Suốt hai ngày cuối cùng, cụ Hồ không ra khỏi phòng. Ông Moutet, bộ trưởng bộ Thuộc Địa có đến thăm cụ Hồ một lần cuối cùng, hình như do lời yêu cầu của cụ Hồ để thu xếp chuyện trở về Việt Nam của cụ. Ngày 17 tháng 9 cụ Hồ âm thầm rời Ba-Lê.
Anh em Việt kiều có tính chuyện tiễn đưa cụ, cử vài đại diện đến gặp cụ trình bày việc đó.
Vài đại diện khác tiếp xúc với ban Nghi lễ bộ Ngoại Giao và bộ Thuộc Địa nhưng được cho biết là ngày về của cụ Hồ chưa được tiếyt lộ. Họ hẹn lần nữa là lúc nào có việc gì, sẽ tin cho các Việt kiều. Phái đoàn lên xin gặp cụ Hồ cũng không được tiếp, người thư ký nói cụ Hồ mệt không muốn tiếp khách. Chương trình đưa tiễn vì thế không thành.
Ngày 18, anh em Việt kiều hay tin cụ Hồ đã rời Ba-Lê đi Toulou. Cụ Hồ rời Ba-Lê có vẻ âm thầm và vội vàng. Về nước trên một tiểu đỉnh của Hải quân Pháp, chiếc Dumont d’Urville. Có người kể lại rằng lúc bước lên chiếc tàu Dumont d’Urville cụ Hồ lặng lẽ đi qua hàng thuỷ thủ dàn chào, lặng lẽ bắt tay các nhân viên bộ Ngoại Giao và bộ Thuộc Địa Pháp, không nói một tiếng. Các sĩ quan trên tàu Dumont d’Urville về sau kể lại rằng, lúc tàu ra khơi, nét mặt cụ Hồ trở lại bình thường, đôi lúc tươi vui, tuy lúc nào cũng có vẻ trầm ngâm, tư lự. Thường những buổi sáng sớm, và chiều, cụ lên đứng trên boong tàu ngắm cảnh mây nước mênh mông, hệt như một thi sĩ tìm vần thơ trong cảnh trời đất vậy. Trong các bữa ăn, cụ Hồ ngồi chung với các sĩ quan của chiến hạm, trong số này có một vị linh mục tuyên uý. Bây giờ thì cụ linh hoạt, bui bẻ nói chuyện với mọi người.
Cụ Hồ đem vấn đề hiện hữu của thiên Chúa ra tranh luận với linh mục tuyên uý. Câu chuyện con gà và cái trứng được mang ra, và cụ Hồ nhất định không chấp nhận co một con gà hay một cái trứng đầu tiên được Thiên Chúa tạo dựng. Ý cụ Hồ không phải tranh luận để đi đến kết luận, mà chỉ tranh luận để cho vui câu chuyện trong bữa ăn.
Có những lúc cụ Hồ đi hết mọi nơi trong tàu, ngồi lại nói chuyện với các thuỷ thủ. Cụ Hồ từng hiều lần làm bồi tù, cụ quen đi biểm, quen thuộc đời sống tr6n tàu biển, cho nên cụ nói chuyện với các thuỷ thủ như là một thuỷ thủ già kinh nghiệm vậy.
Tôi và các anh em Việt kiều ở Pháp lúc đó, nếu được biết các điều này cũng qua những tin truyền miệng, những tin trên báo chí Pháp mà thôi. Dĩ nhiên là chúng tôi hết sức tò mò muốn biết mọi việc cụ Hồ làm hay mọi việc gì xảy ra cho cụ Hồ, vì đó nếu có một anh em nào có tin gì, hay đọc được việc gì trên báo liên quan đến cụ Hồ, thì lại đi nói với nhau, chuyền cho nhau xem.
Những chuyện về sau đó thì báo chí Pháp có đăng lại, như chuyện cụ Hồ gặp cao uỷ Pháp là ông Diệm’Argentlieu trên thiết giáp hạm Suffren, neo ngoài khơi vịnh cam Ranh, ngày 18 tháng 10. Sau cuộc gặp gỡ và vào buổi chiều, người Pháp mời một số ký giả Pháp và Việt Nam đến dự một cuộc họp báo trên chiến hạm Suffren. Lúc một chiếc tiểu đĩnh chở các ký giả từ Cam Ranh ra cặp vào chiến hạm Suffen, thì cụ Hồ đứng ngay trên boong tàu gần cầu thang, đưa tay vẫy chào.
Trong cuộc họp báo, cụ Hồ và cao uỷ Pháp D’argenlieu ngồi bên nhau. Nét mặt D’argenlieu nghiêm nghị, mặt cau lại, mắt đăm đăm nhìn cụ Hồ. Trong lúc đó thì cụ Hồ cười cợt, đùa giỡn với các ký giả. Cụ quay qua người này, người nọ, hỏi han về xứ sở về nghề nghiệp của họ. Cụ Hồ có trí nhớ phi thường. Cụ ở Pháp lâu năm, thạo những thổ âm, hiểu rành những tập quán từng địa phương, những đặc điểm của từng vùng nước Pháp. Vì đó cuộc họp báo trở nên một cuộc phiếm luận rất vui vẻ.
Sau một lúc nói chuyện phiếm vui với các ký giả, cụ Hồ chính thức vào vấn đề, nói rằng báo chí Việt Pháp đã tỏ ra quá khó tính, quá nghiêm khắc đặt nhiều đòi hỏi vào hội nghị Fontainebleau. Cụ mô tả sơ sài hội nghị Fontainebleau và nói sơ lược về những điểm chính của thoả ước 14 tháng 9, chưa phải là đã kết thúc được mọi vấn đề tranh luận mà chỉ mở đầu cho một cuộc thương thuyết lâu dài, thường xuyên.
Cụ hứa sẽ mở một hội nghị mới vào tháng giêng năm 1947, và lúc đó những vấn đề chưa được giải quyết sẽ được đem ra thảo luận.
Đề đốc D’argenlieu có vẻ không muốn cho cụ nói quá nhiều về hứa hẹn họp hội nghị sắp tới, cắt ngang lời cụ Hồ, trịnh trọng tuyên bố rằng những cuộc thương thuyết vừa qua là một bước quan trọng trên con đường đi đến sự thoả hiệp tốt đẹp giữa hai chính phủ, hai dân tộc.
Một sự kiện quan trọng xảy ra vào cuối cuộc họp báo đó, được các báo Pháp chú ý đặc biệt, đăng lên thành tít lớn trang nhất.
Sau khi nghe D’argenlieu tuyên bố trịnh trọng như vậy xong, cụ Hồ đột ngột đứng lên, bước lại gần D’argenlieu và giữa lúc chưa ai biết chuyện gì xảy ra, thì cụ Hồ ôm chầm lấy D’argenlieu, như hai anh em thân thiết, hay như hai người bạn cố tri. Dĩ nhiên hình ảnh này được các nhiếp ảnh viên ghi lại trong phim của họ, và hôm sau được đăng rõ ràng trên báo.
Nhìn bức ảnh, chúng tôi ở Ba-Lê cũng thấy rõ nét mặt ngơ ngác, hơi khó chịu đến là buồn cười của D’argenlieu. D’argenlieu không còn có thể làm nghiêm được nữa, cho nên ông tươi cười, đưa tay ôm cụ và cảnh này kéo dài có đến hơn một phút.
Cụ Hồ theo chiến hạm Suffren ra Hải Phòng, trong lúc các ký giả Pháp ké trên máy bay của quan Cao uỷ D’argenlieu trở vào Sài Gòn. Tàu cặp bến Hải Phòng ngày 23 tháng 10. Quang cảnh đón tiếp cụ Hồ ở Hải Phòng thì dĩ nhiên là những người Việt Nam nào ở đó lúc bấy giờ đều còn nhớ. Tôi chỉ được biết qua những bài tường thuật của báo Pháp, và báo Cứu Quốc được gởi từ Hà Nội sang Pháp vài tuần sau đó. Sự cảm động thương xót và một chút ý thức hài hước làm tôi chú ý và thán phục cụ Hồ về cái tài lợi dụng cả được những sự thất bại để biến thành sự thành công. Trên thực tế, hội nghị Fontainebleau và thoả ước 14 tháng 9 là một thất bại ngoại giao lớn nhất, đau nhất cho cụ Hồ, và cho Việt Nam.