Cách đây 16 thế kỷ, nhà Triết học Phật giáo Vô Trước đã nói rằng vũ trụ chỉ là một khái niệm, một tư tưởng, một ý kiến. Gần đây, Michael Talbot cho rằng vũ trụ như huyễn (The Hollographic Universe), và Ken Welber chủ trương rằng vạn vật trong vũ trụ chỉ là những ảnh tượng (The Hollographic Paragdigm). Về Nguyên tử, Ngài Vô Trước cho rằng Nguyên tử không có thực thể (The atom should be understood as not having a physical body). Gần đây, Albert Einstein cũng cho rằng vũ trụ khi được phân tách đến cùng chẳng có gì là vật chất mà chỉ còn lại những rung động (Vibrations), hay những Làn sóng (Waves). Sau đó, một số đệ tử của ông đã nêu lên thuyết Siêu Tơ Trời (Superstring) cho rằng xuống đến bình diện những Hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử (Subatomic particles hay Hạt ảo), những Phân tử chỉ là những Bụng sóng, những nốt nhạc của một sợi dây đàn rung lên. Thuyết này đúng với thuyết Sát Na, thuyết về Quang minh, thuyết Tương sinh Tương Duyên Trùng Trùng Duyên Khởi và thuyết Chân Không Diệu Hữu của đạo Phật. Theo thuyết sát Na, vạn vật trong vũ trụ được dệt bằng vô vàn vô số những tia sáng hợp lại thành những ảnh tượng gọi là Tổng tướng ảnh tượng. Ðiều này cũng giống như việc chắp nối những bộ phận của những nhân vật trong các phim hoạt họa. Trong một loạt phim Star Strek (Sao Băng), nhà viết truyện phim đã nêu lên giả thuyết về Vô Tuyến Truyền Vật như sau: Một phi hành gia đứng vào một vòng tròn và bấm vào một cái máy giống như cái beeper, thân hình của họ tan biến thành vô vàn vô số những điểm sáng vi ti. Sang đến phi thuyền hay đến một địa điểm đã định, những điểm sáng đó lại dần dần chắp lại thành hình của họ như cũ. Ðiều này tương ứng như thuyết Sát Na của nhà Phật. Trong cuốn "The Tao of Physics" (Ðạo của Khoa Vật Lý), trang 181, Fritjiof Capra đã viết rằng những đám mây khinh khí xoay tròn cô đọng thành những ngôi sao trong khi những đám mây khác phóng ra những vật thể quay tròn hình trôn ốc và cô đọng lại thành những hành tinh chạy chung quanh các ngôi sao. Kinh Phật cũng dạy rằng những phong luân khi xoay tròn đã tạo nên sơn hà đại địa (xin xem bài Quang Minh). Trước đây người ta cứ tưởng Nguyên tử là đơn vị cuối cùng cấu tạo vật chất. Rồi gần đây, Murray Gell-Mann lại cả quyết rằng Quarts (Hạt ảo) là những viên gạch cuối cùng cấu tạo vật chất. Nhưng Nguyên lượng Cơ học đã chứng minh rằng xuống đến lãnh vực Hạt ảo, các Phân tử (Particle) vừa là Hạt (Particle/Matter) vừa là Sóng (Wave/Mind). Cách đây mấy ngàn năm, đức Phật đã dạy rằng chúng ta không bao giờ tìm cầu được thực tại cuối cùng của sự vật vì những sự vật mà ta thấy chỉ là những Tổng tướng ảnh tượng được kết hợp bởi vô vàn vô số những cực vi, nó xuất hiện trong biên giới giữa Vật (Matter) và Tâm (Mind). Như vậy, các khoa học gia có tìm cầu đến vô lượng kiếp cũng không thể khám phá ra được những viên gạch cuối cùng xây dựng vũ trụ như Murray Gell-Mann đã từng khoe khoang. Những thí nghiệm trong những Máy Gia Tốc hạt Nhỏ (Accelerator), Máy Gia Tốc Tròn (Cylotron), và Phòng Ảo ảnh (Bubble Chamber) cho thấy Thế giới Lượng tử thật vô cùng huyền ảo, và "mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm!" Theo Nguyên lượng Cơ học, những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử có những đặc tính quái đản như: quay, tương, tác, chuyển hóa, hoán chuyển, đối xứng, song tính, đa dạng và sinh sinh diệt diệt... với một hạt Nguyên tử, các khoa học gia có thể dùng những dụng cụ tối tân để chia cắt thành những Phân tử (Molecule), và sau đó chắp những Phân tử này thành một hạt Nguyên tử như cũ. Nhưng đối với Hạt ảo, chúng ta không thể đập nát một Hạt để tìm kiếm những mảnh nhỏ trong việc chia cắt đó để tạo thêm những Hạt tử mới. Kết quả là chúng ta không bao giờ có được những mảnh Hạt tử nhỏ hơn, ví dụ chúng ta không bao giờ có thể tìm kiếm được những phân số nhỏ của mộ hạt Dương điện tử (Proton). Về vị trí xuất hiện, chúng ta không bao giờ tiên đoán chắc chắn vị trí của những Hạt ảo mà chỉ phỏng đoán sự hiện diện của chúng theo phân phối xác xuất. Thêm vào đó, những Hạt tử chỉ xuất hiện trong phân số của hàng triệu của một giây đồng hồ. Ngoài ra, những Hạt ảo xuất hiện ở nơi nào mà người ta cứ tưởng nó xuất hiện, thực ra chúng chỉ "có vẻ" như xuất hiện - nghĩa là chúng hư hư thực thực, mờ mờ ảo ảo, có mà không, không mà có.... Về hoán chuyển, "tất cả các Hadron cùng một họ có thể có cùng một độ quay tự nội (Intergrated spins). Trong một Hadron mỗi phần tử vừa là thành phần vừa là toàn thể. Trong những Hadron cùng một họ có thể hoán chuyển cho nhau được..." Về Ðối xứng, Fermions (những hạt tử quay nửa vòng) có thể đổi dạng thành Boson (những hạt tử quay trọn vòng) mà không thay đổi luật tắc của nhung thuyết lượng tử. Về Tương tác, một Hạt Fermion đổi dạng thành một Hạt Boson, rồi lại đổi thành hạt Fermion như cũ. Trong một Tiến trình Phân tử, một Photon (Quang tử) tạo nên một Positron và một Âm điện tử lại kết hợp với nhau để tạo thành một Quang tử như trước. Ngoài ra, quay là đặc tính độc đáo nhất của các Hạt ảo. Vì thế các khoa học gia đặt tên những điệu quay của chúng là Vũ điệu Vũ trụ (Cosmic dance). Ðặc biệt là cách đây mấy ngàn năm, kinh điển của một trường phái ngoại đạo cho rằng những Vi trần (Hạt ảo) đã nhẩy múa và tình cờ tạo thành những chúng sinh thấp như những con sâu kèn và những chúng sinh cao như khỉ và loài người. Tuy giả thuyết đó bị Phật bác bỏ, chúng ta cũng nhận thấy lời kinh xưa đã mô tả rất đúng với Vũ điệu Vũ trụ của các Hạt ảo trong việc Tương tác, chuyển hóa, đối xứng, và sinh diệt... Một Hạt ảo khi quay sẽ có nhiều hình dạng khác nhau tùy theo vòng quay. Khi quay 0 vòng (nghĩa là không quay), nếu nhìn từ bất cứ hướng nào, nó cũng không thay đổi. Nếu quay 1 vòng, nó giống như mũi tên, và quay 2 vòng, nó giống như mũi tên có hai đầu. Những Hạt ảo đó sẽ không thay đổi nếu chúng không trọn vòng. Những Hạt ảo quay nhiều vòng cũng không thay đổi nếu chúng không quay đủ số vòng. Rồi lại có những Hạt ảo cũng không thay đổi nếu chỉ quay 1 vòng, và chúng sẽ thay đổi khi quay đủ 2 vòng. Tất cả những Hạt tử (Hạt ảo) trong vũ trụ tạo thành muôn vật đều được chia làm hai nhóm: nhóm quay nửa vòng gọi là Fermions và nhóm quay trọn vòng gọi là Bosons. Càng đi sâu vào Thế giới Lượng tử (Hạt tử, Hạt ảo), quí vị càng thấy chúng xuất hiện kỳ kỳ quái quái, sinh sinh diệt diệt, hư hư thực thực chẳng khác gì những bóng ma chập chờn ảnh hiện, vừa đột hiện lại đột biến trong khoảnh khắc. Thế giới Lượng tử là thế giới của ảo ảnh, của những lâu đài huyền thoại, của những không nắm bắt được - mà kinh Phật gọi là Chân không Diệu hữu trong đó cái có do ở cái không mà ra, và cái Không lại từ cái có mà thành. Ðó là quan niệm Hữu /Vô của nhà bác học H.R. Pagels ngày nay. Tóm lại, nếu các khoa học gia có thể phân tích được linh hồn gồm có những thành phần gì, từ đâu mà có thì họ có thể nắm bắt được, kiểm soát được và nhất là hệ thống hoá được những Hạt ảo quái đản này. Ðó là bí mật của Trời Phật, của Thượng Ðế. Cũng như Albert Einstein đã nói: "God doesn t play dice with the universe" (Thượng Ðế không chơi trò súc sắc với vũ trụ). Cũng trong chiều hướng này, tôi xin phép đổi lại như sau: "Khoa học không thể chơi trò súc sắc vời Trời Phật bởi vì trí thức của khoa học chỉ là trí thức tục đế không thể thấu hiểu được trí huệ chân đế hay là trí huệ Bát Nhã tuyệt vời của chư Phật và chư vị Bồ Tát." Nguyên lượng Cơ học và Albert Einstein ngày nay đã khám phá ra rằng vũ trụ không có thật mà khi phân tách đến cùng chỉ là những Rung động (Vibrations), hay những Làn sóng (Waves). Cách đây trên 16 thế kỷ, Ngài Vô Trước, một Triết gia Phật Giáo đã nói rằng Nguyên tử không có thực thể, và vũ trụ chỉ là một quan niệm, một tư tưởng, một ý kiến. Như vậy, quí vị thấy đạo Phật đi trước khoa học trên 16 thế kỷ. Càng đọc kinh Phật, quí vị càng thấy còn lâu lắm khoa học mới theo kịp những lời kinh xưa. Ðây không phải là vấn đề "Mẹ hát con khen hay" mà là một tiến trình tự nhiên của vạn vật trong vũ trụ. Ðã từ lâu, khoa học đang tìm kiếm "Những nền văn minh đã mất" (The lost civilizations) nhất là văn minh cổ Hy Lạp và cổ Trung Hoa. Vì vạn vật trong vũ trụ và ngay cả vũ trụ cũng phài qua 4 giai đoạn: Thành, Trụ, Hoại, Không. Trăng tròn trăng khuyết, cực thịnh cực suy - Ðó cũng là thuyết "Tuần hoàn biến dịch" của Khổng tử. Cũng vì lẽ đó mà các Khoa học gia đã để lại những Ống Thời Gian (Capsules du temps) để sau này nếu Trái đất tan vỡ, hoặc nền văn minh của nhân loại tàn lụi, những chủng loại khác ở những hành tinh khác có thể nhờ những Ống Thời Gian này mà truy tầm lại được nền văn minh tiến bộ của chúng ta ngày nay. Vì vậy, chúng ta không lấy làm lạ tại sao người Ai Cập cổ xưa đã xây được những Kim Tự Tháp mà bây giờ với máy móc tối tân chưa chắc chúng ta đã xây nổi. Thành thử những gì khoa học mới khám phá trong mấy thế kỷ gần đây thì trong kinh Phật cổ xưa đã nói đến từ lâu rồi. Ðó cũng là lý do mà tôi dám mạo muội đặt tên cuốn sách này là "Ðạo Phật Siêu Khoa Học", và chủ đề của cuốn sách này lần lượt chứng minh cụ thể bằng những khám phá mới của khoa học. Ðức Phật cấm người Phật tử không được kiêu mạn nên chúng tôi không dám kiêu mạn mà chỉ nói lên sự thật vì sự thật vẫn là sự thật. Trong khi bản thảo này gần đưa in, tôi may mắn đọc một bài khá đặc biệt nói về sự thành công của khoa học trong việc tạo nên những hạt Siêu Nguyên tử khiến tôi không thể không viết thêm vài trang. Trong tuần này (1/97), báo chí loan báo rằng hai khoa học gia Wieman và Cornell thuộc Ðại Học Colorado đã dùng kỹ thuật đông lạnh để làm chậm tốc độ di chuyển của những hạt Nguyên tử. Theo Cơ Học Tĩnh (Statical mechanics) và Nhiệt Ðộng Học (Thermal dynamics), những Hạt Nguyên tử được nối liền với nhau bằng chất lỏng, chất đặc và hơi gas. Ở nhiệt độ trung bình, những hạt Nguyên tử di chuyển với tốc độ 1,000 dặm / giờ. Nhưng hai khoa học gia nói trên đã kềm chúng di chuyển vào khoảng 60cm/giờ. Với tốc độ này, khoảng cách thông thường giữa các hạt Nguyên tử biến mất và chúng lồng vào nhau để tạo thành một hiện tượng gọi là hiện tượng Ðông đặc Boise-Einstein. Cách đây 70 năm, Albert Einstein và Boise đã tiên đoán hiện tượng này. Trước kia, độ đông đặc kỷ lục là một phần 1 triệu rưỡi.