Thầy giáo Năm ngồi hút thuốc và trông chừng con gà Xám Son đi ngoài sân quần chưn. Thầy đá không lớn như mấy ngài Cai Tổng, Hội Đồng, mấy ông chủ điền, nhưng thấy chơi với sự nghiên cứu tỉ mỉ sâu sắc như giàn quân đánh trận chớ không phải như những tay thướng, cứ vung tiền ra ăn thua tùy sự may rủi. Nhiều tay giang hồ ở xa cũng đã tìm tới xin thầy mách bảo.
- Xắp cho kỹ đừng để sót cũng đừng cắt đứt da nghe!
Thầy luôn miệng nhắc chừng thằng Đặng.
Thằng Đặng thọ giáo gà nòi, khi thì với Hai Trình khi thì với thầy giáo Năm. Nhưng chưa chắc thằng Đặng làm đúng ý mình, thầy đi đến vừa làm cho nó coi vừa cắt nghĩa:
- Con nắm chéo từng chiếc lông một, kéo cho da lòi ra hình chóp nón rồi đưa kéo vào sát chân lông mà xắp. Thấy chưa? Nhưng phải nhớ là chỉ xắp những cái lông già, còn lông non thì chừa lại.
Thằng Đặng xắp lông đùi, lông cổ, lông nách gà xong thì bồng nó ra mé mương tắm rồi sau đó mới cho nghệ thiệt đặc.
- Con nhớ để cho nó thấm suốt đêm, sáng ra con xả thật kỹ đừng để cho nghệ sống còn dính, vô tiếp không ăn. Con nên nhớ là chỉ vô đúng chữ thôi. Không già cũng không non.
- Đúng chữ là sao hả bác?
- Đúng chữ là vừa phải thôi. Nghệ non thì không săn, gà họ chém sâu, còn vô nghệ già thì con gà cứng đờ không cử động tự nhiên được. Ngoài ra cũng phải chú ý tắm vào kẹt đùi, kẹt nách. Những chỗ rất hiểm hóc. Hễ bị cưa chém đùi thì gà thành què, còn bị thọc kẹt nách thì xệ cánh. Bị một trong hai đòn đó thì khó ăn
người ta.
Thầy Năm dặn xong thì bắt con gà Xám Son đi tắm. Nó sắp ra trường nên thầy đích thân săn sóc. Thầy ôm nó ra nhà sau bứt lá cây thuốc nam vò lọn bằng ngón tay nhét cho nó nuốt. Rồi đem nó lại vùa lúa đã gút sạch lúa lép cho nó ăn. Thầy ngồi chờ nó ăn một chốc rồi rờ bầu điếu bóp nhẹ, liệu chừng vừa no thì lấy chai
nước ngâm sâm đất, vạch mỏ rót cho nó uống. Tối lại thầy sẽ cho nó ăn đậu xanh ngâm mềm và một ít bạch quả. Nuôi gà nòi còn hơn săn sóc mỹ nhân chớ đâu có phải dễ. Chỉ còn thiếu đốt nhang cầu Trời khẩn Phật nữa thôi. Con gà Xám Son này thầy Năm mua được một cách bất ngờ. Mới nhìn nó thầy tưởng gà chạ. Gà chạ cũng là gà nòi nhưng không rõ lý lịch. Người đá gà chuyên nghiệp khi quyết định mua một con gà đều phải biết tam đại lý lịch: cha, ông nội, ông cố của nó. Kỹ hơn, phải biết cả tam đại của mẹ nó nữa để khỏi lầm. Có những con gà nòi lai Tàu mà không lộ sắc lông và tướng mạo. Nhiều tay nghề cũng phải lầm.
Lần đó thầy Năm đến nhà người anh bà con chơi nhân một buồi đi gát cu trong đồng. Xám Son lúc bấy giờ mới cựa chốt mà chột nhỏ, vọng cưa dẹp, nghĩa là không hướt cũng không ngay lắm.
Nó có bộ lông xám tro nhưng hai bên lông mã bên lưng lại màu đỏ ngời ngời. Mặt nó mỏng mà xinh xinh với chiếc mồng bông dâu rất duyên dáng. Khi đem về nuôi thầy Năm chỉ lắt tích chớ không sửa mồng. Cái vẽ mãnh mai của nó làm cho thầy đặt nó cái tên Xám Son. Thực ra trong bộ Kinh Kê có đề cập tới một loại gà gọi là gà đào, tức là yểu điệu giống như đào hát. Nhiều Sư Kê coi không tới nên khinh thường gà đào, thua sặc máu họng.
Đúng như vậy, thì thầy Năm đòi mua thì chủ nó cười bảo:
- Gà Tàu lai mà đá điếc gì thầy!
Nghe vậy thầy Năm lòn tay dưới lường bợ con Xám Son lên xem nó có lông chân hay không? Thầy tá hỏa tam tinh. Hai hàng vãy gạt thập từ gối xuống tới ngón, đều trân như hột bắp không cái nào lớn cái nào nhỏ. Đây là một hiệp sĩ nghề. Thầy Năm nhủ thầm và móc tiền trả. Hai cắc, một gia. lúa. Một chú gà Tàu lại giá một gia.
lúa, hơi nhiều.
Thầy Năm đem về nuôi và xem lại Kinh Kê lần nữa thì đúng chàng ta là gà đào, rất quí. Được ít lâu, thầy Năm cho xổ thử thì thấy cặp giản của nó có thần lực vô cùng. Nội nước nạp nó đá đối phương văng ra xa và té ngữa mấy lần, nhưng xâu vô kèo thì nó đá vai trật hơi nhiều, vì nó búa mạnh quá sức. Một lần trật thì bị quá đà phải gượng lại. Như vậy là không chắc ăn. Thầy Năm hơi nản, song nhờ có ông Sư Kê Hai Trình chỉnh đốn kịp thời. Hai Trình là tay chuyên môn om nước có khả năng chuyển bại thành thắng.
- Khi đụng độ thầy nên cho đối phương cao vai hơn một chút!
Hai Trình bảo.
Thầy Năm lưỡng lự:
- Như vậy người ta cao hơn ắt mạnh hơn làm sao mình đốn hạ?
Hai Trình quả quyết:
- Thầy cứ tin tôi đi! Con Xám Son gốc gà đòn Bà Điểm. Nó có cặp giãn đồng đánh như Trời giáng. Đối thủ đồng chạng với nó thì nó đá vuột, nhưng lớn hơn nó thì nó quất mười cái trúng cả mười. Nội nước nạp nó đã chém nát mình đối phương rồi. Từ đó về sau đối thủ gục xuống chịu đòn, chớ không trả đòn nổi. Còn một điều này nữa thầy giáo à! Khi làm cựa thì thầy giáo biểu mấy đứa đừng làm cựa nhọn như mũi kiếm mà làm cựa bảng như lưỡi gươm.
Thầy Năm hỏi?
- Sao vậy Sư Kê?
Hai trình nói:
- Cựa nhọn như mũi kiếm chủ về đâm, đâm sâu nhưng mau tà đầu. Mỗi nước phải vuốt lại, còn cựa bảng bén cả hai bên, chủ về chém, chém toạc ra, không tà, không phải vuốt lại. Con Xám Son đá đòn quá mạnh thì làm cựa bảng nó chém vết thương vừa rộng lại vừa sâu. Hơn nữa nếu mỗi nước mỗi chuốc cựa lại có thể hết thép còn có cái lõi dễ gãy. Thầy Năm có nhớ Uất Trì Cung được cây giản chín đốt Tiên Đế ban cho dùng để “Tiên đả hôn quân, hậu đả loạn thần hay không?
Dạ có - Thầy Năm gật đầu - Đó là cây giản cũng giống như của Thái Sư Văn Trọng.
- Khi khuyên vua Đường thì vua trốn vào cung và đóng kín cổng không cho ổng vào. Ổng tức giận rút giản đập vào cửa. Vì đập mạnh cây giản gãy đi. Khi tặng cây giản, vị tiên có trỏ hàng chữa khắc trên cán giản ý nói rằng: "Hễ giản gãy thì chủ nó chết" cho nên khi thấy những đốt giản lăn lóc dưới đất, Uất Trì Cung biết mình tận số nên rút gươm tự vận luôn. Con Xám Son này nước nạp như vũ bão, có thể nó hăng quá đuổi theo đối thủ nạp cả vào trần mà gãy cựa như Uất Trì Cung gãy giản vậy thầy Năm!
Thầy Năm biết Hai Trình là người không đọc được Kinh Kê bằng chữ Hán lẫn chữa Việt nhưng vì om nước quá nhiều độ gà mà có kinh nghiệm xác thực nên thầm phục Hai Trình và nghe lời.
Đem con Xám Son ra trường cáp độ, thầy Năm làm y theo lời ông Sư Kê, cho đối thủ cao hơn một chút. Chủ kê bên kia thấy mình cao vai thì ham. Thấy Xám Son mảnh mai yểu điệu bèn giễu cợt là gà bà bóng. Ngay trong lúc hai bên đang vuốt cựa, bên kia đã phách lối quăng bạc ăn bảy, tức 100 ăn 70 đồng hoặc 10 đồng ăn 7 đồng. Nhưng khi làm cựa xong con Xám Son được thả ra, đi vài bước và gáy một tiếng nghe hùng dũng vô cùng. Nhìn cặp cựa sáng rực như cặp dao thần thì những cái miệng la lối phóng bạc dần dần ngậm lại. Tỏ nhang, hai bên thả gà. Chỉ vài cái nhảy nạp, gà kia rót máu. Con Xám Son chỉ bồi tiếp một đòn, con kia ngã lăn ra giãy đành đạch. Thầy Năm đã nổi tiếng lại càng nổi tiếng trong làng gà nòi hơn cả lảnh vực gõ đầu trẻ. Người ta tặng thầy danh hiệu “ Tay nghề bến bắc” (vì nhà thầy ở gần bến bắc Cao Lãnh).
Một hôm ông Hội Đồng tìm đến. Ông trách:
- Thầy giáo ôm gà nghề như vậy trong tay, sao không cho tôi hay?
- Dạ tôi không dám tin chắc, thưa ông Hội.
Ông Hội Đồng kêu trời kêu đất dậm chân đồm độp:
- Kinh Kê có ghi rõ gà đào là gà nghề đá là ăn nội nước nhứt mà. Mấy thuở gặp nó! Thầy tìm nó ở đâu vậy.
Thầy Năm thuật lại sự may rủi về trường hợp mua con gà Xám Son và nói:
- Tôi sợ nó là chạ vì chẳng rõ lai lịch của nó.
Ông Hội Đồng nói:
- Đây là con gà giống hẳn hoi, nhưng bị thất lạc nên không ai biết gốc gác của nó. Cũng như thời Tàn Đường Võ Hậu soán ngôi, Lý Đán bị tập nã phải trốn nhủi đến nổi đi ở đợ vậy. Kể từ rầy về sau, thầy giáo đá đâu thì xin cho tôi hay.
Thầy Năm biết ý ông hội thích con gà nên nói:
- Dạ Ông Hội, ông Hội cứ ôm về nuôi, tôi xin biếu ông Hội.
Ông Hội xua tay:
- Không được! Nếu thầy giáo nhường lại cho tôi thì phải nhận tiền thì tôi mới bắt, còn không, thì thầy giáo cứ giữ đó, chừng nào đi đá cho tôi hay, tôi tiếp với.
Hai tay hảo hớn gà nòi đều giữ tích cách cao thượng của Làng Gà nên cuối cùng con Xám Son vẫn được ở trong tay chủ. Sau đó, đụng độ ăn nghề, chém địch thủ ngay ở nước nhứt. Ông Hội Đồng đến xin bắt con gà. Thầy Năm biếu không.
Từ đó hai nhà điệu nghệ trở thành tri âm. Ông Hội Đồng mời thầy Năm đến trại gà coi dùm vãy. Đi đá trường nào ông cũng kéo thầy Năm theo để làm quân sự Được con Xám Sơn ông đem về nuôi cưng hơn con ruột. Ông cũng có mấy con nghề nhưng ông thích con Xám Son nhất vì cái tướng yểu điệu như đào hát của nó
làm cho người ta dễ lầm, không có mấy Sư Kê tinh mắt nhìn ra nó. Ông không dám để nó ngoài chuồng như các chú gà khác mà đem nó vô buồng. gác cây ngang đầu giường cho nó ngủ. Để nó ở ngoài không sớm thì muộn sẽ bị ăn trộm.
Hôm nay gần ngày đi trường lớn ông Hội Đồng dắt Hai Trình đến thăm thầy Năm để vấn kế. Ông Hội nói ngay:
- Con Xám Son đã ăn ba độ liên tiếp, kỳ này tôi cho nó ở nhà thủ trại. Nay mai tôi tìm mái tốt cho nó đổ để nối giòng gà đào.
- Ông Hội dạy chí phải! Kinh Kê có nói:
Ăn ba độ chớ đá thêm
Thứ tư phản độ thua mềm xương lưng
Ông hội đáp ngay:
- Đó là ăn độ trả độ! Những danh tướng như Quan Văn Tường, Tiết Nhơn Quí, Địch Thanh có thể thắng cả trăm trận nhưng gà nòi nghề thì chỉ nhứt quá tam.
Thầy Năm kêu thằng Đặng tới hỏi:
- Cháu đã chuẫn bị xong hết chưa?
- Dạ xong rồi.
- Vậy đem ra xỗ cho ông hội và chú Sư Kê xem.
Thấy thằng Đặng quen quen, ông Hội hỏi Hai Trình:
- Cậu bé này vô trại mình hôm trước phải không chú Hai?
- Dạ phải. Nó là cháu của Năm Mẹo làm ruộng của ông Hội. Nó có con gà đẻ hang, tôi bảo nó bữa nào đem đến cho tôi coi chân, nếu tốt tôi bẩm với ông Hội mua cho.
Thầy Năm tiếp lời:
- Ở đàng trại ông Hội chuyện vào ra nghiêm nhặt, nên chú Hai gởi nó cho tôi để tập sự mài nghệ xắp lông. Coi bộ nó cũng sáng dạ và ham gà, nên tôi cũng cố công mà dạy nó. Bữa nay nó có đem con Ô Mặt Lọ của nó để xỗ với gà tôi. Sẵn dịp, mời ông Hội và chú Sư Kê ngồi coi rồi xem chân xem cẳng luôn.
Ông Hội nghe nói gà đẻ hang thì hỏi thằng Đặng:
- Chú em mày nói gà đẻ hang làm sao?
- Dạ cái trứng lọt xuống hang rắn hổ.
- Mấy trứng?
- Dạ có một.
- Thôi được, để xỗ rồi tôi coi chân.
- Dạ ba tôi coi rồi, thưa ông Hội – Hai trình nói.
- Vậy hà, chú Chín nói sao?
- Ông nói gà có vãy nghề, nhưng chưa nói là vãy gì.
Thầy Năm bảo sắp nhỏ nhắc ghế mời hai vị ngồi, đem chiếc bàn nhỏ và pha trà mời khách trong lúc thằng nhỏ lo bịt cựa gà.
Ông Hội Đồng hớp ngụm trà và cười rồi nói:
- Thầy giáo dạy học chắc rành sách sử hơn tôi, nhưng tôi cũng mạn phép hỏi câu này. Trong lịch sử thầy giáo có biết ông tướng hoặc ông vua nào thích đá gà không?
Bị hạch miệng bất ngờ, thì thầy Năm cũng không lúng túng nói ngay:
- Tôi chắc Hưng Đạo Đại Vương. Ngài cũng khoái đá gà lắm.
Hai trình giựt mình một cách thích thú. Ông Hội tiếp ngay:
- Trong Hịch Tướng Sĩ của Ngài có câu này: "…..Cựa gà sắc không đâm thủng được giáp giặc. Mẹo cờ bạc bàn nổi việc quân mưu.” Đó chứng tỏ Ngài sành đá gà lắm!
Thầy Năm gật gù:
- Ông Hội sâu sắc thật!
- Tôi chẳng có nghiên cứu như thầy giáo nhưng có đọc và tình cờ nhớ ra mà nói vậy thôi. Tôi còn nhớ mài mại hồi năm có tờ Lục Tỉnh Tân Văn hay tờ Đàn Bà gì đó, có viết rằng vua Khải Định cũng đã xuống tận Mỹ Tho để đá gà. Đá gà là một nghệ thuật không những của đám bình dân thôn ấp như tụi mình mà còn cả các ông tướng và nhiều bật đế vương nữa. Gần xứ mình có vua Cao Mên cũng chơi gà. Gẫm ra như vậy thì đá gà là một trò chơi được khắp dân gian ham mê chớ đâu phải riêng tụi mình. Một bằng chứng nữa là hễ tới ngày đá thì trường gà nào cũng đông nghẹt người ta, chen chân không lọt. Rạp hát còn có khi trống ghế, còn trường gà thì không. Đến đó coi chơi. Nếu ưng bụng thì đá. Người có tiền chơi một độ năm bảy ngàn, người không tiền thì chơi năm bảy cắc một đồng. Ăn, thua, tha hồ vỗ tay, la hét, bình đẳng giữa hương chức quan quyền và dân thứ.
Ông Hội cao hứng rót trà uống và kể tiếp:
- Thời Đông Châu Liệt Quốc có ông vua mê gà nòi là Tề Hoàn Công.. Trong bầy gà có một con gà quí gọi là Kim Kê nghĩa là gà bạc gà vàng. Ngài có một Sư Kê thuộc loại danh sư chuyên về gà nòi, chuyên săn sóc bầy gà của Ngài.. Ông Sư Kê này có thể là bậc sư phụ của chú Hai Trình.
Ông Hội Đồng thân mật vỗ vai Hai trình và tiếp:
- Cứ lâu lâu vua hỏi về con Kim Kê đá được chưa? Rất tiếc là sách sử không có ghi rõ lại để mình biết con gà đó có những đặc điểm về vãy, cựa, mồng, tích, lông lá và tánh tình ra sao để mình theo tiêu chuẩn đó mà chọn gà. Nghe vua phán hỏi, vị danh sư tâu: “Chưa”. Vua hỏi tại sao? Vị danh sư tâu rằng: “Con Kim Kê chưa xuất chinh được là vì tánh nó chưa đằm lại." Vua phán hỏi: “Chưa đằm là sao?” Vị danh sư tâu: “Con Kim Kê còn hăng lắm. Nghe gà khác gáy nó lồng lộn tức khí muốn chui ra chuồng đánh nhau ngay, giống như Trương Phi vậy. Cái tánh đó thuộc về hữu dõng vô mưu. Chưa ra trận được.” Ít lâu sau vua lại phán hỏi. Vị danh sư tâu: “Cũng vẫn chưa được. Vì con Kim Kê nghe tiếng gáy của gà khác bớt tức khí nhưng hãy còn nóng, như vậy ra trận sẽ bộp chộp, chưa chắc thắng.” Ít lâu sau nữa vua lại phán hỏi vị danh sư tâu “Được rồi”. Vua hỏi tại sao? Vị danh sư tâu: “Thần đã ngày đêm ra công tập cho nó bình tỉnh. Bây giờ khi nó nghe gà khác gáy nó không có chạy quanh quanh chuồng để tìm lỗ chui ra, cũng không gáy đáp lại từng tiếng một mà nó đứng, ngẫn cổ cao nghiêng nghiêng cái đầu chứng tỏ nó đang suy nghĩ về đối phương. Như vậy nên thần mói dám tâu rằng con Kim Kê có thể xuất trận được và có cơ may thắng”. Vua phán hỏi: “Không chắc thằng ử” Vị danh sư tâu: “Phàm ra trận vị Nguyên Soái cầm quân luôn luôn quyết thắng, nhưng còn người quân sư thì phải luôn luôn đề phòng để tiếp cứu, mặc dầu thấy trước thế trận rất thuận lợi cho tạ Do đó thần không dám tâu con Kim Kê thủ thắng hoàn toàn.”
Thầy Năm nói:
- Tôi phục ông Hội là người nghiên cứu gà nòi đúng mức, ít ai bì kịp.
- Con gà nòi ra trận là một chiến tướng thầy giáo ạ. Ngoài sư.
dũng cảm nó còn có mưu lược nữa chớ. Đá, sõ, đá dĩa, đá cánh.. phải chăng là những chiến thuật? Đối phương như thế nào thì nó biết áp dụng chiến thuật nào để hạ, chớ đâu phải cứ theo bản năng của mình mà phang. Phang giỏi thì trúng thật, nhưng cũng như Trương Phi vậy. Thắng cả trăm trận oanh liệt như Dương Dương Trường Bản, nhưng cuối cùng rồi bị suông cựa chết lảng xẹt. Sỡ dĩ tôi mê gà nòi là vì tôi phục tính anh hùng của nó. Thầy thấy đó, có những con bị chém đui mắt, rách bầu điều, xụi gà, xệ cánh mà vẫn đá. Có con bị chém chết, không lạ Có phải nó là chiến tướng không?
Vừa đến đó thì đám trẻ đã chuẩn bị xong cuộc sỗ gà. Nhưng sau khi xem xét thầy Năm bảo bịt cựa cưa kỹ, phải làm lại. Rồi châm bình trà mời khách, tiếp tục bàn luận.
Sư Kê Hai Trình rót trà mời ông Hội và thầy Năm rồi phụ họa ý kiến ông Hội:
- Lâu nay tôi cũng nghĩ như ông hội. Mỗi con gà nòi là một võ sĩ. Võ sĩ lên đài quyết hạ kẻ địch bằng những miếng tồ của mình. Ông hội và thầy giáo có nhớ vụ võ đài của tỉnh mình lập ra không? Trận đó Sáu Cường đấu với Tư Ta võ sĩ danh tiếng của Cao Lãnh.
Thầy Năm nói:
- Dạ nhớ! Sáu cường có cú “đá bò rống” ấy mà. Ông ta lừng danh khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh.
Hai Trình tiếp:
- Nghe danh Sáu Cường, Tư Ta hơi ngán nhưng muốn thử tài, cũng như gà nòi ghét nhau vì tiếng gáy, bèn đạt thơ mời. Con gà Sáu Cường đang sung sức, đánh đâu thắng đó, nên được thơ mời thượng đài của Tư Ta thì đến ngaỵ Vô hiệp một, nháng qua nháng lại vài bộ thì Sáu Cường rùng chân trái sửa soạn cú đá sấn vô hông Tư Tạ Tư Ta biết trước nên chịu cùi chỏ mặt. Thông thường võ sĩ nào đá mà thấy đối thủ dùng cùi chỏ đỡ thì phải chuyển sang cú khác hoặc đá vào chỗ khác. Nhưng Sáu Cường không chuyển đổi chi cả. Y cứ đá thẳng vô hông Tư Ta đang được che giữ với chiếc cùi chỏ trái nhọn như trụ sắt. Khán giả nghe một cái “bộp”. Lập tức Tư Ta giơ tay trái lên.. giả tưởng là Sáu Cường nằm xuống đất bò càn vì bể bàn chân. Nhưng không. Cánh tay của Tư Ta giơ lên là ra hiệu “Phoọc phe”, đầu hàng. khán giả càng la ó rần rần: “Đánh cuội! đánh cuội! Trả tiền vé lại!”
Ông Hội gật gù:
- Đúng như vậy. Trận đó tôi có xem!
Hai trình tiếp:
- Lúc đó để minh chánh cho khán giả thầy rằng đây không phải là trận đánh cuội, lập tức ông Tám Bia, trọng tài trận đấu, bèn bước lại nâng cánh tay trái của Tư Ba lên thì nó oặc xuống như cần gà bị cặp giãn của con Xám Son đánh quẹo ở độ thứ ba vậy. Thiệt tình cú đá như búa đồng.. Võ sĩ Tư Ta bị bể cùi chỏ.
Hai Trình hớp trà lấy giọng rồi tiếp:
- Những người ôm nước Tư Ta cũng tường chỉ trặc sơ sơ thôi, nằm nhà một tuần lễ thì lành. loại bịnh này có nhằm gì với mấy ông bó gãy, sửa trật, nhất là mấy ông thầy Lỗ Bang ở đây. Nhưng sau đó Tư Ta tuyên bố giải nghệ hoàn toàn. Vì mấy ông thầy cho biết không phải trật mà bể cả hai cái xương gu cùi chỏ.
- Đúng! Ông Hội chuẩn nhận lần nữa và tiếp: Thế mới biết cú đá của Sáu Cường là danh bất hư truyền. Xương gu là đầu xương rất cứng. Mấy ông chú ý sẽ thấy. Khi chặt xương bò để nấu xúp, ống xương thì chặt làm hai làm ba chớ có ai bổ nổi xương gu bao giờ. Thế mà Sáu Cương đá tới bể xương gụ Tôi có tìm hiểu thì mấy võ sĩ nói Sáu Cường không đá bằng mu bàn chân mà bằng mép hoặc gót. Đá bằng mép chân thì như búa đẻo, còn bằng góc chân thì như búa đập cho nên mới bể cùi chỏ. Các thầy bó có thể lắp xương làm liền lại nhưng Tư Ta không thể dùng cùi chỏ đỡ đòn được nữa.
Ông Hội Đồng ngừng lại hồi lâu đốt thuốc hút phì phà rồi nói:
- Mỗi lần tôi ôm gà đá ra trường tôi đều có cảm tưởng là mình đưa võ sĩ lên đài. Tôi thương con gà nòi thiệt tình thầy giáo và chú Sư Kê! Nó đổ máu cho túi tiền của mình, cho nên tôi không bao giờ cho người nhà ăn thịt con gà nòi thuạ Trái lại tôi nuôi nó tới chết. Rồi đem chôn đàng hoàng.
Mấy đứa nhỏ đem cặp gà xổ ra. Thầy Năm hảo cho đá để nghe sự nhận xét của ông Hội và Sư Kệ Chỉ vài cái nạp. Sư Kê đã bảo:
- Con gà chuối ló cựa kia rồi thầy giáo!
Thầy Năm kêu hai đứa nhỏ ôm gà ra. Quả thật, con Chuối ló cựa ra một chút.
Sư Kê nói:
- Ra trường tôi coi, biết con nào bị cứa ở đâu, tôi nói trúng ngay.
Ông Hội Đồng vui vẻ:
- Như vậy thì mới làm quân sư kê của tôi chớ nếu không ai cũng làm được hết sao!
Xỗ đúng ba hiệp, mỗi hiệp chừng năm phút thì ngưng. Thầy Năm bảo thằng Đặng đem con Ô Mặt Lọ đi vỗ hen và rửa cặp cán cho thật sạch rồi đem vô cho ông Hội xem.
Ông Hội bồng con gà lên xem hai hàng vảy sơ sơ rồi nói:
- Tôi chưa bao giờ gặp một con gà mặt đen, lông đen và chân đen như thế này.
Thầy Năm phụ họa:
- Kinh Kê có nói: “Chân xanh mắt ếch đá chết không chạy” chớ không thấy câu nào nói chân đen mặt đen. Thật là dị tướng.
- Gà mới cựa chốt, vảy nghề chưa hiện rõ, để nuôi ít lâu nữa rồi mới phán được.. .. - Ông Hội bảo:
Thầy Năm nói:
- Tôi còn một con khác, để tôi đem ra mắt ông Hội và Sư Kê!
Nói xong thầy Năm móc trong túi lấy chìa khóa đưa cho thằng con ruột bảo:
- Con đi vô bồng con Te đem ra đây cho ba.
- Ùa, thầy giáo còn dấu “võ sĩ” ở đâu nữa sao? - Ông Hội Đồng ngạc nhiên hỏi.
- Dạ, tôi có mấy con gà cho ngủ trong buồng với tôi. Hễ tôi đi khỏi nhà thì tôi khóa lại và giao chìa khóa cho vợ tôi, dặn kỹ không cho ai vào.
- Phải đó. Có những tay không phải là ăn trộm nhà nghề, chỉ chuyên môn đi bắt gà nòi. Hoặc có những thằng điếm gà chuyên môn tìm cách phá phách. Do đó tôi không cho người lạ vào trại gà của tôi.
Thằng bé ôm con gà ra cho vảy rồi chuyền cho Hai Trình mà bảo:
- Sư Kê coi thử vảy nghề ở chỗ nào? Tôi không thấy vảy nào nghề cả. Hai Trình xem sơ qua rồi nói:
- Con gà này không có vảy gì đặc biệt ông Hội à, chỉ khi nào đụng độ và mình ăn một lần thì mới biết.
Thầy Năm nói:
- Tôi đá cũng nhiều nhưng chưa gặp con nào như con này.
- Tính nết nó ra sao? Nó có miếng nghề nào? - Ông Hội hỏi.
Thầy Năm đáp:
- Tánh khí của nó là kỳ lạ. Tôi cũng chưa từng thấy bao giờ. Nó đang đá băng băng như trời giáng, bỗng buông ra chạy vòng bồ. Hàng xáo quăng bạc ăn ba rần rần, có người quăng ăn một, thậm chí một khúc mía. Vậy mà không ai bắt. Vì gà chạy rồi mà. Tôi chỉ chờ một tiếng kêu nữa là bồng nó lên chịu thuạ Thật tiếc quá trời! Tôi cũng có biết đâu.. mà ngừa trước. Nhưng bỗng bất ngờ quay lại, lủi xuống lường con kia rồi ngoảnh đầu lại cắn sỏ nhảy một phát rồi lại chạy, rồi quay lại đá, đến phút thứ ba chém ngay ông địa, con kia ngã lăn chết tươi.
Ông Hội vỗ tay cười vang:
- Đúng là miếng Hồi mã tham thương của La Thành. Theo Kinh Kê thì đó là con gà Te, gà Te chớ không phải gà Che, cũng là loại gà nghề hiếm có.
Thầy Năm ôm con gà đưa lại cho thằng bé rồi bảo nó đem con khác ra. Thầy Năm tiếp:
- Đây là con gà thật lạ Ông Hội à! Tôi nghe tiếng ông Hội từ lâu nên mới trình nó ra chớ người thường tôi không cho ai coi.
Ông Hội đưa tay đỡ lấy con gà xuýt xoa:
- Con gà này có lẽ cũng là gà nghề nhưng không rõ tính nó ra sao?
- Dạ nó ngủ dưới đất, nằm xoãi chân, giăng cánh như chết.
Ông Hội vỗ đùi kêu lên:
- Đây là con gà Tử Mỵ. Đúng thị Tử Mỵ Kê rồi! Bọn mình ai cũng biết gà nghề có ba điểm lạ: “Một là chúm muối bỏ ra, thứ nhì lắc mặt, thứ ba né lông”. Nghĩa là khi giở chân lên để bước tới nột ngón chân nó chúm lại, thú hai mặt nó lắc qua lắc lại, thứ ba là nó đi quanh chuồng chứ không có đứng ở giữa chuồng. Đó là những nét thông thường, nhưng con gà Tử Mỵ thì không những có ba nét đó mà nó có thêm một nét khác nên Kinh Kê gọi nó là Thần Kê hoặc Linh Kệ Đó là nó không ngủ trên cây sà ngang mình bắc sẵn cho nó, mà nó ngủ dưới đất, hai cánh xòe ra, đầu ngoẹo, chân ngay chừ, mới thấy tưởng gà chết. Hồi nảy tôi có nói về con Kim Kê của vua Tề Hoàn Công. Chữ Kim ở đây không rõ vàng, tức là con gà quí như vàng hay là chữ Kim trong Ngũ Hành. Nếu chữ Kim trong Kinh Kê là chữ Kim trong Ngũ Hành thì mình có thể gọi con Xám Son là Hỏa Kê hoặc Mộc Kê, còn Tử Mỵ là Thổ Kê vì nó ngủ dưới đất. Kỳ đó tôi chứng kiến một độ gà Tử Mỵ các ông biết không, nó chịu cho người ta đá tới nước sáu. Nó nằm mẹp dưới đất y như nó ngủ trong chuồng vậy, mặc tình cho con gà kia cắn mổ đá cách nào thì đá. Nó bị thương đầy mình như La Thành thọ tiển, nhưng mà ông Sư Kê tài thật, ổng may vá, cắt xén, thổi phép làm sao mà vô đầu nước sáu, con gà đứng lên soi chân, lại còn cất tiếng gáy khiêu chiến. Khi vừa tỏ nhang, hai bên thả gà, nó nhảy đá một cái “rốc” nhẹ tênh mà con kia ngã lăn đập cánh xành xạch ngoẹo cổ một bên rồi nằm lịm..
Ông Hội hớp miếng nước trà rồi tiếp:
- Hàng xáo thua xiễn niễn như ngựa về ngược. Thầy giáo cứ tin đi, đem con gà Te và con Tử Mỵ đi phen này thì phải vác bao hàng theo mà đựng bạc.
Nói xong ông Hội móc túi áo Pyjama ra một gói giấy nhỏ và hỏi:
- Thầy Năm có ngâm chân gà trong chậu thuốc Bắc mỗi đêm không?
- Dạ có.
- Có cho nó ăn Bạch Quả không? Đây là Ý Dĩ hay hơn Bạch Quả, mỗi ngày thầy cho nó nuốt một ít khi ra trận nó sẽ trở thành Lý Ngươn Bá cho mà coi!
Ông Hội nhấp miếng trà ngồi trầm tư một giây lâu rồi nói:
- Điều gà nòi mà cứ nài gà của nhau hoài coi cũng hơi kỳ. Lần trước tôi muốn bắt con gà Đào, thầy biếu không, lần này tôi cũng muốn bắt con Tử Mỵ và con gà Te nữa. Nhưng thầy phải nhận một ít tiền thì tôi mới dám bắt.
Thầy Năm đáp liền:
- Ngày xưa có người nước Sở đúc kiếm thiệt tài. Một cây bán cho danh tướng cả ngàn lạng vàng, nhưng khi gặp kiếm sĩ đa tài thì anh ta tặng không. Mấy con gà có đáng là bao. Ông Hội nuôi còn kỹ hơn tôi, tôi muốn đá bao nhiêu mà chẳng được. Nếu ông Hội thích thì cứ bắt về nuôi, chứ thật tình một đồng của ông Hội tôi cũng không lấy.
Ông Hội là tay điệu đời ở bất cứ lãnh vực nào, thấy thầy Năm nói vậy bèn hỏi Hai Trình:
Chú Sư Kê nghĩ thế nào?
- Dạ, theo thiển ý của tôi thì thầy Năm có lòng hâm mộ Ông Hội như vậy, ông Hội không nên từ chối. Khi nào đi trường thì ông Hội mời thầy Năm theo cho vui.
Thầy Năm bảo thằng Đặng lấy hai chiếc nhím bàng mới, bỏ hai con gà và trao cho ông Hội:
- Tôi mong có ngày đền đáp ơn thầy Năm – Ông Hội nói với giọng xúc động rồi cùng Hai Trình ra về.
Thằng Đặng lấy làm ngạc nhiên. Lâu nay đi thọ giáo thầy Năm, nó không hề biết thầy có hai con gà lạ lùng đó. Nay thầy tặng cho ông Hội, nó bèn hỏi:
- Bác cho thiệt sao bác Năm?
- Thiệt chớ chơi sao được mà chơi! –Rồi thầy hỏi lại – Cháu có muốn bán con Ô Mặt Lọ của cháu cho ổng không?
- Dạ cậu Năm cháu nói để nuôi.
- Bán lấy tiền cưới vợ chớ.
- Dạ cháu còn bầy vịt hãng. Hơn nữa bên đàng gái bao hết và không đòi hỏi cháu phải mua vòng vàng và giao bạc chợ.
- Bộ Ông Hương tính bắt rể à? Cũng được!
- Dạ không, cháu cưới đem về nhà cháu.
Thầy Năm vui vẻ:
- Cưới vợ rồi mắc đeo vợ con thì giờ đâu mà săn sóc gà? Chừng nào cháu hết ham gà thì bán cho ông Hội chớ đừng bán cho ai. Con Ô Mặt Lọ này rất dị tướng ắt kỳ tài. Độ xổ vừa rồi, bác thấy nó là con gà đi trên. Gà đi trên thường là gà hay.
Thằng Đặng hỏi:
- Dạ gà đi trên là sao bác?
- Gà đi trên thường khi thì vai rất cao, ngực ưởn, đuôi xuội xuống, giọt mưa rơi trợt không dính lông. Loại gà này đánh đòn ngọc nghĩa là khi nó đá thì nó nhắm vào đầu, ức, cổ của đối thủ. Ở đó có nhiều chỗ nghiệt, nhất là cái đầu có điểm giao long chém trúng chết ngaỵ Gà đi trên khác hẳn gà đi dưới. Gà đi dưới chuyên đánh phía dưới đối thủ như đùi, lưởng, ngực. Loại gà này không đứng giọt mưa mà đứng đòn cân nghĩa là đứng khum khum như thầy rùa dòm vào kẹt đùi nách của đối phương mà phang. Ngoài đá kèo trên, con Ô Mặt Lọ còn có cặp cán rất nhỏ mà lại thắt ở giữa. Đó là cặp thiết côn, cháu biết không? Roi càng nhỏ càng đánh đau. Lại nữa vãy của nó khô như vảy gà chết. Đó là gà hay, còn vảy nghề thì chưa lộ rõ hình. Cựa cũng chưa ra đúng sức. Một năm nữa thì tất cả đều hiện rõ ra. Chùng đó mới có thể đoán chắc được. Ngoài ra gà còn tùy thuộc tuồi và số mạng của chủ nữa. Có con ở với chủ này thì thua, nhưng về chủ khác lại ăn luôn. Tuổi gà và tuổi chủ không được khắc nhau. Vì dụ như gà bông lau thuộc mạng Mộc mà chủ thuộc mạng Hỏa. Hỏa khắc Mộc là không được rồi. Ông Hội Đồng có tay nuôi gà, bỏi vậy hễ ổng muốn bắt gà bác để liền.
Thằng Đặng nghe say mệ Thêm một lần nữa, nó không ngờ đạo gà nòi lại lạ lùng đến thế.