Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Bên giòng lịch sử 1940 - 1965

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 36637 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bên giòng lịch sử 1940 - 1965
Linh mục Cao Văn Luận

- 14 -


Từ sau lần gặp gỡ thứ hai, cụ Hồ đã quen gọi tôi là chú, khi thì gọi là linh mục. Vẫn theo thói quen, tay cụ vẫn mân mê những nút áo chùng thâm của tôi, những chiếc nút có bọc vải bên ngoài, và khá lớn. Tôi dè dặt:

- Thưa cụ chủ tịch, bên nước nhà có đến 14, 15 vị giám mục, bây giờ tôi biết viết thư cho ai? Vả lại khi tôi rời nước nhà đi du học thì còn trẻ tuổi, không có hân hạnh thân thiết với các ngài cho lắm.

Cụ Hồ có vẻ trầm ngâm, suy nghĩ, tìm tòi một lúc, rồi cụ làm ra vẻ mừng rỡ như đã khám phá được điều quan trọng:

- Chú hãy viết thư cho Đức cha Lê Hữu Từ được rồi. Ngài là cố vấn tối cao của chính phủ ta, và cũng là bạn thân của tôi, tôi sẽ đưa tận tay ngài.

Tôi đã hiểu cái dụng ý chính trị của cụ Hồ trong việc này, cho nên tôi muốn từ chối khéo léo:

- Thưa chủ tịch, tôi được giấy mời đến đây dự tiệc tiễn đưa cụ chủ tịch, không có chuẩn bị chi cả, nên bây giờ cụ chủ tịch bảo viết thư, tôi chẳng biết viết thế nào cả. Vả lại tối nay sau khi từ biệt cụ chủ tịch tôi phải đáp xe hỏa đi Louvain ngay, thuyết trình tại một đại hội truyền giáo ở đó. Ở đây có ông Trương Công Cừu, Tổng thư ký hội Việt kiều công giáo Ba-Lê, để ông Cừu viết thư cũng được vậy.

Cụ Hồ cau mày, có vẻ phật ý:

- Linh mục, hay một linh mục nào khác viết thư thì mới có giá trị, chớ một giáo dân thì không ích lợi gì.

Tôi hẹn lại:

- Nếu vậy để tôi về thưa lại với các cha khác, và có thể họ sẽ viết thư về rồi trao cho cụ chủ tịch sau.

Câu chuyện về lá thư tạm kết thúc ở đây, và cụ Hồ không nhắc lại nữa. Tôi đi Louvain nên không dự buổi tiếp tân đến cuối được. Tôi kiếu từ ra về sớm hơn các người khác. Cụ Hồ tiễn tôi đến cửa phòng khách, bắt tay, tươi cười, và mời tôi về nước.

Những điều tôi viết ra về Hồ Chí Minh, một phần qua những lần tiếp xúc trực tiếp giữa tôi với cụ Hồ, một phần do những câu chuyện, những tin tức mà tôi được biết đến thời bấy giờ, và tôi không dám nói là tôi biết nhiều hơn các sử gia. Sau này tôi không còn gặp lại cụ Hồ một lần nào. Năm 1947 tôi về nước, có tìm cách trở vào địa phận Vinh, lúc bấy giờ thuộc kiểm soát của chính phủ kháng chiến Việt Minh, nhưng vì không thể bắt liên lạc với các bậc thẩm quyền địa phận Vinh cho nên tôi phải lưu lạc Hà Nội, rồi vào Huế và từ Huế tôi ra Hương Phương, Hòa Ninh ở lại mấy tháng. Tình hình lúc bấy giờ làm tôi thay đổi ý định, vì biết rằng dù có ra Xã Đoài, tôi cũng không giúp ích gì được.

Lúc bấy giờ trong vùng Việt Minh kiểm soát, phong trào đàn áp công giáo tuy chưa lộ liễu, nhưng đã bắt đầu, và nhiều làng công giáo đã tách rời để thành lập những khu biệt lập, bên ngoài dựa theo Pháp, nhưng thực tâm không mong gì hơn là được sống yên lành.

<< - 13 - | - 15 - >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 360

Return to top