Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Buồng Cau Trổ Ngược

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 43161 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Buồng Cau Trổ Ngược
Xuân Vũ

Chương 9

Năn Mẹo đang lui cui lựa hột vịt lộn thì có tiếng hỏi:
- Cậu Năm làm gì đó?
Năm Mẹo ngẫng lên: Thì ra má thằng Đặng, chị Tư của Mẹo. Lâu nay Năm Mẹo giận ngầm người chị ruột về việc không ngó ngàng tới thằng Đặng, mà cứ bỏ phế cho mình coi sóc. Ngoài việc gánh cháo lòng, thì hầu như thằng Đặng không có dịp gặp mẹ. Năm Mẹo coi việc nuôi nấng thằng bé là nghĩa vụ của mình. Dầu sao nó cũng là máu mủ của Năm Mẹo. Thấy chị tới, Năm Mẹo không săn đón niềm nở, chỉ đáp một cách lạnh nhạt rồi tiếp tục công việc.
Chị Tư lại ngồi bên cạnh em à nhỏ nhẹ.
- Cậu giận tôi làm chi tộ nghiệp cậu Năm.
- Tôi có giận chị đâu!
Chị Tư phân trần:
- Tía thằng Đặng đi về Tàu chắc là không trở quạ Trước khi đi y có dặn, nếu trong 32 năm...
- Tôi biết rồi! –Năm Mẹo xua tay.
- Cậu cũng biết mà cậu Năm. Đàn ông ở một mình thì dễ, còn đàn bà ở một mình thì khó. Kẻ đi qua dòm, người đi lại ngó. Ai muốn chọc ghẹo cũng được. Cậu không nghe câu hát đưa em “Đi buôn thiếu vốn anh dùm. Ở nhà chị đó chú trìm chú dê... ” hay sao? Đến đổi ông trùm mà cũng chọc ghẹo được nữa là ai, tôi làm sao sống để nuôi con. Tôi thương con tôi nhưng tôi thương bằng cách khác... – Chị Tư nghẹn ngang.
- Bằng cách bỏ nó cho qua diều xớt phải không?
- Tôi bán cháo có bao nhiêu tiền tôi giữ nguyên để cưới vợ cho nó. Chớ tôi đâu dám xài. Nay nghe cậu định hỏi vợ cho nó thì tôi đem tiền đến cho cậu đây.
- Chị biết năm nay nó bao nhiêu tuổi không?
- Nó tuổi Tuất ẩn tuổi của ông già nó – Chị Tư vừa nói rồi móc gói bạc trong lưng ra.
Năm Mẹo lắc đầu:
- Tôi đủ sức, chị không phải lọ Hơn nữa thằng Đặng cũng biết thân nó, cha mẹ còn đủ mà như mồ côi.
Chị Tư rơm rớm nước mắt:
- Không phải vậy đâu Năm à! Tôi biết cậu gầy dựng vốn liếng cho nó tư lâu. Tôi cũng thầm mang ơn cậu. Tôi thấy nó biết nghe lời cậu tôi mừng lắm. Do đó tôi không đưa tiền cho nó. Nó còn nhỏ không biết cất tiền. Bây giờ tôi giao số bạc này cho cậu.
Năm Mẹo làm thinh. Chị tư tiếp:
- Bữa nay tôi tới đây là để nói với cậu một chuyện khác chớ không phải vụ tiền bạc. Số là ông già thằng Đặng về bển... rồi có vợ Ở luôn bên đó.
- Sao chị biết?
- Có thơ qua mà. Không phải gởi cho tôi mà gởi cho người khác.
- Gởi cho ai? Người khác là người nào?
Chị Tư làm thinh một lúc rồi mới chậm rãi:
- Cậu Năm biết ông Tàu Phú Xường ở trong chợ mình không?
- Nghe tiếng chớ không biết.
- Ông già thằng Đặng gởi cho ổng.
- Rồi ăn thua gì tới chị chớ? –Năm Mẹo quát.
Chị Tư vẫn trấm tĩnh vó vẻ tự chủ, hồi lâu mới tiếp:
- Ông già thằng Đặng gả tôi cho ổng.
- Hả... ả? Năm Mẹo kêu lên. Mấy cái trứng trong tay rơi xuống đất.
Chị Tư nhìn những trứng vỡ tan nhầy nhụa trên mặt đất mà không nói gì.
Năm Mẹo lại gắt:
- Y gả cho chị chệt Xưởng?
- Phải!
- Đời nào mà lại có sự kỳ cục như vậy?
- Ổng nói ổng không trở qua nữa.
- Đó, thấy chưa? Ai biểu chị ham chồng các chú. Bây giờ nó về Tàu.
- Không phải ham cậu Năm à! Hồi đó ba đau nặng không có tiền hạy thuốc nên má có hứa với ổng là nếu ổng giúp tiền cho ba uống thuốc mạnh thì sẽ gả tôi cho ổng, chớ đâu phải tôi ham. Thiếu gì người mình mà tôi đi lấy chồng các chú cho chị em bạn chê cười.
Nghe chị phân trần. Năm Mẹo thấy thương chị. Chính hồi đó Năm Mẹo cũng thấy thằng chệt đó dễ thương.
Năm Mẹo dịu giọng:
- Bây giờ chị tính sao?
- Ông già thằng Đặng có nói rõ trong thơ, bảo ông Tài Phú phải đối xử tử tế với tôi và phải nuôi thằng Đặng cho nó ăn học.
- Ăn ở chuồng trâu và học với ba con vịt hãng kia kìa.
- Tôi rối trí nên muốn hỏi cậu.
- Ai biết đâu chị, chị làm sao thì làm. Còn thằng Đặng thì sắp cười vợ rồi,, đâu cần ai nuôi nó nữa.
Chị Tư biết em đang hờn mát, nên kiên nhẫn nói cho ra lẽ:
- Cậu nghĩ coi mỗi ngày tôi nấu một nồi cháo lòng được bao nhiêu tiền? Thấy con đi làm thuê làm mướn, tôi đứt ruột đứt gan chớ đâu có vui vẻ gì, nhưng cố bậm môi cho quạ Bây giờ chuyện đã như vậy. Nắng bề nào che bề nấy còn biết làm sao? Ông Tài Phú chết vợ mấy năm, con cái đã có vợ chồng và đi tứ tán hết, còn một mình ổng ở nhà coi sóc tiệm hàng xén không xuể... Nếu cậu không chịu thì tôi không nghĩ tới nữa.
Năm Mẹo cười nhạt:
- Cái số của chị là số chồng chệt.
- Chệt đâu phải tệ cậu Năm. Họ còn cưng vợ hơn người mình nữa đó. Ông già thằng Đặng...
- Thôi đi chị Ơi!... Mai mốt ông Tài Phú về Tàu, rồi chị lại bỏ cho tôi nuôi em thằng Đặng!
Nghe có tiếng xuồng khua lụp cụp ngoài hè, Năm Mẹo ngưng ngang bảo:
- Thằng Đặng nó về đó, chị hỏi nó coi nó nói sao?
- Tôi không hỏi đâu. Để mai mốt rồi cậu hãy hỏi. Nếu nó không chịu thì tôi cứ đi bán cháo lòng hoài hoài chớ không buồn phiền chi hết. Sau khi thằng Đặng cưới vợ, tôi sẽ về ở với nó. Nếu có con, tôi coi chừng cháu nội.
Thằng Đặng dựng sào ở mái chòi rồi lột chiếc nón lá vừa quạt vừa bước vộ Nó chưng hửng khi thấy mà nó ngồi trong chòi. Nó kêu lên một tiếng “mà” rồi đi thằng ra sau múc nước uống, và than:
- Trời nắng khát nước muốn điên!
Năm Mẹo hỏi:
- Mầy bỏ vịt ăn ở đâu mà về đây?
- Cháu lùa nó xuống “con lươn” cho nó rỉa cá cạn.
- Coi chừng tụi thằng Tư Cồ bắt lén đó.
- Dạ, cháu mướn tụi nó một chục trứng coi chừng dùm.
- Trứng đâu mà cho vậy?
- Nội trứng rớt cũng đủ mà cậu. Lâu lâu cháu cho tụi nó một ít trứng hoặc một con vịt đẹt đắp đất sét nướng ăn. Nếu không tụi nó gài bẫy bắt cũng vậy.
Năm Mẹo nhìn chị tư, ý bảo: Chị nói gì thì nói đi! Nhưng chị Tư chỉ hỏi thăm vài việc làm ăn rồi về. Từ ngày Năm Mẹo đánh tiếng hỏi con gái ông Hương cho Đặng thì chị không bắt nó đi gánh cháo lòng cho chị hằng sáng nữa. Làm như vậy mất thể diện thằng rể ông Hương. Chị Tư không muốn nói chuyện đó với con và cũng không muốn Năm Mẹo nói với chị trước mặt con. Năm Mẹo đã làm cho thằng cháu trở thành chủ một bầy vịt hãng khá đông. Nó đã thoát khỏi cảnh ở đợ ăn cơm người ngủ chuồng trâu hơn một năm. Nó chứng tỏ là một đứa bé biết nghe lời dạy bảo và siêng năng làm lụng. Cậu Sáu khùng là người tới lui thường xuyên chòi này và ngỏ ý muốn giúp thằng Đặng trong việc cưới em gái của cậu. Năm Mẹo chỉ cám ơn sự giúp đỡ về tinh thần chớ không nhận sự giúp đỡ vật chất. Năm Mẹo muốn tỏ ra cho bà con vùng này biết rằng “Thằng Mẹo chỉ nhờ bà con một lần. Đó là khi Mẹo chết thì tiếp một tay khiêng đi chôn, còn sống thì Mẹo tư lo lấy một mình, không làm phiền ai một chút”.
Tía của Mẹo là ông Bảy Mưu. Không hiểu đó là tên cúng cơm hay tục danh do cuộc sống gán chọ Như ông Quản Đìa, ông Cả Trâu, ông Hội Đồng Gà v.v...
Có điều lối xóm biết rõ là ông Bảy Mưu thuộc nằm lòng những tích truyện Tàu. Đám giỗ nhà nào cũng mời ông tới, để sau khi đánh chén no say, kẻ nằm người ngồi, gật gà gạt gù nghe ông Bảy kể chuyện Trận Xích Bích. Tam Tạng Đi Thỉnh Kinh. Tiết Giao Đoạt Ngọc. Nhiều người nghe ông kể tới kể lui nhưng không nhàm tai. Ai muốn kể chuyện nào ông kể chuyện nấy, ai hỏi tích truyện nào dù khó nhớ đến đâu ông cũng trả lời ron rót. Nhưng ông thích nhứt là kể những mưu kế đánh giặc, đặc biệt là trận Xích Bích. Ông bảo: “Đời này muốn hơn người phải lập mưu kế! Tào Tháo bị trúng kế Khổng Minh mà thua trận Xích Bích phải bỏ ngựa chạy bộ, phải vứt mão, cắt râu rồi từ đó lụng bại luôn. Nếu không có trận Xích Bích chưa biết thế chân vạc sẽ ra sao?"
Lớn gọi là Mưu, nhỏ tên là Mẹo. Có lẽ với ý nghĩ này ông đặt tên cho con trai là Mẹo chăng?
Một hôm ngôi nhìn con chơi ”U” với tụi trẻ xóm, ông thấy Mẹo vất vả mà cứ thua hoài. Ông bèn bảo nhỏ: “Con không cần phải om eo ếch của địch. Khi nó đổ mồ hôi thì trơn, ôm hay vuột, lại nữa nó lớn con, ôm nó vảy con văng ra, chi bằng con thộp chân nó, nắm cổ chân cho thật chắt rồi lôi ngược lại, nó còn một chân không thể nào bò về ranh được.”
Một lần khác nghe con học bài Quốc Văn “Đào Duy Từ nhặt quả bưởi”, ông bảo đem sách lại cho ông xem. Rồi ông cắt nghĩa:
“Quả bưởi rơi xuống hố! Trò thì hì hục moi, trò vác cuốc đào bới. Chỉ có trò Đáo Duy Từ sáng ý. Trò Từ múc một chậu nước mang đến đổ xuống hố. Tức thì trái bưởi nổi lên. Đào Duy Từ nhặt liền quả bười khỏe ru và nhanh hơn các bạn. Đó là Mẹo.” Ông tiếp “Con xem kìa. Chuột khoét dừa không dễ gì mình bắt được. Mình chỉ cần cái rập là nó chết ngaỵ Đó cũng là Mẹo. Kìa cài hang chuột, muốn đào bắt được nó phải tốn mố hôi. Ta chỉ cần cÿi xà vi và một mớ rơm. Đốt và quạt khói, trong vòng vài phút cả mẹ lẫn con chui ra lọt cả vào xà vi, ta tóm gọn. Đó cũng là Mẹo. Mẹo giúp cho ta ít tốn sức mà vẫn thành công trên đường đời.”
Ông cha chết rồi, nhưng bài học còn lại cho con như một gia tài. Năm Mẹo học lóm của người Tàu cái Mẹo ấp trứng vịt bằng mặt trời. Mẹo thành công trong việc mở lò bán vịt con cho cả vùng. Một hôm chở vịt con đi bán bị trạm xét đánh thuế. Mẹo đóng tiền nhưng ức lắm. Về nhà nghĩ cách. Lần sau Mẹo chở trứng qua trạm Trạm không đánh thuế trứng. Lần kế Mẹo chớ trứng cố nhiên không bị thuế. Nhưng qua khỏi trạm thì trứng nở rộ ra vì đó là trứng ấp gần nở. Bằng cách đó Mẹo trốn được thuế mà không ai có thể nói gì. Đó phải chăng là Mẹo?
Bây giờ Mẹo phải giải quyết hai chuyện. Đó là chị Tư có nên lấy ông Tài Phú Xường hay không? Và việc cưới vợ cho thằng Đặng. Hai việc này có liên quan với nhau. Và rất quan trọng. Mẹo đoán việc ông già thằng Đặng muốn gả má nó cho Tÿi Phú Xường là có thật. Chắc không có cạm bẫy gì trong vụ này, nhưng phải dò xét kỹ. Nếu thằng Đặng lọt vô cửa nhà này thì sẽ không bị lép vế đối với ông Hương vì lão Tái Phú là tay có tiền của. Con trai của ông Tài Phú cưới con gái ông Hương là môn đăng hộ đối quá rồi.
 

<< Chương 8 | Chương 10 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 822

Return to top