Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Lịch Sử >> Mưu lược Đặng Tiểu Bình

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 24061 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mưu lược Đặng Tiểu Bình
Xuân Duy, Quỳnh Dung

Phần 1 - F

1.21. Tại sao Trung quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng khác với Trung quốc dưới sự lãnh đạo của Mao? Đặng nói: “Có những điểm khác, nhưng có những điểm về nguyên tắc không khác”
Tháng 9.1986, nhà báo Mỹ Mai cơ Oaxiutxơ nêu câu hỏi với Đặng Tiểu Bình: Tại sao Trung quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình khác với Trung quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông? Đặng trả lời: “Có một số điểm khác, nhưng có những điểm về nguyên tắc không khác”.
Giải thích mối quan hệ giữa chính sách hiện hành với chính sách trước kia, thường có 3 phương pháp: Một là, khẳng định toàn bộ, tuyên bố mọi cái đều giống như cũ. Hai là, phủ định toàn bộ, tuyên bố mọi cái đều khác. Hai phương pháp trên dễ đưa mình vào chỗ bí. Phái “phàm là” của Hoa Quốc Phong dùng phương pháp mọi cái đều giống như cũ, nhưng sự thực họ không thể làm được mọi cái đều giống như Mao Trạch Đông, kết quả là tự mình mâu thuẫn với mình và lâm vào bị động. Trong lịch sử cũng không phải không có người tuyên bố là mọi cái đều khác trước. Cách làm đó ra vẻ rất cách mạng, nhưng không thể theo mãi được. Vì như thế có nghĩa là cách làm cũ từ nay sẽ đều không làm, cách nói cũ từ nay sẽ đều không nói. Mỗi cách làm, cách nói hiện nay đều ngược lại với trước kia. Nếu anh không thực hiện được như vậy thì sẽ tự mâu thuẫn; nếu anh gắng gượng thực hiện như vậy, thì khẳng định là sẽ rất nực cười. Nếu anh cứ lừa dối để làm cho được như thế, thì kết quả sẽ tuyệt đối bất lợi vì anh buộc phải cự tuyệt tiếp thu mọi cái trước kia.
Cách làm thứ ba tương đối thông minh là phủ định biện chứng, thừa nhận có những điểm khác, có những điểm không khác, không đối đãi một cách tuyệt đối, cần làm giống thì làm giống, cần làm khác thì làm khác, tất cả đều xuất phát từ nhu cầu thực tế của mình. Biện pháp này có thể giữ cho mình tính linh hoạt cực đại. Đặng Tiểu Bình dùng phương pháp này. Về mặt thực tiễn, ông nhấn mạnh sự khác nhau, trong công tác chính phủ, ông ra sức giữ sự nhất trí. Muốn thực hiện được trong sự khác nhau có sự nhất trí cần phải thay đổi linh hoạt những di sản tư tưởng trước kia, có sự giải thích năng động, khiến nhu cầu của hiện thực ăn khớp với chính sách hiện hành.
Cuộc đấu tranh của Đặng Tiểu Bình với phái “phàm là” từ đầu đến cuối đều xoay quanh vấn đề hiểu tư tưởng Mao Trạch Đông như thế nào. Theo ý định của Đặng, phải giữ vững tư tưởng Mao Trạch Đông. Nhưng giữ vững như thế nào, giữ vững cái gì? Đặng nhấn mạnh phải hiểu tư tưởng Mao Trạch Đông một cách hoàn chỉnh đúng đắn, rồi đi sâu giải thích toàn bộ hệ thống tư tưởng Mao Trạch Đông thành 8 điểm cơ bản: thực sự cầu thị, đường lối quần chúng, độc lập tự chủ. Đặng cho rằng như vậy là “giả thiết đúng đắn về tư tưởng Mao Trạch Đông, khôi phục bộ mặt vốn có của tư tưởng Mao Trạch Đông”.
Ba điểm trên đúng là những cái rất cơ bản trong tư tưởng Mao Trạch Đông, Đặng không hề tùy ý khuếch đại hay thu hẹp. Nhưng trong tư tưởng Mao Trạch Đông, những cái cơ bản phải chăng chỉ có ba điểm đó? “Đấu tranh giai cấp”, bốn chữ đó là cái căn bản để Mao Trạch Đông bình thiên hạ, so với “đường lối quần chúng”, vị tất đã kém căn bản, nhưng Đặng lại chỉ để ở một vị trí rất thứ yếu Điều này rõ ràng là tính năng động chủ quan của người giải thích. Từ trong tư tưởng Mao Trạch Đông, Đặng tuyển chọn một cách năng động ba điểm căn bản để giữ vững, ba điểm đó là điểm cơ bản trong tư tưởng Mao Trạch Đông, đồng thời lại nhất trí với toàn bộ chính sách của Đặng Tiểu Bình. Điều đó thể hiện trong sự khác nhau có một số nguyên tắc không khác nhau. Theo sự giải thích của Đặng Tiểu Bình, trong ba điểm cơ bản của tư tưởng Mao Trạch Đông, cái căn bản nhất lại là thực sự cầu thị. Gọi là thực sự cầu thị, tức là tất cả đều xuất phát từ thực tế, lý luận liên hệ với thực tế, kiểm nghiệm chân lý và phát triển chân lý trong thực tiễn. Bốn chữ đó cung cấp tính năng động rất lớn để Đặng Tiểu Bình linh hoạt vận dụng tư tưởng Mao Trạch Đông. Giữ vững nguyên tắc thực sự cầu thị coi như giữ vững sự cần thiết phải giữ vững, lại có sự cần thiết không giữ vững, tức là phát triển tư tưởng Mao Trạch Đông. Như vậy sẽ bảo đảm. Phàm những cái mà Đặng cần giữ vững thì đều là tư tưởng Mao Trạch Đông; phàm những cái Đặng phản đối thì đều không phải là tư tưởng Mao Trạch Đông.
Sau khi giải thích lại nội dung tư tưởng Mao Trạch Đông, Đặng tiến thêm một bước, phân biệt tư tưởng Mao Trạch Đông với tư tưởng của bản thân Mao và với tư tưởng cuối đời Mao. Tư tưởng Mao Trạch Đông với tính cách là tư tưởng chỉ đạo mà đáng cần giữ vững là kết tinh trí tuệ tập thể những nhà cách mạng lớp trước trong đó có Mao. Tư tưởng bản thân Mao Trạch Đông chia làm hai phần đúng đắn và sai lầm, phần đúng đắn nằm trong nội dung tư tưởng Mao Trạch Đông, phần sai lầm không nằm trong tư tưởng Mao Trạch Đông, bởi vì sai lầm của Mao chính là vì ông đã đi ngược lại sự đúng đắn của mình. Như vậy, giữ vững tư tưởng Mao Trạch Đông thì cần phải phê phán một cách hợp lý những sai lầm của Mao. Phê phán sai lầm của Mao, không phải là phủ định tư tưởng Mao Trạch Đông, mà là phát triển tư tưởng Mao Trạch Đông.
Mô thức vừa giữ vững vừa phát triển ưu việt hơn thuyết “phàm là” rất nhiều. Thuyết “phàm là” trong khi cấm người ta động đến tư tưởng Mao Trạch Đông, cũng tự trói buộc chân tay mình. Nó không thể giải thích được tại sao có lúc không làm giống như Mao Trạch Đông, một khi xuất hiện sự khác nhau thì lại tự xung đột với nguyên tắc của mình. Thuyết “phàm là” chỉ nói giữ vững, nên chỉ có một công năng phòng thủ. Vừa giữ vững vừa phát triển, thì có hai công năng vừa công vừa thủ, có thể tiến có thể lui. Nếu cách làm của mình giống với Mao thì có thể nói giữ vững, nếu không giống thì có thể nói phát triển. Đối phó với sự tiến công từ phía hữu, thì dùng giữ vững đối với sự tiến công từ phía tả, thì dùng phát triển. Tóm lại là thuận cả hai tay, hoàn toàn chủ động theo ý mình. Theo mô thức vừa giữ vững vừa phát triển thì cái gọi là “giữ vững” của phái “phàm là” chỉ là “giữ nguyên xi những tư tưởng sai lầm cuối đời của đồng chí Mao Trạch Đông” Đó là sự giương cao giả một cách hình thức. “Còn cái mà trung ương chúng ta hiện nay giữ vững là tư tưởng Mao Trạch Đông” (như trên). Đó là sự giương cao thật, thực sự cầu thị. Đặng đã giải thích như sau về mối quan hệ giữa đường lối của Hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ ba về sau với tư tưởng Mao Trạch Đông: “Nói về rất nhiều mặt, hiện nay chúng ta vẫn dang làm những việc mà đồng chí Mao Trạch Đông đã nói, nhưng chưa làm, sửa lại những việc mà đồng chí đã phản đối một cách sai lầm, làm tốt những việc mà đồng chí chưa làm. Trong một thời kỳ khá dài từ nay về sau, vẫn còn làm những việc đó. Đương nhiên chúng ta cũng có phát triển, và còn tiếp tục phát triển”.
Trong khi khởi thảo nghị quyết đánh giá Mao Trạch Đông, Đặng yêu cầu trong phần kết luận “viết một đoạn về tư tưởng Mao Trạch Đông mà chúng ta còn tiếp tục phát triển”. còn phát triển như thế nào, phát triển cái gì, cần dùng những lời lẽ có tính luận đoán để thể hiện trong toàn bộ nghị quyết. Cụ thể là, cần phải “viết vào trong nghị quyết là coi tư tưởng Mao Trạch Đông, tức những cái đã qua thực nghiệm và chứng minh là đúng, là kim chỉ nam cho công tác của chúng ta từ nay về sau, “Cần dùng những lời lẽ tương đối khái quát để viết về những nội dung chủ yếu của tư tưởng Mao Trạch Đông, đặc biệt là những nội dung mà từ nay về sau chúng ta còn cần tiếp tục quán triệt chấp hành “để tiện” cho người ta có ấn tượng thật rõ ràng là chúng ta giương cao ngọn cờ tư tưởng Mao Trạch Đông là gồm những nội dung gì”

1.22. Tại đại hội lần thứ XII, Hoa biến thành một ủy viên trung ương lặng lẽ không tên tuổi trong số 348 ủy viên trung ương và đã hình thành thể chế Hồ, Triệu, Đặng, ba người chia nắm đại quyền về đảng, chính quyền, quân đội
Vừa đập tan xong “nhóm bốn tên”, những ngôi vị cao nhất trong ban lãnh đạo tối cao Đảng Cộng sản Trung quốc lần lượt là Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Uông Đông Hưng, Lý Tiên Niệm. Trong bốn người thì Hoa và Uông là kiên trì phê phán Đặng. Diệp và Lý là những người đồng tình với Đặng. Những lực lượng chủ yếu thúc đẩy Đặng trở lại chính trường chủ yếu là những người ngoài Bộ Chính trị như Trần Vân, Vương Chấn. Qua việc đấu tranh của Trần, Vương, cộng thêm sự nỗ lực của bản thân Đặng, 9 tháng sau khi dập tan “nhóm bốn tên”, Đặng được khôi phục các chức vụ trong Đảng, chính quyền và quân đội, chỉ có trong chức vụ Phó Chủ tịch Đảng không có hai chữ “thứ nhất”. Vì vậy, vào tháng 8.1977, khi triệu tập Đại hội Đảng lần thứ XI, Đặng được xếp ở vị trí thứ ba trong năm ủy viên thường vụ. Hoa, Diệp, Đặng, Lý, Uông. Kết cấu quyền lực của Đại hội XI, đương nhiên không có cách nào thực hiện được nguyện vọng của Đặng.
Từ khi được phục chức vào tháng 7.1977 đến khi triệu tập Hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ ba, trong thời gian hơn một năm đó “Đặng Tiểu Bình hầu như tiến lên rất chậm, nhưng mỗi bước tiến lên là một dấu chân, Đặng đã dần tập hợp được một lực lượng không thể đánh giá thấp” Trong thời gian này, về chức vụ chính thức, phái “phàm là” của Hoa Quốc Phong rõ ràng chiếm ưu thế. Thể chế lãnh đạo truyền thống của Trung quốc là chủ tịch đảng có quyền uy tuyệt đối, bất kỳ phó chủ tịch nào cũng không thể đọ sức được. Những người mà Đặng dựa vào là ảnh hưởng thực tế trong Đảng, chính quyền, quân đội mạnh hơn Hoa rất nhiều, đặc biệt là sự phối hợp mạnh mẽ của Hồ Diệu Bang. Năm 1978, Đặng, Hồ liên kết phát động cuộc đại thảo luận về tiêu chuẩn chân lý. Cuộc thảo luận này và thành quả do nó đưa lại - hàng loạt cán bộ được giải phóng và sửa án oan, án giả, án sai. Những cán bộ bị bức hại trong cách mạng văn hóa và những tinh anh của giới trí thức đã trở thành những người kiên quyết ủng hộ Đặng.
Đến cuối năm 1978, lực lượng đã tập hợp được của Đặng đủ để phát động phản công vào phái “phàm là”. Trước Hội nghị toàn thể Trung ương ba, khóa XI có một Hội nghị công tác trung ương, coi như hội nghị trù bị. Trần Vân đã phát ngôn đầu tiên, nhằm vào cách mạng văn hóa, đã giành được sự hưởng ứng mạnh mẽ trong hội nghị. Chương trình làm việc của hội nghị đã phát triển theo phương hướng Đặng đã dự tính sẵn, từ chỗ phê phán sai lầm cuối đời của Mao đến chỗ chỉ trích sai lầm của Hoa Quốc Phong đã nêu ra “hai phàm là”. Hoa Quốc Phong buộc phải tự phê bình, bắt đầu chuyển sang thế bị động về chính trị. Đặng đã đoàn kết và phân hóa phái nguyên lão có thực lực bên cạnh Hoa Quốc Phong, thậm chí Diệp Kiếm Anh và Lý Tiên Niệm cũng tham gia vào hàng ngũ Đặng. Hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ ba, khoá XI đã tiến lên, quyết định việc Hoa xuống Đặng lên. Một loạt người ủng hộ Đặng được vào Bộ Chính trị và Trung ương. Hội nghị bầu thêm Trần Vân là ủy viên Bộ Chính trị, thường vụ Bộ Chính trị và Phó Chủ tịch Đảng. Đặng có thêm một người bạn đồng minh đắc lực trong tầng lớp ra quyết sách. Hội nghị còn bầu thêm Đặng Dĩnh Siêu, Hồ Diệu Bang, Vương Chấn làm ủy viên Bộ Chính trị, bầu thêm Hoàng Khắc Thành, Tống Nhậm Cùng, Hồ Kiều Mộc, Tập Trung Huân, Vương Nhâm Trọng làm ủy viên trung ương. Những người ủng hộ Đặng chiếm đại đa số trong ban lãnh đạo Đảng. So sánh lực lượng hai phái Hoa - Đặng đã thay đổi căn bản. Đa số thành viên của phái “phàm là” tuy chưa chính thức bị giải trừ chức vụ trong Đảng, nhưng thực quyền do họ khống chế đã lặng lẽ bị chuyển sang tay người khác. Uông Đông Hưng, người có thực quyền lớn nhất bị miễn các chức vụ kiêm nhiệm, chỉ còn lại chức vị phó chủ tịch. Hoa Quốc Phong vẫn là Chủ tịch Đảng, nhưng phải để cho Hồ Diệu Bang, trợ thủ đắc lực của Đặng Tiểu Bình làm Chánh văn phòng trung ương, phụ trách giải quyết công việc hàng ngày của Trung ương, khiến chức chủ tịch của Hoa trở thành hữu danh vô thực. Bản thân Đặng không thêm chức vụ nào, vẫn là Phó Chủ tịch, Phó thủ tướng, xếp sau Hoa. Nhưng Đặng đã nắm chắc quyền ra quyết sách về đại đa số vấn đề trong Đảng, đã trở thành người lãnh đạo tối cao trên thực tế của Đảng và Nhà nước.
Thời điểm Hoa Quốc Phong rời khỏi chức Chủ tịch Đảng và Thủ tướng Chính phủ xem ra chỉ còn là chuyện ngày tháng, nhưng Đặng chưa làm vội việc đó. Ông cứ giữ quan hệ với Hoa như Mao Trạch Đông với Trương Văn Thiên sau Hội nghị Tuân Nghĩa. Đó là vì Hoa Quốc Phong vẫn còn hợp tác về mặt chính trị, để ông ta giữ thêm một thời gian nữa chức vụ tối cao do Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai để lại cũng không có hại gì lớn, mà còn có điểm tốt. Trong Đảng Cộng sản Trung quốc người nào cũng có thể bất thần rời khỏi chức vụ, riêng chỉ có Chủ tịch Đảng là không thể tuỳ tiện thay đổi. Thay đổi Chủ tịch sẽ rất dễ xuất hiện nguy cơ về tính hợp pháp, dẫn tới hậu quả chính trị khó lường. Vì vậy, Đặng phải áp dụng phương châm quá độ dần dần, để quần chúng trong và ngoài Đảng có một quá trình thích ứng tâm lý dần dần, để điều kiện chín muồi rồi sẽ thay đổi.
Sau Hội nghị toàn thể Trung ương 8, công tác dẹp loạn trở lại ổn định tiếp tục một năm nữa, phái “phàm là” chẳng còn bao nhiêu trận địa. Đến 2.1980, khi triệu tập Hội nghị toàn thể trung ương lần thứ tư, đa số thành viên phái “phàm là” bị triệt chức. Uông Đông Hưng phải buộc rời khỏi ghế phó chủ tịch, tiếp đến thị trưởng Bắc Kinh Ngô Đức, Phó Thủ tướng Trần Vĩnh Quý, Kỷ Đăng Khuê. chức vụ của họ được giao cho những người mà Đặng tín nhiệm. Hoa Quốc Phong vẫn là Chủ tịch Đảng, nhưng Đặng lại áp dụng một loạt biện pháp để tước bỏ thực quyền của Hoa. Đó là việc thành lập Ban Bí thư Trung ương, để Hồ Diệu Bang làm Tổng Bí thư. Tổng Bí thư thay thế chức vụ Chủ tịch Đảng. Chức vị Chủ tịch của Hoa Quốc Phong vốn không có bao nhiêu thực quyền - đến nay chỉ còn lại cái hư danh.
Mục tiêu tiếp sau là chức vụ Thủ tướng của Hoa. Tháng 8.1980, Hội nghị Quốc hội lần thứ 3, khóa V tiến hành điều chỉnh nhân sự, quyết định Hoa Quốc Phong thôi kiêm nhiệm Thủ tướng Chính phủ. Chức vụ Chủ tịch Đảng của Hoa vẫn được giữ nên mới có thể nói “thôi kiêm nhiệm” chức Thủ tướng. Để làm cho công việc hết sức quan trọng này không tỏ ra là việc triệt chức Hoa, mà chỉ là việc Hoa “thôi kiêm nhiệm”, bản thân Đặng Tiểu Bình cũng làm một việc tương tự: ông và Trần Vân, Lý Tiên Niệm đồng thời tuyên bố thôi kiêm nhiệm chức vụ phó thủ tướng. Hoa và Đặng đồng thời bỏ chức vụ chính quyền, nhưng chức vụ Thủ tướng được chuyển sang tay Triệu Tử Dương, người thừa kế do Đặng Tiểu Bình tự tay lựa chọn. Đa vít Trương nói: “Đặng giành được thắng lợi về chính trị, nguyên nhân then chốt nhất là vì ông ta đã khuyến khích việc đánh giá lại Mao trong phong trào cách mạng cộng sản. Nếu không có bước quan trọng đó, thì phái ôn hòa thực tế của Đặng Tiểu Bình và đồng bọn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thay thế Hoa Quốc Phong” Quá trình phê phán Mao cũng là quá trình phê phán Hoa, vì tính hợp pháp của Hoa phản ánh tính hợp pháp của Mao. Trong quá trình đang khởi thảo nghị quyết phê phán Mao, Đặng đã công khai nói với nhà báo ý Pharaxơ: Là một người lãnh đạo, Mao Trạch Đông “đã tự chọn người kế tục của mình, đó là cách làm theo kiểu phong kiến” Đặng còn yêu cầu chép cả mấy năm sau khi đập tan “ nhóm bốn tên” vào trong nghị quyết và phải chỉ tên Hoa Quốc Phong để chứng minh rằng thay đổi chức vụ của Hoa là có lý do. Từ tháng 11 đến tháng 12.1980, chính đang ở cao trào phê phán Mao, Bộ Chính trị liên tục triệu tập 9 cuộc họp, kịch liệt phê phán những sai lầm có tính nguyên tắc của Hoa sau khi đập tan “nhóm bốn tên” và đề xuất ý kiến là năng lực của Hoa không đảm đương nổi chức vụ Chủ tịch Đảng. Hoa chịu sức ép nặng nề, buộc phải đưa ý kiến xin từ chức. Bộ Chính trị quyết định kiến nghị với Trung ương: đồng ý cho Hoa từ chức Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Quân ủy, bầu Hồ Diệu Bang làm Chủ tịch Đảng, Đặng Tiểu Bình làm Chủ tịch Quân ủy. Tháng 6.1981, Hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ 6 được triệu tập, điểm đầu tiên trong chương trình là thông qua “nghị quyết lịch sử” phê phán Mao, điểm thứ hai trong chương trình là thông qua đơn xin từ chức của Hoa, Hoa lặng lẽ rời khỏi chức vị Chủ tịch Đảng, nhưng Đặng vẫn giữ ông ta lại ở chức Phó Chủ tịch, để ông ta xuống từng nấc một. Một năm sau, trong Đại hội Đảng lần thứ XII, Hoa lại mất chức ủy viên Bộ Chính trị, trở thành một ủy viên trung ương lặng lẽ vô danh trong số 348 ủy viên trung ương. Cho tới tận bây giờ Hoa vẫn giữ vị trí danh dự đó.
Khi rời khỏi hai ghế Chủ tịch, Hoa đã đề nghị Đặng làm Chủ tịch Đảng. Nếu Đặng muốn làm, thì đương nhiên không có ai phản đối. Nhưng Đặng đã chủ động từ chối chức vụ đó, mà đưa trợ thủ đắc lực Hồ Diệu Bang lên đảm nhiệm. Theo nói lại, việc Hồ làm Chủ tịch Đảng, có sự dị nghị của những người lãnh đạo cao cấp trong Đảng và quân đội. Đặng không thể không ra sức thuyết phục các thành viên trong Bộ Chính trị và các cán bộ cao cấp của quân đội tiếp nhận sự sắp xếp đó. Điều này tỏ rõ, việc trúng tuyển của Hồ “phản ánh tính hợp pháp của Đặng chứ không phải tính hợp pháp của Hồ là người nấp sau Đặng” Hồ vừa làm Tổng bí thư vừa kiêm chức Chủ tịch Đảng trong hơn một năm, đến tháng 9.1982, đại hội lần thứ XII quyết định chỉ đặt chức Tổng Bí thư, không đặt chức Chủ tịch Đảng. Hồ Diệu Bang liền lấy danh nghĩa Tổng Bí thư xuất hiện trong vị trí lãnh tụ Đảng.
Bộ Chính trị do Đại hội thứ XII bầu ra, theo thứ tự Hồ Diệu Bang, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dương, Lý Tiên Niệm, Trần Vân. Đại hội này còn đồng thời lập ra ba cơ cấu trung ương: ủy Ban Trung ương đảng do Hồ Diệu Bang làm Tổng Bí thư; ủy Ban kiểm tra kỷ luật Trung ương do Trần Vân làm bí thư thứ nhất, ủy Ban cố vấn trung ương do Đặng Tiểu Bình làm chủ nhiệm. Tiếp sau đó, Quốc hội khóa VI nhóm họp, ủy viên trưởng Diệp Kiếm Anh nhường chức cho Bành Chân, Lý Tiên Niệm làm Chủ tịch nước, Đặng Tiểu Bình làm Chủ tịch Hội đồng quân sự nhà nước, Triệu Tử Dương chính thức làm Thủ tướng Chính phủ. Đến đây, đã hình thành thể chế Hồ, Triệu, Đặng lãnh đạo toàn bộ sự nghiệp cải cách mở cửa của Trung quốc trong những năm 80. Ba người chia nhau nắm giữ đại quyền về đảng, chính quyền, quân đội, mà Chủ tịch Quân ủy Đặng Tiểu Bình được công nhận là “hạt nhân lãnh đạo tập thể của thế hệ này”
Đảng Cộng sản Trung quốc từ ngày do Mao Trạch Đông sáng lập, Chủ tịch đảng bao giờ cũng là Chủ tịch quân ủy Cách làm một người hai chức đó xưa nay vẫn được coi là sự thể hiện nguyên tắc đảng chỉ huy súng. Đặng Tiểu Bình phân hai chức vụ Chủ tịch do Hoa Quốc Phong đảm nhiệm cho hai người, mà bản thân mình làm Chủ tịch Quân ủy chứ không làm chủ tịch Đảng. Làm như vậy để tỏ rõ, ông lôi Hoa Quốc Phong, người được Mao Trạch Đông chọn làm người thừa kế, xuống đài không phải là nhằm ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch đảng cao vót. Đặng để chiếc ghế đó cho Hồ Diệu Bang, đương nhiên là do tin rằng Hồ sẽ trung thành thực hiện đường lối của mình. Nhưng Đặng phải đảm nhiệm chức Chủ tịch Quân ủy, để dễ phát huy tấc dụng cầm lái, càng có quyền khống chế toàn cục diện. Tổng Bí thư Đảng và Thủ tướng Chính phủ là công việc ở tuyến một. Đặng để cho hai người trẻ hơn là Hồ và Triệu đảm nhiệm hai công việc này, còn ông thì ngồi ở tuyến hai với cương vị là Chủ tịch Quân ủy, chỉ huy toàn bộ sự vận hành của Đảng và Chính phủ. Hình thức đó đối với Đặng tuy có chút danh bất chính, ngôn bất thuận, nhưng lại có hai điểm tốt. Trước hết là có lợi cho việc cân nhắc trẻ hóa trong tương lai. Hai là, vì đứng ở phía sau, có thể tránh được mọi nguy hiểm trong cuộc thí nghiệm vĩ đại là cải cách và mở cửa. Mỗi khi xuất hiện sóng to, gió lớn, toàn bộ ban lãnh đạo mới khỏi bị cuốn vào, người ở phía sau có thể phát huy tác dụng ổn định cục diện.

<< Phần 1- E | Phần 2 - A >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 968

Return to top