Sinh đẻ không cần giống đực (15) Vấn đề Di tử (Gene). Có nhiều chủng loại (species) đặc biệc sinh đẻ giản dị và tốt đẹp không cần giống đực. Khi chuông nhà thờ ngân vang khắp mọi nơi, chúng ta lại ăn mừng ngày Giáng sinh của một đứa trẻ ra đời cách đây khoảng 2,000 năm. Ðây không phải là đứa trẻ tầm thường vì bà mẹ sinh ra nó không hề có đàn ông. Phép mầu của việc đẻ con không cần có cha là nền tảng tín ngưỡng của đạo Công giáo trong 2,000 năm qua. Trong sản khoa hiện đại, việc thụ thai không cần cha chẳng những phổ biến trong nhà thờ mà còn nẩy nở trong những phòng thí nghiệm. Bây giờ, các khoa học gia biết rằng đẻ con không cần đàn ông là một hiện tượng thông thường của Thiên nhiên. Ngoài loài người, trong đời sống của các loài vật, có nhiều việc thụ tinh không cần con đực. Loại thụ tinh này có trong hầu hết các loại sinh vật (người, vật, cây cỏ), ngoại trừ những loài có vú. Richard Michod, nmột nhà Sinh vật học cải cách thuộc Ðại học Arizona, nói rằng, "Việc thụ thai không cần làm tình (Parthenogenesis) là một lối gian dị và hữu hiệu nhất để sinh nở. Theo quan điểm của Darwin, vấn đề đặt ra là không phải chỉ cắt nghĩa việc sinh nở không thôi mà cần phải giải thích những loại biết làm tình". Ông tiếp, "Cuộc đời sẽ khiếm khuyết nếu không có đàn bà". Trong việc sinh nở không cần làm tình (Sexless hay asxual), những trái trứng tự nở lấy mà không cần sự can thiệp của tinh trùng, là điều rất thông thường đối với các loài sâu bọ như ong, chuồn chuồn, mọt gỗ, và rận cây (aphid). Loại này có khi cần con đực, có khi không. Lối sinh nở này cũng thấy trong những con thằn lằn, cá, và rắn mối. Torng số những loài vật có xương sống, ít nhất cũng có cả trăm loài sinh nở như vậy. Graham Bell Molson, giáo sư về Di tử (gene) tại Ðại học McGill ở Montreal, Gia Nã Ðại, nói, "Có một vài loại cá cần phải có con đực để làm tình. Nhưng tinh trùng chỉ dùng làm thủng trứng để kết tinh. Các Di tử (Gene) của con đực không di truyền lại cho thế hệ sau”. Các nhà sinh vật học về Tiến hóa tin rằng trên con đường Tiến hóa, nhiều chủng loại đã không cần đến việc làm tình. Khi không còn con đực và không cần hy sinh một nửa số Di tử (Gene) trong thời kỳ làm tình, hình như chủng loại này có điều lợi ngay. Ðáng buồn là loại sinh vật này không sống đưọc bao lâu, Bằng chứng thu lượm được ở những hóa thạch cho biết những chủng loại này ít khi sống quá 20,000 năm. Mặc dù việc sinh nở không cần con đực không phổ biến trong các loài có vú, những chủng loại có áo giáp (Armadillos) lại thụ tinh với Ða phôi bào (Polyembryony). Khi con cái đi đực, trứng thụ tinh của nó chia làm hai và nở thành những đứa con giống nhau. Ở Texas, trứng của loài vật có áo giáp luôn luôn chia thành sáu, và nở ra sáu con, hay sinh sáu. Theo nguyên tắc, những giống có vú, ngay cả loài người, cũng có thể sinh con không cần làm tình. Tuy nhiên, kết quả là những đứa con của bất cứ loại nào sinh nở hoàn toàn không cần con đực phải là những Trái trứng tự phân (Genetic clones) của mẹ chúng nó, và chúng luôn luôn là những giống cái. Một đứa con trai sinh không cần tinh trùng (16) Bác sĩ David Bothron thuộc Ðại học Edinburgh, Scottland; nói rằng đây không phải là việc thụ thai không cần Tinh trùng (Immaculation conception) – tinh trùng thường làm trứng thụ tinh. Việc khám phá không có ý nói rằng có thể tạo nên con người mà không cần thụ tinh gì hết. Tinh trùng thường đem vào trứng một nửa số Di tử của người cha và một nửa số Di tử của người mẹ. Phôi bào bắt đầu thành hình khi trứng chia làm hai tế bào, rồi mỗi tế bào lại chia làm hai tế bào nữa, và cứ chia như thế mãi. Bình thường, toàn bộ Di tử (Set of genes) được đưa đến mỗi tế bào. Bác sĩ Bonthron tiếp rằng về trường hợp của đứa con trai, bây giờ đã ba tuổi, các khoa học gia nghĩ rằng trứng bắt đầu tự phân trước khi tinh trùng đến. Những chi tiết về việc này không rõ ràng. Nhưng việc thụ thai vẫn có thể đã xảy ra trước quá trình hình thành Phôi bào, và có thể trước khi trứng hoàn tất việc tự phân đầu tiên. Việc chậm trễ này có nghĩa là những Di tử của người cha chưa được đưa vào trong tế bào của đứa trẻ, kể cả những Di tử tạo thành Bạch huyết cầu. Da của đứa trẻ có đầy đủ chất Di tử của cha mẹ. Như vậy, về phương diện Di tử, thân thể của nó là sự trộn lẫn của những Di tử bình thường và bất bình thường. Ðứa trẻ học hành hơi khó khăn, và mặt bên trái của nó nhỏ hơn mặt bên phải dấu hiệu chứng tỏ nó có những Di tử bất bình thường. Bothron và đồng bạn tường trình lý thuyết này trên tờ báo "Di tử Thiên nhiên", số ra tháng 10-1994 (?). Azim Surani, một chuyên viên về Di tử thuộc Ðại học Cambridge nói rằng lý thuyết của Brothron rất hợp lý. Kỹ thuật thụ thai nhân tạo (17) Loại thai sanh không cần cha áp dụng cho cả loài người và súc vật. Loại này gọi là Thụ tinh trong ống nghiệm (test tube, hay Vitra ferilization). Ví dụ ông A và bà B lấy nhau nhiều năm mà không có con. Lý do có thể do những khuyết tật về sinh lý của ông hay bà, hoặc cả hai. Những khuyết tật này có thể do Ống dẫn trứng (Fallopian tube) bị bệnh, tinh trùng không đủ mạnh để thụ tinh trứng, thiếu tinh trùng, thiếu trứng, không có tử cung, không có tử cung và trứng, không có tinh trùng và trứng, và không có tử cung và tinh trùng. Có năm phương pháp thụ thai nhân tạo sau đây có kết quả từ 25 đến 50 %.* (Tài liệu tham khảo cũ. Bây giờ có thể hơn nhiều). a.Cấy trứng vào Ống dẫn trứng (Gamete Intrafallopian Transfer – GIFT). Trứng và tinh trùng được trộn lẫn và cấy liền trong Ống dẫn trứng, và từ đó trứng tự nhiên được đưa vào Tử cung (Uterus). Phương pháp này có kết quả 40% và được áp dụng trong trường hợp việc Thụ thai khó cắt nghĩa (unexplained fertility). Khi áp dụng vào trường hợp người cho trứng hay cho mượn Tử cung (Surrogate), kết quả 50-50. (Một bác sĩ gọi là ‘Tử cung cho thuê’), hay mướn người ‘mang nặng đẻ đau dùm’. b.Cấy trứng (Insemination). Ðặt tinh trùng mạnh khoẻ vào trong Ống dẫn trứng hơn chu kỳ sáu thág, kết quả 50%. Nếu không thụ thai, cần dùng thuốc để kích thích trứng. Có thể áp dụng khi có người cho trứng và cho mượn Tử cung. c. Cấy trứng đã thụ tinh vào Ống dẫn trứng (Zygote Intrafallopian Transfer – ZIFT) Lối cấy Trứng đã thụ tinh (Zygote) vào Ống dẫn trứng thường được áp dụng khi người đàn ông bị tuyệt tự (sterile), hoặc áp dụng trường hợp có người cho mượn Tử cung. Kết quả 40%. d. Thụ tinh trong Ống nghiệm(Test tube, hay Vitro fertilization) Một Phôi bào, sau khi được tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng trứng và tinh trùng, được đưa thẳng vào tử cung. Phương pháp này được áp dụng khi Ống dẫn trứng bị bệnh, hoặc người đàn ông hay đàn bà có khiếm khuyết về sinh lý. Kết quả 25 % khi áp dụng trong trường hợp mượn tử cung hay xin trứng của người khác. Kết quả 50-50. e. Chích tinh trùng thẳng vào trứng Phương pháp này được chia làm ba giai đọan: - Trứng và tinh trùng được đặt trong một dung dịch có điều kiện như trong cơ thể người ta. Trứng mới lấy ra trong vòng 24 tiếng được loại bớt những tế bào ở ngoài thành trứng. Tinh trùng được trong một dung dịch khiến nó bớt di động. Người ta chọn một con tinh trùng và hút nó vào trong ống chích. - Người ta chích mũi kim vào thành trứng. Nếu trứng không bể, việc chích kết quả. Tinh trùng được đẩy nhẹ vào tâm điểm của trứng. Tại đây, những dây DNA của tinh trùng phối hợp với những dây DNA của trứng. - Trứng được đặt trong Lò ấp (Incubator) có nhiệt độ bằng nhiệt độ trong Tử cung. Trong vòng tám tiếng, nếu việc thụ tinh có kết quả, trứng và tinh trùng trở thành một Phôi nhân (Pronuclei) có hai vòng tròn trong trứng - Một vòng chứa những dây DNA của tinh trùng, và một vòng chứa những dây DNA của trứng. Trong trường hợp này, Phôi bào khi thành hình được đặt trong Ống dẫn trứng. Ðã tìm ra chất Di tử (Gene) tạo hình Phôi bào (18) Bản tường trình của ba khoa gia đăng trong báo “Tế bào”, nói rằng sau 25 năm nghiên cứu, họ đã khám phá ra chất Di tử chuyên tạo hình và định mẫu (Pattern), Phôi bào, biến đổi những tế bào vô dạng thành một loài có xương sống có đủ chân tay và ngón, tạo nên bộ óc và Dây Thần Kinh Cột sống (Spinal cord), và nắn hình dạng của thân thể từ đầu đến chân. Những chất Di tử này sản xuất ra chất Morphogen (tạm dịch là Tạo hình tố) là những Phân tử (Molecule) tạo hình sinh vật mà các nhà sưu tầm đã biết từ lâu nhưng chưa tách rời ra được. Danh từ Morphogen có nghĩa là "Tạo hình tố"; hay là chất Protein.* (Một hợp chất Nitrogen hữu cơ chứa Amino acids là những chất tạo hình căn bản ở trong Thể chất [Matter] của sinh vật, rất cần để nuôi dưõng và bổ sung các Mô [tissue]). Sau khi đã vào trong Phôi bào, những Phân tử này từ từ "quét qua những Nụ mô (Buds of tissue)* (Mô chưa trọn vẹn như nụ chưa nở thành hoa), và bắt đầu nắn một hình dạng chưa rõ, tạo xương sống và xương sườn ở giữa, nhào nặn chân tay và các ngón ở hai bên Phôi bào và bộ óc ở trong xương sọ. Tạo hình tố (Morphogen) chạm đến những tế bào ở khắp mọi nơi trong cơ thể khiến những tế bào trở thành những hình dạng nhất định nào đó. Chất này cho tế bào địa chỉ, số phận, lý lịch, và mục đích của cuộc đời. Ðầu tiên được khám phá từ những con Ruồi trái cây (Fruit fly), những chất Di tử này được đặt tên con Nhím (Hedgehog) là vì chúng thay đổi mau lẹ để tạo hình con ruồi giống hình con Nhím. Công việc thông thường của chất này trong con Ruồi trái cây là quyết định sự tăng trưởng và cấu tạo hình dạng của tất cả các loài có xương sống. Bản tường trình nói rằng các khoa học gia đã tách rời những Di tử có hình con Nhím từ những con chuột, Cá vằn (Zebra fish), và gà. Bác sĩ Clifford J. Tabin, một nhà nhà Phát triển sinh vật học tại trường Y khoa Harvard, và là một trong ba tác giả của bản tường trình nói trên, tuyên bố rằng: “Loại Phân tử mới đặc biệt này chắc chắn sẽ trở thành những Phân tử quan trọng nhất trong việc phát triển các loài có xương sống". Tạo hình phôi bào (19) (a) Các khoa học gia đã khám phá ra một loại Di tử (Gene) gọi là Di tử hình con nhím (Hedgehog) chuyên nắn hình và định mẫu cho phôi bào. Một khi được “bật đèn xanh", Di tử này tạo thành chất Protein, và chất này chỉ thị cho các tế bào kề cận biết vị trí và vai trò của mình trong việc tạo hình chân, cánh, hay đuôi. Ở những nơi khác, chất Protein con Nhím hướng dẫn việc phát triển thần kinh hệ. (b) Trứng của một con chuột đã thụ tinh phát triển thành 16 Tế bào trong ba ngày. Trong thời gian còn là Bọt nước* (Một Phôi bào mới thành hình gồm có một Tế bào hình tròn và rỗng mà Ðức Phật gọi là Yết La lam, nghĩa là Bọt nước), có nhiều Tế bào tăng trưởng, và những Tế bào trong cùng cũng bắt đầu làm những nhiệm vụ riêng biệt. (c) Ở trong thần kinh hệ mới tạo, những dấu hiệu nổi lên từ trên xuống dưới đang tham gia việc tạo những Tế bào thần kinh riêng biệt ở những nơi đặc biệt. Những Tế bào thần kinh ở trên có liên hệ đến những chức năng cảm thọ, trong khi những Tế bào ở dưới kiểm soát sự hoạt động của sinh vật. Phôi bào của một con chuột từ 8 ngày rưỡi đến 9 ngày rưỡi (a) Trong những chân tay chưa thành hình (limb bud), những chỉ thị riêng biệt của chất Protein con nhím khiến các tế bào bắt đầu ấn định việc sắp đặt các ngón tay của một bàn tay thô kệch mới thành hình. (b) Lúc này, Di tử con nhím hoạt động khắp trong phôi bào con chuột. Những vùng có dấu chấm thưa trong hình vẽ là những địa điểm của những Tế bào biểu lộ sự hiện diện của Di tử này. (Xem hình vẽ). Theo kinh Thánh, Chúa Jesus Christ được Ðức Mẹ Maria đồng trinh sinh ra cách đây gần 2,000 năm. (Theo Tây lịch, Chúa Jesus sinh vào năm thứ nhất, bây giờ là năm 1996). Theo lịch sử của Ðức Phật Thích Ca, một hôm Hoàng hậu Ma Da nằm chiêm bao thấy một hòn núi lớn, rồi từ trên đỉnh núi thấy Phật Như Lai cưỡi một con voi trắng sáu ngà, nơi vòi có có ngậm một nhánh bông huệ, vừa theo sườn núi đi xuống đến chỗ bà nằm, bèn lấy ngà khai hông bên hữu mà chui vào.* (Phật Thích Ca Mâu Ni, trang 10). Trong những băng giảng kinh Lăng Nghiêm, cụ Nghiêm Xuân Hồng có kể Ngài Tu Bồ Ðề khi nhập thai mẹ vẫn ngồi trên kiệu đặt trong một cung điện nguy nga. Mới sinh ra, Ngài đã biết hết những tiền kiếp của mình. Cả ba truyện thực hiện đản sinh trên đây, người đời cho là những truyện huyền hoặc, khó hiểu, khó tin. Vấn đề đặt ra là tôn giáo có chạy theo khoa học, hay khoa học phải chạy theo tôn giáo? Ðiển hinh là những khoa học gia lỗi lạc đều là những con chiên ngoan đạo có đức tin vững chải. Tuy họ không chứng minh được có Thượng đế, họ vẫn dốc lòng tin có Thượng đế (Xin đọc bài Thượng đế không chơi tứ sắc với vũ trụ [God doesn’t play dice with the universe] trong khi tranh luận với đồ đệ là Neil Bohr, Albert Eintein đã nói câu trên. Tôn giáo mang sắc thái khoa học như đạo Phật vẫn tiềm tàng rất nhiều thần bí và huyền nhiệm. Bởi những thần bí và huyền nhiệm đó là bất khả tư nghì, nghĩa là không thể nghĩ bàn, khiến những đầu óc phàm phu tầm thường không thể hiểu được. Bấy giờ, xin trở lại vấn đề sinh sản của các loài. Trong kinh Lăng Nghiêm, tr. 256, Phật đã chia chúng sinh làm 12 loài: (1) Loài sinh trứng (Noãn sinh), (2) Loài sinh bằng thai (Thai sinh), (3) Loài sinh ở dưới đất do ẩm ướt như côn trùng (Thấp sinh), (4) Loài bỏ bản chất cũ mà sinh ra hình chất mới như bông lúa hóa sâu, gạo hóa mọt, cỏ mục hóa đom đóm, (loài Hóa sinh), (5) Loài có sắc (hình tướng), (6) Loài không sắc (ma, qủy, thần, phi nhân, chư thiên), (7) Loài có tưởng (người), (8) Loài không tưởng (gỗ, đá, thảo mộc), (9) Loài chẳng phải có sắc, (10) Loài chẳng phải không sắc, (11) Loài chẳng phải có tưởng, và (12) Loài chẳng phải không tưởng. Loài thai sinh là các con cái do tinh khí cha mẹ sinh ra. Thân sinh ra gọi là thân tứ đại: Ðất, Nước, Gió, Lửa; hay Ðịa, Thủy, Hỏa, Phong. Xương thì thuộc về Ðất, tinh huyết thuộc về Nước, vận động thuộc về Gió, và Hơi nóng thuộc về Lửa. “Bốn thứ ấy đều có âm dương, hễ âm dưong giao hợp thì thành thai bào. Nhưng tuy giao cấu mà không nhân theo năm thứ: Sát, Ðạo, Dâm, Tham, Ái, thì cũng chẳng thành thai được. Bởi có sự Sát, Ðạo làm nợ nần, Tham, Sân làm nhân duyên, và tình ái làm mai mối; rồi thần thức của thân trung ấm* (Thân trước chết rồi, thân sau chưa có, thân ở giữa là thân trung ấm) thấy cha mẹ đồng nghiệp với mình giao hợp, mới tới đó mà đầu thai ..." Theo lời Phật dạy trong kinh Lăng Nghiêm, cũng trang 256, 258, loài đẻ trứng hay sinh con phải có ba nghiệp giống nhau mới sinh được. Ðó là nghiệp của cha, nghiệp của mẹ, và nghiệp của mình. Loại Thấp sinh (như côn trùng) chỉ cần nghiệp của mình chứ không nương theo nghiệp của cha mẹ. Loại Hóa sinh thì bỏ thân hình cũ mà hóa sanh ra thân hình mới như bông lúa hóa sâu, gạo hóa mọt, cỏ mục hóa đom đóm v.v... " Vậy thì thai sản tuy là do cha mẹ giao hợp phát sinh, nhưng thật ra cũng do nơi ba nghiệp đồng nhau mới đặng hấp dẫn đem vào thai, như thể đá nam châm hút sắt vậy. Vì có hấp dẫn đồng nghiệp mới có cái nhân duyên sanh ra năm vị ở trong thai. Năm vị đó là: (1) Bảy ngày sinh vị Yết la lam, nghĩa là bọt nhớt. (2) Mười bốn ngày sanh vị Ác bồ đàm, nghĩa là bong bóng. (3) Hai mươi mốt ngày sanh vị Bế thị, nghĩa là thịt mềm. (4) Hai mươi tám ngày sinh vị Kiện nam, nghĩa là thịt cứng. (5) Ba mươi lăm ngày sinh vị Bác ra xa khư, nghĩa là có hình. Nói tóm lại, Noãn, Thai, Thấp, Hóa, bốn loài chúng sinh đều là lấy cái định nghiệp mà tương cảm nhau, cho nên cái định báo của chúng sinh, cũng tùy theo chỗ cảm mà ứng. Như loài sinh trứng thì ứng theo "loạn tưởng" mà sinh. Loài sinh thai thì ứng theo "tình ái" mà sinh. Loài Thấp sinh thì ứng theo "hiệp" mà sinh, tức là nương phụ với thấp khí. Loài Hóa sinh thì ứng theo "ly" mà sinh, tức là bỏ đây tới kia. Song, tình, tưởng, ly, hiệp; trong bốn giới ấy, vốn không nhất định, hoặc tình biến làm tưởng, hoặc hiệp biến làm ly, hoặc đổi làm thai, hoặc thấp đổi làm hóa. Vậy sự tùy nghiệp thọ báo, cũng có thứ bay mà trở lại làm thứ lặn, như chim sẽ làm con vẹt, cũng có thứ lặn mà trở thành làm thú bay, như cá hóa rồng. Ðại để những truyện kỳ quái như vậy rất nhiều, thay hình đổi xác, quay lộn luôn luôn. Vì thế, chúng sinh có hoài không dứt. Khoa học ngày nay vẫn còn chưa biết rằng loài người trước kia cũng từ trứng sinh (noãn sinh), từ chỗ ẩm thấp sinh ra (thấp sinh), và từ chỗ này đến chỗ khác sinh ra (hóa sinh). Kinh Ðại Bát Niết Bàn, Quyển 2, trang 341, 342, đã nói rõ về những điều này như sau: "Sư Tử Hống bạch Phật rằng: Thế Tôn! Nếu cho rằng Như Lai bất sanh bất diệt là thậm thâm thời tất cả chúng sanh bốn loài: Noãn, thai, thấp, hóa. Trong bốn loài sanh này thời loài người có đủ, như Tỳ kheo Thi Bà La, Tỳ kheo Ưu Bà Thi, mẹ của trưởng giả Di Ca la, mẹ của Trưởng giả Ni Căn Dà, mẹ của trưởng giả Bán Xà La, mọi người đều sanh năm trăm con trai đồng là noãn sanh. Do đấy nên biết rằng trong loài người cũng có noãn sanh. Trong loài người mà thấp sanh, như Phật từng nói rằng: Thuở trước ta tu hạnh Bồ tát làm Ðản Sanh Vương và Thủ Sanh Vương, và như nay cô gái Am La, cô gái Ca Bất Da, nên biết rằng trong loài người cũng có thấp sanh. "Thuở kiếp sơ, tất cả chúng sinh đều là hóa sinh". Nếu loài người từ trứng sinh ra, thì truyện bà Âu Cơ đẻ ra 100 trứng, và trứng sinh ra 100 người con thì đâu có phải là một truyền thuyết? Trong kinh Lăng Nghiêm, Ðức Phật chỉ nói qua về sự thành hình của Phôi bào tử bảy ngày đến ba mươi lăm ngày. Ðó cũng là điều khiến chúng ta kính phục vì cách đây trên 25 thế kỷ, Phật đâu có X-ray (Máy quang tuyến X), hay MRI (Magnetic Resonance Imaging), tạm dịch là Máy Rọi Hình Ba Chiều, nghĩa là một loại máy tối tân dùng Từ trường và Siêu âm (Ultra sound) để xem hình Phôi bào hãy còn ở trong tử cung của sản phụ. Ngoài ra, máy còn cho thấy cả bộ óc, cột sống, các khớp xương, vú, gan, mật, lá lách, thận các hạch, và các mạch máu. Một trong những truyện UFO (Dĩa bay) kể rằng một bà có thai bị người Hành tinh bắt lên Dĩa bay của họ. Một người có vẻ như một bác sĩ cầm một cái ống dài hơn đèn pin chiếu vào bụng bà tuồng như để xem cái bào thai. Lối xem thai này cũng giống như lối dùng MRI của khoa học bây giờ, chỉ khác là người Hành tinh đã có từ lâu mà bây giờ mình mới có. Như vậy, người Hành tinh đã có một nền văn minh quá tân tiến và khác biệt với nền văn minh của loài người hiện tại. Không biết Máy Rọi Hình Ba Chiều của người Hành tinh có trước Ðức Phật hay không? Câu trả lời là không. Lý do là người hành tinh dẫu có văn minh, tài ba, lỗi lạc đến đâu cũng chỉ là những chúng sinh còn ngụp lặn trong biển Sinh, Tử, Luân hồi. Có lần Sir Issac Newton đã nói trí thức của ông chẳng qua là những cái vỏ sò nhặt trên bãi biển. Thử hỏi nhặt đến vô lượng kiếp đã đầy óc chưa? Có ngưòi nói Vật lý gia Stephen Hawking là hậu thân của Albert Einstein, nghĩa là cũng lỗi lạc như Einstein. Nhưng Hawking đâu có thoát khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử đâu? Cứ vẫn phải ngồi xe lăn như ai? Một điều xin nói thêm là bây giờ khoa học mới tìm ra Nguyên tử. Nhưng theo kinh Vệ Ðà và kinh Phật, Nguyên tử đã có từ thời xa lắc xa lơ. Trong kinh, Ðức Phật gọi Nguyên tử là những"vi thể năng động”. Theo thiển nghĩ, tôn giáo và khoa học cần bổ túc lẫn nhau. Một mặt khoa học nỗ lực tìm hiểu vũ trụ để cải tiến nhân sinh. Mặc khác, tôn giáo giúp khoa học thoát khỏi những bế tắc trong việc tìm hiểu vũ trụ mà chỉ tôn giáo mới biết được. Nói một cách khác, muốn biết được nguồn gốc của vũ trụ và nhân sinh, không có cách nào khác hơn là tu hành để hoàn toàn giác ngộ, hoàn toàn đắc đạo để trở về Diệu tâm mầu nhiệm. Là phàm phu, các khoa học gia cũng như chúng ta chỉ xử dụng cái Thấy Nghe Hay Biết (Kiến, Văn, Giác, Tri) trên bình diện thấp kém là Thức thứ 6, hay Ý thức. Một khi đã lọt vào Tàng thức thì Tâm mình sẽ dung thông với càn khôn vũ trụ. Bởi vì vũ trụ, hay pháp giới như cụ Hồng đã giải thích là một màn Thiên la võng (lưới báu), nó vừa là của chung và lại vừa của riêng của mọi người. Chắc qúi vị còn nhớ bài kệ Phá Ðịa ngục: "Nhược nhân đục liễu tri Tam thế nhất thiết Phật Ưng quán pháp giới tính Nhất thiết duy tâm tạo Vạn pháp do tâm sanh Nhất tâm sanh vạn pháp" Tâm đây là Diệu tâm. Tâm của mình với pháp giới là một, chứ không khác biệt như mình tưởng. Sở dĩ, mình tưởng Tâm mình khác biệt với pháp giới là vì mình còn cảm nghĩ và hành động theo Ý thức. Nhưng một khi tu hành đắc đạo rồi, tức là đã lọt vào Tàng thức; mọi việc xảy ra trong pháp giới (vạn vật trong vũ trụ) mình đều biết hết. Cái Diệu tâm đó ví như màng lưới của con nhện mà mình là con nhện nằm ở giữa. Hễ có con ruồi hay muỗi nào đụng phải lưới, con nhện sẽ biết liền. Tất cả những vụ nổ ở Mặt trời, mặt trăng, những vũ cháy rừng, những trận động đất, cùng những thiên tai khác xảy ra ở trong vũ trụ này mình đều biết hết. Lấy một thí dụ cụ thể, một phái đoàn ký giả của đài BBC đã được Bộ lạc Kogi ở Nam Mỹ tiếp đón với điều kiện là họ phải trao bức thông điệp có tên là "Thông điệp của những người anh" cho Ðại hội Tôn giáo Thế giới tổ chức tại Chicago vào tháng 9 năm 1993, và công bố bức thông điệp của họ. Tổ tiên của Bộ lạc Kogi đã sống tám ngàn năm trên đỉnh núi và không hề tiếp xúc với ai? Tại sao họ lại biết có một Ðại hội Tôn giáo nhóm họp ở Hoa kỳ để nhờ trao thông điệp của họ? Theo ký giả thì đến tuổi 20, thanh niên tập ngồi yên quay mặt vào vách tường từ bảy đến chín năm liền. Ðây là một lối Thiền định cũng giống như lối tọa thiền của Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma. Ngài đã quay mặt vào vách đá trong tám chín năm trời. Ðó là một pháp môn mà nhà Thiền gọi là "hồi quang phản chiếu", tức là nhìn vào trong Tâm thức của mình thay vì nương theo cái tâm phân duyên chạy theo trần cảnh ở ngoài mà triết học hiện sinh gọi là lối sống Phóng thể (Alinéation). Như trên đã nói, pháp môn này đưa Tâm thức mình từ bình diện thấp kém là Ý thức, qua Mạt Na thức (Thức thứ bảy), lọt vào Không hải của Tàng thức (Thức thứ tám), và mở đường đến Diệu tâm. Trở lại vấn đề Phật đã thấy hình dạng của Phôi bào cách đây 25 thế kỷ là thời kỳ chẳng có máy móc gì cả. Phật đã đắc đạo, đã có ngũ nhãn nên Thấy Nghe Hay Biết tất cả những gì xảy ra trong vũ trụ. Nếu cứ dùng "đôi mắt thịt với mấy chiếc ống nhòm" thì không biết đến đời nào mới thấy được như Phật? Như vậy, quí vị có đồng ý với tôi rằng đạo Phật là một đạo siêu khoa học không?