐM. Ai thèm làm đại ca của con chó bốn chân như mày, hả?”
Thằng Hôi trợn mắt, nghiến răng dọa thằng Bò. Nhưng con Quê và thằng Bò không giận mà mừng vui:“Tao cứ tưởng...té ra mày tốt, mày mới là tốt.
“Cút. Tao bảo cút. ĐM, muốn ăn đòn phải không?”
Thằng Hôi nắm cổ thằng Bò như nhấc bỗng một con chó, xong ném xuống đất. Thằng Bò đau quá nổi khùng nhào tới cắn hụt thằng Hôi một cái. Thằng Hôi quay lại nhổ một bãi nước, dọa:
“Tao vô thăm con Lé mà thấy mày chưa đưa là tao úynh bỏ mẹ mày. Coi chừng...”
Thằng Bò nhe răng:
“Đại ca tốt. Đại ca tốt...”
Con Quê đứng nhìn sửng. Làm sao nó tin vào mắt mình được. Tự nhiên nó bắt cười và ôm bụng cười mãi, cười chảy cả nước mắt.

<< CHƯƠNG 10. | CHƯƠNG 12. >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 419

Return to top