Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> GỬI LẠI TRƯỚC KHI VỀ CÕI

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 22436 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

GỬI LẠI TRƯỚC KHI VỀ CÕI
Vũ-Cao-Quận

Phần 14

Sáng nay được một ông bạn cho mượn Tạp chí “Thông tin Công tác tư tưởng” số tháng 6 năm 2000. Sau khi đọc vài trang đầu là “Diễn văn của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tại lễ kỷ niệm 110 ngày sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 - 19/5/2000”, Tôi lần giở tới trang 17 thấy cái đầu đề “tìm hiểu bước đầu về tư tưởng Hồ Chí Minh” của ông tiến sĩ Đào Duy Quát, Phó trưởng ban thường trực ban tư tưởng văn hóa Trung ương. Mới đầu tôi tưởng mình hoa mắt đọc nhầm hoa mắt vội lau lại mắt kính đọc lại thì đúng là “tìm hiểu bước đầu...” và đọc một mạch rất kỹ về nội dung bài biết của ông tiến sĩ.
Tôi là một anh trong mối giao lưu với bạn bè luôn luôn đựoc xếp vào hạng ngu nhất. Thế mà sau khi đọc xong bài “tìm hiểu bước đầu...”, tôi muốn kêu trời và bắt chước người xưa than rằng: trời hỡi trời, sao đã sinh ra Tôi sao còn sinh ra Quát: Chỉ có điều tạng tôi ốm yếu không có nhiều máu để “thổ huyết” như Chu Công Cẩn thời Tam Quốc.
Nói có sách, mách có chứng: Lật đật đến nhà ông bạn tìm Tạp chí “Thông tin công tác tư tưởng” số tháng 9 năm 1999 trang 25 có bài viết “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng hồ chí minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của đảng ta” của phó tiến sĩ Đào Duy Quát. Vậy ra năm ngoái ông Quát mới là Phó Tiến sĩ, năm nay ông đã là Tiến sĩ rồi!. Nói chung nội dung 2 bài của 2 năm (một bài của năm 1999 và một bài của năm 2000), của 2 học vị (một bài của Phó Tiến sĩ, một bài của Tiến sĩ) đều “rất hay” và cũng rất “na ná giống nhau”. Với nội dung của 2 bài trên, cứ mỗi năm 1 lần ông chỉ cần thay đổi “cái tít” cho khác đi một chút thì tạp chí cứ đăng đều đều đến năm 3000 cũng được. Bạn nào có thừa thời gian không biết dùng vào việc gì thì tìm đọc để đối chiếu 2 số Tạp chí tôi nêu trên.
Người xưa cũng dạy “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe!” Về mặt lý luận giải trình về chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tôi xin được dựa cột không dám ho he có ý kiến gì, Nhưng còn cái đầu đề “Tìm hiểu bước đầu...”, thì cũng xin được phép đôi ba dòng cùng ông Tiến sĩ.
Lão tử có dạy: “Cây gỗ vừa tay ôm mọc lên từ cái mầm nhỏ. Cái lầu 9 tầng khởi từ hòn đất. Cuộc đi ngàn dặm bắt đầu ở dưới gót chân. Chỉ đến năm 1945, lần đầu tiên nhân dân ta nghe tên Hồ Chí Minh chứ tư tưởng Hồ Chí Minh đã có từ khi anh thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến nhà rồng đi tìm đường cứu nước. Đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một đảng viên Đảng xã hội Pháp. Năm đó nếu có được học, được đọc thì Nguyễn Ái Quốc cũng chưa thể nắm được hết “cái thần” của chủ nghĩa Mác, nhưng với trí tuệ bẩm sinh tuyệt vời Nguyễn Ái Quốc sau khi tiếp cận với luận cương của LêNin nên đứng trước cái “Mê hồn trận”: “Đệ nhị quốc tế, Đệ nhị quốc tế rưỡi và đệ tam quốc tế”, Người đã dứt khoát đứng về phía Đệ Tam quốc tế vì ở đó “Người đã tìm thấy vấn đề “Giải phóng thuộc địa” Tổ quốc của người. Và cứ theo dòng chảy của tư tưởng Hồ Chí Minh, năm 1930 năm Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời, Lãnh đạo nhân dân ta giành độc lập cho đất nước. Tiếp theo là cách mạng tháng 8 và 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Không dừng lại ở đó, Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng toàn dân bước vào cuộc “quyết tử chiến vĩ đại” đánh bại Đế Quốc Mỹ, tên khổng lồ của thế kỷ, mà thực ra là cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn và bây giờ Tư Tưởng Hồ Chí Minh lại tiếp tục dẫn nhân dân ta xây dựng thành công Xã hội chủ nghĩa dân chủ Hồ Chí Minh.
Đọc đến dòng này tôi hình dung ông Tiến sĩ bữu môi: Tưởng cái gì chứ lý luận chỉ có vậy thôi sao ?...
Vâng, chỉ có vậy thôi với một anh i, tờ về Tư tưởng Hồ Chí Minh như tôi. Mới ngày nào tôi cùng ông là lớp sĩ dân vào loại “Làng nhàng”, rồi ông nấp dưới cái bóng của một thời được đi Nga, đi tàu mà học tập mà thành danh. Như vậy, nhân dân này trong đó có ông và tôi, chúng ta đều trưởng thành, thấm đầy mưa móc trong dòng sông trí tuệ của Tư tưởng Hồ Chí Minh. Vậy mà khi viết về Tư tưởng Hồ Chí Minh với cái đầu đề “Tìm hiểu bước đầu...” cẩu thả để nới về Hồ Chí Minh, ông không sợ thiên hạ cười hay sao! Ngôi nhà thành quả cách mạng của Tư tưởng Hồ Chí Minh sừng sững uy nghi như hôm nay, từ trẻ con cũng thấy mà đến hôm nay một ông có học vị Tiến sĩ mới “Tìm hiểu bước đầu...” vậy xin hỏi ông đến năm nào ông viết bài “Tìm hiểu bước cuối...” đây. Vậy cái bài ông viết tháng 9/1999 là “Tìm hiểu bước giữa...” chăng. Với một bài viết dù hay nhưng đặt một cái đầu đề ngô nghê như vậy, làm cho bàn dân thiên hạ băn khoăn về cái mác “Tiến sĩ” lên đời của ông, mà tiến sĩ “dởm” bây giờ quá nhiều!.
Bài của ông viết khá dài, có nhiều điều đáng góp ý kiến nhưng tôi trích một câu của ông để cùng suy ngẫm:


... Hơn ai hết, chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên coi trọng giáo dục và rèn luyện đạo đức cách mạng. Người chỉ rõ: sức có mạnh mời gánh được nặng và đi đựoc xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành đựoc nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Theo người, đạo đức còn là “Nền tảng”, là “cái gốc”, là “sức mạnh” của người cán bộ cách mạng và của đảng cách mạng. Tư tưởng đạo đức bao trùm của Người là suốt đời phấn đấu hi sinh vì độc lập tự do của tổ Quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì nước, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, đó là “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khổ không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục” cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”...

Thưa ông! Xin ông bình tâm đọc lại đoạn văn trên của ông, ông cảm thấy nó sáo rỗng của một cây bút hạng ba, đành rằng những điều trên đều có ở Hồ Chí Minh. Còn đoạn dưới lại là các danh ngôn Khổng - Mạnh: “Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” rồi lại “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Đọc xong chẳng thấy chủ nghĩa Mác - Lê đâu cả chỉ thấy ông Khổng tử, ông Mạnh Tử bao trùm lên tư tưởng Hồ Chí Minh. Thảo nào có một thời ông rể quí của một “lãnh tụ” nói một câu giống như ông bây giờ: “ Chủ nghĩa Mác - Lê vào Việt Nam cưỡi trên cỗ xe Khổng - Mạnh” quả cũng không sai! Nhân tiện đây cũng nhờ ông Tiến sĩ tài cao học rộng giảng giải cho ngọn ngành chữ “Đức”, chữ “Tài” lấy cái nước Mỹ làm ví dụ. Một đất nước còn non trẻ mới có hơn 200 năm, tài nguyên thì giàu có nhưng hoang hóa. Dân di cư từ Châu Âu sang sinh sống không du thủ du thực thì cũng trộm cắp, đĩ điếm, lưu đày. Tất nhiên không phải không có người tài, người tử tế. Tính đến BillClinton là 42 đời tổng thống. Ở cái thượng tầng xã hội từ Tổng thống đến các nhà tỷ phú, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ,... đều tài giỏi, thành danh nhưng lắm tài thì cũng nhiều tật (theo tiêu chuẩn đạo đức Việt Nam) không ông nào là không rượu, chè, trai, gái, cờ bạc. Lớp thứ dân thì ma-phi-a, găng-tơ ngựa phi như gió, súng bắn đùng đùng, một cái xã hội bát nháo, loạn xị theo cách nói của các nhà tuyên truyền Việt Nam. Một cái xã hội chỉ có “tài” mà không có “đức” lại đang đứng hàng đầu thế giới gần như mọi mặt. Còn cái xã hội “đức quá thừa” như Việt Nam, có bề dày 4000 năm lịch sử mà suốt 25 năm qua trong hòa bình mà vẫn đói khổ, thua kém về mọi mặt không thấy đó làm nhục mà vẫn nhâng nhâng tự đắc, tự huyễn hoặc nhờ xinh quang của quá khứ, của máu, của chiến tranh. Xin ông Tiến sĩ Quát hãy lý giải cụ thể để cho dễ nghe hơn. Thực tiễn là thước đo chân lý, phần này để phần ông nghe tiến nói của lòng dân.
Các ông nói thì có báo các ông đăng, còn loại dân hạng hai chúng rôi đành có vào lời thư ngỏ. Giá việc tranh luận quan điểm được giải quyết theo kiểu “Quân tử Tàu thì hay biết mấy!
Lời nói gió bay, vài lời dân đã gửi ông!

Lê Thứ Dân
Lời bàn
: Hơn nửa thế kỷ dưới tán cây cành lá xum xuê rợp bóng mát, bao lần hưởng hoa thơm quả ngọt của cây đại thụ. Hơn 50 năm trú mưu nắng, gió táp bão bùng và mùa đông lạnh giá ở ngôi nhà 9 tầng lầu. Trải quá nửa đời người, đôi chân đã đi vạn dặm trường chinh, qua bao nắng lửa mua dàu... mà bây giờ mới tìm hiểu bước đầu...” mầm cây nào sinh ra cây đại thụ, nguồn đa nòa xây dựng nhà 9 tầng lầu, bước chân đầu tiên in gót ở nơi nao..., liệu có phải ông Tiến sĩ học quá nhiều nên “Ngộ chữ”? Cứ mỗi lần các ông làm “hỏng một sự việc của đất nước, mắc sai lầm về vận dụng một học thuyết” và vân vân là các ông lại dùng “sảo ngôn” Tìm hiểu bước đầu...!
Vậy đã có “bước đầu” ắt hẳn có “bước giữa” rồi đến “Bước cuối”. Xin ông Tiến sĩ Marmitisme, năm nay là năm 2000 mà nhân dân ra mới được ông chỉ cho cái “Bước đầu”, thì nhân dân ra làm gì có “bước nào” mà dám xả thân dấn bước theo “Hồ Chí Minh” từ những năm 1930, từ những năm đầu Cách Mạng Tháng 8?. Hay là vì Lê Thứ Dân tôi quá ngu không hiểu hết “nghĩa đen, nghĩa bóng” của ông, rất mong được cùng ông đối thoại!
Tôi có đọc đâu có của một danh sĩ Hà Nội có câu... Đào Duy Quát, mà là Phó Trưởng Ban Tư Tưởng - Văn Hóa thì cả nước này biến thành “nhà thổ”... Chả hiểu nhận xét này sai hay đúng, thôi đành để thiên hạ đánh giá!

<< Phần 13 | Phần 15 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 586

Return to top