Cách đánh của tên lửa ra sao?
Mắc Na-ma-ra, nguyên bộ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ trong thời kì chiến tranh Việt nam, tác giả của "hàng rào điện tử Mắc Na-ma-ra" nổi tiếng.
Có thể nói tỉ lệ máy bay Mỹ bị tên lửa ở miền Bắc hạ là cao nhất, chừng 60%. Đó là tên lửa SAM-2 và nhất là SAM-3 do Liên xô chế tạo. Chúng tôi đã sơn phủ màu xanh và nâu loang lổ trên màu bạc vốn có để ngụy trang. Tên lửa thường được đặt trong ụ công sự, bố trí trên trận địa theo hình tam giác, cách nhau hai, ba kilômét, mỗi trận địa có một xe chỉ huy nối liền với ra-đa. Cái khó nhất của đơn vị tên lửa là máy bay Mỹ thả rất nhiều bó kim loại trải dài và rộng trên trời, làm thành những mục tiêu giả lấp lánh trên màn ra-đa. Rất khó phân biệt chấm nào là của máy bay, chấm nào là của các giải nhiễu. Các chiến sĩ ra-đa, đặc biệt là chiến sĩ tìm mục tiêu trên màn huỳnh quang phải rất nhạy cảm, tích lũy kinh nghiệm lâu ngày, tinh nhạy để "tóm" được mục tiêu thật giữa những chấm hỗn loạn ấy. Họ luyện tập rất kỳ công đôi mắt phân biệt thật-giả mà mắt thường khó làm được. Lại phải hiểu quy luật của đường bay của đối phương, đội hình bay của những F-105, F-4, B-52... độ giãn cách, tốc độ... để sớm nhận ra và bám chặt mục tiêu. Cũng phải hiểu đường bay của máy bay Mỹ là thường phóng đến các điểm chuẩn để đi vào hoặc đi ra vùng châu thổ sông Hồng, vào cửa ngõ thủ đô Hà Nội, chẳng hạn như bay đến điểm chuẩn là đỉnh núi Tam đảo, Ba Vì, hoặc ngã ba sông Lô và sông Thao, cửa sông Hồng... theo lời khai của phi công Mỹ bị bắt. Các chiến sĩ ra-đa trẻ quen nhận ra mục tiêu, có nhiều kinh nghiệm là rất hiếm, rất quý, được coi là "mì chính" của đơn vị, được cho ăn gan lợn, dầu cá (để làm cho mắt tinh), được uống hạt "khải tử" (thuốc Bắc) cũng để sáng mắt.
Khi mục tiêu đã nhận ra rồi thì thời cơ bấm nút phóng tên lửa là quan trọng nhất. Thường hai tên lửa được phóng liên tiếp, nối đuôi nhau bay về hướng mục tiêu. Góc độ tiếp cận máy bay hẹp thì tên lửa sẽ lao theo luồng nhiệt của máy bay phun ra phía sau để tới gần mục tiêu và nổ.
Tên lửa cũng tác chiến theo cách đánh "du kích", tránh trận địa cố định, luôn di động, kết hợp tên lửa thật và trận địa tên lửa giả, tên lửa nghi binh, mang tên lửa đi phục kích, đón lõng máy bay Mỹ ở nơi nào đó theo phán đoán của chỉ huy.
Ông còn nhớ vụ Mỹ định giải thoát tù binh Mỹ ở Sơn Tây như thế nào không?
Tôi nhớ vụ đó xảy ra vào quãng tháng 11 năm 1972. Lúc bấy giờ có một trại giam phi công Mỹ ở miền Bắc đặt tại Sơn Tây. Để thu thập tài liệu cho cuốn sách đang viết là cuốn "Người hùng Mỹ chóng mặt", tôi đã phỏng vấn gần hai trăm tù binh Mỹ, hầu hết là những phi công lái máy bay.
Trước đó hai tháng, vào tháng 9.1972, tôi lên trại giam ở Sơn Tây và đã ở trại đó hai ngày. Trong trại có khoảng hơn sáu chục phi công Mỹ và tôi còn nhớ có hai người da màu, trong đó còn có một người Mỹ gốc Nhật Bản. Trận giải cứu tù binh Mỹ không thành, khi trong ba máy bay trực thăng của toán giải cứu đổ bộ xuống, có một chiếc hạ xuống sân trại giam bị vướng vào một cây bàng, nên không cất cánh lên được, đành phải bỏ lại. Ngày hôm sau tôi đã lên trại, tận mắt chứng kiến nơi bị biệt kích Mỹ tập kích. Lý do thất bại của phía Mỹ rất đơn giản là số tù binh ở trại đã được chuyển đi trước đó hơn hai tuần. Sự di chuyển này hoàn toàn nằm trong kế hoạch đã định sẵn, không phải do ý định giải cứu của Mỹ bị lộ. Qua tìm hiểu từ các tài liệu của Mỹ, tôi được biết tình báo trên mặt đất của họ rất yếu. Phía Mỹ chỉ dựa vào ảnh chụp được qua máy bay do thám của họ để phân tích, phán đoán ở vùng đó có một trại giam và có người Mỹ ở đó và họ đã quyết định giải cứu. Kế hoạch giải cứu được tổ chức, chuẩn bị rất công phu. Họ đắp sa bàn qua bản đồ khu vực Sơn Tây có trại giam, lập mô hình giống hệt với thực địa, nơi đổ quân giải cứu, gồm có lô cốt, nhà cửa, trại giam. Các đơn vị biệt kích của Mỹ đã được huấn luyện đặc biệt trên một hòn đảo bí mật. Vào lúc nửa đêm, máy bay lên thẳng của Mỹ chở quân biệt kích đi giải cứu xuất phát từ Thái Lan và bay khá cao rồi hạ xuống khu vực đổ bộ. Toán giải cứu hoạt động trong khu vực trại giam khoảng 40 phút. Do không có tình báo mặt đất nắm sát tình hình, nên trong thời gian chuẩn bị tập kích số tù binh đã được chuyển đi mà phía Mỹ vẫn không hay biết. Cuộc giải cứu không thành công, phải bỏ lại một máy bay lên thẳng và bắt mang theo ba, bốn bộ đội địa phương để khai thác tài liệu.
Qua sự kiện nói trên, chứng tỏ người Mỹ không tổ chức được mạng lưới tình báo mặt đất có hiệu quả trong thời kì chiến tranh phá hoại bằng không quân ở miền Bắc, để cung cấp những tin tức xác thực, giúp cho những hành động quân sự của Mỹ đạt kết quả như họ mong muốn. Kế hoạch tổ chức tập kích giải cứu tù binh Mỹ ở Sơn Tây là một bài học thấm thía đối với Mỹ.
Cuộc chiến của Mỹ ớ Việt nam là bật khả thắng (unwinnable). Một số người nhận định như thế. Ngay cả ông Mắc Na-ma-ra[6] và học giả Sten-/ây Kanốp cũng vậy. Còn ông?
Có điểm tôi đồng ý và cũng có điểm tôi không đồng ý!
Cuộc chiến tranh ở Việt nam đối với Mỹ không thể giành được chiến thắng, vì trước hết là về mặt chính trị. Chính quyền ở miền Nam do Pháp dựng lên trong một cuộc chiến tranh chiếm lại thuộc địa: nhân dân cả hai miền Bắc và Nam lúc đầu đều tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bảo Đại rồi Ngô Đình Diệm đều là vua, quan thời thuộc địa. Mỹ đã thế chân Pháp sau khi nhận gánh phần chính chi phí của cuộc chiến tranh của Pháp. Do đó chính quyền Ngô Đình Diệm rất khó có danh nghĩa "yêu nước", "cách mạng , "dân tộc" đối với cả nhân dân ở hai miền Nam, Bắc. Chỗ yếu rất cơ bản và không thể khắc phục được này của chính quyền Diệm và của cả Mỹ đã được chính quyền cộng sản ở miền Bắc ra sức khai thác và đã khai thác có hiệu quả, trong khi chính họ cố che giấu bản chất độc đoán và phụ thuộc vào quốc tế cộng sản của họ. Họ giương cao được ngọn cờ "yêu nước", "cách mạng", "dân tộc", chính nghĩa.
Tính chất gia đình trị, quan liêu, phong kiến của chính quyền Ngô Đình Diệm và các cuộc đảo chính của các tướng của quân đội miền Nam (đều do thực dân Pháp đào tạo và đưa lên) chỉ làm cho chỗ yếu ấy càng yếu hơn mà thôi. Cũng cần hiểu rõ một điều trong điều kiện lịch sử hồi đó ở miền Nam Việt nam, không có một tổ chức chính trị, đảng phái nào có đủ thế lực và uy tín để Mỹ có thể dựa vào. Việt nam quốc dân đảng, Đại Việt, Duy Dân... vốn đã yếu lại đã bị đảng cộng sản thanh trừng, các đảng phái như Cao Đài, Hòa Hảo cũng chỉ có thế lực ở một số địa phương...
Như vậy, ông không đồng ý với nhận định Mỹ không thể thắng ớ điểm nào?
Tôi cho rằng, Mỹ không thể giành chiến thắng.
Nhưng như thế không có nghĩa rằng Mỹ đã thua sạch trơn như vừa qua là điều tất yếu? Mỹ có thể tránh được thất bại hoàn toàn, nặng nề như đã thua hồi 1973 và 1975.
Việc Mỹ thất bại trắng tay, không còn gì tại chỗ và chế độ miền Nam phải đầu hàng vô điều kiện không phải là định mệnh? Theo tôi, Mỹ không thể thắng, nhưng cũng có thể không thất bại như đã thấy. Các ông đã để lỡ mất nhiều thời cơ có thể thắng điểm trong một số keo vật - như các đô vật thường nói - và có thể duy trì một thế cò cưa, dây dưa, bất phân thắng bại, từ đó dẫn đến một cuộc thương lượng để đạt được một thỏa hiệp, nhân nhượng nhau (compromis). Bây giờ chiến tranh đã đi hẳn vào dĩ vãng hơn hai mươi năm, một trang sử mới đã lật qua, hai nước đã bình thường hóa và có thể kết bạn. Với tình bạn, tôi có thể nói điều mà khi còn chiến tranh không thể nói ra giữa hai đối thủ
Theo ông, bằng cách nào Mỹ có thể tránh được những thất bại như của họ ở Việt nam cách đây 20 năm.
Trước hết, với tình bạn, tôi có thể nói thật về cảm tưởng của tôi và một số người chỉ huy cấp cao Quân đội Nhân dân Việt nam về cung cách chỉ huy của phía Mỹ. Các bạn đánh trận theo kiểu nhà giàu. Do đó, các bạn quen phác ra kế hoạch quân sự với hàng chục đến hàng trăm ngàn quân lính, hàng vạn, chục vạn tấn bom, hàng chục vạn quả đại bác, tốn kém hàng trăm triệu, hàng tỷ đô-la, và từ đó tin rằng nắm chắc phần thắng.
Chúng tôi là con nhà nghèo, phải dè xẻn lực lượng, tính toán chi li từng khẩu súng, từng viên đạn, từng cân lương thực... Do đó, chúng tôi luôn nghĩ cách làm sao để có thể đạt hiệu quả cao nhất với ít tổn thất nhất, dùng ít lực lượng nhất, sử dụng ít súng đạn nhất. Chúng tôi phải nghĩ ra cách đánh đặc công, công kích bằng những cách đánh đặc biệt, đánh hiểm. Đánh trúng huyệt, trúng điểm trọng yếu hoặc yếu nhất của đối phương là cách đánh hiểm, không cần nhiều sức mạnh, vũ khí ghê gớm. Chỉ cần điểm đúng huyệt là đối thủ có thể bị tê, liệt, cứng đờ, không còn khả năng phản ứng và lăn kềnh, bất tỉnh. Nói theo cách nói có hình ảnh, chúng tôi buộc đối phương cùng đánh chén, nhưng giấu kỹ dao, nĩa, muỗng, chỉ dùng toàn đũa để tận dụng thế mạnh riêng của mình.
Liệu người Mỹ chúng tôi có thể đánh hiểm không?
Có chứ! Tôi đã đi qua đường mòn Hồ Chí Minh một số lần, từ khi nó mới chỉ là đường mòn, với các đoàn vận tải vác vai, mang gùi sau lưng. Đi qua đường số 9 phải trải bao tải để bước lên, không để lại một dấu vết nào. Về sau thành con đường có thể dùng xe đạp thồ và đẩy bằng tay. Mỗi đơn vị thồ có từ 50 đến 200 xe đạp, cứ sáng thồ đi, chiều đạp xe trở về trạm. Sau năm 1965, con đường đó trở thành đường vận tải cơ giới với nhiều nhánh chằng chịt ngang dọc, với một lực lượng quân đội có quân số bằng hai quân đoàn, có đủ loại binh chủng: vận tải ô tô, xưởng sửa chữa xe, trạm cấp xăng dầu, kho gạo, kho thuốc, kho vũ khí, công binh sửa chữa cầu đường, cả những đơn vị thanh niên xung phong nam nữ đông đảo, rồi pháo binh, cao xạ, quân y với các trạm xá, bệnh viện dã chiến; các đơn vị thông tin, ra-đa, các đơn vị phá mìn, bảo vệ đường vận chuyển...
Tôi nhiều lần gặp tướng Đồng Sỹ Nguyên, tư lệnh đơn vị 559 (thành lập từ tháng 5.1959) là đơn vị chuyên lo việc vận chuyển và bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh. Năm 1972 ông là đại tá, tư lệnh 559. Hai năm sau, ngày 22.12.1974 (nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân) ông được thăng vượt cấp lên trung tướng. Sau này ông vào Bộ Chính trị, giữ chức phó thủ tướng từ năm 1964 đến 1968. Ông Nguyên rất lo quân Mỹ có thể đánh vào đường Hồ Chí Minh. Ông nói với tôi: "Nó đánh bằng bom, không ngại gì, bằng B-52 cũng không đáng lo! Lo nhất là nó dùng bộ binh hoặc quân đổ bộ đường không bằng dù, bằng trực thăng chiếm hẳn một đoạn. Cả mạng lưới tổ chức rất phức tạp sẽ bị đảo lộn. Vận chuyển chắc chắn sẽ bị đình trệ, vì đây là đường độc đạo!
Các bạn tôi, các đại tá và thiếu tướng ở Bộ tổng tham mưu cũng lo lắng nói với tôi hồi năm 1965, 1966: "Nó mà dùng hai hoặc ba sư đoàn Mỹ và Sài Gòn đánh chiếm một đoạn đường Hồ Chí Minh thì gay, gay lắm! Các cụ (nghĩa là những người lãnh đạo cao nhất) lo nhất ở điểm này!"
Đường Hồ Chí Minh đi qua phần lớn vùng rừng núi không có dân hoặc rất thưa dân, có đoạn nằm trên lãnh thổ Việt nam, có đoạn ở đất Lào, đất Căm-pu-chia, nhưng không có cột mốc đánh dấu. Đến tận năm 1970, có cuộc hành quân Lam Sơn 719 vùng Sê-pôn (Tchépone), sát miền Bắc, thì tình thế quân sự đã khác hắn. Mỹ đã rút nhiều quân ra khỏi miền Nam, quân đội miền Bắc đã lớn mạnh hẳn lên.
Vậy mà trong suốt một thời gian dài, từ năm 1964 đến năm 1969, bộ binh Mỹ và quân đội Sài Gòn vẫn không hề dùng bộ binh đánh vào đường vận chuyển chiến lược. Họ chỉ ném bom, thả chất hóa học, tung thám báo tới khu vực đó để thăm dò. Theo tôi, đánh hiểm là đánh vào đường vận chuyển chiến lược, cái cuống nhau (ombilical) nuôi dưỡng cuộc chiến đấu của toàn dân miền Nam. Hồi năm 1965, mỗi ngày cứ đưa được 50 tấn vũ khí đạn dược qua đường mòn Hồ Chí Minh vào miền Nam là đạt yêu cầu. Nếu đưa được 100 tấn hay nhiều hơn là vượt mức, dưới 50 tấn là đáng lo. Đánh vào đường mòn đó là đánh vào dạ dày và là đánh đường độc đạo duy nhất từ Bắc vào Nam. Chỉ chiếm một đoạn thôi, một quãng từ 50 đến 80 cây số, không cần phải chiếm cả đoạn đường dài 800 cây số, cũng đủ làm đảo lộn việc vận chuyển hằng mấy tháng? Không cần dùng quân đông như trong chiến dịch Gian-xơn Xi-ti hay trong chiến dịch Xê-đa Phô tới ba, bốn chục ngàn quân Mỹ. Chỉ cần một phần mười số quân ấy là đủ. Đánh vào đường mòn là đánh hiểm, vì quân của đối phương tập trung xung quanh khu vực đường mòn khá đông, nhưng phần lớn lại là các đơn vị quân hậu cần, giữ kho, sửa đường, vận tải, không phải là những đơn vị quen chiến đấu.
Có điều thật khó hiểu là, tại sao quân Mỹ đã đánh vào Căm-pu-chia bằng bộ binh Mỹ tháng 5.1970, mà họ lại không đánh vào một đoạn nào đó của đường vận chuyển chiến lược Bắc-Nam nói trên!
Đánh vào đường mòn Hồ Chí Minh còn gọi là đánh hiểm, vì ở đó hầu như không có dân chắc chắn dư luận thế giới và dư luận Mỹ sẽ không phản ứng gay gắt như đánh sang Căm-pu-chia hay đánh vào vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội, Hải Phòng... mà hiệu quả quân sự sẽ lớn, sâu rộng về cả thời gian lẫn không gian.
Ngoài ra, phía Mỹ còn có thể đánh hiểm như thế nào nữa?
Có chứ!
Hồi năm 1962 và đầu năm 1963, khi tôi đang ở Vinh, Quân khu 4 giao cho chúng tôi tuyển lựa, huấn luyện quân sự và chính trị những cán bộ quân sự chuẩn bị được đưa vào miền Nam. Lúc ấy, chúng tôi chỉ tuyển chọn từng người một, chủ yếu là từ các đơn vị người miền Nam tập kết ra miền Bắc sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và đưa họ trở lại miền Nam với số lượng thấp, mỗi đợt độ vài chục người. Chúng tôi đưa họ vào ít vì lo rằng nếu đưa đơn vị lớn vào, Sài Gòn sẽ trả đũa và dùng đơn vị lớn đánh ra miền Bắc. Sau khi các đơn vị lớn của Mỹ đổ vào miền Nam, Quân khu 4 được lệnh chuẩn bị, đề phòng quân Mỹ đổ bộ lên miền Bắc, mà trước tiên là khu vực thuộc Quân khu ở phía nam sông Gianh. Tất cả các huyện trong khu vực ấy đều được chuẩn bị. Tự vệ, dân quân đều diễn tập chống quân đổ bộ bằng đường biển và đường không. Các bãi trống đều được cắm chông tre và chông sắt để chống quân nhảy dù, các bờ biển cũng được cắm chông. Hàng năm, Quân khu 4 thường tổ chức diễn tập vào mùa thu. Cứ năm này diễn tập thực binh (có quân của ba sư đoàn và lữ đoàn đóng ở vùng giới tuyến, các trung đoàn bộ đội địa phương của các tỉnh, các tiểu đoàn của các huyện và dân quân các xã tham gia), thì năm sau lại tổ chức diễn tập sở chỉ huy (không có thực binh), dành riêng cho các cơ quan chỉ huy. Bao giờ đề tài diễn tập cũng là chống quân đổ bộ và quân nhảy dù từ miền Nam, từ năm 1963 có thêm đề tài chống quân Mỹ cùng với quân đội Sài Gòn đổ bộ ở phía nam sông Gianh và nhảy dù chiếm các vùng sát giới tuyến như Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình...
Các viên tướng ở Bộ tổng tham mưu từ Hà Nội vào kiểm tra cuộc diễn tập lớn đều cho rằng tình huống đề ra rất sát với thực tế, vì khi miền Bắc đã đưa từng trung đoàn và từ năm 1964 từng sư đoàn vào miền Nam, thì quân Sài Gòn và sau đó quân Mỹ có thể "đáp lại" cũng ở cỡ tương đương. Họ sẽ cho từng sư đoàn đổ bộ hay nhảy dù xuống Quân khu 4, đặc biệt là vùng cán xoong[7] hẹp, bị kẹp giữa một bên là biển, một bên là núi. Hạm đội 7 của Mỹ đang chực sẵn ngoài khơi biển Đông sẽ tham chiến.
Sau này, vào năm 1977, khi tôi đi trong đoàn quân sự do đại tướng Võ Nguyên Giáp[8] dẫn đầu sang Liên xô, Ba Lan, Đông Đức, Hungari, Trung Quốc... tôi có dịp hỏi tướng Giáp về thời kỳ chiến tranh Việt-Mỹ. Trong đoàn còn có thượng tướng Lê Trọng Tấn, Tổng tham mưu trưởng. Tướng Giáp nhắc lại: hồi năm 1964, 1965, ông rất lo là quân Mỹ và quân miền Nam đổ bộ và nhảy dù chiếm một vùng nhỏ ở Quân khu 4. Rất lo vì lúc ấy Liên xô chưa chắc đã có hành động gì, vì ở quá xa. Còn Trung Quốc thì đã nói rõ là họ bất động! Họ bị cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1951-1953 làm nản chí, e ngại. "Chống Mỹ viện Triều" đã quá tốn kém, nay lại "chống Mỹ viện Việt" thì không còn sức nữa? Ông Giáp lo vì Mỹ rất dễ hành động như vậy, không cần nhiều quân, chỉ một, hai sư đoàn với một phần hạm đội 7 và không quân ở miền Nam, ở Thái Lan là thừa sức làm việc ấy. Họ sẽ làm cho miền Bắc khó duy trì được sự chi viện miền Nam, mà phải lo dành lực lượng để bảo vệ miền Bắc, căn cứ hậu phương lớn của cả nước. May quá, điều ấy đã không xảy ra? "Nếu không thì chiều hướng chiến tranh sẽ không thuận lợi như đã xảy ra!", ông mỉm cười kết luận như vậy.
Cũng vào dịp ấy, tôi phỏng vấn đùa tướng Lê Trọng Tấn: "Nếu anh là tướng Mỹ hồi chiến tranh, anh sẽ chỉ huy ra sao, với hành động quân sự gì?
Tướng Tấn vốn ít nói, thâm trầm, nổi tiếng là nhiều kinh nghiệm, có năng khiếu chi huy, đã trả lời tôi:
"Họ có phương tiện cơ động lớn, nhưng họ không có cách đánh hiểm. Tôi mà là chỉ huy quân đội Mỹ, thì hồi năm 1964, 1965, tôi sẽ tiến công chiếm một đoạn đường Hồ Chí Minh, đồng thời đổ bộ lên một vùng nhỏ ở Đồng Hới, Quảng Bình. Có thể làm hai cuộc tiến công đó trước sau một thời gian, cũng có thể đồng thời, thế mới là đánh hiểm. Tất nhiên họ không thể thắng, nhưng họ có thể tránh khôi thua đậm như vừa qua!"
Tôi nhớ lại hồi ấy, nghị quyết của Quân ủy Trung ương có một điểm nói rõ: Phải cố gắng kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, ngăn chặn chiến tranh lan rộng, buộc địch phải thua trên chiến trường miền Nam, không để cho chiến tranh trên bộ lan ra miền Bắc, hạn chế cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và kéo địch phải xuống thang ớ cả hai miền.
Đọc những tài liệu, hồi ký của Mỹ, gặp các nhà chính trị, quân sự Mỹ, tôi thấy họ hiểu đối phương còn thiếu sâu sắc, có thể nói là hời hợt?
Có học giả Mỹ cho rằng, Hoa Kỳ thua ở Việt nam vì đã không dám động đến Lào đang bị ràng buộc bởi Hiệp định năm 1962 về Lào. Do đó Hoa Kỳ đã không dám tiến công thẳng vào đường mòn Hồ Chí Minh, mà phần quan trọng nhất của nó nằm trên đất Lào?
Theo tôi biết, đây là chính kiến của ông Noóc-man Han-na (Norman B. Hannah), năm 1962 là phó vụ trưởng Vụ Đông Nam á, Bộ Ngoại giao Mỹ, sau đó là cố vấn chính trị cho Tư lệnh quân Mỹ ở Thái Bình dương (Political advisor to the Commander in Chief pacific, CINCPAC). Ông Noóc-man Han-na từng viết cuốn sách có nhan đề: "Chìa khóa của thất bại: Lào và cuộc chiến tranh Việt nam" (The key of failure: Lao and the Vietnam war -Madison Books, 1987). Hen-ry Kít-xinh-giơ[9] trong cuốn hồi ký "Nền ngoại giao" (Diplomacy), xuất bản năm 1996, đã kể lại rằng Ken-nơ-đi (J. Kennedy)[10] khi nhậm chức tổng thống đã theo ý kiến người tiền nhiệm của mình là Ai-xen-hao (Eisenhower) rất quan tâm đến nước Lào. Ken-nơ-đi cho rằng nền độc lập và trung lập của Lào là cần thiết cho sự ổn định của Đông Nam á. Sau thất bại ở vịnh Con lợn (thuộc Cuba), Ken-nơ-đi có ý định dùng thương lượng để bảo vệ nền trung lập của Lào. Cuộc thương lượng về Lào kéo dài hơn một năm và kết thúc với một hiệp định quốc tế vào tháng 7.1962. Tất cả cố vấn và nhân viên quân sự nước ngoài Mỹ, Thái Lan, Việt nam đều phải rút khỏi Lào dưới sự kiểm soát quốc tế. Mỹ và Việt nam đều cam kết tôn trọng quy chế trung lập của Lào.
Tôi đã nhiều lần đi qua các vùng Thượng Lào và Hạ Lào, ở cả phía tây Trường Sơn lẫn đông Trường Sơn. Dân Lào ở vùng này rất thưa thớt và lạc hậu. Họ không dùng tiền, mà trao đổi vật phẩm lấy những hàng hóa mà họ cần, như mang gà đổi lấy kim chỉ, mật ong đổi lấy khăn mặt, ngô, thịt rừng đổi lấy thuốc men v.v... Nhân dân ở đây không hiểu gì về tình hình trong khu vực và trên thế giới. Họ không có giao lưu với bên ngoài nơi họ ở. Khái niệm nước Lào ở họ cũng rất mơ hồ.
Lính Bắc Việt nam chúng tôi có thể sống trong rừng Lào rộng bạt ngàn mà ít ai biết. Nhưng khi quân Mỹ đến Lào thì cả thế giới biết ngay qua các hệ thống truyền tin, săn tin của phương Tây.
Sau Hiệp định về Lào, chúng tôi tuyên bố phía Việt nam đã thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định, rút hết quân về nước. Thực ra, lúc đó quân chiến đấu Việt nam chỉ rút một ít để tượng trưng. Núi rừng bạt ngàn, không có doanh trại, chỉ đóng quân trong rừng rậm, làm sao mà biết được! Có lúc quân đội Việt nam ở Lào vẫn còn đến ba, bốn chục nghìn, hàng chục tiểu đoàn và nhiều trung đoàn. Các đơn vị ấy hoạt động ở Sầm Nưa, Phong Xa Lỳ, Xiêng Khoảng, quanh Viên Chăn, Luang Pha Bang, Khăm Muộn, Bô-lô-ven... Bằng chứng sự về có mặt của bộ đội Việt nam? Tuy có, nhưng Hà Nội phủ nhận hết. Hà Nội luôn lập luận: lừa được đối phương, giấu được dư luận quốc tế là thành tích, vì tuy lừa dối, nhưng đã là vì cách mạng, vì chính nghĩa thì không cần phải phân vân, băn khoăn.
Theo ông, Hoa Kỳ có thể có một cách tác chiến khác với những cách đã làm không?
Tôi nghĩ, chiến tranh đã kết thúc, không thể làm lại những gì đã qua. Không thể như đánh bài, thua ván này, xóa đi chơi ván khác. Chiến tranh là một thử thách ghê gớm cho toàn xã hội về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa và truyền thông trong khu vực và trên lĩnh vực quốc tế.
Do điều kiện lịch sử, tôi đã ở một phía của chiến tranh và phía ấy đã thắng. Dù sau khi chiến thắng, tôi trở thành người đối lập với chế độ chính trị độc đoán của đảng cộng sản, nhưng không vì thế tôi lại đặt ra vấn đề mong muốn chiến tranh kết thúc một cách khác như nó đã kết thúc. Đây là việc đã rồi. Tuy nhiên, có ý kiến của tướng Bruce Palmer trong cuốn "Chiến tranh 25 năm -- vai trò quân sự của nước Mỹ ở Việt nam" do nhà xuất bản Báo chí thuộc trường đại học Kentucky (The University Press of Kentucky) phát hành năm 1984, tôi cho là xác đáng. ở phần cuối cuốn sách, trong các trang 183, 184, 185, tướng Pan-mơ đã có những suy nghĩ độc đáo sâu sắc, hợp lý. Đại thể là:
Quân Mỹ tập trung đại bộ phận ở phía bắc vùng chiến thuật I, sát giới tuyến quân sự tạm thời (khu phi quân sự - demilitarized zone DMZ). Lực lượng đồng minh của Việt nam Cộng Hòa gồm hai sư đoàn Đại Hàn (Nam Triều Tiên) cũng đóng tại đây và mang tên là lực lượng quân sự quốc tế với việc tổ chức phòng thủ vững chắc bằng công sự, hỏa lực pháo binh trải dài từ ven biển lên đến biên giới Lào hoặc khi cần có thể kéo dài sang đất Lào.
- Hải quân Mỹ thường xuyên duy trì sự đe doạ vùng ven biển miền Bắc Việt nam, các đơn vị hải quân và thủy quân lục chiến có thể đổ bộ bất cứ lúc nào vào một số địa phương quan trọng ở miền Bắc, không quân và hải quân Mỹ có thể phong tỏa các hải cảng của miền Bắc.
- Quân đội Việt nam Cộng hòa, được phía Mỹ trang bị và huấn luyện, đảm nhận bảo vệ an ninh lãnh thổ miền Nam Việt nam, một khi có thêm lực lượng quốc tế (gồm Mỹ và đồng minh) hỗ trợ, thì sẽ là cái lá chắn che chở hữu hiệu cho miền Nam ở phía cực Bắc.
- Do vậy, không cần có quân Mỹ tác chiến trên lãnh thổ khác của miền Nam. Quân Mỹ không gây mâu thuẫn với dân sở tại, quân đội Việt nam Cộng hòa cũng không ỷ vào quân Mỹ và có thể tự lực, trưởng thành. Không quân Mỹ không cần ném bom các vùng dân cư ở miền Bắc, gây chấn động dư luận quốc tế và ở hậu phương Mỹ.
- Lực lượng Mỹ ở phía cực Bắc của miền Nam Việt nam ước tính tương đương với bảy sư đoàn vào cuối năm 1966, nỗ lực hậu cần, làm đường quân sự của Mỹ cũng tập trung ở vùng cực Bắc này, không cần xây căn cứ hậu cần quá lớn ở Cam Ranh và ở Long Bình như đã làm, sự có mặt về quân sự của Mỹ ở phía Nam (Nam của vùng chiến thuật I, vùng chiến thuật II, vùng chiến thuật III, vùng chiến thuật IV) sẽ hết sức hạn chế.
Chủ trương này luôn buộc Bắc Việt nam phải dành một đội quân lớn ở miền Bắc để phòng thủ, vì thế sẽ ngăn được quân đội từ Bắc Việt nam thâm nhập với qui mô lớn qua đường mòn Hồ Chí Minh. Nếu Bắc Việt muốn đưa nhiều quân vào miền Nam, họ phải vượt qua được hệ thống phòng thủ đã được thiết lập. Như vậy chi phí chiến tranh đối với Mỹ sẽ thấp hơn nhiều. Số quân Mỹ có mặt ở miền Nam Việt nam sẽ thấp hơn nhiều con số nửa triệu.
- Tác giả cho rằng, với chiến lược lá chắn và can thiệp có lựa chọn và hạn chế như thế, thì thế cân bằng Bắc-Nam có thể được duy trì lâu dài như ở hai miền Bắc-Nam của Triều Tiên và sẽ đưa đến một giải pháp hòa bình thông qua thương lượng trong tương lai.
Sáng kiến "chậm trễ", "vuốt đuôi" của tướng Pan-mơ cho thấy từ đầu nhà cầm quyền Mỹ, giới quân sự cấp cao Mỹ không có lề lối dân chủ, không thảo luận rộng rãi dể tìm ra một quyết định hợp lý nhất. Tôi nghĩ đây là bài học sâu sắc nhất, thích đáng nhất trong cuộc chiến tranh Việt-Mỹ. Mỹ chưa huy động được trí tuệ của nhiều người để có một quyết định tối ưu, chọn ra một phương án hợp lý, khôn ngoan nhất trong nhiều phương án đã được kiến nghị.
Ông có thể cho biết một vài kỷ niệm sâu sắc của ông về con đường vận chuyển chiến lược đó?
Về đường mòn Hồ Chí Minh, tôi đã đi qua vài lần. Kể từ khi nó bắt đầu được xây dựng vào quãng cuối năm 1961, đầu năm 1962 ở tỉnh Bình Trị-Thiên. Lúc đó, người ta chỉ có thể đi bộ vận chuyển bằng gùi thô sơ trên vai. Đặc biệt thanh niên dân tộc người Ka-ho quen gùi từ bé nên họ gùi qua suối, qua cầu hẹp rất nhanh. Sau này con đường được mở rộng, đến năm 1963 người ta có thể đi được bằng xe đạp và tôi cũng có dịp đi qua đó. Năm 1972, tôi lại đi qua đường mòn. Lúc ấy nó đã trở thành con đường vận chuyển bằng xe cơ giới. Tôi có nhiều kỷ niệm về con đường này. Trước hết, việc vượt qua con đường này là hết sức gian khổ, chưa kể đến nguy hiểm do bom đạn của đối phương gây ra bất cứ lúc nào. Khi đi qua đấy, theo chúng tôi biết, binh sĩ có đến mười kiểu chết khác nhau. Chết vì đau ốm bất ngờ giữa đường mà không kịp đưa đi viện, như đau ruột thừa cấp tính. Chết do cây đổ. Chết do bị rắn độc cắn. Chết do bị hổ vồ. Chết do lạc đường. Chết do bị nước lũ cuốn di hoặc do bị đói. Chết do sốt rét ác tính. Chết do bị kiết lỵ mãn tính rồi kiệt sức. Chết do trượt chân khi mưa gió, rơi xuống vực thẳm. Chết do bão, lụt, nước dâng bất ngờ. Chết do qua cầu, cầu gãy, bị nước lũ cuốn. Chết do đất lở, đá đè. Đấy là chưa kể chết do bom, mìn muỗi, mìn dây. Rồi đi bộ. Mỗi ngày đi độ mười ba, mười bốn giờ đồng hồ. Khi đó không muốn mang theo bất cứ cái gì trên người, mà chỉ muốn bỏ lại cho nhẹ, càng nhẹ càng tốt, tính từng gram một. Thậm chí, đồ ăn không để trong hộp, mà dồn vào túi ni-lon cho nhẹ, gồm lương thực, ít đường, ít sữa, ít muối, thịt cá rang thật mặn để ăn dè và để được lâu. Quần áo mặc thật gọn, đủ mức tối thiểu, mỗi người chỉ mang hai bộ để thay đổi, một chiếc võng và một túi thuốc men cần thiết v.v... Cho nên, thường mỗi người có thể mang ba chục cân, có người mang bốn chục cân và bao giờ cũng phải có dự trữ mười cân gạo. Đường mòn không bằng phẳng, thường phải lội suối, leo dốc trong rừng rậm, trên lưng lại đeo nặng nên mỗi người dùng một chiếc gậy chống để đi. Tôi đi có khi ròng rã sáu, bảy tháng trời, có những lúc thịt ăn không hết, do bắn được một hai chú voi. ăn không hết thì cho vào túi ngâm xuống suối cho lạnh để giữ thêm một vài tuần cho những toán đi sau có thể ăn tiếp. Có khi đánh bắt được cá to nặng tới chục cân ở những con suối lớn, có khi bắn được đàn khỉ nhưng lại thiếu gia vị hành tỏi.. để chế biến cho ngon. Đấy là một vài kỷ niệm trên đường mòn Hồ Chí Minh. Tuy gian khổ, nguy hiểm luôn đe dọa, nhưng cũng rất vui. Anh em lính trẻ hát hò, kể chuyện, ghi nhật ký, nghe đài để biết tin tức thời sự. Từng đoàn xe vào ra nhộn nhịp, sống động thôi thúc:
"Xe không kính không phải vì xe không có kính, Bom giật, bom rung, kính vỡ mát rồi..."[11]
Ông có thể cho biết chút " về đường ống dẫn dầu của quân đội Bắc Việt?
Vào cuối năm 1963, ở Bộ Tổng Tham Mưu có cuộc thảo luận về phương án mở rộng, hiện đại hóa đường mòn Hồ Chí Minh - đường vận chuyển chiến lược Bắc-Nam. Có hai quan điểm đối chọi nhau:
- Duy trì đường mòn; chủ yếu là thồ bằng xe đạp và gùi bằng sức người. Trung bình sức người gùi được 60 đến 80 kg, xe đạp thồ được 180 đến 220 kg mỗi chuyến. Theo phương châm kiến tha lâu đầy tổ. Đường hẹp, ẩn trong rừng rậm, tránh được máy bay địch đánh phá. Mở rộng sẽ dễ bị phơi trần, bị đánh phá, cắt đứt.
- Mở rộng, cơ giới hóa, lập thành binh đoàn lớn, tổng hợp, có cao xạ, pháo binh, công binh, vận tải hệ thống kho hàng, trạm sửa chữa và đường ống dẫn dầu. ý kiến này thắng thế, phê phán ý kiến trên là du kích, cò con, bảo thủ, lạc hậu. Được thực hiện từ cuối năm 1968.
Lúc đầu xăng chở bằng thùng phuy lớn, chở bằng xe tải, có nơi thả cho trôi, chảy theo các dòng sông.
Đến 1968, được chở từ Liên xô sang một bộ đường ống dã chiến dài 200 km với hơn 20 máy bơm PNU 35/7 0.
Vùng đầu tiên được đặt là Vinh - Nam Đàn - Linh Cảm (Nghệ Tĩnh). Ngày 22-6-1968, bắt đầu đặt qua sông Lam 500 mét đường ống đầu tiên.
Đoạn đầu tiên dài 42 km từ xã Nam Thanh, vào đến xã Nga Lộc đặt xong và bơm thử có kết quả ngày 10-8-1968. Cuối năm 1968, đường ống được đặt qua đèo Mụ Giạ (qua biên giới Việt-Lào) trên đường số 12.
Đầu năm 1969, đường ống vượt Trường Sơn đến kho Na Tông trên đất Lào cung cấp xăng dầu cho trạm 31 của đường vận chuyển chiến lược Bắc-Nam. Tháng 3-1969 đường ống vươn đến điểm Ka-vat (Mụ Gia - Ka-vat dài 350 km). Từ đó đường ống được kéo dài theo trục đường 18, vượt qua đường số 9 đến Hạ Lào rồi hướng về phía Nam.
Đầu năm 1971 xăng dầu đã có thể chảy từ Vinh vào đến phía nam đường số 6. Đến cuối năm 1972, 65.000 tấn xăng dầu đã được bơm vào Nam; từ tháng 2-1973 (sau hiệp định Paris) đường ống vươn nhanh hơn dọc đường 14, cả phía Đông và phía Tây Trường Sơn để gặp nhau ở ngã ba biên giới.
Tháng 1-1975, đường ống vào đến Búp Răng, rồi đến Lộc Ninh. Thế là đường ống xăng dầu đi từ biên giới Việt Trung vào đến tận Bù Gia Mập ở miền Đông Nam Bộ, chiều dài là 4.900 km (do nhiều đoạn phải đặt quanh co theo địa hình), với 316 trạm vừa bơm vừa đẩy, với 101 kho bể hàn cố định và bể hàn dã chiến, có sức chứa cộng lại là 880.000 mét khối xăng dầu.
Đội ngũ cán bộ, công nhân của binh chủng đường ống dẫn xăng dầu từ 30 người buổi đầu đến đầu năm 1975 lên đến 14 ngàn người, bao gồm 2 trung đoàn công binh, 9 trung đoàn đường ống, phục vụ cho vận tải quân sự thông suốt trong chiến tranh.
Trong thời gian đó, có phương án hành động nào khả dĩ có hiệu quả của phía Mỹ mà ông được biết không?
Tôi đã dự hai cuộc họp có chủ đề "Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt nam" tổ chức vào đầu năm 1996 và đầu năm 1997 ở Si-ca-gô (vùng Ken-tích-ny, Cantiglly), do Học viện hải quân Mỹ cùng ủy ban Rô-bớc Mắc Co-mích (The Robert Mc Cormick Tribune Foundation) tổ chức. Tôi có dịp trao đổi ý kiến rất bổ ích với nhiều sĩ quan và chính trị gia của Mỹ, như cựu tổng thống Giê-rôn Pho, đại tướng Oét-mo-len[12], trung tướng Giôn Cát-sman và Ha-rôn Mo, đô đốc Dum-oan (E. Zumwalt), thiếu tướng Xim-mơns (E. Simmons)..., các nhà viết sách, viết báo Đa-vít Hát-man (David Hartman), Pi-tơ Brét-xtrắp (Peter Brestrup), ê-li-da-bét Bếch-cơ (Elizabeth Becker), Ro-bớt Thim-béc (Robert Timberg), Brai-ơn van Đê-mác (Brian van Demark)...
Năm 1997 tôi cũng được mời ghé thăm Trung tâm nghiên cứu xung đột ở Việt nam tại Lúp-bốc (Lubbock), thuộc tiểu bang Tếch-dớt (Texas) và Học viện hải quân Mỹ (US Naval Academy) ở An-na-pâu-lítx (Annapolis), thuộc tiểu bang Me-ry-lan (Maryland).
Trung tướng Giôn Cát-xman, vào tháng 3.1965, sau một thời gian làm cố vấn cho chương trình "bình định,, của Sài Gòn ở đồng bằng sông Cửu Long và trở về Mỹ, ông đã viết một tập tài liệu nhan đề: "Sự yểm trợ từ bên ngoài của Việt Cộng: Phân tích và đề nghị" (External Support of the Viet Cong: an analysis and a proposal) và gửi cho Học viện quốc gia về chiến tranh (National War College). Đó là tập tài liệu nghiên cứu khá sâu sắc về mười bốn cuộc nổi dậy của nhân dân ở nhiều nước, một nửa thất bại và một nửa có kết quả, từ đó rút ra những kinh nghiệm để đề nghị hành động chiến lược ở Việt nam nhằm chiến thắng gồm hai điểm ("A Winning strategy: Block the Ho Chi Minh trai and excute a massive Pacification Proglam"). Một chi tiết đáng chú ý của Cát-xman là không dùng quân chiến đấu Mỹ ở nông thôn miền Nam Việt nam, mà cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh và thực hiện chương trình bình định miền Nam với qui mô lớn. Đến nay ông vẫn còn tiếc rằng chiến lược ấy đã không được thực thi. Tôi cho rằng, kiến nghị của tướng Cát-xman là có cơ sở thực tế. Nó không được chấp nhận hồi ấy có lẽ vẫn do căn bệnh chủ quan, cứ như thế mà làm thêm (incrementalism), do tệ sùng bái vũ khí, hỏa lực của phía Mỹ.
Tôi có nói với tướng Cát-xman rằng, ý kiến của ông là rất đáng chú ý. Chiến tranh là hành động và là phản ứng của hành động, một chuỗi dài các hành động và phản hành động. Nếu phía Mỹ áp dụng kế hoạch Cát-xman thì diễn biến chiến tranh đã có thể khác đi, cũng có thể khác hẳn với năm 1975. Tuy Mỹ khó chiến thắng, nhưng có thể sẽ ở vào thế giằng co, để đi đến một giải pháp chính trị tương xứng.
Trong chiến tranh, những cuộc tiếp xúc cấp cao giữa chính quyền miền Bắc và miền Nam đã diễn ra như thế nào? Đã có khả năng hòa giải và bình thường hóa nào đó giữa hai miền không?
Theo tôi thì không. Vì từ năm 1959, với nghị quyết 9, lãnh đạo đảng cộng sản ở miền Bắc đã theo đuổi con đường bạo lực. Từ năm 1967, con đường chung sống hòa bình giữa các chế độ chính trị khác nhau, do đảng Cộng sản Liên xô đề ra, đều bị lãnh đạo đảng Cộng sản Việt nam coi là hữu khuynh, xét lại, sai lầm đi chệch khỏi chủ nghĩa Mác-Lênin. Đã có một số thăm dò gián tiếp giữa Ngô Đình Nhu, cố vấn của Ngô Đình Diệm với ông Phạm Hùng, lãnh đạo đảng cộng sản ở miền nam hồi năm 1963, hay giữa tướng Nguyễn Khánh, thủ tướng Việt nam Cộng hòa với kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, chủ tịch chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt nam vào năm 1965... Tôi được biết đó không phải là những ý định rõ ràng, nghiêm chỉnh để hòa giải, để chấm dứt chiến sự.
Hồi ấy ý định của Hà Nội là vận động, lôi kéo thật nhiều trí thức ở Sài Gòn nhằm lập ra lực lượng thứ ba. Họ tiếp cận, tranh thủ được các nhân vật như: luật sư Trịnh Đình Thảo, tiến sĩ Lê Văn Hảo, nhà báo Ngô Công Đức, thượng tọa Thích Đôn Hậu, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, linh mục Lê Khắc Từ... và khá nhiều nhân vật khác.
Đối với các ông Diệm, Nhu, Thiệu, Kỳ, Khánh, Dương Văn Minh..., theo tôi, chính quyền cộng sản không có ý định nghiêm chỉnh để tiếp xúc và hòa giải. Lãnh đạo đảng cộng sản coi những người ấy là "không thể cải tạo được", là tối nguy hiểm, chỉ có diệt bỏ, lật đổ chứ không thể bắt tay. Họ cũng rất kỵ với những người lãnh đạo các đảng phái chính trị khác như Đại Việt, Việt nam quốc dân đảng, Duy Dân, Dân Chủ... Gần đây, Hà Nội đưa ra một bài của Tâm Chính đăng trên báo Tuổi trẻ chủ nhật ở Sài Gòn viết rằng: ông Dương Văn Minh[13] đã có liên hệ với chính quyền miền Bắc, ít nhiều cộng tác với họ từ lâu, nay xin về Việt nam. Điều đó là bịa đặt, gây hỏa mù, thổi phồng thành tích của ngành địch vận trong thời chiến tranh.
Còn với Hoa Kỳ, Hà Nội đã có ý định liên hệ với chính quyền Mỹ để giải quyết cuộc chiến tranh hay không?
Tôi nhớ lại, hồi năm 1967, Hà Nội đã có ý định móc nối để thăm dò Oa-sinh-tơn trong ý định tìm giải pháp cho cuộc chiến tranh. Sau đó, từ năm 1968, hai bên đã có các cuộc thương lượng mở ra ở Paris nên không có cuộc thăm dò nào khác, dù Oa-sinh-tơn nhiều lần cố gắng tác động đến Mát-xcơ-va và Bắc Kinh để ép Hà Nội. Ông Mai Văn Bộ, cán bộ của bộ Ngoại giao Bắc Việt nam, sau này là đại sứ của Hà Nội ở Paris (Pháp) có kể cho chúng tôi nghe và cho biết, Oa-sinh-tơn đã đặt mật danh cho vụ này "chiến dịch Pen-sin-va-nia" ("operation Pennsylvama"). Vụ này trước hết liên quan đến "phong trào Pắc-oáts" (movement Pugwash) là phong trào chính trị ở châu Âu tập hợp những trí thức chống nguy cơ hạt nhân. Henry Kissinger móc nối được với Herbert Marcovich và bạn của ông là Raymond Aubrac, hai nhân vật Pháp thân Hà Nội. Aubrac từng mời ông Hồ Chí Minh ở tại nhà mình khi thương lượng Pháp-Việt diễn ra ở Pháp năm 1946. Qua hai nhân vật trên, Oa-sinh-tơn bắn tin rằng, Mỹ sẽ ngừng và có thể chấm dứt ném bom Bắc Việt nam, một khi miền Bắc cam kết đáp ứng thuận lợi. Theo lời ông Aubrac kể lại, ngày 2l-7-1967, hai ông đến Hà Nội. Khi đó ông Hồ Chí Minh không được khỏe, nhưng vẫn đồng ý tiếp họ.
Hai vị khách Pháp cũng gặp thủ tướng Phạm văn Đồng và có những cuộc trao đổi khá lâu. Ông Đồng trả lời: "Chúng tôi muốn phía Mỹ cứ ngừng ném bom không điều kiện. Nếu điều ấy được thực hiện sẽ không còn có trở ngại gì cho thương lượng". Ông Đồng mong hai ông giữ liên lạc với Hà Nội qua trung gian là ông Mai Văn Bộ ở Paris.
Lúc ấy, Kít-sinh-giơ đã nghĩ đến một giải pháp thỏa thuận bằng nhân nhượng (compromis) là thành lập chính phủ liên hiệp (government of coalition). Thế nhưng đến ngày 20.10.1967, ông Mai Văn Bộ bỗng từ chối không tiếp Obrắc và Ma-cô-vích với lý do: "Không có gì mới để nói với nhau. Tình hình đã xấu đi không còn lý do để thảo luận!".
Vụ Pen-sin-va-nia chấm dứt, theo tôi, đó là vì Hà Nội cho rằng trong mấy tháng ấy tổng thống Giôn-xơn đã leo thang, ném bom miền Bắc Việt nam mạnh hơn. Còn Lầu năm góc cho rằng tình hình quân sự ở miền Nam đã được cải thiện có lợi cho Mỹ và Sài Gòn: "Việt Cộng đã bị đẩy lùi xa khỏi các thành phố và căn cứ". Mặt khác, Hà Nội đã có nghị quyết quân sự chuẩn bị cho cuộc tiến công rộng lớn Tết Mậu Thân năm 1968.
Tại cuộc hòa đàm ở Paris, Hà Nội đã biết rõ rằng phong trào phản chiến trên đất Mỹ đang lên cho, hậu phương Mỹ chia rẽ sâu sắc, chính quyền Mỹ phân hóa mạnh giữa hai phe "diều hâu và "bồ câu", quân viễn chinh Mỹ bị tác động mạnh, Oa-sinh-tơn đã quyết định rút chân ra khỏi bãi lầy. Biết rõ "tẩy của Mỹ, nên ông Lê Đức Thọ[14] đã xác định ngay từ khi Hội nghị Paris về lập lại hòa bình ở Việt nam bắt đầu: không chấp nhận rõ ràng sự có mặt của quân đội miền Bắc ở miền Nam, "nơi nào có áp bức, nơi ấy có đấu tranh", "người Việt nam chiến đấu trên đất nước mình", không thể có chuyện người Việt nam rút khỏi nước Việt nam, không có chuyện hai nước Việt nam, chỉ có miền Bắc và miền Nam... Cứ tụng đi tụng lại như thế, cuối cùng Mỹ đành phải chịu? Không có điều khoản nào trong hiệp định Paris về việc bộ đội từ miền Bắc vào miền Nam rút trở ra miền Bắc với sự giám sát của quốc tế. Việc đưa thêm quân miền Bắc vào miền Nam trở nên tự nhiên, dễ dàng hơn.
Về cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968, ý định của những người lãnh đạo ở Hà Nội là gì?
Năm 1968 là năm bầu cử tổng thống Mỹ. Những người lãnh đạo đảng cộng sản muốn tạo nên một chiến thắng có thể làm chấn động hậu phương Mỹ và thúc đẩy phong trào phản chiến trong nhân dân Mỹ. Họ đã huy động lực lượng và tạo nên được tiếng vang ở toàn miền Nam, nhất là ở các đô thị: Hà Nội chọn thời điểm ngày Tết âm lịch để tận dụng dòng người di chuyển, đi lại tấp nập, tạo nên bất ngờ do lệ ngừng bắn hàng năm vào dịp này. Cách đánh theo lối tập kích của đặc công (đánh đu kích có phối hợp trên toàn chiến trường) dùng từng tốp nhỏ, cùng đánh ở nhiều nơi, chọn những mục tiêu hiểm yếu để gây chấn động cho đối phương và kêu gọi dân chúng nổi dậy (chỉ vùng Quảng Trị-Thừa Thiên là dùng lực lượng khá lớn).
Trước Tết một thời gian, Hà Nội đã đánh lạc hướng đối phương bằng cách hoạt động rộ lên ở vùng Khe Sanh, để các thành phố và đô thị yên ắng, làm cho đối phương chủ quan nghĩ rằng quân Bắc Việt không tấn công các nơi đó. Từ năm 1964 đến cuối năm 1967, quân đội Sài Gòn và quân Mỹ hoạt động mạnh, mở nhiều chiến dịch tiến công, quân Bắc Việt thường ở vào thế đối phó, giữ lực lượng, rút ra xa và mất nhiều khu vực đông dân: Vì thế, năm 1968 họ cần một đợt hoạt động mạnh để giành lại thế chủ động, cải tiến thế trận. Cuộc tiến công rộng lớn dịp Tết Mậu Thân 1968 đã thu được kết quả lớn, gây chấn động dư luận thế giới và chính giới Mỹ, được bình luận sôi nổi khắp nơi qua báo chí, đài truyền thanh, truyền hình. Những tuyên bố của Lầu năm góc và MACV (bộ tổng tư lệnh lục quân Mỹ): địch đã bị đẩy ra xa các thành thị, căn cứ, đã đuối sức an ninh đã vững chắc... thắng lợi của chiến tranh đã trong tầm tay v.v... đã bị thực tế bác bỏ và càng tạo nên khủng hoảng niềm tin của nhân dân Mỹ đối với chính phủ Mỹ.
Tuy nhiên, cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân không đạt được những điểm sau đây so với kế hoạch:
- Không chiếm được đài phát thanh Sài Gòn, băng ghi âm chuẩn bị sẵn kêu gọi nhân dân nổi dậy không đưa đến được, mũi đánh vào dinh Độc Lập cũng không đến nơi, cuộc tiến công vào sứ quán Mỹ chỉ vào được tầng trệt rồi bị đánh lùi (tuy có tin đưa vội rằng đã chiếm được các tầng trên, do một số phóng viên phương Tây sính tin giật gân). ở các nơi khác như sân bay Tân Sơn Nhất, ngã tư Bảy Hiền, Phú Lâm... không giữ được, bị đẩy lui nhanh với tổn thất lớn.
- Do đó, thắng lợi quân sự không lớn như mong muốn, nhân dân không nổi dậy.
Sau Tết Mậu Thân, Mỹ và Sài Gòn tiến hành phản kích trên toàn miền Nam và thực hiện bình định cấp tốc. Những năm 1968, 1969 và 1970 là những năm tổn thất lớn nhất của phía Hà Nội. Các cơ sở ở thành thị bị lộ, bị quét gần hết. Nông thôn cũng bị mất rất nhiều. Hà Nội phải đưa quân miền Bắc vào để thay thế quân của họ ở miền Nam. Việc tuyển quân tại chỗ ở miền Nam rất khó khăn. Có nơi bộ đội địa phương tỉnh, huyện, cho đến có nơi cả du kích "xã cũng là người từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... được đưa vào để thay thế.
Trong chúng tôi có người nghĩ rằng, phải chăng cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân là miền Bắc tiến công miền Nam với ý đồ của đảng cộng sản lợi dụng cuộc tiến công đó để tiêu diệt lực lượng của chinh phủ Cách m(mg lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt nam vì giữa họ vẫn có sự đố kỵ Nam-bắc, và để rồi chỉ còn lực lượng của miền Bắc ở miền Nam mà thôi. Cho nên, sau Tết Mậu Thân, người ta thấy rằng tất cả lực lượng chiến đấu ở miền Nam gần như hoàn toàn là lực lượng quân đội miền Bắc?
Có lẽ một số người trong các bạn đã nghĩ quá xa với suy luận theo cách chủ quan. Tôi cho rằng, lúc bấy giờ bộ phận lãnh đạo đảng cộng sản ở miền Bắc khi mở cuộc tiến công Tết Mậu Thân ở miền Nam đều có sự phối hợp với bộ phận lãnh đạo ở miền Nam của Trung ương Cục. Họ không có ý đồ như các bạn đã hỏi. Bởi vì, chính phủ Cách mạng lâm thời và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đều do cơ quan lãnh đạo đảng cộng sản lập ra. Khi đó trong đảng và trong quân đội, chúng tôi luôn được giáo dục rất kỹ rằng, tuy về hình thức có hai đảng (ở miền Nam là đảng Nhân dân Cách mạng tuy có hai chính phủ (ở miền Nam là chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt nam), nhưng thực chất chỉ có một đảng, một chính phủ, một chiến trường. Sau Tết Mậu Thân 1968, sự thật là lực lượng cách mạng ở miền Nam bị tổn thất rất nhiều. Những cơ sở vốn có ở miền Nam, ở nông thôn cũng như ở thành thị bị tiêu diệt, bị "bình định thông qua kế hoạch Phượng Hoàng, do lực lượng cách mạng hoạt động gần như công khai vào năm 1968 và bị lộ. Khi bị đối phương phản công lại, hầu hết lực lượng đó bị phát hiện và bị tiêu diệt. Khi tôi về một số tỉnh ở khu 5 lúc bấy giờ, có một số lực lượng của địa phương từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh vào thay thế vì lực lượng ở bên trong bị tiêu diệt gần hết. Hơn nữa, như đã nói, việc tuyển quân tại chỗ không dễ dàng, do phong trào tòng quân ở các vùng giải phóng không còn như trước. Tình hình sau năm 1968 có một số nét phác họa như vậy.
Cũng cần nói thêm, vị trí của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam là không có thực chất, họ chỉ là cái bình phong, là một tổ chức được đưa ra để lý giải và thuyết phục dư luận thế giới, rằng đây là một phong trào vốn có từ miền Nam. Thực ra, tất cả đều do chỉ đạo từ cơ quan lãnh đạo của đảng cộng sản ở miền Bắc. Tất nhiên, giữa lãnh đạo miền Bắc với lực lượng Mặt trận và chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam được dựng lên ở miền Nam có sự nhất trí, nhưng vai trò của Mặt trận, chính phủ Cách mạng lâm thời luôn ở thế lép vế, phụ thuộc, hình thức, phục tùng, không có thực quyền gì. Chính vì thế đến năm 1975, khi giành được toàn thắng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng và chính phủ Cách mạng lâm thời bị giải thể rất nhanh, gần như không kèn không trống. Các vị nhân sĩ, trí thức có chân trong chính phủ như luật sư Nguyễn Hữu Thọ, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, luật sư Trịnh Đình Thảo, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa.. cũng cảm thấy chán nản, vì không được trọng dụng nữa. Tất cả những người có vai vế một thời đều ngao ngán, buồn tủi cho thân phận bị khinh bạc của mình.
Vậy thì trong Tết Mậu Thân, ai thắng, ai thua?
Một câu hỏi thú vị!
Thuần túy về quân sự, thì có thể nói chúng tôi không thắng. Không chiếm được địa bàn, thị trấn, thành phố. ở Huế sau 25 ngày chiếm giữ, là lâu nhất, chúng tôi phải rút lên núi. Tiêu diệt đối phương không nhiều. Tổn thất phía chúng tôi lại rất lớn. Lẽ ra sau đợt 1, chúng tôi rút về củng cố địa bàn nông thôn, duy trì thế lực lâu dài, thì chúng tôi lại phạm sai lầm, lao vào tiến công đợt 2 (tháng 5.1968), đợt 3 (tháng 9.1968), đợt sau đuối hơn đợt trước, tổn thất sau đó cũng nặng hơn! Ai ở miền Nam cũng hiểu rõ, năm 1968 và năm 1969 là hai năm cực kì gay go của chúng tôi, gay go sang cả năm 1970 và năm 1971, đến năm 1972 mới hồi phục. Thế nhưng, những thất bại của chúng tôi rất nặng nề, các cơ sở mật và nửa bí mật được xây dựng công phu hàng mấy chục năm, cơ sở chính trị cũng như quân sự, đã bị tổn thất gần hết sạch, phải có nhiều thời gian để xây dựng lại, lại được bù đắp bởi thất bại về chính trị và tâm lý của chính quyền Mỹ! Chúng tôi không ngờ, Tết Mậu Thân đã hất Giôn-xơn ra khỏi ghế tổng thống. Ông ta phải tuyên bố bỏ cuộc, chôn vùi luôn cả giấc mộng về "xã hội vĩ đại". Ông ta phải từ chối đề nghị khẩn thiết tăng quân của tướng Oét-mo-len. Ông ta phải chấp thuận cuộc thương lượng mở đầu ở Paris và khởi đầu cuộc xuống thang, cam kết rút quân ra khỏi miền Nam Việt nam. Đấy là một bước ngoặt tai hại cho Mỹ, có lợi cho Hà Nội đang gặp khó khăn gay gắt trên chiến trường.
Cho nên, về chính trị, chiến lược, tâm lý, Hà Nội đã thắng ngoạn mục, thắng lớn? Đây là một nét đặc biệt, có vẻ trái quy luật, mang tính chất biện chứng. Không phải thắng lợi chính trị bao giờ cũng gắn với một thắng lợi quân sự và ngược lại! Sự đời thật không đơn giản!
Sau Tết Mậu Thân, điều rất rõ là nước Mỹ mệt mỏi, chia rẽ, đã bỏ cuộc ở Việt nam.
Vụ tàn sát ở Huế hồi Tết Mậu Thân ra sao?
Hồi 1985, 1988 tôi trở lại Huế và có chú ý tìm hiểu thêm về sự kiện này.
Theo tôi việc tàn sát người bị bắt (bao gồm quân nhân, sĩ quan, công chức, đảng viên đảng Dân Chủ, gia đình họ...) trong khi chiến sự diễn ra, nhất là những ngày cuối khi bộ đội cộng sản phải rút quân lên vùng núi phía tây là có thật. Có một số hố chôn tập thể từ 20, 30 đến 60, có khi gần 100 xác chết ở một số nơi trong và ngoài thành phố, như bãi dâu (gần cửa Đông Ba), Tây Lộc, Kim Luông, An Hòa...
Không có chỉ thị, chủ trương tàn sát tù binh. Các đơn vị tham chiến đều có được phổ biến về kỷ luật chiến trường, nghiêm cấm giết, đánh đập, xỉ vả người bị bắt. Nhưng những vụ tàn sát đã diễn ra. Do bộ đội miền Bắc được "giáo dục" kỹ về khoa học căm thù, dựa trên cơ sở đấu tranh giai cấp ngay từ khi nhập ngũ. Do thái độ quá khích trong qui định về bọn ác ôn, có nợ máu, nên có khuynh hướng coi là ác ôn một cách bừa bãi: viên chức ở xã, ở huyện, ở tỉnh; chỉ huy tiểu đội trưởng lên đến đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng; đảng viên đảng Dân Chủ, Cần Lao cũ...; lính dù, biệt động, thủy quân lục chiến; lại còn có đơn vị coi người họ Tôn Thất, Wng, Bảo, Vĩnh... là gốc phong kiến, chống Cộng... Trên lại chỉ thị nghiêm không được để xổng tù binh, lộ bí mật quân sự, rất nguy hiểm. Đến khi chiến sự khẩn trương, quân Mỹ đổ bộ, ứng cứu, máy bay, pháo binh, pháo từ biển bắn dừ dội, bộ đội di chuyển, rồi lệnh rút lên núi... các đơn vị cơ sở (trung đội, đại đội một số tiểu đoàn) tự đề ra cách giải quyết: thủ tiêu tù binh để đỡ vướng bận, để di chuyển nhanh, không lộ bí mật; rồi còn vì số thương binh lên cao, cần đưa về sau, mà hàng ngũ chiến đấu ngày càng giảm sút nhanh...
Do đó có thể nói trách nhiệm của việc tàn sát tù binh và cả dân thường là hệ thống chỉ huy từ trên xuống dưới, là đảng cộng sản muốn giành thắng lợi bằng mọi giá, qua tổn thất của cả hai bên. Số người bị tàn sát lên đến bao nhiêu? Chưa biết rõ, cần điều tra thêm. Tôi nghĩ có thể là bốn đến năm nghìn. Một người tù binh hay dân thường bị tàn sát là tội ác, huống chi số tàn sát man rợ lên đến bốn hay năm nghìn, cũng có thể cao hơn nữa. Từ khi ở trong nước, tôi có nghe nói về vụ tàn sát này. Nhưng những người lãnh đạo và chỉ huy chiến tranh muốn che dấu, muốn bỏ qua, chỉ xử lý nội bộ, phê bình nội bộ đối với tướng Trần Văn Quang, tư lệnh chiến trường Trị Thiên, với chính ủy Lê Chưởng (chết trong tai nạn ô tô ở Quảng Bình), với đại tá Lê Minh (cũng đã chết bị bệnh ung thư). Họ muốn "quên", xí xóa vụ tàn sát này làm cho vụ án này càng thêm day dứt, gây thêm uất hận trong nhân dân và các chiến sĩ dân chủ...
Nhân đây, tôi nói lên mong ước về công bằng xã hội, rất cần làm rõ ba con số thống kê hiện còn mù mờ: số người bị tàn sát trong Cải cách ruộng đất (là vào khoảng 6.000? hay trên dưới 10.000, hay là chừng 50.000 người? tùy theo tài liệu); số bà con thuyền nhân ta bị chết trên biển, do chìm tàu, thuyền, do hải tặc, do giông bão (là chừng 10 vạn, hay 20 vạn, hay đến nửa triệu, là 500.000? tùy theo sự ước lượng). Và số bà con ta bị tàn sát ở Huế (chừng 2000, 3.000 theo con số trong nước, không chính thức chừng 6 đến 7.000 hay hàng vạn người?). Sau này, cần có những nhóm điều tra, nghiên cứu, sưu tầm tài liệu của các trường đại học, tổ chức từ thiện, các học giả, sinh viên làm luận án... theo các nội dung trên một cách khoa học, cụ thể và tương đối chính xác để tiếp cận sự thật.
Qua những hiện tượng gì các ông cho rằng phía Mỹ đã bỏ cuộc từ sau Tết Mậu Thân năm 1968?
Nhớ lại hồi ấy, những hoạt động quân sự của chúng tôi ở miền Nam bị đuối dần, kể cả phải rút ở Huế sau gần hai tháng chiến đấu, thì tin tức từ Mỹ dồn dập tới, cực kỳ phấn chấn, nói lên rằng Mỹ về cơ bản đã bỏ cuộc ở Việt nam để rút chân khỏi bãi lầy:
Cuối tháng 3, tổng thống Giôn-xơn tuyên bố không ra ứng cử tổng thống nữa và thỏa thuận sẽ hội đàm và ném bom hạn chế miền Bắc Việt nam (từ vĩ tuyến 20 trở vào). Những tín hiệu ấy cho thấy, rõ ràng phía Mỹ đã "thấm đòn", đã mất ý chí. Ngay sau đó, đầu tháng 4.1968[15], Mc Namara rời chức bộ trưởng Quốc phòng, Clark Clifford lên thay, lại thêm một bằng chứng về sự thú nhận thất bại trong quân sự của Mỹ.
Đồng thời tướng Westmoreland trở về Mỹ, Creighton Abrams phó tướng lên thay, có nghĩa là, tư lệnh chiến trường bị rút về vì thất bại? Chúng tôi bình luận với nhau: Hoa Kỳ đang gặp khó khăn. Về chức tổng thống, khó ai hơn Giôn-xơn, về bộ trưởng Quốc phòng khó ai hơn Mắc Na-ma-ra, còn tư lệnh chiến trường khó ai hơn Oét-mo-len. Mỹ đã bế tắc!
Có một tin từ Mỹ hồi ấy làm chúng tôi đặc biệt thích thú là, tổng thống Giôn-xơn đã triệu tập những nhân vật tài giỏi, sáng suốt nhất của nước Mỹ tới Nhà Trắng để hỏi ý kiến về đối sách ở Việt nam. Họ đều góp ý nên rút ra, nên tìm một giải pháp hòa đàm. Đó là những "wise Men" (tức là "những người khôn ngoan"), những "bô lão" của nền chính trị Hoa Kỳ, như: Dan Achison John Mccloy, Mc George Bundy), Douglas Dillon... Họ đều là những "diều hâu" cỡ lớn, nay bằng gia nhập đoàn "bồ câu?
Đề nghị ông cho biết, lúc bấy giờ các ông đánh giá khả năng chiến đấu của Quân đội Việt nam Cộng hòa như thế nào?
Đây là một câu hỏi rộng! Tất nhiên, khi Mỹ thực hiện rút quân (cả quá trình rút từ những năm 1969, 1970 và 1971), Mỹ đã cố sức giúp quân đội đó về các mặt trang bị, huấn luyện, xây dựng lực lượng hải quân, không quân. Sau này, trong cuộc chiến người ta đã thấy rõ Quân đội Việt nam Cộng hòa không đủ sức bảo vệ lãnh thổ miền Nam trước những cuộc tiến công dồn dập của Quân đội nhân dân Việt nam từ năm 1972 đến năm 1973, sau khi ký hiệp định Paris, đặc biệt là năm 1974 và đầu năm 1975. Lý do cũng đơn giản, là trước kia cả nửa triệu quân Mỹ cùng với Quân đội Việt nam Cộng hòa đã đương đầu rất chật vật với Quân đội Nhân dân Việt nam ở miền Nam. Do đó, khi quân đội Mỹ rút ra cùng với hỏa lực rất lớn của trọng pháo, xe tăng, thiết giáp, không quân, tất nhiên, khả năng chiến đấu của Quân đội Việt nam Cộng hòa càng rơi vào tình trạng khó khăn thêm.
Về đánh giá, so sánh lực lượng Quân đội Nhân dân Việt nam với Quân đội Việt nam Cộng hòa trên chiến trường miền Nam, tôi thấy, phía Quân đội Nhân dân Việt nam được huấn luyện, trang bị khá tốt, do sự giúp đỡ, chi viện của Liên xô, Trung quốc lúc đó. Cho nên, vũ khí, trang bị hiện đại, khả năng huấn luyện tốt, đặc biệt tinh thần chiến đấu, công tác giáo dục chính trị, tuyên truyền về tâm lý và nhận thức chính trị chặt chẽ, cộng với kỷ luật nghiêm đã làm nên sức mạnh của quân đội đó. Về chỉ đạo chiến lược, Quân dội nhân dân Việt nam đã có một bề dày kinh nghiệm của thời kì chống Pháp, rất quan trọng. Nếu không có chín năm kháng chiến chống Pháp, miền Bắc khó mà đạt kết quả ngay được trong chiến tranh chống quân viễn chinh Mỹ. Về các cấp chỉ huy, các cấp tướng của Quân đội Nhân dân Việt nam thường trau dồi về lý tưởng, đồng thời họ mưu lược, dày dạn kinh nghiệm trong chiến tranh chống Pháp, họ có uy tín trong nhân dân, vì phần lớn trong số họ là những người đã từng hy sinh, tận tụy với sự nghiệp giải phóng dân tộc như đã nói ở trên. Họ hầu như không có vấn đề tham nhũng. Chỉ có một trường hợp đáng kể là trong chiến dịch Biên giới, đại tá Trần Dụ Châu là cục trưởng Cục quân nhu, vì đã tham nhũng nhu yếu phẩm của quân đội, ăn chơi sa đọa nên đã bị tử hình. Sinh hoạt của các vị tướng Quân đội Nhân dân khá giản dị, họ có tinh thần đồng cam, cộng khổ với binh sĩ. Nhìn chung, họ chỉ sa sút về phẩm chất từ những ngày hòa bình.
Còn các vị tướng của Quân lực Việt nam Cộng hòa, theo tôi biết chưa thật đầy đủ, cũng có những vị tướng có tài như Nguyễn Đức Thắng, Đỗ Cao Trí, Ngô Quang Trưởng... Nhưng nhìn chung, đánh giá một cách khách quan trong điều kiện hoàn cảnh chiến tranh lúc bấy giờ, hầu hết các vị tướng của Quân lực Việt nam Cộng hòa nhiễm tật tham nhũng khá nặng, làm ảnh hường đến uy tín của mình trước hàng quân và trong xã hội. Người ta đã nói nhiều đến các vị tướng ăn chơi, buôn lậu v.v... Và điều này cũng làm giảm sức chiến đấu của quân đội. Về hàng ngũ sĩ quan trung cấp của cả hai bên có thể nói là xấp xỉ ngang nhau. Tôi đã gặp anh em ở Quân đội Nhân dân Việt nam và sau này có quen biết một số sĩ quan cấp tá của Quân lực Việt nam Cộng hòa, tôi thấy, trình độ của các sĩ quan Việt nam Cộng hòa không kém, thậm chí họ được huấn luyện chính quy qua các trường cao đắng quốc phòng, trường sĩ quan Đà Lạt và các trường huấn luyện khác qui mô hơn. Một số còn được bổ túc ở các trường quân sự Hoa Kỳ. Họ am hiểu nhiều về chiến thuật chung của quân sự phương Tây và công tác tổng kết chiến trường cũng rất khá, không kém gì sĩ quan của Quân đội nhân dân Việt nam. Có những mặt về kĩ thuật quân sự như truyền tin, không quân, hải quân, pháo binh v.v... họ được huấn luyện chính quy hơn, tỉ mỉ hơn. Càng xuống cấp dưới, từ sĩ quan sơ cấp, hạ sĩ quan đến binh sĩ thì không thể nói là bên nào khá hơn. Mặc dù chiến thắng thuộc về phía quân đội miền Bắc, nhưng không thể nói binh sĩ trong Quân lực Việt nam Cộng hòa không thể hiện sự dũng cảm. Cả hai bên đều có những đơn vị thiện chiến chủ lực, như Quân lực Việt nam Cộng hòa có các đơn vị thủy quân lục chiến, dù, biệt động... Quân đội nhân dân Việt nam có các quân đoàn 1, quân đoàn 2, các đơn vị đặc công, một số đơn vị tên lửa, không quân... vừa có trình độ huấn luyện tốt vừa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu.
Có thể nói thêm gì về Quân lực Việt nam Cộng hòa, theo ý ông?
Cho đến nay, với thời gian, tôi càng hiểu rõ hơn về quân đội ấy. Hơn bảy năm nay, tôi đã gặp khá nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ vốn thuộc Quân lực Việt nam Cộng hòa. Một số người đã trở thành bạn tôi, có người khá thân nữa. Quân lực Việt nam Cộng hòa có những khó khăn, nhược điểm ở ngay sự ra đời và phát triển của nó. Nó được chính quyền thực dân Pháp lập nên, được người Pháp tổ chức và huấn luyện. Các sĩ quan cấp cao nhất hầu hết là học ở các trường quân sự của thực dân Pháp. Các tướng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Hinh, Trần Văn Đôn, Dương Văn Minh, Phạm Văn Phú, Đỗ Cao Trí, Ngô Quang Trưởng, Đỗ Mậu... đều thế cả. Trước nhân dân cả nước Việt nam, trước dư luận quốc tế, quả thật là có nhiều khó khăn, khi muốn dành cho quân đội ấy những chữ "yêu nước", chính nghĩa", khác hẳn với Quân đội Nhân dân Việt nam. Tất nhiên điều này, anh em binh sĩ, sĩ quan sơ cấp và trung cấp của Quân Đội Việt nam Cộng Hòa không chịu trách nhiệm. Nó thuộc về lịch sử.
Ngoài khó khăn rất cơ bản và khách quan ấy đã đưa Quân lực Việt nam Cộng hòa đến chỗ thua trận, còn một lý do quan trọng nữa. Đó là chiến lược sai lầm, vội vã rút bỏ Tây Nguyên giữa tháng 3.1975, gây nên sụp đổ dây chuyền về ý chí, kỷ luật và thế trận, mà dù Quân lực Việt nam Cộng hòa có những tướng giỏi về chỉ huy tác chiến, như Lý Tòng Bá, Ngô Quang Trưởng, xông xáo như tướng Lê Minh Đảo... hay có người sống giản dị, liêm khiết như Nguyễn Viết Thanh..., có khí tiết như các tướng Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng cũng không cứu vãn nổi tình thế.
Có đơn vị chiến đấu Liên xô, Trung Quốc trên chiến trường Việt nam không?
Tôi có thể khẳng định: hoàn toàn không có đơn vị chiến đấu Liên xô và Trung Quốc ở chiến trường Việt nam. Theo tôi biết, ở chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, chỉ có một cố vấn quân sự Trung Quốc. Nhà quân sự Trung Quốc đầu tiên đến Việt nam vào tháng Giêng năm 1950 là La Quý Ba, cấp tướng, trước đó là chánh văn phòng Quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, với chức vụ là đại sứ Trung Quốc đầu tiên ở nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa (nay là cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam), ngay sau khi Trung Quốc chính thức công nhận Hà Nội.
Tháng 8.1950, đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đầu tiên đông gần một trăm người đã đến Việt Bắc. Đoàn do đại tướng Vi Quốc Thanh dẫn đầu, mang mật danh là "Tổ công tác Trung-Nam". Trước đây, tướng Vi là chính ủy Quân đoàn 10, thuộc Đệ Tam dã chiến quân của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Từ tháng 3.1950 nhiều đơn vị quân đội Việt nam sang Vân Nam và Quảng Tây để chở vũ khí, đạn dược, mìn, chất nổ, trong đó có nhiều súng máy và đại bác các cỡ về Việt nam.
Trong chiến dịch Biên giới bắt đầu từ giữa tháng 9.1950, hơn 40 cố vấn Trung Quốc đã có mặt ở các sư đoàn, trung đoàn của Việt nam, mỗi đơn vị có từ ba đến sáu cố vấn Trung Quốc. Không có ai tham gia chiến đấu trực tiếp. Các trận bao vây Cao Bằng và Lạng Sơn, tiến công hạ đồn Đông Khê, diệt binh đoàn Lơ-pa-giơ (Lepage) và Sác-tông (Charton), giải phóng một vùng biên giới rộng, đều có sự góp ý của cố vấn Trung Quốc vào kết hoạch quân sự của Quân đội nhân dân Việt nam. Công bằng mà nói, đại tướng Trung Quốc Trần Canh, một tướng có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, tư lệnh của Quân đoàn 20, ủy viên Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, được cử sang Việt nam từ tháng 6.1950 để giúp Việt nam chuẩn bị chiến dịch Biên giới, đã đóng góp đáng kể cho chiến dịch này. Ông to béo, mỗi lần lên ngựa lại phải có người "bệ" lên. Ngay sau khi chiến dịch Biên giới kết thúc, ông được lệnh về gấp Trung Quốc vào đầu tháng 11.1950 để nhận chức phó tổng tư lệnh chí nguyện quân Trung Quốc sang tham chiến ở Triều Tiên và là phó tướng của nguyên soái Bành Đức Hoài.[16]
ở chiến dịch Điện Biên Phủ, theo tôi được biết, cũng không có một quân nhân Trung Quốc nào tham gia chiến đấu. Tổng cố vấn Vi Quốc Thanh dự chiến dịch, nhưng không ở cùng chỗ với tướng Giáp, là tổng tư lệnh chiến dịch, đóng bản doanh ở Mường Phăng. Các sư đoàn đều có tổ cố vấn Trung Quốc. Vũ khí Trung Quốc được chuyển đến ngày càng nhiều, nhưng đều do bộ đội Việt nam nhận tại các binh trạm Bằng Tường và Hồ Khẩu ở biên giới. Có ai đó nói rằng, ở Điện Biên Phủ, lính Trung Quốc đánh nhau với lính Pháp là hoàn toàn sai sự thật!