1. Suy tư chân thực là quy tư Một hôm Khổng Tử nói với mấy môn đệ rằng: "bây giờ nếu trao nước vào tay các anh thì các anh tính làm những chi, nói nghe thử?"
- Đứng bật lên như lò xo, Lộ đưa ra dự án quân sự rằng: "sau ba năm huấn luyện thì dân sẽ dũng mãnh" (khả sử hữu dõng).
Khổng Tử mỉm cười trông sang hỏi Nhiễm Hữu: "Cầu, nhĩ hà tư?"
- Nhiễm Hữu chú ý vào kinh tế thưa rằng: "sau ba năm dân sẽ đủ ăn" (khả sử túc dân).
Khổng quay sang hỏi Công Tây Hoa: "Xích, nhĩ hà tư?"
- Xích đặt chủ lực vào ngoại giao, nghi lễ: áo quan, mũ, chương phủ, nên xin làm tiểm tướng.
Sau cùng Khổng hỏi Tăng Tích: "Điểm, nhĩ hà tư?"
- Điểm liền ngưng tay gảy đàn, để tiếng ngân vang, đứng lên đáp: "chí tôi khác hẳn ba anh kia". Khổng Tử khuyến khích: "có hệ chi đâu, chẳng qua mỗi người nói lên cái chí của mình vậy thôi". Lúc đó ông Điểm mới thưa rằng:
"Mộ xuân giả, xuân phục ký thành.
Quán giả ngũ lục nhơn,
Đồng tử lục thất nhơn.
Dục hồ nghi
Phong hồ Vũ Vu
Vịnh nhi quy".
Phu tử vị nhiên thán viết: “Ngô dữ Điểm dã,”
‘莫 春 者 ,
春 服 既 成 .
冠 者 五 六 人 ,
童 子 六 七 人 ,
浴 乎 沂 ,
風 乎 舞 雩 ,
詠 而 歸.’
夫 子 喟 然 嘆 曰 : ‘吾 與 點 也 !’ L.XI.25.
Thưa thầy dự án của con là: "Vào cuối mùa xuân khi áo xuân đã thành: rủ một ít bạn trạc mười sáu đôi mươi ra tắm sông Nghi, rồi lên núi Vũ Vũ hóng gió, đoạn ca hát mà về". Khổng Tử không dấu được lòng thán phục, liền hưởng ứng nói "Ngô dữ Điểm dã": ta cùng một chí hướng với Điểm vậy.
Thoạt đọc chúng ta không khỏi ngạc nhiên hỏi tại sao Khổng Tử lại nhận dự án của Điểm: giữa lúc nước tan tành mà Điểm lại rủ bạn đi tắm mát lấy le! Bỏ mặc quốc sự dân sinh coi như không có chi quan thiết đến thân mình cả. Sao Khổng Tử không chấp nhận dự án của ba ông Lộ, Cầu, Xích có thực tế hơn, giàu chất ưu thời mẫn thế hơn? Tại sao lại đi ủng hộ Điểm?
Hay là tình thế quá thối nát nên tính đến chuyện giũ bụi đi tu để vui cùng non với nước, theo tiếng hát cung đàn?...
Đó là những thắc mắc xuất hiện nơi tâm trí ta khi mới đọc đoạn sách trên.
Nhưng khi nghĩ lại ta thấy Khổng bỏ thăm cho chương trình của Điểm là có lý do, vì dự án của Điểm đi ngược chiều theo lối không có đối tượng. Ba người kia có đối tượng rõ ràng thiết thực: họ có làm, riêng Điểm không làm, chỉ đi tắm sông, hóng gió, ca hát, có làm chi đâu? Toàn chơi cả!
Nhưng chính vì chỗ chơi đó, chính chỗ ngược đời đó khiến ta nhận ra Điểm là người dũng cảm, có gan lên đường thực sự, có mắt tinh đời biết coi nhẹ cái người đời coi trọng đặng coi trọng cái người đời coi khinh. Nhờ vây mà Điểm đã thoát ra ngoài lưu tục là chỗ "bổ gốc theo ngọn" (xả bổn trục mạt). Thế mà bổn là Đức, tài là Mạt "đức giả bổn dã, tài giả mạt dã". Cho nên chương trình của Điểm lấy việc "tu thân vi bổn" làm gốc.
Chương trình đó là:
Dục hồ Nghi
Phong hồ Vũ Vu
Vịnh
Nhi quy.
Chúng ta hãy xét đại cương các đề mục:
1. Trước hết là Dục hồ Nghi: tắm ở sông Nghi.
Ở đây nhất định phải gạt bỏ những ý nghĩa cụ thể, để hiểu theo sự thanh lọc tâm hồn:
"Nước trong rửa ruột sạch trơn
Một câu danh lợi không sờn lòng ai" (Đồ Chiểu)
Nước là biểu tượng có tính cách phổ quát để chỉ sự thanh lọc nên hầu như tôn giáo nào cũng có dùng: tắm nước sông Hằng bên Ấn giáo, phép rửa bên các tôn giáo đều ám chỉ bước đầu tiên trên đường đạo là: thanh lọc (vie purgative).
Nho giáo tuy không là tôn giáo nên không có phép tẩy rửa nhưng mỗi khi phải tiếp xúc với thần minh cũng có nghi tiết "mộc dục" nghĩa là tắm rửa để chỉ việc thanh lọc, do đó trong Nho giáo hay nói đến nước, coi như nơi phát xuất những tia sáng căn bản về Minh triết, chẳng hạn ý tưởng biến dịch nền móng cho triết lý nhân sinh được Khổng liễu ngộ trong khi ngắm dòng nước chảy:
"Tử tại xuyên thượng viết: thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ, 子 在 川 上 , 曰 : ‘ 逝 者 如 斯 夫 ! 不 舍 晝 夜 .’" L.IX 16. Khổng Tử đứng trên bờ sông nói rằng: cũng như nứoc này chảy đi thì Đạo thể cũng lưu linh như thế, ngày và đêm không có vật chi ngừng nghỉ…
Câu trên chỉ là một lối khai triển dòng Truyền Thống của Hà Đồ và Lạc Thư là hai đồ thị nền móng của Kinh Dịch và cả hai đều được khải xuất từ sông Lạc, sống Hà, nghĩa là tự Nước ban ra.
Nước biểu thị trí
Núi biểu thị nhơn
Nước đi với non như cặp uyên ương nên ta quen nói "Non nước". Vì thế sau khi tắm dưới sông, thì trèo lên núi để hóng gió trời. Cũng chính là chuyện thông thường: sau dục hồ nghi thì đến phong hồ vũ vu.
2. Phong hồ Vũ Vu
Vũ Vu là một ngọn núi ở nước Lỗ trên đó có lập bàn thờ tế trời đặng cầu mưa.
Sau khi Đấng Kitô chịu phép rửa dười sống Jourdain, thì lên rừng tĩnh tâm rồi lên núi để các thiên thần đưa lương trời đến bổ dưỡng.
Tẩy sạch bụi trần ở sông Nghi, rồi lên núi Vũ Vu hóng gió gội nhuần ơn mưa móc tự trời đổ xuống: "Đạo chi bổn nguyên xuất ư thiên" (T.D). Gốc của Đạo phát xuất tự trời.
Tiêu cực: tẩy sạch trần cấu.
Tích cực: hứng gió mưa tự trời.
Nói theo tôn giáo là tẩy sạch tâm hồn để đón nhận ơn thiêng từ trời. Nói theo triết là sau khi nhìn nhận ra được tính chất hạn cục, tương đối của các định đề trong luận lý cũng như các công ước xã hội thì đón nhận cái nhìn bao quát toàn thể ví như nước, như gió, như mưa bao trùm vạn vật bằng một luồng sông linh động. Nho triết thường coi non nước như cặp âm dương. Tuy mâu thuẫn đối chọi nhưng thực ra là cặp vợ chồng lý tưởng được biểu thị trong câu "non nhân nước trí" chung tình.
Non biểu thị tình yêu trinh bền. Nước biểu thị cho trí đi lại tìm ra các mối liên hệ quán thông sự vật len lỏi xuyên qua vạn hữu. Vì thế nhiều nho gia lấy việc du ngoạn sơn thủy làm một nguồn gợi hứng thiên nhiên linh diệu: có cảm thông với sơn thủy mới dễ liễu hội được cái lẽ huyền vi của mối tình mật thiết giữa trời đất người. Người thôn dã sống gần thiên nhiên dễ cảm được thực tại hơn người thị dân người trí thức vì lẽ đó.
Lúc sinh khí đã thâu hóa đầy thâm tâm, tất sẽ vui mừng, vui mừng ắt sẽ ngâm vịnh, ngâm vịnh ắt sẽ dao động. Dao động ắt sẽ nhún nhảy. "Nhơn hỉ tắt tư đào. Đào tư vịnh, vịnh tư do, do tư vũ". Đàn cung Knh