Đã là tháng 12 năm 1878, Êrik vừa tròn 20 tuổi và chàng đã thi đậu bác sĩ y khoa. Hồi ấy, tất cá các nhà bác học Thụy Điển, mà cũng có thể nói là các nhà bác học toàn thế giới, đều quan tâm đến cuộc thám hiểm Bắc cực vĩ đại của nhà hàng hải nổi tiếng Norđenshelđ. Sau khi hoàn thành vài chuyến du hành sơ bộ để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc thám hiểm tương lai của mình vào vùng băng vĩnh cửu, đồng thời nghiên cứu một cách sâu sắc và cẩn thận tất cả những tài liệu cần thiết cho việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra. Norđenshelđ đã thực hiện một ý đồ mới: Mở con đường Đông Bắc từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, đó chính là con đường mà suốt ba thế kỷ nay tất cả các nhà hàng hải đều tìm kiếm một cách công phu.
Kế hoạch của các cuộc thám hiểm này đã được nhà hàng hải Thụy Điển trình bày trong một báo cáo chi tiết. Ông đã chứng minh cho dự án của mình bằng con đường Đông Bắc có thể đi được về mùa hè và đã đưa ra các phương thức khác nhau để hy vọng dựa vào đó thực hiện được desideratum (khát vọng - tiếng La linh) địa lý này. Sự tài trợ hậu hĩnh của hai chủ tàu người Thụy Điển và sự giúp đỡ của chính phủ đã cho phép Norđenshelđ tổ chức một cuộc thám hiểm có thể nắm chắc thành công.
Ngày hai mươi mốt tháng bảy năm 1878 , Norđenshelđ rời cảng Tromxiô trên chiếc tàu "Vêga” dự định đi vòng từ phía bắc nước Nga phần Châu Âu và vùng duyên hải Xibir để đến eo biển Bêrinh. Trung úy Barlanđer của hạm đội Thụy Điển điều khiển con tàu, trên đó, cùng đi với trưởng đoàn thám hiểm và những người cổ vũ của đoàn, có đủ các tinh hoa khoa học: các nhà thực vật, địa lý, sinh lý và thiên văn. “Vêga" được trang bị đặc biệt để phục vụ cho cuộc thám hiểm Bắc cực theo sự chỉ dẫn của chính Norđenshelđ, trọng tải năm trăm tấn mới được đóng tại Brêmen và được lắp chân vịt sáu mươi mã lực. Ba chiếc tàu chạy bằng hơi nước chất đầy than có nhiệm vụ hộ tống "Vêga" đến những mỏm xa nhất vùng đã được định trước trên vùng duyên hải Xibir. Tất cả đều được trù tính cho hai mươi năm trên biển, cả trường hợp phải trú đông dọc đường. Nhưng Norđenshelđ không giấu niềm hy vọng của mình là sẽ đến được eo biển Bêrinh trước mùa thu tới, trên cơ sở tính toán hiệu quả của những biện pháp được áp dụng, và cả nước Thụy Điển cùng chia sẻ niềm hy vọng với ông.
Sau khi rời cảng ở vùng Bắc cực của Na Uy, ngày 29 tháng Bảy "Vêga" đã đến vùng Đất Mới. Ngày 1 tháng Tám, đã đi vào vùng biển Karxk. Ngày 6 tháng tám, đã đến sông Ênixây. Ngày 9 tháng Tám đi vòng qua mũi Tshêluskin, điểm cuối cùng của Đất Cũ mà sau đó không có một tàu nào đi xa hơn được nữa. Ngày 7 tháng Chín, "Vêga” bỏ neo tại cửa sông Lêna và tại đây đã từ biệt chiếc tàu hộ tống chở than cuối cùng. Ngày 16 tháng Mười, tàu này truyền về Irkutxk bức điện báo tin cho toàn thế giới biết giai đoạn thứ nhất của đoàn thám hiểm đã hoàn toàn thắng lợi.
Ta có thể tưởng tượng rằng rất nhiều bạn bè của nhà hàng hải Thụy Điển đã nóng lòng chờ đợi như thế nào những tin tức tương tự như vậy về cuộc du hành của ông. Nhưng, những tin tức cụ thể mong ngóng ấy mãi đầu tháng mười hai mới đến. Bởi vì nếu điện tín với tốc độ suy nghĩ của con người, thì không thể nói như vậy đối với bưu điện ởXibir. Những lá thư từ tàu “Vega" gửi đi Irkutxk đồng thời với điện tín phải mất hơn sáu tuần mới về đến Xtôckhôm. Nhưng cuối cùng, những lá thư cũng đã đến nơi, và từ ngày 5 tháng Mười hai, một trong số những tờ báo lớn ở Thụy Điển đã bắt đầu đăng những trang phóng sự của bác sĩ trẻ tham gia cuộc thám hiểm nói về chặng đường đầu tiên họ đã vượt qua.
Đúng vào ngày hôm ấy, sau bữa điểm tâm, Brêđêzhor hết sức hào hứng đọc lướt qua bài báo dài bốn cột miêu tả cuộc hành trình trên biển. Bỗng ông dừng lại ở dòng chữ đã khiến ngài trạng sư đáng kính nhảy chồm lên vì ngạc nhiên, ông chăm chú đọc, rồi đọc lại lần nữa rồi đứng phắt dậy, nhanh chóng mặc áo khoác ngoài bằng lông, đội mũ lông, phóng thẳng đến nhà bác sĩ Svariênkrôna. - Ngài đã đọc bài phóng sự viết từ tàu "Vêga" chưa? - ông ta kêu to lên và như một cơn lốc, ào vào "maatxal" (phòng ăn - tiếng Thụy Điển) nơi người bạn của ông đang dùng điểm tâm với Kaisa. - Tôi mới chỉ bất đầu đọc thôi. - bác sĩ trả lời - tôi định hút xong tẩu thuốc thì đọc hết. - Thế là ngài vẫn chưa biết. - Brêđêzhor nói tiếp, không kịp lấy hơi - ngài vẫn chưa đọc, chưa biết bài phóng sự nói gì à? - Chưa, chưa đọc. Bác sĩ thản nhiên trả lời. - Nếu vậy thì hãy nghe đây! - Brêđêzhor kêu lên, bước lại gần cửa sổ - Đó là nhật ký của một trong những đồng nghiệp của ngài trên boong tàu “Vêga". Đây là những gì anh ta viết: “Ngày 30 và 31 tháng Bảy. Chúng tôi đi vào vịnh Jugorxk và thả neo ở gần làng Khabarôvô của người Nhenhét. Chúng tôi lên bờ nghiên cứu một số người dân để kiểm tra theo phương pháp Holmgrêm khả năng cảm giác của họ đối với các màu sắc khác nhau. Đã khẳng định được rằng cảm giác màu sắc của họ phát triển bình thường. Chúng tôi mua của một ngư dân Nhenhét hai con cá hồi tuyệt diệu..." - Xin lỗi ngài - bác sĩ mỉm cười cắt ngang lời trạng sư - đây là trò đố chữ chăng? Phải thừa nhận là tôi không thấy sự hứng thú gì đặc biệt trong tất cả những tình tiết ấy... - Ồ, ngài không thấy có gì hay à? - Brêđêzhor hỏi lại, vẻ châm chọc - Được rồi, ngài đợi cho một chút, rồi ngài sẽ thấy ngay bây giờ thôi!... “Chúng tôi mua của một ngư dân Nhenhét hai con cá hồi tuyệt diệu, hình thù chúng chưa được ai mô tả cả. Mặc dù bị người nấu bếp của chúng tôi phản đối dữ dội, tôi vẫn bỏ chúng vào dung dịch cồn. Có một chuyện bất thường đã xảy ra: Khi rời tàu người ngư dân ấy ngã xuống nước vào đúng lúc chúng tôi nhổ neo. Ông ta được vớt lên bị nghẹn thở, người lạnh cóng đến nỗi nom nạn nhân như một khúc sắt vậy. Khi ông ta ở tình trạng ngất lịm, được đưa vào trạm y tế của tàu “Vêga", cởi quần áo ra và đặt lên giường thì hóa ra ngư dân Nhenhet này là một người châu Âu. Ông ta tóc màu hung, mũi bị tẹt sau khi bị một tai nạn nào đó, còn ở ngực bên trái, sát ngay tim thì xăm những từ như sau với nét chữ cầu kỳ: "Patric Ô Đônôgan. Cintia". Đến đây, bác sĩ Svariênkrôna không thể kìm nổi tiếng reo kinh ngạc. - Xin ngài hãy đợi cho, đó chưa phải là hết đâu - Brêđêzhor nói. Và ông ta đọc tiếp. “Nhờ tác dụng của việc xoa bóp mạnh mẽ, người dân chài đã tỉnh lại. Nhưng không thể đưa ông la lên bờ trong tình trạng đang bị sốt cao và mê sảng. Và thế là tất cả nghiên cứu của chúng tôi về cảm quan màu sắc ởngười Nhenhét bất ngờ bị tiêu tan hết. Ngày 3 tháng tám. Ngư dân ở Khabarôvô đã hoàn toàn bình phục. Ông ta rất ngạc nhiên khi tỉnh lại trên tàu "Vêga” lúc ấy đang trên đường đi đến mũi Tsheluskin. Bởi vì kiến thức tiếng Nhenhét của ông ta có thể có lợi cho chúng tôi, nên chúng tôi thuyết phục ông ta đi cùng chúng tôi dọc theo vùng duyên hải Xibir. Ông ta nói bằng tiếng Anh giọng mũi như người Mỹ, nhưng lại khẳng định rằng hình như ông ta lại là người Xcốtlen và tên Zhôni Boul. Ông ta đến vùng đất mới hình như là cùng với ngư dân người Nga và sinh sống ở đây đã mười năm, cái tên xăm trên ngực ông ta - như ông ta quả quyết - đó là cái tên của một người bạn thời niên thiếu đã chết từ lâu. - Đấy chính là người mà chúng ta đang tìm! - bác sĩ kêu lên với một sự hồi hộp không thể tả được. - Ở đây có điều gì phải nghi ngờ đâu nhỉ? - trạng sư trả lời - Tên tàu, hình dạng - tất cả đều trùng hợp. Ngay cả hoàn cảnh ông ta đã chọn cái bí danh Zhôni Boul, thậm chí ông đã cố khêu gợi rằng Patric Ô Đônôgan đã chết… Chẳng nhẽ đó là bằng chứng không thể chối cãi được hay sao? Cả hai người bạn cùng im lặng suy nghĩ về hậu quả có thể xảy ra của cái tin bất ngờ ấy. - Nhưng làm sao tìm được ông ta ở nơi xa như thế? - cuối cùng, bác sĩ lên tiếng. - Dĩ nhiên không phải dễ. - Brêđêzhor đáp - Nhưng tự bản thân sự việc ông ta đang tồn tại ở một nơi nào đó trên trái đất cũng làm đơn giản vấn đề hơn rất nhiều rồi. Hơn nữa, có thể trông vào một dịp may thuận lợi. Có thể là ông ta sẽ ởlại trên tàu “Vêga" cho đến khi kết thúc cuộc thám hiểm và, chính ông ta, khi trở về Xtốckhôm sẽ kể cho chúng ta nghe hết những gì đang làm cho chúng ta hết sức hồi hộp. Nhưng, ngược lại, cũng không loại trừ khả năng là chẳng sớm thì muộn chúng ta cũng có dịp gặp ông ta. Nhờ đoàn thám hiểm của Norđenshelđ mà các tàu đi lên vùng Đất Mới sẽ trở nên thường xuyên hơn, các chủ tàu cũng đã nói việc hàng năm sẽ phái những con tàu đến vùng cửa sông Ênixây. Những câu chuyện về đề tài này không bao giờ thấy kết thúc được cả. Hai ông bạn tiếp tục bàn cãi nhau nữa. Khi Êrik ởtrường Đại học về lúc hai giờ chiều, chàng cũng đã đọc được điều thông tin quan trọng ấy và vội vàng từ Upxal đáp tàu hỏa về ngay, không chậm trễ một phút nào. Nhưng thật lạ, chàng trai lại cảm thấy lo lắng hơn là phấn khởi. - Hai thầy có biết con đang e ngại đều gì không ạ? - chàng hỏi bác sĩ Brêđêzhor - Con sợ tàu "Vêga" gặp điều chẳng lành rồi chăng?... Các thầy thử tính xem, hôm nay là mồng 5 tháng mười hai, mà các nhà thám hiểm dự tính đến eo biển Bêrinh từ trước tháng mười hai kia! Nếu như ý đồ ấy đã được thực hiện thì chắc chắn chúng ta đã được biết tin rồi, bởi vì "Vêga” đã đến Nhật Bản hoặc ít nhất là cảng Pêtrôpavlôvsk ở quần đảo Alêutsk - một cảng trên Thái Bình Dương - từ lâu lắm rồi, từ đó nó có thể thông báo tin tức về bản thân nó chứ!... Nhưng điện tín và thư từ gửi qua Irkutxk đều đề ngày bảy tháng chín, điều đó có nghĩa là ba tháng nay chúng ta không biết chuyện gì đã xảy ra trên tàu "Vêga” cả. Do đó, nó đã không đến eo biển Bêring đúng hạn và, như vậy là, nó đã gặp số phận của tất cả các cuộc thám hiểm mưu tìm ra con đường Đông Bắc trong suốt ba thế kỷ. Đấy, con đã đi đến điều kết luận đáng buồn như thế đó! - Thế nhỡ "Vêga" phải trú đông trên vùng băng giá thì sao? Bởi vì có khả năng như thế lắm - bác sĩ tỏ ý không tán thành. - Tất nhiên, đây là một giải thích có tính chất an ủi. Trú đông trong những điều kiện như thế, lại gặp những nguy hiểm như thế, thì có khác gì một vụ đắm tàu. Dù sao cũng đã rõ một điều là: Nếu có khi nào đó chúng ta nhận được tin tức của tàu "Vêga” thì sớm nhất cũng phải sang năm. - Tại sao con nghĩ như vậy? - Tại vì, nếu "Vêga” không bị đắm, thì hiện giờ nó đang bi kẹt băng và may ra tháng Sáu hay tháng Bảy sang năm mới thoát được. - Đúng, điều ấy có lý. - Brêđêzhor trả lời. - Vậy tất cả những điều tiên quyết đó dẫn đến con một kết luận như thế nào? - Bác sĩ hỏi, ông không yên tâm vì nỗi lo lắng không bình thường của Erik. - Kết luận duy nhất của con là không thể chờ đợi lâu như thế mới xác minh những sự thật có ý nghĩa quyết định đối với con! - Như vậy con định làm gì? Phải tính đến những khó khăn không thể khắc phục nổi! - Nhưng, có thể là những khó khăn ấy thoạt nhìn ta tưởng như không khắc phục được đó thôi? - Êrik đáp lại - Bởi những gì lá thư nọ gửi qua biển Bắc cực, qua Irkutxk mới đến ta. Vậy tại sao con không thể ra đi theo chính con đường đó được? Con có thể đi đọc theo duyên hải Xibir được lắm!... Con có thể hỏi thăm những người thổ dân xem họ có nghe một vụ đắm tàu hoặc một vụ tàu bị kẹt trong băng không. Biết đâu sẽ tìm được Norđenshelđ và Ô Đônôgan. Vì một mục đích như thế cũng đáng mạo hiểm lắm. - Đi vào giữa lúc mùa đông ư? - Thế tại sao lại không được ạ? Đây là mùa thuận lợi nhất cho việc du hành bằng xe trượt tuyết ở các nước vùng Cực. - Phải, nhưng con quên mất rằng con chưa đến được các nước Vùng Cực thì trời đã sang xuân rồi. - Đúng thế - Êrik thốt lên, buộc phải thừa nhận lời phản đối ấy có lý . - Hơn nữa - chàng trai bỗng kêu to lên - cần phải tìm bằng được Norđenshelđ, và cùng ông ta là Patric Ô Đônôgan! Và họ sẽ được tìm thấy nếu như điều ấy chỉ phụ thuộc vào con mà thôi! Kế hoạch của Êrik, tự bản thân nó rất đơn giản, bao gồm việc đăng ký một bài báo không ký tên trên một trong những tờ báo ở Xtôckhôm, trình bày rõ những quan điểm của chàng đối với số phận của "Vêga": hoặc là đã bị đắm, hoặc là bị kẹt trong băng giá. Và trong trường hợp nhất định nào thì cũng nhất định phải nói cho bằng được điều kết luận về sự cần thiết tổ chức một đoàn thám hiểm đi cứu. Những tin tức về "Vêga” vẫn hết sức ít ỏi, còn sự quan tâm tới sự nghiệp của Norđenshelđ thì lại lớn đến nỗi Êrik đã nhìn thấy trước một cách chính xác rằng bài báo của chàng sẽ gây nên một cuộc tranh luận sôi nổi như thế nào trong các nhà bác học. Nhưng trong thực tế, thành công còn vượt quá sự chờ đợi. Bài báo đã được các tờ báo vớinhững khuynh hướng khác nhau ủng hộ và được sự hưởng ứng tích cực chẳng những trong giới bác học, mà còn trong rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Dư luận xã hội đã nhất trí lên tiếng giúp đỡ cho việc trang bị cho đoàn thám hiểm đi cứu trợ. Các ủy Hội được thành lập. Người ta bắt đầu quyên góp tiền để chuẩn bị cho đoàn. Các công thương gia, sinh viên, công chức, mọi tầng lớp xã hội đều bày tỏ nguyện vọng tham gia vào công việc này. Một chủ tàu giàu thậm chí đã đề nghị được chi tiền riêng để sắm một chiếc tàu mang tên “Norđenshelđ” và lên đường lần theo dấu vết của "Vêga".
Nhiệt tình xã hội vẫn mỗi ngày một tăng lên trong khi ngày tháng trôi đi mà từ nơi Norđenshelđ vẫn chưa thấy có tin tức đáng kể nào cả. Đến cuối tháng Mười hai, tiền quyên góp được đã lên đến con số đáng kể. Bác sĩ Svariênkrôna và trạng sư Brêđêzhor đều là những người có tên đầu tiên trong danh sách đóng góp. Mỗi người góp mười ngàn curon. Họ đều là thành viên của ủy ban sáng lập mà Êrik được bầu làm thư ký.
Trong thực tế, chàng đã trở thành linh hồn của công việc này. Sự hăng hái, cần mẫn và am hiểu của chàng trong mọi việc chuẩn bị của đoàn thám hiểm đã giúp chàng nhanh chóng có uy tín trong mọi người. Ngay từ những ngày đầu tiên, chàng thanh niên đã không che giấu sự quan tâm của cá nhân mình đối vớikết quả công việc và nguyện vọng được tham gia đoàn thám hiểm, dù chỉ với tư cách thủy thủ thôi. Tất cả những điều đó càng làm tăng thêm tính thuyết phục cho nhiều kiến nghị mà chàng gửi lên ủy ban sáng lập xem xét. Mặc dù rất bận bịu, Êrik vẫn kịp lo chuẩn bị hết mọi công việc nhỏ nhặt nhất.
Ủy ban đã quyết định sáp nhập thêm một chiếc tàu thứ hai vào “Norđenshelđ” để cho phạm vi tìm kiếm được mở rộng ra với mức tối đa. Theo gương của "Vêga", chiếc tàu này cũng được dự kiến trang bị máy hơi nước. Chính Norđensheld đã chứng minh một cách đầy thuyết phục rằng nguyên nhân chủ yếu của những chuyến thám hiểm Bắc cực bị thất bại là do sử dụng tàu buồm. Các nhà hàng hải thám hiểm Bắc cực, nhất là những đoàn thám hiểm khoa học, hết sức quan tâm đến việc làm sao bảo đảm cho tàu có tốc độ trung bình, không lệ thuộc vào hướng gió thay đổi bất thường, khi cần thiết có thể tăng tốc độ vượt qua những nơi nguy hiểm, mà chủ yếu là có điều kiện cơ động để tìm cách thoát ra khỏi vùng băng dù tàu đang ở hướng nào, nghĩa là tạo cho tàu có những ưu điểm mà các tàu buồm khác không có được.
Khi những vấn đề chủ yếu đã được nhất trí bàn bạc, mọi người quyết định bao bọc cho tàu bằng một lớp gỗ sồi dày sáu Inch (đơn vị đo chiều dài Anh, bằng 2,54 cm), ngăn các phòng bên trong bằng những bức vách không thấm nước để bảo vệ cho tàu khỏi bị hư hại khi va chạm băng.
Trong số các kiến nghị khác nhau gửi lên ủy ban sáng lập, mọi người đã lựa chọn chiếc tàu trọng tải năm trăm bốn mươi tấn vừa mới đóng ở Bremen. Tàu dự tính có một thủy thủ đoàn mười tám người, cũng có động cơ chạy bằng máy hơi nước tám mươi mã lực và một cái chân vịt được bố trí với tính toán có thể dễ dàng nâng lên boong tàu trong trường hợp bị sức ép của băng. Người ta đã thiết kế chiếc nồi hơi có thể dùng mỡ động vật rất dễ kiếm ở vùng Bắc cực để thay nhiên liệu trong trường hợp không có than. Thân tàu có lớp sồi bảo vệ, ngoài ra còn được gia cố bằng những chiếc đà ngang nhằm tăng thêm sức chịu ép của băng. Mũi tàu bọc đồng và trang bị búa thép để mở đường đi qua các vùng băng nếu chiều dày của băng không cao quá mức mớm nước của tàu.
Chiếc tàu mới mua được đặt tên "Aljaska" là nơi nó phải tới. Theo tuyến đường đã định, "Norđensheld" sẽ phải lập lại đường mà "Vêga” đã đi, còn chiếc tàu thứ hai thì đi vòng quanh thế giới theo hướng ngược lại: vòng qua bán đảo Aljaska và đi qua eo biển Bêrinh, đến biển đông Xibir. Nhờ vậy, có thể tăng thêm gấp đôi cơ hội tìm thấy đoàn thám hiểm Thụy Điển, nếu nó bị lâm nạn hoặc phát hiện được dấu vết của nó, nếu nó bị đắm. Trong lúc một tàu đi theo dấu vết của đoàn thám hiểm Norđensheld thì chiếc kia sẽ đi theo hướng khác để gặp nhau. Êrik, người vạch kế hoạch này, thường tự hỏi mình: Thích tuyến nào trong hai tuyến hơn, và cuối cùng chàng đã dừng lại ở tuyến thứ hai... Chàng nghĩ: nhiệm vụ chủ yếu là làm sao sớm gặp được "Vêga” và qua đó tìm được Patric Ô Đônôgan. Trong khi đó, các công việc trang bị cho "Aljaska” được tiến hành tới mức khẩn trương nhất: Dự trữ lương thực thực phẩm đã chuẩn bị xong, quần áo ấm theo những chỉ dẫn đặc biệt, trên cơ sở kinh nghiệm sẵn có đã may xong, đoàn thủy thủ gồm những người ưu tú nhất, quen chịu lạnh, đã từng nhiều lần đi đánh bắt cá ở bờ biển Aixơlen hoặc Grơlen, đã được tuyển lựa. Và, cuối cùng, trung úy Marsilas, sĩ quan của hạm đội Thụy Điển đã từng phục vụ ở trong những công ty hàng hải, lại thường xuyên có những chuyến đi trên các vùng Bắc cực, đã được ủy ban sáng lập mời làm thuyền trưởng. Êrik được cử làm phó thuyền trưởng thứ nhất của ông, với cấp bậc sĩ quan trưởng. Chàng được cử giữ chức vụ này vì ủy ban sáng lập đánh giá thấy chàng đã tỏ rõ nghị lực của mình trong việc chuẩn bị cho cuộc thám hiểm và lưu ý tới việc chàng đã có bằng tốt nghiệp thuyền trưởng tàu viễn dương. Các thủy thủ từng trải Bôzevit và Kelkist được quyết định làm các hạ sĩ quan. Ngoài ra "Aljaska" còn dự trữ chất nổ để trong trường hợp cần thiết thì phá băng mở đường đi, và dự trữ một số lượng lớn thuốc chống bệnh hoại huyết phổ biến ở vùng Bắc cực. Chiếc lò sưởi trên tàu phải giữ nhiệt độ điều hòa trong các phòng ở trên suốt chặng đường đi, còn đài khí tượng sách tay với tên gọi "tổ quạ" được kéo lên đỉnh cột buồm cái, dùng để báo hiệu cho sự xuất hiện của những tảng băng trôi. Theo đề nghị của Êrik, người ta đã trang bị cho đài khí tượng một đèn pha mạnh lấy điện từ động cơ chạy bằng hơi nước. Đèn pha này dùng để rọi đèn cho "Aljaska" về ban đêm. Trên mạn tàu để bảy chiếc thuyền, trong đó có hai thuyền săn cá voi và một ca nô chạy bằng máy hơi nước, sáu xe tuyết, thanh trượt tuyết cho riêng từng người trong đoàn thám hiểm, cũng như bốn khẩu đại liên kiểu Gatlingơ, ba mươi khẩu súng trường và đạn dược. Mọi công việc chuẩn bị ấy đến hồi kết thúc thì từ Nôrôê, bác Hecsêbom và con trai ông là Ôttô, cùng với con chó Klaas to lớn đã lên yêu cầu cho họ được hân hạnh làm thủy thủ trên tàu "Aljaska”. Qua thư Êrik, họ được biết chàng quan tâm sâu sắc đến cuộc du hành này thế nào, và họ muốn chia sẻ với chàng mọi sự nguy hiểm. Bác Hecsêbom tuyên bố rằng bác có thể giúp ích được điều gì đó, vì bác am hiểu dải bờ biển Grơnlen, còn con chó Klaas của bác sẽ dẫn đường khi cần phải dùng xe trượt tuyết để di chuyển. Còn nói về Ôttô thì chàng trai chỉ biết trông cậy vào sức vóc lực lưỡng và lòng trung thành vô hạn của mình. Nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ và Brêđêzhor, cả ba đều được nhận lên tàu. Đến đầu tháng Hai năm 1879, công việc chuẩn bị đã xong xuôi, “Aljaska” có những năm tháng trời để đi sao cho cuối tháng Sáu tới được eo biển Bêrinh vào đúng mùa thuận lợi nhất cho việc đi lại của tàu. Tàu phải bơi qua eo biển bằng con đường ngắn nhất, nghĩa là đi qua Địa Trung Hải, kênh Xuyê, Ấn Độ Dương và các bờ biển Trung Hoa (biển Nam Trung Hoa và biển Đông Trung Hoa), thứ tự ghé vào ăn than ở các cảng Ghibraltar, Aten, Kôlômbô, Xingapor, Hồng Kông, Iôkôhama và Pêtrôpavlôvsk trên Kamtsshatca. Từ tất cả các trạm dừng ấy “Aljaska" phải đánh điện về Xtôckhôm. Người ta đã qui ước với nhau rằng: trong thời gian tàu di chuyển, nếu có tin tức gì của "Vêga" thì phải báo ngay đến trạm mà tàu "Aljaska" sắp tới. Trước khi "Aljaska" vào vùng nước Bắc cực, nó phải bơi trên các biển vùng nhiệt đới và dọc theo các lục địa tràn đầy ánh nắng mặt trời ấm áp. Tuyến đường ấy được lựa chọn không phải để làm vừa lòng các hành khách mà là vì hết sức cần thiết phải như vậy: Nó bảo đảm đi đến eo biển Bêrinh bằng con đường ngắn nhất và giữ được liên lạc bằng điện tín với Xtôckhôm đến phút cuối cùng. Nhưng, một việc rắc rối không lường trước đã xảy ra, có thể làm chậm trễ ngày xuất phát của tàu - vốn đã được chuẩn bị tốt và chu đáo cho chuyến đi đến mức gần như toàn bộ - thì số tiền quyên góp được đã cạn hết và có thể không đủ tiền cho chính đoàn thám hiểm. Bởi vì cần có những khoản chi phí đáng kể để mua than và những chi phí cần thiết khác nữa. Đành phải tiến hành thêm một cuộc quyên góp cho số tiền thiếu hụt ấy. Đợt quyên góp được thực hiện ngày 2 tháng Hai, mà mấy ngày sau đó ủy ban sáng lập đã xúc động nhận được hai lá thư bảo đảm đến cùng lúc. Lá thư thứ nhất của ngài Maljarius, một thầy giáo dạy học ở Nôrôê, người được giải thưởng của Hội thực vật. Trong phong bì có tấm ngân phiếu một trăm curon và lời yêu cầu của ông được nhận lên tàu “Aljaska" làm một nhà nghiên cứu thiên nhiên. Trong lá thư thứ hai có tấm séc hai mươi lăm ngàn curon và dòng chữ ngắn gọn: "Turđor Braun gửi tàu "Aljaska" với điều kiện ông ta sẽ là thành viên của tàu”.