"Khắp nơi, khắp xứ, chỗ nào cũng có đầy quang minh" Lời kinh xưa.
Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem lời kinh xưa nói có đúng hay không?
Trước hết là từ ngữ. Theo thiển ý, hai chữ quang minh là Bức xạ quang minh (Radiation), Bức xạ quang tuyến, hay Bức xạ ánh sáng.
Theo định nghĩa, Bức xạ (Radiation) là (1) Việc phát và truyền sóng hay Phân tử, và (2) Việc truyền sóng hay Phân tử như ánh sáng, âm thanh, nhiệt hoặc những Phân tử do Phóng xạ tuyến (Radioactivity) phát ra.
Phóng xạ tuyến được định nghĩa là việc phát quang tuyến trực tiếp từ Lõi Nguyên tử, hay là do hậu quả của một phản ứng Nguyên tử (Nuclear reation). Nói rộng ra, Phóng xạ tuyến là việc phát ra những phân tử Alpha, Dương điện tử (Proton), Âm điện tử (Electron, và Tia Gamma (Gamma ray).
Kinh Phật chỉ dạy có hai chữ quang minh trong vũ trụ. Nhưng qua những sự nghiên cứu của khoa học, quang minh được chia thành nhiều loại và được xếp thành hai hạng như dưới đây:
Quang minh thiên nhiên, hay quang minh tuyên nguyên
Trong vũ trụ có Tia vũ trụ (Cosmic ray), Tia Gamma, Tia Laser (Natural Laser), Tia cực tím (Ultraviolet:UV), Hồng ngoại tuyến (Infrared). Ngoài ra, vũ trụ còn có Ðiện từ (Electromagnetism), khí Hélium, và Gió Mặt trời (Solar wind) ...
Quang minh nhân tạo
Tia Laser, Radar, Quang tuyến X, Vi sóng (Microwave), Siêu âm (Ultra sound), và Phóng xạ tuyến.
Những khám phá mới của khoa Thiên văn Vật lý cho biết rằng có một số Tinh tú đã tạo nên những Phóng xạ Ðiện từ dưới dạng những Sóng vô tuyến, Sóng nhẹ, và Quang tuyến X. Trong những vùng Liên tinh tú và trong những khoảng cách giữa những Thiên hà đầy rẫy những Bức xạ Ðiện từ với những tần số khác nhau.
Ngoài ra, Phóng xạ Vũ trụ (Cosmic radiation) còn có những Quang tử (Photon) và một số lượng khổng lồ những Hạt tử đủ loại mà nguồn gốc của chúng chưa được biết. Phần lớn những Hạt tử này là Dương điện tử, trong đó có một số có Năng lượng cao tột bực, còn cao hơn Năng lượng ở trong những Máy Gia tốc Hạt lớn (Particle Accelerator) mạnh nhất.
Bây giờ, tôi xin nói đến những quang minh thiên nhiên, trước hết là Tia Vũ trụ.
Tia Vũ trụ (Cosmic ray) (44)
Tia Vũ trụ là những Phân tử có Năng lượng rất cao từ ngoại tầng không gian tới. Khi vào khí quyển của Trái đất và đụng phải Nhân của hạt Nguyên tử, Năng lượng của Tia Vũ trụ tạo nên những Ðám mưa rào Vi phân Tiềm Nguyên tử (Shower of subatomic particle).
Các khoa học gia thấy các Nguyên tử Nitrogen cháy sáng khi được các Tia Vũ trụ khích động. Các khoa học gia cho rằng Tia Vũ trụ có năng lượng rất cao từ những Sao Ðôi (Binary stars) phóng đi. Một trong hai vì sao này là Sao Neutron. Sao neutron là tàn tích của một ngôi sao đã cháy hết Nhiên liệu nguyên tử (Nuclear fuel), nổ tung ra, và tan rã (ví dụ sao Neutron PSR 224-65 Plus).
Hầu hết việc bức xạ của TIa Vũ trụ gồm có những Phân tử có Dương điện và chạy theo đường cong khi gặp phải Trọng trường trong không gian.
Tia Vũ trụ chỉ là những Dương điện tử nằm trong Lõi của Nguyên tử khinh khí, đến Trái đất từ mọi hướng nên không biết hướng nào nhất định, và cũng không biết hiện diện dưới những dạng thức gì?
Tia Vũ trụ được quán sát từ Sao Ðôi Cygnus X-3 ở trong Chòm Sao Cygnus, và Sao Ðôi Hercule X-1 ở trong Chòm Sao Hercule.
Tia Gamma (Gamma ray) (45)
Tia Gamma cũng giống như Tia Vũ trụ từ Sao Neutron bắn tới, nhưng chỉ bằng 1% của Tia Vũ trụ. Vì tích điện nên Tia Gamma phóng theo đường thẳng.
Khi bức xạ, Tia Gamma là những sóng có Năng lượng cao. Khi vào khí quyển và chạm phải những Nguyên tử khinh khí, Tia Gamm tạo nên những Âm điện tử (Electron) có năng lượng cao và Positron tích điện. Khi xuống đất, những Phân tử này chạm phải những Nguyên tử khinh khí khác, và tạo thêm nhiều Tia Gamma khác. Rồi Tia này lại chạm phải những Nguyên tử khác nữa để tạo nên nhiều Âm điện tử (Electron) và Positron.
Việc tái tạo cứ tiếp diễn cho đến khi Ðám mưa rào Tia Gamma (Shower of Gamma ray) xuống đến mặt đất lúc đó có hàng ngàn Âm điện tử và Positron.
Các Thiên văn gia ước đoán Tia Gamma bùng cháy ở những khoảng cách xa Trái đất hàng trăm ngàn đến hàng tỉ quang niên. Tia Gamma bùng cháy là do những tia chớp của những Bức xạ điện từ có Năng lượng cao, kéo dài từ vài giây đến vài giờ.
Tia Gamma là những sóng ngắn thấy được và giống như ánh sáng.
Về xuất xứ, các Thiên văn gia cho rằng nó từ Giải Ngân Hà tới hoặc có thể do những tia sáng từ Sao Neutron gần Giải Ngân Hà tạo nên sự Bùng cháy (Burst).
Những sự Bùng cháy mờ của Tia Gamma có thể là bằng chứng của Thời gian co dãn (Time dilitation). Phân tích việc bùng cháy cho biết khi sự bùng cháy càng ngắn ngủi và mờ tối, thời gian bùng cháy càng kéo dài, một hiện tượng chứng tỏ tác dụng của thời gian như Einstein đã tiên đoán trong Thuyết Tương đối của ông. Theo đó, thời hạn của sự bùng nổ ở các vùng khác nhau sẽ dãn ra khi tia bức xạ được phóng đi trong không gian trong khi không gian đang bành trướng.
Tiến sĩ Norris thuộc đại học George Madison ở Fairfax, Virginia; nói rằng sự bùng cháy này không hẳn từ Giải Ngân Hà tới mà có thể do những biến động đã xảy ra cách Trái đất từ năm đến mười quang niên.
Các lý thuyết gia cho rằng sự bùng cháy của Tia Gamma là do việc Ðụng độ (Collision) giữa Hố đen (Black hole) và Sao Neutron.
Tia Laser thiên nhiên (Natural Laser)
Các khoa học gia loan báo đã tìm thấy Tia laser thiên nhiên phát ra từ một ngôi sao trẻ và nóng có lớp khí nóng bao bọc chung quanh, ở trong Chòm Sao Cygnus cách xa Trái đất 4,000 quang niên.
Vật lý gia Vldimir Strelnitski thuộc Viện Bảo tàng Không khí và Không gian ở Hoa Thịnh Ðốn, đã dùng Thiên văn đài Kuiper ở Mountain View, và khám phá ra Tia Laser thiên nhiên đó.
Charles Townes thuộc đại học California nói “Nếu biết trước, chúng ta đã khám phá ra nó từ năm 1930”. Charles là khoa học gia đã lãnh giải thưởng Nobel năm 1951 nhờ việc khám phá ra Maser đóng vai trò tiền phong của Tia Laser.
MASER: Microwve Amplification by Stimulated Emission of Radiation: Khuếc đại vi sóng bằng cách khích động việc truyền bức xạ.
Ðiện từ trường (Electromagnetic field) (46)
Ðiện trường (Electric field) được tạo nên khi Ðiện lượng (Electic charge) được máy phát điện “bơm” vào những dây điện.
Khác với Quang tuyến X (X ray) hay Vi sóng (Microwave), Ðiện từ trường không làm hư hại hay nung đốt tế bào. Tuy nhiên, Ðiện từ trường có tần số thấp có thể gây nên những đáp ứng Hóa sinh (Bio-chemical) quá mạnh đối với những tế bào hoạt động qua những Tiến trình Ðiện hóa Phức tạp (Complex electro-chemical processes).
Theo báo cáo của Quốc hội, cần nghiên cứu những tác hại của Ðiện từ trường những đường dây điện gây nên, nhất là những tác hại đối với thần kinh hệ và việc gây bệnh ung thư. Cũng theo báo cáo này, dân chúng không những lưu ý đến những đường dây cao thế mà còn phải chú ý đến những từ trường do dây điện và đồ điện trong nhà gây nên.
Bộ óc và trung tâm thần kinh hệ là mục tiêu của những Tương tác với Ðiện từ trường bởi vì cơ quan thường dùng Ðiện từ trường có tần số thấp để hoạt động và truyền thông. Các nhà sư tầm kết luận rằng:
- Chưa biết rõ những Từ trường có tần số cực thấp có tác hại gì đến Dây Nhiễm Sắc (Chromosome) không? Mỗi tế bào của dây này đều có những Di tử (Gene) riêng nên không chắc gây ra bệnh ung thư.
- Một vài thí nghiệm cho thấy Màng tế bào là nơi Tương tác giữa những từ trường có tần số thấp với tế bào đó.
Tuy nhiên, Ðiện từ trường thường có trong thiên nhiên và trong cơ thể của sinh vật. Ðiện từ trường liên kết những Nguyên tử với nhau, tạo nên sét, và giúp địa bàn hàng hải sử dụng được. Máy truyền hình, Vô tuyến, và Máy Vi sóng (Microwave) cần có Ðiện từ trường mới chạy được.
Trọng trường (Gravity, hay G) (47)
Các Vật lý gia chưa nắm chắc được con số tượng trưng lực của Trọng trường.
Cách đây 300 năm. Newton đã khám phá ra Luật Trọng trường (The law of Gravity), và các Vật lý gia đã dùng mẫu tự G như là một Hằng số để tượng trưng Trọng trường lực. Nhưng họ khó lòng xác định giá trị thật sự của Trọng trường. Hiện nay, Hằng số này chỉ chính xác vào khoảng 1/1000 trong khi Hằng số của các Vật lý gia khác 1,000 lần chính xác hơn. Vì vầy, những thí nghiệm gần đây đã phủ nhận giá trị chính thức của Trọng trường.
Luật Trọng trường trong vũ trụ của Newton là một công thức giản dị và dễ tính Trọng trường lực giữa hai vật.
Lực (F) bằng Hằng số Trọng trường (G) nhân với thành số của Trọng khối của hai vật chia cho khoảng cách của hai vật bình phương (r2):
F = G x m1 x m2
r2
Chỉ số của tia cực tím (Understanding the Ultraviolet Index) (48)
Tắmm nắng Mặt trời đôi khi cũng thú vị, nhưng phơi mình nhiều quá sẽ bị ung thư da và cườm mắt (Cataract).
Cơ quan Môi sinh và Thời Tiết Quốc gia đã phát minh ra những chỉ số của tia Cực tím (UV) để đoán trước mức độ của tia này trong ngày tới. Chỉ số này bắt đầu từ 0 đến 10+ là nguy hiểm ít và 10+ là nguy hiểm nhiều.
Mây lọc những tia Cực tím và làm giảm bớt nguy hiểm. Trái lại, nước, cát, và tuyết đều phản chiếu tia Cực tím nên tăng thêm nguy hiểm.
0-2 Tối thiểu: Tốt nhất là khi đi nắng nên đội mũ.
3-4 Thấp: Ðeo kính ngăn tia Cực tím và dùng kem SPF 15.
5-6 Trung bình: Khi ra ngoài nên tìm nơi bóng mát càng lâu càng tốt.
7-9 Cao: Tránh phơi nắng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
10 Rất cao: Ở trong nhà càng lâu càng tốt.
Những điều cần biết về sấm, sét.
1. Sét là do Ðiện từ trường gây nên.
2. Tia sét dài chừng 3 dậm.
3. Sét có nhiều màu: Ðỏ, vàng, xanh, và xanh lá cây.
4. Sét có nhiều hình: Quả ban, cái niễng, và chuỗi ngọc.
5. Một tia sét có đủ Năng lượng để thắp sáng một căn nhà trong hai tuần
6. Một tia sét nóng đến khoảng 50,000 độ Farenheit, nghĩa là nóng gấp 5 lần Mặt trời.
7. Tia sét rất nhỏ hẹp, thường không lớn quá nón tay, nhưng rất nguy hiểm.
8. Tia sét được truyền đi 270,000 dặm trong một giây đồng hồ. Nếu bay nhanh được như thế, quí vị có thể bay quanh Trái đất 11 lần trong một giây đồng hồ.
9, Cứ mỗi phút có khoảng 2,000 lần mưa, bão, sấm, chớp; và mỗi lần tạo nên 100 tia sét.
Quang minh nhân tạo: Tia Laser
Tia Laser được phát minh năm 1960, có nhiều tác dụng đối với đời sống của chúng ta.
Laser là chữ viết tắt của:
Light (Ánh sáng)
Amplification (Khuyếch đại)
Simulated (Khích động)
Emission (Truyền)
Radiation (Bức xạ)
Tạm dịch là Khuyếch đại ánh sáng bằng cách khích động việc truyền bức xạ.
Có những loại Laser khác như: Ống đầy hơi khí, ống đầy chất nhuộm, hay bán dẫn điện được dùng thay cây hồng ngọc.
Cây hồng ngọc làm việc ra sao? (49)
Ống đèn nháy (Flash tube) được cuộn chung quanh một cây hồng ngọc. Một đầu được gắn một tấm gương, và đầu kia được gắn một phần gương.
1. Ánh sáng trong bóng đèn nháy nâng cao Năng lượng của những Nguyên tử ở trong cây hồng ngọc khiến các Hạt này phát ra Quang tử (Proton).
2. Một số Quang tử thoát ra từ hai bên bóng đèn nháy. Một số khác từ bề mặt hai tấm gương dội lại. Những Quang tử bị dội lại va chạm với những hạt Nguyên tử khiến tạo thêm nhiều Quang tử, rồi tất cả đều truyền theo cùng một hướng.
3. Quang tử thâu góp đủ Năng lượng dần dần xuyên qua đầu gắn một phần tấm gương của cây hồng ngọc để trở thành tia Laser.
Công dụng của tia Laser (50)
Truyền thông
- Truyền đi những cuộc điện đàm và những tín hiệu truyền hình.
- Chạy dĩa cứng và dĩa video.
- Chạy nhanh bản in điện toán và bản sao.
Kỹ nghệ
- Cắt những cơ phận của máy móc mỏng đến 1/10,000 của một inch (2cm 54).
- Hướng dẫn những thiết bị nặng.
- Quan sát và cắt vải.
- Hàn những bộ phận nhỏ tí trong những dụng cụ điện và những cơ phận lớn trong việc chế tạo những thiết bị nặng.
- Ðo các chiều dài để vẽ bản đồ.
Khoa học
- Dùng Uranium chế Nhiên liệu Nguyên tử (Nuclear fuel).
- Tạo nên khí nóng để nghiên cứu Nhiệt hợp hạt nhân (Nuclear fusion).
- Theo dõi khoảng cách trong không gian như khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng.
Quân sự
- Xác định tầm bắn và tốc độ viên đạn để bắn trúng mục tiêu.
- Hướng dẫn bom và hỏa tiễn.
- Kiểm soát Ðịa bàn hàng hải (Gyroscope).
Các lãnh vực khác
- Ðọc mã số để tính tiền tại các siêu thị.
- Lau sạch những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo.
- Ghi nhận những sự Ðổi dời (Shifts) trong vỏ Ðịa cầu.
- Phát hiện những dấu tay được ngụy trang.
- Tạo nên những hình ảnh ba chiều (Hologram).
Y học
Mắt
Tia laser chữa được những bệnh như:
- Áp huyết cao vì quá nhiều nước nhờn trong mắt. Tia laser soi những lỗ nhỏ trong Ðồng Tử (Iris) cho nước nhờn chảy ra.
- Hàn gắn Võng mô bị rách (Torn retina).
- Cắt và hàn những tia máu mọc quá nhiều trên mắt.
- Tia Laser Excimer nắn hình Giác mô (Cornea) để chữa bịnh cận thị mà không cần đeo kính.
- Tia Laser Excimer lột những Phân tử (Molecule) ra khỏi tế bào.
Bướu
- Tia Laser rọi qua nhọt bọc làm bịnh nhân bớt đau, hoặc đốt nhọc bọc để khai thông các đường hô hấp và tiêu hóa; và chữa bịnh nhọt bọc trong Thanh quản (Laryngeal papilloma) làm ngộp thở.
Ðiếc
Xương cuốn (Stape) ở gần cái Ðe (Incus hay anvil) bị liệt. Tia Laser đục lỗ để cấy Xương cuốn nhân tạo.
Cổ họng
- Tia laser loại trừ Hạch cổ họng (Tonsil) và Mô mềm trong họng làm người ta ngáy.
Nhiếp hộ tuyến
- Khi hạch này sưng lên làm Niệu đạo (Urethra) thu hẹp khiến đái rát. Tia Laser đốt cháy Mô và khai thông Niệu đạo.
Sạn Bàng quang
Tia Laser gây nên một tia sáng nóng đến 100,000 độ Celsius (*) tạo nên Sóng chấn động (Shockwave) làm bể tan những hạt sạn.
(*) Viết tắt là C. Nhiệt độ của nước dưới áp suất trung bình, từ 0 độ lạnh (O độ C) đến 100 độ nóng (100 độ C), do Thiên văn gia Thụy Ðiển Anders Celcius (1701-1744) phát minh.
Nghẽn động mạch tim
Tia Laser Excimer làm bớt chất béo Cholesterol trong động mạch và khai thông động mạch bằng bong bóng.
Lột những vết nám
Tia Laser lột những vết nám trên da ngay từ lúc lọt lòng.
Lột những hình khác chàm (Tatoo)
Tia Laser với Năng lượng cao có thể làm mất những màu sắc chàm ở dưới da, nhưng thường để lại một vết xám.
Cấy tóc
Các chuyên viên về da lấy lông ở những vùng rậm trên cơ thể và cấy vào đỉnh đầu hói.
Radar (51)
Radar là chữ viết tắt của: Radio Detecting And Ranging.
Radar là một phương pháp để phát hiện những Vật thể (Object) ở xa, và xác định vị trí, tốc độ, và những đặc tính khác bằng cách phân tích những sóng vô tuyến có tần số cao từ bề mặt những Vật thể đó dội lại. Radar cũng có nghĩa là những dụng cụ được dùng cho mục đích nói trên.
Radar và môi sinh
Phi thuyền con thoi Endeavour đem một hệ thống Radar tối tân chưa từng có lên không gian, một do NASA và một do Ðức và Ý để giúp các khoa học gia tìm hiểu những thay đổi môi sinh trên thế giới, và có thể phát giác mấu chốt của những nền văn minh đã mất.
Sáu phi hành gia trên Phi thuyền sẽ chụp hình những khu vực đã được Radar rà kỹ. Khoảng 2,000 người ở dưới đất sẽ thám sát những địa điểm đã chọn để các sưu tầm gia xác định sự chính xác của Radar.
Radar hoạt động ra sao?
1. Dụng cụ Radar phát Sóng điện từ về Trái đất.
2. Sóng này dội trở lại những dụng cụ trên Phi thuyền.
3. Dụng cụ đo đạc Ðộ dài và thời gian sóng trở lại.
4. Những hình ảnh Radar thâu được mô tả những điều kiện ở mặt đất. Những vùng đất khác nhau có hình ảnh sáng rõ hơn là những vùng đơn thuần bởi vì một vùng có nhiều Bình diện (Surface) khác nhau (như đồi, cây, và đá) phản chiếu nhiều Năng lượng hơn là những vùng không gồ ghề như sa mạc.
Những vấn đề cần nghiên cứu
- Ảnh hưởng của lửa, lụt, và việc đốn rừng.
- Ảnh hưởng việc mất rừng đối với thú vật.
- Ðộ dài của những đỉnh núi tuyết và khu vực đầm lầy.
- Các loại đá trong những vùng núi lửa đang hoạt động.
- Vị trí của những hệ thống sông ngòi cũ ở trong sa mạc.
Quang tuyến X (X ray) (52)
Quang tuyến X là một loại Năng lượng điện từ có sóng ngắn hơn ánh sáng.
Quang tuyến X được Wilhelm Roentgen khám phá ra năm 1895, và được ứng dụng trong nhiều lãnh vực bởi vì Quang tuyến X xuyên qua những vật cứng.
Sau đây là những ứng dụng của Quang tuyến X:
Quan sát hành lý tại phi trường
- Dây truyền đưa hành lý chạy qua một Ống Quang tuyến X khi Ống này phóng xuống một chùm tia mỏng.
- Quang tuyến X từ một hàng Máy dò (Sensor) xuyên qua hành lý.
- Máy điện toán thâu thập tín hiệu của những Máy dò tạo nên hình ảnh của hành lý. Nhân viên an ninh quan sát hình ảnh hiện trên mặt máy truyền hình.
Những công dụng khác của Quang tuyến X:
Thanh tra kỹ nghệ: Quang tuyến X có thể nhìn xuyên qua những sản phẩm mà không cần phá vỡ.
Thiên văn: Những máy phát hiện bằng Quang tuyến X quan sát những vùng quá xa của Giải Ngân Hà.
Quang tuyến X được dùng trong Y học
Ðiện cực Tungsten được gắn ở hai đầu của một bóng Chân không (Vaccum tube) được nút kín và bọc bằng một lớp chì. Dòng điện làm Âm cực nóng, cháy sáng và nhả ra Âm điện tử (Electron). Khi va chạm nhau, Quang tuyến X và nhiệt thoát ra. Một tia Quang tuyến X thoát ra từ lỗ nhỏ của lớp chì, và chiếu vào nơi đã định.
Vị trí của Quang tuyến X trên Ðiện từ Quang phổ (Electromagnetic spectrum).
Máy truyền hình và Vô tuyến có Ðộ dài sóng 1,000 bộ (feet) thuộc loại sóng dài không thể xuyên qua Vật thể.
Ðộ dài của sóng
Những loại Bức xạ (Radiation) sau đây truyền đi giống nhau bằng tốc độ ánh sáng:
Tia Gamma: 1 phần triệu triệu của một inch
Ánh sáng: 1 phần triệu của một inch
Tia Gamma, Quang tuyến X, và ánh sáng có sóng ngắn nên xuyên qua được Vật thể. Máy Radar và Vi sóng (Microwave) có sóng dài 1 bộ (foot); và máy Truyền hình, Vô tuyến, và những tần số có sóng cực thấp đều có sóng dài 1,000 feet không xuyên qua Vật thể được.
Sơ đồ phóng xạ
Rad: Rad là số đo phóng xạ tương đương với 12 lần rọi Quang tuyến X.
Phóng xạ: Nguy hiểm và định nghĩa (53)
Một vài Nguyên tố (Element) như Uranium không bền vững, khi hư hoại, những Nguyên tử của nó mất hết Phân tử (Particle). Một số gây nên tia Gamma. Và cả hai trường hợp đều gây nên phóng xạ nguy hiểm.
Hư hoại: Mất phóng xạ
Thường sau khi bị hư hoại vài lần, những vật nhiễm phóng xạ trở thành những Nguyên tố an toàn, ví dụ Uranium trở thành chì. Vài Nguyên tố khác thay đổi rất nhanh, trở thành vô nhiễm xạ trong vài phút. Những Nguyên tố khác phải mất nhiều năm hay nhiều thế kỷ mới trở nên an toàn.
Bán thời: Do mức hư hoại
Bán thời là thời gian cần thiết để một nửa Vật chất hư hoại trở thành một chất khác.
Vật chất tại Chelybink
Một số lượng lớn Strontium-90, Cesium-137, và Plutonium được những vật bị nhiễm xạ ở Chelybink nhả ra.
Strontium-90
Bán thời: 29 năm.
Phát ra Phân tử Beta (beta particle), có thể dùng lớp sắt mỏng hay xấp giấy dầy ngăn chận. Nếu chạm da, có thể gây nên ung thư. Nếu vào trong cơ thể, Phóng xạ Strontium hoạt động như chất vôi và tập trung trong xương, rồi gây nên bệnh Bạch huyết (Leukiamia) hay ung thư xương.
Cesium-137
Bán thời: 30 năm
Phát ra Phân tử beta và tia Gamma tương tự như Quang tuyến X. Có thể dùng lớp chì đầy hay xi măng để ngăn chận. Gây nên nhiều loại ung thư. Vào cơ thể, Phóng xạ này đọng lại thành mỡ.
Plutonium
Bán thời: 24,000 năm
Phát ra Phân tử Alpha (Alpha particle), dùng một ờ giấy có thể ngăn chặn được. Vào trong người, Phân tử Alpha rất nguy hiểm, có thể làm hư hại tế bào và gây ung thư rất dễ dàng.
Phóng xạ trong các thức ăn
Bơi lội trong một con sông nhiều phóng xạ còn an toàn hơn uống sữa bò được nuôi gần nơi có phóng xạ. Chất phóng xạ tập trung ở những vùng có cây cối và súc vật tùy theo điều kiện khác nhau như số lượng và các loại dụng cụ sử dụng. Vì vậy, những ví dụ sau đây chỉ là ước đoán. Nhưng có điều chắc chắn là chất phóng xạ tập trung rất nhiều trong đồ ăn của chúng ta.
- Sông: Một đơn vị phóng xạ trong một gram nước.
- Cỏ: Hút nước ô nhiễm, chất phóng xạ tạp trung đến 3 đơn vị cho mỗi gram.
- Bò: Ăn cỏ, chất phóng xạ tập trung trong cơ thể nó. Một vài chất như Strontium giống vôi tập trung thật nhiều trong sữa. Lúc này, 10 đơn vị phóng xạ cho mỗi gram sữa.
- Người: Khi uống sữa, chất Strontium vào xương và tập trung đến 20 đơn vị cho mỗi gram sữa, và còn cao hơn nữa đối với trẻ con vì xương của chúng đang tăng trưởng.
Những bệnh tật do phóng xạ gây nên
Nhọt bọc (Cancerousgrowth)
- Chất phóng xạ thâm nhập tế bào, khi hư hoại, một số phát ra phóng xa.
- Chất phóng xạ làm hư hại những tế bào cận khiến chúng tăng trưởng khác nhau và bừa bãi.
- Tế bào tiếp tục tăng trưởng và trở thành một hay nhiều nhọt bọc.
Bệnh bạch huyết (Leukiamia)
- Strontium hay những vật nhiễm xạ giống chất vôi vào trong xương, nơi sản xuất Bạch huyết cầu.
- Phóng xạ tỏa ra làm hại Tế bào Bạch huyết.
- Những Tế bào bạch huyết bị hư hại gia tăng nhanh chóng, và gây nên mệt mỏi, ăn mất ngon, và cơ thể suy nhược.
- Phóng xạ điện từ (Electromagnetic radiation) xáo trộn việc sản xuất Hormone Melatomin là chất điều hòa giấc ngủ và ngăn chặn sự thoái hóa của bịnh tim và bịnh lãng trí (Alzheimer’s disease).
Khoảng cách an toàn được đề nghị là 0.2 Microteslas. Một người đứng cách một máy hút bụi một foot có nguy cơ nhận lĩnh từ 2 đến 20 Microteslas).
Hoán chuyển của Di tử (Gene)
- Phóng xạ vào trong cơ thể làm hại dây DNA trong những tinh trùng của đàn ông và trứng của đàn bà. DNA là sơ đồ chỉ dẫn cơ thể được tăng trưởng như thế nào?
-Dây DNA bị hư hại được di truyền cho con cái. Ðến thế hệ này, nó có thể gây nên chứng Ðần độn (Mental retardation) và tật nguyền.
Những đơn vị phóng xạ
Roentgen: Ðơn vị đo số lượng phóng xạ tỏa ra trong không khí khi những Nguyên tử bị tan vỡ. Một vùng có nhiều phóng xạ là vùng có nhiều Nguyên tử tan vỡ khiến số đo Roentgen càng cao.
(Roengent là Vật lý gia người Ðức [1845 – 1923] có tên là Wilhem Conrad, đã khám phá và nghiên cứu Quang tuyến X).
Rem: Ðơn vị đo số lượng phóng xạ trong không khí hoặc những chất tác hại đến thân thể con người. một Mili Rem bằng 1/1,000 Rem, và một Micro Rem bằng 1/1,000,000 Rem.
Curie: Một Curie bằng 37 tỉ lần phát phóng xạ trong một giây đồng hồ. Thời gian một đơn vị Curie tan biến tùy thuộc các loại Vật chất bị nhiễm xa. Curie được dùng để đo lường những tác hại của phóng xạ trên thân thể con người. Càng nhiều Curie tạo ra trong một vùng, con người phải chịu nhiều tác hại độc địa hơn. (Về Curie, xin xem thêm ở phần Ðịnh nghĩa).
Tôi đã trình bày mười loại quang minh vừa thiên nhiên vùa nhân tạo. Vì bài này đã khá dài, tôi không thể nói hết những loại khác như: Gió Mặt trời (Solar wind), khí Helium, Vi sóng (Microwace), Máy Tạo Hình Ba Chiều (Magnetic Resonance Imaging – MRI) v.v...
Những trang kinh xưa đã nói "khắp nơi, khắp xứ, chỗ nào cũng có đủ loại quang minh cùng những loài chúng sanh cư ngụ".
Những khám phá của khoa học về quang minh thiên nhiên, và việc chế tạo những quang minh nhân tạo đã chứng minh hùng hồn rằng lời kinh xưa đã nói đúng sự thật.
Ví dụ Vật lý gia nổi tiếng Fritjof Capra, trong cuốn "The Tao of Physics" (Ðạo của Khoa Vật Lý) của ông, trang 219, đã viết "Trong ngoại tầng không gian, một số lớn Lượng tử xuất hiện ở tâm điểm của những Tinh tú trong những cuộc đụng độ liên miên cũng giống như những cuộc đụng độ được thí nghiệm trong các Máy Gia Tốc. Trong một số Tinh tú, những cuộc đụng độ đó tạo nên những Phát xạ Ðiện từ rất mạnh dưới dạng những Sóng Vô tuyến, hay Quang tuyến X khiến các Vật lý gia biết thêm về vũ trụ.
Vì vậy, những khoảng không gian liên Tinh tú và những khoảng không gian ở giữa những Thiên hà đầy rẫy những Phát xạ Ðiện từ với mọi tần số, ví dụ Quang tử có Năng lượng cao. Trong việc Phóng xạ của Tia Vũ trụ, không những có Quang tử mà còn có những Lượng tử lớn đủ loại mà nguồn gốc chưa được biết".
Như vậy, qúi vị có tin rằng đạo Phật là một đạo Siêu Khoa học hay không?