Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Ivanho

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 7817 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Ivanho
Walter Scott

Chương 6

Sau cuộc đua tài ở Ashby, những nhân vật chính ở câu chuyện này mỗi người đi một ngả; chúng tôi thấy cần phải kể những gì xảy ra với mỗi người trong số họ trước khi lại thấy họ tụ tập ở dinh cơ Front-de-Boeuf.
De Bracy sửng sốt vì sắc đẹp của Rowena nên gợi ý với hoàng tử Jean về một cuộc hôn nhân với một công nương dòng dõi gần nhất với triều đại Saxons chắc chắn sẽ làm ông vừa ý và chỉ làm cho ngôi vua mà ông ao ước được củng cố thêm mà thôi. Jean, ruột gan rối bời vì những lo lắng chúng ta vừa biết, bằng lòng cho De Bracy thử đi lo công việc ấy với điều kiện sau ba ngày anh phải trở về. Thì giờ thế thì ít. Tuy nhiên anh có kế hoạch của mình; anh rời khỏi nhà cùng với Brian và Front-de-Boeuf.
Một vài công việc cần thiết phải chuẩn bị để thực hiện ý đồ cưới xin đó, anh muốn đem ra bàn cùng hai hiệp sĩ nọ.
Ba người và các tay chân phải mặc bộ đồ xanh giả và họ phải như chim cắt đâm bổ xuống mồi, nhảy xổ vào đám người Saxons đi xem trở về. Lúc đó De Bracy xuất hiện dưới dáng vẻ cận thần của hoàng tử Jean, giải phóng người đẹp không may rơi vào tay bọn cướp áo xanh và dẫn cô về lâu đài của Front-de-Boeuf.
Chúng ta hãy để ba người đấy cho họ bàn tỉ mỉ kế hoạch của họ và hãy quay về ngày thứ hai của hội đấu. Bạn đọc hẳn không thể quên thắng lợi được quyết định do tài năng của một hiệp sĩ lạ mặt mà khán giả mệnh danh là Noir-Fainéant vì anh đã tỏ ra thụ động và uể oải trong phần đầu trận đấu. Nhưng khi chiến thắng anh đã rời khỏi trường đấu và khi người ta đi tìm để trao phần thưởng thì không thể tìm thấy anh đâu. Trong khi các tuyên cáo viên gọi anh bằng miệng và bằng kèn đồng thì anh đã đi về phía bắc; anh tránh không đi những con đường nhiều người qua lại; anh đi con đường ngắn nhất xuyên qua rừng.
Khi sương đêm bắt đầu bao phủ các vùng xung quanh, anh gặp một quán trọ nhỏ trên.đường đi; anh qua đêm ở đó và sáng sớm hôm sau, anh tiếp tục lên đường.
Chàng kỵ sĩ hình như đang phải suy nghĩ lao lung; chỉ khi gặp đoạn đường khó đi anh mới sực tỉnh. Lúc đó, anh mới chú ý đến điều khiển ngựa, kích thích nó bằng lời nói hay chân thúc.
Khi trời tối, anh lọt vào giữa rừng sâu, tìm chẳng có một quán trọ để nghỉ chân, trong lúc anh và ngựa đều đói và mệt.
Trong đêm tối, Hiệp sĩ áo đen không thể biết mình đi có đúng đường không. Rừng rất rộng và rậm rạp! Khổ hơn nữa là hiệp sĩ đến một chỗ có nhiều chỗ rẽ.
Anh kêu lên:
- Thề trước thánh George, vua nước Anh!
Họa mình có là thầy bói hay phù thủy mới đi được đúng đường!
Nét mặt anh, mặc dầu có chút ít không vừa ý, vẫn giữ được cái vẻ vui tươi của con người biết chấp nhận như nhau những ngày lành hay ngày hạn.
Tuy nhiên, muốn tận dụng cơ hội gặp may, anh cố gắng phân biệt lối đi nào nhẵn nhụi nhất, vì anh nghĩ - cũng đúng thôi - đó là con đường sẽ dẫn đến một nơi có nhà ở một cách chắc chắn nhất.
Cái may không phụ anh. Sau một lúc đi, anh đã đến một chỗ rừng thưa, có một túp lều dựng bằng các cây gỗ đẽo gọt sơ sài. Chắc hẳn đó là nơi ở của một người ẩn dật.
Hiệp sĩ áo đen xuống ngựa. Phải gõ cửa đến hai lần mới có tiếng trả lời, mà giọng nói xem ra không êm ái lắm.
- Ai đấy, hãy đi đi, là ai cũng mặc kệ nhé.
- Một tiếng nói mạnh và gắt cất lên. - Đừng đến quấy nhiễu trong giờ cầu kinh đêm của ta nhé!
- Thưa cha kính mến, - chàng hiệp sĩ trả lời, - tôi là một kẻ lữ hành lạc rừng; giúp đỡ tôi qua cái đêm này là cha đã sinh phúc theo lời răn của Chúa.
- Thôi anh ơi, tôi không sinh phúc đâu; ngược lại thánh Nữ Đồng Trinh và thánh Dun-stan còn vui lòng để người khác sinh phúc cho ta nữa kia. ở đây đến thức ăn để chia sẻ cùng với chó ta cũng chẳng có. Chỗ ngủ của ta thì một con ngựa chỉ tinh tế một chút nó sẽ chẳng chấp nhận. Vậy anh hãy đi đi! Cầu trời giúp anh..- Nhưng làm sao tôi tìm được đường đi trong rừng giữa đêm tối thế này? Tôi xin cha kính mến, ít ra cha hãy ra mở cửa chỉ giúp đường tôi.
- Đường đi dễ thôi, - người ẩn sĩ trả lời. -Con đường nhỏ trước mặt sẽ dẫn đến một đám sình lầy có một con suối bao bọc xung quanh, gần đây ít mưa rào có thể lội qua được đấy.
Nhưng khi lội qua anh phải để ý đến bờ bên trái vì nó hơi dốc đấy và cái lối đi ở phía trên, tôi nghe nói (vì ít khi tôi bỏ lễ ra ngoài) gần đây bị vỡ mất mấy đoạn. Sau đó anh cứ theo đường thẳng trước mặt...
- Một bãi sình lầy, một con suối lội qua, những bờ dốc thẳng, một con đường sạt lở! -Chà ng hiệp sĩ kêu lên. - Ngài ẩn sĩ ơi, ngài không thuyết phục nổi tôi đi một con đường như vậy trong đêm tối đâu. Ngài phải mở cửa ngay tức khắc cho tôi, nếu không buộc tôi phải đạp đổ.
- Anh bạn lữ hành ơi! - Nhà ẩn sĩ trả lời. -Anh đừng buộc tôi phải dùng đến thứ trời cho tôi để tự bảo vệ mình là vũ khí: điều đó chẳng lợi lộc gì cho anh đâu.
Nghe thấy tiếng chó sủa chàng hiệp sĩ nghĩ có lẽ nhà ẩn sĩ đã huýt chó từ chái nhà sang.
Tức giận, anh lấy chân đạp mạnh vào cửa khiến cái cột nhà rung chuyển.
- Gượm đã nào, đừng nóng thế, anh bạn lữ hành ơi. - Nhà ẩn sĩ rõ ràng không muốn cánh cửa của mình bị đạp lần thứ hai liền nói. - Hãy để dành sức, tôi ra mở cửa đây mà.
Nói xong, cửa mở, nhà ẩn sĩ, một con người khỏe mạnh, mặc áo thầy tu và đội mũ trùm đầu hiện ra trước mặt chàng hiệp sĩ. Một tay ông cầm bó đuốc, một tay cầm chiếc gậy to bằng gỗ cây táo dại. Hai con chó, nửa vẻ chó săn thỏ, nửa vẻ chó ngao, đứng bên cạnh và hình như chỉ chờ lệnh của chủ là nhảy xổ vào cắn người khách lạ.
Nhưng nhờ vào bó đuốc, nhà ẩn sĩ thấy một hiệp sĩ gươm giáo đầy đủ, liền thay đổi ngay ý kiến; rồi đuổi chó đi, ông bỗng nhiên lễ phép mời hiệp sĩ vào nhà đồng thời tìm cách xin lỗi, nói rằng ông không bao giờ mở cửa cho ai vào lúc đêm tối như thế này sợ là kẻ trộm hoặc những tên outlaws  đầy rẫy trong rừng.
Sau khi vào nhà và đảo mắt nhìn quanh, hiệp sĩ chỉ thấy một chiếc giường trải lá làm ổ, một cây thánh giá bằng gỗ sồi gọt đẽo sơ sài, một quyển sách kinh, một chiếc bàn làm bằng các tấm ván không bào, hai chiếc ghế đẩu ba chân và một vài dụng cụ nấu nướng; anh nói:
- Thưa cha, cha sống khổ sở thế này thì sợ gì kẻ cướp, chưa kể có hai con chó trung thành đủ sức vật nổi một con hươu, còn đối với người thì tôi tưởng ít có người chống cự nổi chúng.
Khi nhà ẩn sĩ đã mời hiệp sĩ vào nhà, ông cài cây đuốc lên một que sắt đóng sâu vào một trong những thân cây dùng làm tường nhà. Rồi bỏ thêm củi vào bếp cho bốc lửa, ông ngồi lên một chiếc ghế ba chân bên cạnh bàn và ra hiệu cho hiệp sĩ cùng ngồi.
Hai người ngồi xuống, người nọ nghiêm trang nhìn người kia một lúc lâu, mỗi người chắc hẳn đều nghĩ mình chưa bao giờ giáp mặt với một người trông khỏe hơn và quyết đoán hơn thế.
Sau cùng hiệp sĩ nói:
- Thưa ngài ẩn sĩ kính mến, nếu không phiền nhiễu ngài khi đang buổi cầu kinh thì tôi xin hỏi ngài ba điều: một là tôi phải dắt ngựa vào đâu, hai là ngài có cho tôi chút cơm cháo gì không, ba là đêm nay tôi ngủ ở chỗ nào.
ẩn sĩ trả lời:
- Tục lệ của tôi đã thành bổn phận: tôi chỉ trả lời khi thật cần thiết: bởi vậy tôi sẽ trả lời anh chừng mực nào có thể. - Nói xong ông lần lượt chỉ vào hai góc lều: - Đây là chuồng ngựa; kia là giường của anh. - Sau lấy trên tấm ván một cái đĩa đựng hai nắm hạt đậu khô rồi đặt trên bàn trước mặt khách: - Còn đây là thức ăn của anh.
Hiệp sĩ nhún vai, bước ra khỏi lều, dắt ngựa vào, buộc vào một thân cây. Anh tháo yên cương, cởi áo choàng của mình ra đắp lên lưng ngựa.
Có thể nhà ẩn sĩ nhìn thấy chàng hiệp sĩ săn sóc con ngựa của anh như vậy thì cảm động lắm.
Ông làm như chợt nhớ ra hôm nọ người gác rừng đến thăm còn để lại ít cỏ khô; ông đi ra phía cửa sau, đem vào một bó rơm thơm vàng và một đấu yến mạch cho ngựa. ông ra lần nữa, đem vào một tải lá cành khô đặt vào một xó rồi ra hiệu là chỗ ngủ của chàng hiệp sĩ. Hiệp sĩ cảm ơn ông đã có lòng giúp đỡ; sau đó hai người lại.ngồi vào chiếc ghế cạnh bàn, trên đó vẫn còn cái đĩa đựng hạt đậu khô. Nhà ẩn sĩ đọc kinh trước bữa ăn có lẽ trước kia bằng tiếng la-tinh nhưng bây giờ khó nhận ra đó là thứ tiếng ấy trừ có vài tiếng hay vài câu chỗ này chỗ nọ giọng đọc kéo dài ra. Nhà ẩn sĩ thấy cần ăn trước để ông khách ăn theo nên ông lấy ba hay bốn hạt đậu bỏ vào miệng để lộ ra hàm răng rất khỏe, vừa nhọn vừa trắng như răng con lợn lòi.
Chàng hiệp sĩ bắt chước ông, liền bỏ mũ, cởi áo giáp ngoài, tháo bỏ bớt phần lớn các cân đai khiến nhà ẩn sĩ thấy anh có bộ tóc màu nâu xoăn một cách tự nhiên, nét mặt đầy đặn, đôi mắt tinh nhanh, hàng ria mép sẫm hơn bộ tóc chứng tỏ anh là một người gan dạ, dám nghĩ dám làm, y như cái thân hình cao lớn của anh đã mách bảo.
Nhà ẩn sĩ như muốn đáp lại sự tin cậy của người khách liền hất cái mũ trùm đầu ra sau, để lộ một cái đầu tròn của người đang ở tuổi thanh xuân. Tóc ở đỉnh đầu khoanh gọt, chung quanh là một vòng tóc đen cứng và xoăn làm người ta liên tưởng đến một cái sân làng xung quanh có hàng rào chắn cao. Nét mặt ông không mang dấu vết gì gọi là khắc khổ của đời sống tu hành hay dấu vết của việc ăn đói nhịn khát nghiêm trọng. Khuôn mặt cộng thêm cái thân hình đẫy đà của người nhà thánh cho thấy khẩu phần của ông phải là những miếng thịt bò hay thịt lợn bổ béo chứ không phải là những hạt đậu khô hay lá rau lá cỏ này đâu. Chàng hiệp sĩ không phải không có sự nhận xét ấy. Cố nghiền vất vả được năm hay sáu hạt đậu, anh hỏi chủ nhân xem có nước cho anh xin một hụm để chiêu miếng ăn không.
Người ẩn sĩ đến đặt trước mặt người khách một hũ nước đầy trong và mát. Anh đưa lên miệng, uống một hụm.
- Thưa cha quý mến, - hiệp sĩ nói, - tôi thấy cha ăn rất ít thứ đậu khô này, cha cũng không uống nhiều lắm cái thứ nước trong sạch này, vậy mà chúng có một tác dụng diệu kỳ đối với sức khỏe của cha. Trông cha có thừa khả năng rượt đuổi đến cùng một con hươu hay vật ngã dễ dàng một địch thủ hơn là một nhà ẩn sĩ ở chỗ quạnh hiu này để hàng ngày cầu kinh hay hát những bài thánh ca.
Nhà ẩn sĩ đáp:.- Thưa hiệp sĩ, những ý nghĩ của ngài không nói theo phần hồn mà giống như của những người vô đạo. Tôi tự cho phép ăn những thức ăn trên là làm theo ý của thánh Nữ Đồng Trinh và thánh Dunstan, những thánh đã gia ân cho tôi. Nhưng, thưa hiệp sĩ, - ông nói tiếp, - tôi nhớ ra hình như lần trước ông gác rừng hảo tâm đến thăm tôi, ngoài bó rơm kia ông còn để lại một số thức ăn mà tôi không đụng đến do tinh thần tôn trọng kỷ luật của tôi thì phải; và tôi lúc nào cũng bận suy tư học đạo nên tôi quên khuấy mất, không lấy ra mời ông ăn.
- Tôi cam đoan là ông ấy có để lại mà! -Chà ng hiệp sĩ kêu lên. - Ngay lúc ông lật mũ ra trông đầu ông, tôi tin nhất định nơi ông ở phải có một thức ăn gì bổ béo hơn thứ đỗ này.
Nhà ẩn sĩ nhìn trừng trừng ông khách rồi đi về cuối lều, mở cánh tủ được che đậy khéo léo và kỹ càng, lấy ra một gói patê to tướng đặt lên bàn. Chàng hiệp sĩ rút con dao găm ở thắt lưng ra mở phăng gói patê và không để mất thì giờ lấy một miếng thật to nếm thử.
Nhà ẩn sĩ buồn rầu nhìn ông khách tấn công mạnh vào gói patê mà mình đành chịu không làm được như ông khách vì vừa rồi đã chót nói ra mình chẳng ăn gì chỉ có ăn chay. Chàng hiệp sĩ ngừng ăn nói:
- Về việc này, khi ở Palestine, tôi thấy dân họ có thói quen khi cho ai ăn uống, họ cũng ngồi ăn với khách để tỏ cho khách biết là thức ăn không có thuốc độc. Nói thế nhưng thề có Chúa, tôi không nghi ngờ ông có ý định xấu!
Tôi rất yên tâm, tuy nhiên tôi rất sung sướng thấy ông theo phong tục đó.
- ông thật chu đáo nên chiều theo ý ông tôi tạm lần này xếp việc ăn chay lại.
Thời kỳ đó chưa có dĩa nên nói xong ông thò ngay năm đầu ngón tay vào món patê véo một miếng.
Như vậy băng lạnh giữa chủ và khách vỡ tan, hai người cùng lao vào ăn uống thoải mái; nhưng ông khách mặc dầu đã nhịn đói nhiều hơn, vẫn chịu thua ông ẩn sĩ ăn khỏe hơn mình một mức xa.
- ông ẩn sĩ này, - chàng hiệp sĩ nói, - tôi xin đánh cuộc với ông con ngựa của tôi lấy một đồng tiền vàng ý, là ông gác rừng tốt bụng đã.cho chúng ta món patê tuyệt diệu này, chúng ta phải cám ơn nhưng ngoài ra ông ấy còn để lại cho chúng ta vài chai rượu ngon nữa kia đấy.
Ông ẩn sĩ đứng dậy, nửa mỉm cười vui thích, nửa nhăn nhó khó chịu; lần thứ hai ông đến cửa tủ lôi ra một cái bong bóng lớn đựng rượu có thể chứa tới tám chai rượu thường. ông đặt lên bàn cùng với hai cái chén bằng sừng miệng chén viền bạc; ông nghĩ đã góp rượu thêm vào bữa ăn như vậy là có thể bỏ hết những dè dặt đi rồi nên ông rót đầy hai chén, cầm lấy một chén nâng lên, nói bằng tiếng Saxon:
- Waes hael! Chúc sức khỏe hiệp sĩ! - Rồi ông uống cạn chén rượu.
- Drinc hael! Chúc sức khỏe ẩn sĩ! - Hiệp sĩ bắt chước làm theo. - Nhưng tôi xin hỏi: Hình như trong tủ của ông có một cây đàn harpe, tôi xin chơi một bản nhạc có được không?
- Thưa hiệp sĩ, tôi hy vọng ông sẽ chơi một bản nhạc hay. ông sẽ luôn luôn là thượng khách của tôi ở Coopmanhurst chừng nào tôi trở về đấy thờ Chúa ở nhà thờ thánh Dunstan. Đó sẽ là thời điểm tôi đổi được đời sống ẩn dật này sang một đời sống khác, đàng hoàng hơn để phụng sự Chúa. Còn bây giờ chúng ta hãy cùng ngồi đây, cùng nhau uống chén rượu, cùng đàn hát vì còn phải một thời gian nữa mọi việc mới ổn thỏa được. Rượu ta uống đây làm cho giọng thanh hơn, tai tinh tường hơn: về phần tôi, phải chờ cho cái chất nho này nó ngấm ra mười đầu ngón tay mới mong gảy một vài tiếng hay ho được.
Họ cùng nhau uống, nói chuyện, cười, hát hai ba tiếng đồng hồ sau mới nghe thấy có tiếng gõ cửa dồn dập. Cái gì làm ngắt quãng họ vậy?
Chúng tôi chỉ có thể giải thích được bằng cách đi gặp một đám khác.


<< Chương 5 | Chương 7 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 149

Return to top