Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Mực Tàu, Giấy Bản

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 7844 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mực Tàu, Giấy Bản
Tô Hoài

Chương 4

Chỉ được mươi hôm học mỗi buổi vài chữ khiến tôi thấy sự đi học không khó khăn gì. Nhếu nháo mấy chữ, chỉ một loáng mắt đã thuộc làu. Dễ chiụ quá !
Nhưng dần dần thầy đồ bắt tôi học mỗi ngày thêm nhiều chữ. Thầy bảo cho một lần. Bận sau, hễ quên thì hỏi anh trưởng tràng. Không khó khăn mấy đối với tôi, anh đã là chỗ tình thân.
Có những buổi tôi phải học nhiều chữ quá, rối cả ruột và nặng cả đầu mà vẫn chưa thuộc. Cơ chừng lắm chữ to quá, đè trĩu đầy tôi xuống.
Lại thêm anh trưởng tràng bảo tôi :
- Xem chừng anh này học đã chối chữ ra rồi đây, học thế đã mùi gì. Còn bao nhiêu sách khác khó hơn sách Tam tự kinh nhiều. Kia kià . . . (hắn chỉ tay lên cái quang đựng sách, treo lủng lẳng ở góc nhà) sách Ngũ ngôn thi, sách Minh tâm, sách Tân thư này . . . Sách Đại học, sách Luận ngữ, sách Kinh thi, sách Trung dung ... Sách gì, sách gì nưã này ... Vô lủng các thứ sách, còn là học mượt người.
Tôi tưởng như anh ta nói doạ. Nhưng nghe nhiều tên các thứ sách gớm ghê như thế, tôi cũng choáng óc, và tôi đã thấy sờ sợ.
Thế rồi tôi sợ thật, lần này không phải sợ bạn, mà là sợ học. Càng ngày càng phải học từng cột dài. Đầu tôi bé thế này, đựng làm sao cho hết.
Một hôm, tôi đọc một bài ngắc ngứ mãi, thầy đồ Biền đã quắc mắt, tôi tưởng phen này đến phải đòn. Nhưng may rồi tôi cũng ầm ừ đọc được trôi. Khi tôi cầm sách trở về chỗ, anh trưởng tràng đến nói nhỏ :
- Anh có sợ không thuộc bài mà phải đòn không ?
- Em sợ lắm .
- Anh có muốn không phải học bài không ?
Tôi trợn mắt :
- Không học bài ? Thầy đánh cho tuốt xương chứ lỵ !
- Ấy thế mà tôi có cách.
- Anh bảo em nhá ?
- Chưa học được ba chữ ranh mà đã học cái tính lười, nhưng tớ cũng không khoảnh, tớ bảo cho mà biết cái cách không phải học bài Mai đằng ấy cứ không học bài; thầy không cho đằng ấy ăn roi mây đâu, thầy sẽ bắt quét nhà luôn ba hôm.
Tôi nghe ra cũng lý thú. Phải, phải rồi, hàng ngày vẫn có những anh học trò phải làm các việc linh tinh, mài son quét nhà, quét sân, nhổ cỏ, đun nước. Những quân đó đều tuyển ở các đám đánh nhau, chửi nhau hoặc những anh không thuộc bài. Nếu mình không thuộc bài, mình cũng phải đăng tên vào đội binh ấy. Thầy đồ chẳng đánh một roi, bởi vì hôm nào chẳng phải cần lấy mấy anh để làm những việc vặt vãnh như thế.
Có người dạy cho tôi biết cách để lười, tôi lười ngay. Ở nhà, mới học qua loa vài chữ đã thấy ngáp rốn mấy cái, chảy cả nước mắt, tôi vội gấp sách lại, rông ra vườn chơi. Hôm sau, mang sách lên đọc cho thầy đồ nghe, tôi khoanh tay đứng ỳ trước mặt thầy.
Lườm tôi một cái, rồi quả nhiên thầy truyền :
- Không thuộc bài ! Ba hôm mài son.
Tôi giả cách tiu nghỉu nét mặt, buồn bã mang sách về ngồi phản nhưng trong bụng tôi cảm ơn ngầm anh trưởng tràng lắm lắm. Mỗi tháng mất ba xu cũng phải.
Hôm sau, hôm sau, và hôm sau nưã tôi không phải quan tâm đến sách, đến but. Tới nhà thầy, tôi chỉ việc đem cái nghiên son, ra vại lấy nước, rồi để nó ở một đầu hè, tôi vào gầm bàn mang ra một cục son to bằng cái chén tống, mài kỳ cạch cho tới khi nước sánh lại một màu đỏ tươi mới thôi. Thầy dùng son để phê, để chấm sách cho học trò. Còn tôi dùng son để bôi đầy cả vào quần, vào áo, vào đầu cho ra vẻ ta đây là học trò. Mài son xong, tôi theo các bạn cùng các bạn ra vườn nhổ cỏ và xới đất để gieo hạt cải. Tiếng là thế nhưng chúng tôi ra vườn chỉ để đuà. Anh này đổ nước đúc dế mèn, anh thì nhổ cỏ ấu, lấy của nó đem về cho u ngâm nước giải vào rượu làm thuốc hậu sản. Tính tôi nhút nhát, không ưa sự đánh bạn; tôi ngồi thơ thẩn một góc vườn, vưà vờ vịt nhổ cỏ, vưà bắt châu chấu để chốc nưã đem về tặng các anh gà. Và miệng tôi khe khẽ hát cái bài Bồ cu bồ các ... rất hay cuả tôi.
Đến bưã thứ tư, tôi lại không thuộc bàị quen cái tính lười mất rồi. Nhưng bưã nay tôi không được cái may mắn thầy bắt phạt đi mài son. Thầy bảo tôi :
- À thằng nỡm này quen thân lười. Phải trị cho nó một mẻ, chúng bay đâu ?
Câu gọi ấy là một hiệu lệnh cuả thầy. Trong đám học trò đương học nhao nhao, có mấy tiếng "dạ, dạ" rồi nhanh như cắt, hai ba đưá chạy ra vật tôi ngã khuỵu xuống đất. Tôi nằm sấp, một đưá tóm đầu, hai đưá túm hai tay và hai đưá giữ hai chân, rút chiếc roi mây trên vách, chậm chạp từng roi một, thầy vút cho to6i đúng mười lăn roi lên hai bên mông. Tôi đau quặn người, kêu váng cả lên.
Tôi về chỗ ngồi, khóc sướt mướt suốt buổi. Ra về, anh trưởng tràng chế tôi :
- Chết chưa ? Con ơi ! Quen mui thấy mùi làm mãi.
- Tại anh làm em phải đòn.
- Tại tớ à ? Dễ nghe nhỉ ? Sao đằng ấy không bảo là tại đàng ấy lười có đúng hơn không ?
Tôi im chẳng dám nói gì. Anh ta lại cười, nói tiếp :
- Nhưng mà tớ bảo hễ đằng ấy gan, có giỏi mai lại cứ không thuộc bài, thầy sẽ không đánh nưã, mà thầy bảo rằng đằng ấy lười quá, thầy bắt phạt quay tơ một tháng.
To6i không dám tin. Nhưng khốn khổ cho tôi, dù hôm ấy về, tôi học bài suốt cả buổi, sánh hôm sau tôi vẫn không thuộc bài như thường, bởi vì đứng trước mặt thầy đồ tôi run bắn người lên, chữ nghiã bay dâu mất hết. Tôi chỉ còn nhớ những roi đòn cuả thầy đánh tôi sáng hôm qua, mỗi lằn thành những con trạch tím bầm, đầy cả hai bên mông, thành thử tôi chỉ đứng đờ ra, mặt xám lại dần, hai mắt chớp chớp, nháy nháy đảo điên. Chao ôi ! tôi đành đợi ... mười lăm roi nưã vậy, nhưng thầy đồ lại bảo tôi :
- Óc thằng này dễ thường đặc như óc chó. Chó nó còn thông minh hơn mày. Tao phải phạt cho mày hai mươi hôm ngồi quay tơ mới được. Chúng bay đâu ?
Một anh chạy đến, lôi tôi xuống dưới nhà. Tôi không vào nhà này bao giờ, bởi vì là nhà riêng cuả thầy. Bước vào, tôi thấy bà đồ đương ngồi quay tơ với bốn đưá trẻ nưã, cũng trạc tuổi tôi. Và chắc chắn cũng là những học trò không được chăm chỉ lắm cuả thầy đồ Biền ! Họ bày thêm ra cho tôi một cái lồng tơ và bắt tôi ngồi quay. Cái anh dẫn tôi vào đây truyền lệnh cho tôi :
- Từ mai cho đến hết hai mươi hôm, lúc nào anh đến học là phải xuống đây quay tơ, không được thò đầu ra ngoài.
Thế là tôi đi học chữ để biết cách quay tơ. Mà tôi lại thích như vậy, bỡi vì cứ không phải đọc bài là tôi mừng rơn. Quay tơ được mấy hôm thì tôi thấy rõ ràng nhà thầy đồ tôi nghèo, bà đồ tôi đi quay tơ mướn cho người ta. Có lũ học trò lười lĩnh, bà chạy tay thêm được nhiều việc lắm.
Nhà tôi cũng dệt luạ, cũng quay tơ nhưng tôi không phải mó đến những việc ấy bao giờ. Lúc chưa đi học, tôi chưa biết quay, phải quay có mươi hôm, tôi đã thạo lắm. Nhiều khi tôi cầm thử ống quay tơ ở nhà, u tôi đã ngạc nhiên hỏi :
- Quái, ai dạy mày quay tơ ở đâu mà thạo thế ? Mày đi học hay đi quay tơ hử ?
Nào ai biết được tôi đi học hay đi quay tơ !
 

<< Chương 3 | Chương 5 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 183

Return to top