Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Con Chim Sáo Nhỏ

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 9185 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Con Chim Sáo Nhỏ
Trân Châu

Chương 7

 Hương bó gối nhìn những cánh cỏ bay lã bay la trên nền trời bình dị của miền quê. Buổi trưa ở đây thật êm ả lạ thường. Con đường làng đất đỏ uốn khúc sau lũy tre xanh và dưới rặng dừa đung đưa cành lá, kế nhà cô Hiền có đôi trâu to khỏe với hai cái sừng cong vút đang nhắm nhỉ cỏ mà chủ mới cho ăn. Nó nhai rất ngon lành như thế đó là mỹ vị cao lương của nó. Tự nhiên Hương nghe lòng bình thản đến lạ lung, cho dù mấy hôm nay ở lớp gặp quá nhiều mâu thuẫn.
- Có khách… có khách! - Tiếng con sáo kêu lớn làm Hương giật mình đi vội ra cửa.
Mai Thi cười dựng ngay chìếc xe đạp vào góc hè và bước lên thềm trìu mến nói với con sáo nhỏ.
- Sáo ngoan quá, chị cưng lắm.
- Cảm ơn… cảm ơn.
Mai Thi thích thú đùa với con sáo và hất mặt hỏi Tuyết Hương:
- Hương đõ chút nào không?
- Ðỡ nhiều rồi, thứ bệnh kỳ quái này như giả đò thôi, hoì đâu mà lo. Trở trời hoặc bị lạnh là lên cơn.
- Ở thành phố đầy đủ phương tiện và thuồc men, sao không điều trị?
- Trị gần hai mươi năm rồi, không hết và thành mản tính luôn, trị gì nữa cho phí tiền.
- Chẳng lẽ mang suốt đời?
- Ừ! – Hương chỉ vào cái cặp dung đựng sách vở đi học của mình cho Mai Thi nhìn. – Nè! Bao nhiêu là thuốc, đông, tây y đều có cả đấy. Mấy tháng nay cô Hiền còn cho Hương uống cả thuốc nam nữa. Ai bày gì uống đó nhưng có lẽ chứng bệnh suyễn này nó theo Hương đến suốt cuộc đời.
Nhỏ thở ra như muốn trút bớt tâm sự:
- Uống thuốc hoài cũng chán, ngán tới cổ luôn chứ sung sướng gì. Nói ra Mai Thi đừng có cười mình bi quan, nhưng nếu không kịp thời dừng lại và trở về chốn này để xa lià đen tối thì có lẽ mình chết trong sa đọa từ lâu.
- Nói gì ghê vậy Hương?
- Thiệt đó. – Hương cười buồn. – Ðôi lúc giật mình, Hương còn không dám tin nói gì Thi. Cuộc sống ở thành phố lớn thì tất bật nhiều lắm, chẳng được yên bình như chốn quê. Mình may mắn được sinh ra ở một gia đình thừa tiền lắm bạc. Nhưng bất hạnh vì mẹ mình mất sớm.
Giọng Hương chợt bùi ngùi, thương tủi:
- Cha mình đi bước nữa. Thế là mái ấm gia đình của Hương phút chốc đã tan vỡ như bọt biển vỗ vào ghềnh, chỉ gây tiếng vọng… dư âm buồn lắm Thi ơi.
Hương nấc lên đầy xót xa:
- Hương cô đơn và thui thủi trong căn nhà to lớn đồ sộ. Hương có tất cả mọi vật chất như một tiểu thư. Tiền! Muốn bao nhiêu cha cũng cho, Cần yêu cầu gì lập tức được đáp ứng tức khắc. Cha không so đo tính toán gì với Hương. Cha sẵn sang cho Hương mọi thứ… Nhưng cái Hương cần thì cha không cho được, nói đúng là cha không đủ quan tâm tới con gái. Hương biết cha cũng thương yêu mình lắm… Nhưng thời gian rảnh của cha đã không thể dư má dành lo lắng chăm sóc cho Hương như ngày mẹ còn sống.
Hương bật khóc, nước mắt tuôn dài.
- Thế là Hương buồn tủi, nhất là những lúc bệnh đau trong những ngày mùa mưa dầm lê thê. Hương mệt mỏi vì cơ thể yếu đuối của mình và càng chán chường hơn với chứng bệnh suyễn lẫn sự trống vắng ghê sợ của ngôi nhà rộng lớn đồ sộ. Thế là… chuyện gì đến sẽ đến… Hương đi bụi…
- Ði bụi? – Mai Thi thảng thốt, nhìn sững Tuyết Hương, như không tin vào tai mình.
- Phải! – Hương gật đầu xác nhận rằng Thi không nghe lầm. – Hương sợ phải về nhà đối diện trong bốn bức tường, cho nên Hương lang thang ở khắp nẻo đường thành phố. Hương theo lũ bạn đi vụ trường thâu đêm suốt sáng và Hương tập tành uống bia, uống rượu mạnh, Hương sài tiến như nước, hết là xèo tay xin và cha lại mở tủ cho, không hề thắc mắc. Hương cầm tiền tiêu pha… nhưng lại tủi thân và giận cha mình. Thế rôì Hương lún sâu vào sa đọa của ma túy.
- Trời! – Mai Thi bang hoàng.
- Sự học đối với Hương không còn gì ý nghĩa. Hương không đến trường nữa.
- Tức là bỏ học.
- Ừ!
Hương không còn khóc nữa, đôi mắt nó ráo hoảnh nhưng buồn lắm. Hương cúi mặt tránh cái nhìn của Mai Thi, khẽ khàng nói tiếp.
- Cô Hiền đã cứu sống Hương khỏi sa đọa. Lần ấy, nhằm ngày giỗ của mẹ Hương, cô tìm đến ngôi mộ của người bạn thân thấp hương cúng bái và tình cờ Hương cũng ngồi ỳ nơi đó, nhìn những nén nhang lụi tàn theo khói với vài ba thứ trái cây mà Hương mua bên vệ đường.
- Ủa! Sao Hương không cúng ở nhà?
- Hương không muốn gặp cha. Cha đã nổi giận tát Hương khi biết Hương dung ma túy.
- Nhưng như thế… cũng đâu qúa đáng.
- Phải! Cha đánh Hương thì đúng, nhưng sai phạm này lỗi không hoàn toàn ở Hương. - Giọng Hương ấm ức. – Cái tát của cha… Hương đau lắm, đau tận lòng vì biết mình không còn lối thoát. Nhưng Thi ơi… Nếu như cha đánh Hương xong, hả cơn giận rồi thì phải mở rộng vòng tay đón lấy đứa con gái nhỏ bé khờ khạo của mình chứ. Chỉ cần cha mở lời là lập tức Hương đi cai nghiện ngay thôi. Nhưng cha Hương đã không làm thế, ông nhẫn tâm đuổi Hương ra khỏi nhà, còn nói là không có đứa con hư như Hương nữa. Thử hỏi Hương làm sao quay về cúng giỗ mẹ?
Hương cúi gục đầu vào gối chân, khá lâu mới ngẩng lên tiếp.
- Thế là Hương lao ra khỏi nhà, buồn giận đầy ứ cõi lòng và quyết định hủy hoại đời mình cho cha vừa lòng. Nhưng rồi cô Hiền lại hiện ra như một phép màu kỷ diệu. Và ở cô, Hương tìm được hơi ấm tình mẫu tử.
Ngày đó… Hương mơ màng nhớ lại…
- Nè! – Hương bật dậy chận ngang mỗ mẹ. – Bà muồn gì ở đây?
Cô Hiền chựng lại mỡ to mắt nhìn đứa con gái trước mặt với sự ngỡ ngành.
- Cô… cô là ai?
- Vậy còn bà… bà là ai? – Hương hất mặt hỏi. – Bà muốn làm gì ở ngôi mộ này, khôn hồn thì tránh ra đi, đừng lộn đó! Có thích thì lại mấy mộ khác vô chủ mà nằm, ngồi tùy ý. Còn ngôi mộ này nhất định không được.
- Cô à… có nghĩ lệch đi đâu vậy? – Cô Hiền từ tốn.
- Gì chứ? – Hương chống một tay lên mạng sườn và soi mói nhìn cô Hiền dò xét. – Tôi còn lạ gì mấy bà quá lứa… tuổi này là lẽ đương… là gốc me và… nghĩa trang chứ sao nữa?
- Cô…
- Thôi, không nói nhièu, bà làm ơn tránh ra khỏi chỗ này.
- Nhưng tôi…
- Tôi mặc kệ bà là ai, đi nơi khác giùm. – Hương thẳng tay đẩy mạnh cô Hiền ra khỏi nhà mồ, làm cô loạng choạng té bật ra sau, cái túi xách trên tay cô rơi vung vài xuống đất, lỉnh kỉnh bao nhiêu thứ đồ lăn lốc.
- Ôi… tôi xin lỗi. – Hương cau mày. – Tôi… tôi không có ý đâu.
Vừa nói Hương vừa ngồi thụp xuống nhặt nhanh những thứ mới rơi và chựng lại khi nhận ra hình mẹ chụp chung thân ái với cô Hiền. Quay phắt lại, ngỡ ngành ấp úng. Hương lý nhí hỏi:
- Cô… quen mẹ con sao?
- Phải! Cháu là Tuyết Hương phải không? – Cô Hiền phủi quần áo, rồi nhìn Hương.
Ôi chao, ánh mắt thật nồng ấm và êm dịu biết bao, mà đã từ lâu rồi Hương không còn được đón nhận.
- Cô… cháu gọi bằng chi ạ? – Hương nhỏ nhẹ và lễ phép hỏi.
- Cô là Ngọc Hiền, bạn thân của mẹ cháu đó. - Giợng có chợt ngậm ngùi. – Lúc mẹ cháu qua đời… cô không biết. Giờ tới ngày giỗ kỵ nên đến cúng bái.
- Vậy… cô có tới nhà con chưa?
- Rồi, và lúc nãy cô giang xe của dì con tới đây viếng mộ.
- Hừ! Cũng là bà ấy. – Hương gầm gừ khó chịu. – Cô quá giang họ làm gì?
- Ờ thì… tại cô không biết nơi mộ phần của mẹ con ấy mà. – Cô Hiền nở nụ cười thật hiền lành và kéo cánh tay Hương ân cần nói nhỏ. – Nào ngồi xuống đây đợi cô tí nhé, đốt nhang cho mẹ con xong rồi cô cháu mình tâm sự.
- Vâng! – Hương im lặng nhìn cô Hiền lâm râm khấn. Mùi nhang thơm lửng tỏa bay trong không gian thâm trầm của nghĩa trang vào buổi xế chiều nhạt nắng sao mà xúc động quá. Hai cô cháu ngồi kề nhau, vòng tay cô Hiền thản thương ủ lấy bàn tay bé nhỏ côi cút của Tuyết Hương với sự xúc động chân tình.
- Năm nay cháu học lớp mấy Hương?
- Con nghỉ học lâu rồi.
- Sao kỳ vậy? – Cô Hiền tỏ ý không hài lòng. – Nè! Lỗi này tại con hay tại ba con vậy?
- Con không biết. – Hương vụt đứng lên quay mắt nhìn nơi khác xàng giọng. – Cô đừng quan tâm. Tóm lại, con cảm ơn cô đã đến viếng mộ mẹ con. Bây giờ con phải đi.
- Hương! Con khoan đi đã! – Cô Hiến giữ lấy Hương. - Chuyện của con cô đã được cha con nói lúc sang.
- Ông ấy… không phải là cha con. - Giọng Hương phẫn nộ, uất ức. - Cả đời này con căm ghét ông ấy.
- Ðừng nói vậy mà mang tội bất hiếu đó Hương ạ. – Cô Hiền dịu dàng vén lại mái tóc rối bù của Hương, cử chỉ thật âu yếm, lời lẽ lại ấm nồng hơn. – Cha con là đàn ông… thì dù có thương cho mấy cũng không biểu lộ như mẹ con được. Cho nên, đừng trách cha Hương ạ, mà hãy cảm thong. Cha đánh con một tát tay, ông ấy lại đau đến từng đoạn ruột, một phút giận dữ đã nói lời xua đuổi, nhưng sau khi cơn giận đã qua, ông lại tha thiết tìm kiếm. Lỗi là do con cố chấp mà ra cả. Làm cha con nhau dược kiếp này không có kiếp sau đâu, nghe lời cô, trở lại trường đi.
- Không! Con chán sách tập lắm rồi
- Con như thế thì thử hỏi mẹ con bên kia thế giới sao yên lòng nhắm mắt chứ? – Cô Hiền từ tốn tiếp. - Sự học là lo cho bản hân con chứ có phải là lo cho cha con đâu. Bản thân con… con không biết quý trọng thì thử hỏi ai quan tâm hả? Vả lại con là con gái, bỏ nhà đi bụi, chuyện không nên chút nào. Còn vướng thêm ma túy, xì ke. Thử hỏi phận làm cha mẹ, ai không đau lòng xót ruột. Con trách ch mình không quan tâm, vậy sao con không tự kiểm điểm lại bản thân con đi, coi có làm nên tích sự gì để người vui và hài lòng chưa? Nghe lời cô đi Hương ạ!
Những lời cô Hiền như phần nào đánh thức được Hương, nó ngồi im lặng với đôi mày cau lại và ánh mắt sầm u uất. Còn cô Hiền cũng thế, cô nhìn dáng Hương thui thủi mà trong lòng cứ ray rứt không yên chút nào. Ðể mặc Hương trong tình trạng tuyệt vọng cô thấy không cam tâm đứng nhìn như một kẻ bang quan. Suy nghĩ thật lâu… lâu lắm, khi ánh nắng chỉ còn sót lại vài tia cuối cùng lẻ loi bên thảm cỏ nghĩa trang, thì cô Hiền mới nhẹ nhành tiếp:
- Hay thế này nhé… hôm nay con theo cô về nhà cha đi.
- Con không về. – Hương gạt ngang bướng bỉnh. – Ðó không còn là nhà của con từ lâu rồi.
- Ý cô muốn con về nhà tối nay là có chuyện đấy. Về nhé Hương, đùng để cô thất vọng. Thật ra, cô muốn xin phép cha con… mang con về quê tiếp tục học, miền quê mình bình dị lắm. Nơi đó, còn có mồ mã của ông bà ngoại con, con sẽ được ấm lòng hơn. Vả lại, còn có thằng Dũng… nó là con trai của cô và cũng là bạn học thời thơ ấu của con nữa đó.
- Nhưng… liệu họ có chịu chấp nhận một đứa con gái như con không?
- Con yên tâm, các bạn ở dưới đó thật thà lắm, cô tin tưởng chắc chắn họ sẽ mở rộng vòng tay đón con.
- Cô nói thật chứ?
- Thật!
- Nhưng… Hương lại tối sầm mặt vì nghĩ tới con ma đang ngự trị trong người mình. Hình như cô Hiền đã đoán được từ trước nên ôn tồn nói nhanh, sợ Hương sẽ đổi ý.
- Phải từ bỏ nó thôi Hương à, không thể tiếp tục làm nô lệ cho chất trắng mà hủy hoại cuộc đời được. Con còn trẻ lắm, cố mà làm lại từ đầu, cô tin con sẽ vượt qua được tất cả các trở ngại để làm lại từ đầu. Con hứa với cô Hương nhé.
- Cô ơi… - Hương qùy sụp dưới chân cô Hiền và bật khóc nức nở, nước mắt nó chan hòa cùng từng giọt lệ vui mừng của cô Hiền. Cô ngồi xuống mở rộng vòng tay ôm Hương vào lòng và hứa trước vong hồn của người mẹ mà cô có được…
Hương dừng lại thở hất ra và quẹt ngang mi mắt. Quay nhìn Mai Thi còn đang ngơ ngẩn vì câu chuyện cuộc đời mình, Mai Thi bần thần một giâu mới khẽ khàng hỏi:
- Vậy là Hương theo cô Hiền về liền?
- Không! Mất cả tháng mới về tới.
- Sao lâu vậy?
- Thì từ từ cắt cơn nghiền mới dám về chứ?
- Bây giờ thì khỏi hẳn chưa?
- Rồi.
- Vậy thì chúc mừng Hương đã kịp thời dừng lại trước bờ vực thẳm nhé. – Thi kéo cái túi nylon ở góc giường mà nó mang đến, bày ra một số me đốt.
- Thứ này nogn lắm đó, có ăn lần nào chưa Hương?
- Rồi! Nhiều nữa là khác. Ở thành phố mình còn ăn cả me Thái Lan đấy.
- Ngon hôn?
- Không ngon chút nào. – Hương cười và cắn phập trái me toàn bột cát xand nhạt vào miệng nhai ngon lành và xuýt xoa:
- Ái chà… chà ngon ơi là ngon! Tuyệt vời quá?
- Vậy Hương thích hôn?
- Ðương nhiên là thích rồi. - Cả hai cười xòa.
- Nhà Thi nhiều lắm, hôm nào Hương xin phép cô Hiền tới chơi đi.
- Ðược thôi, Thi có lòng mời. Hương từ chối thì không nhiệt tình chút nào.
Lần đầu trong những ngày về ở đây, Mai Thi mới thấy nụ cười Hương rạng rỡ đến như vậy. Nét mặt và ánh mắt nó ngời lên ánh hạnh phúc.
Cả hai tâm đắc cười nói huyên thuyên. Ngoài hiên con sáo nhỏ cũng nhảy nhót hùa theo.
- Vui quá… vui quá… vui quá!
- Cô nghĩ sao? - Thầy chủ nhiệm chựng lại nhìn cô Hiền hỏi. – Tôi muốn được lờin nhận xét của cô về em Hương?
- Tức là anh nghi Hương ă cắp thật sao? – Cô Hiền phật ý. – Tôi nghĩ mình đừng nên làm cho nó thương tổn thêm lần nữa, sẽ không tốt lắm đâu. Ai thì tôi không biết, nhưng Tuyết Hương, con bé đó tuyệt đối không làm vậy. Còn chuyện nó qua nhà má Năm thì thường xuyên lắm, một ngày có khi mấy lần.
- Thế thì còn đi bán trái cây thì sao?
- Tôi cũng có biết chuyện này.
- Lý do gì phải thế? - Thầy Toán tỏ vẻ bức xức lẫn nghĩ ngợi. Khá lâu ôn thở hất ra dịu giọng nói. – Tôi vẫn thấy em Hương này có điều gì đó hơi khó hiểu. Theo ý tôi, cô nên dò xét nó kỹ lưỡng hơn chút nữa.
- Vâng! Tôi sẽ đẻ ý em nhiều. À phải, nếu không còn gì thì tôi xuống lớp đuợc chứ.
- Còn một vấn đề… hơi khó nói nữa. - Thầy Toán kéo ghế ngồi đối diện cùng cô Hiền với cái nhíu mày và vầng trán cau lại đắn đo qua ánh mắt. – Cô biết việc bà Năm chứ?
- Việc gì ạ? – Cô Hiền ngạc nhiên.
- Có ai đó cho bà số tiền…
- Tôi đã nghe, nhưng sao?
- Trước đó vài hôm, tôi được tin… hành lang nói về em Hương khá cụ thể.
- Anh…
- Cô yên tâm, tôi chỉ nói mỗi mình cô nghe thôi. Dù gì thì cũng là thầy, giúp đỡ em không hết, có đâu tạo bất ổn. Nhưng tôi lo lắm cô Hiền ơi, biểu hiện con Hương quá xa lạ với tập thể, dạo này nó vào lớp nó cứ lầm lì ít nói. Nhưng phải công nhận là Hương học rất giỏi, đều tất cả các môn.
- Như thế thì quá tốt rồi.
- Vâng. Ý có nghĩ thế nào về việc tiền nhà tình thương của bà Năm… bị mất?
- Có chuyện này sao? Tôi không nghe gì cả, mất khi nào. Tại sao mình không cất giữ mà giao tận tay bà lão làm gì? Nguyên tắc nào lại cho phép như vậy?
- Nói mất, nhưng không phải mất hết đâu. - Thầy Toán chặc lưỡi. – Cô biết lớp tôi phát động phong trào quỹ tình thương chứ gì?
- Vâng, thì sao?
- Tố Nga làm thủ quỹ và có nhận phong thư qua đường bưu điện số tiền là một triệu ba trăm ngàn.
- Tôi biết rồi.
- Họ yêu cầu… Thôi nè cô xem đi, rồi cho tôi biết ý kiến luôn. - Thầy Toán chìa phong thư cho cô Hiền.
- Thư gì đây… tôi đọc được à?
- Phải! Cứ đọc, chẳng có ăn thua gì. Ðọc xong rồi cô sẽ hiểu lý do mất tiền một triệu ba trăm ngàn đó… một con số không mấy tốt lắm.
- Anh cũng tin dị đoan sao? – Cô Hiền cười nụ và lướt mắt qua phong thư, mà đôi mày cứ cau lại, khá lâu mới ngẫng lên nhìn thầy Toán. - Họ yêu cầu trao cho bà Năm phải không? Như thế là ý gì vậy?
- Tôi không biết. - Thầy lắc đầu, bỏ ghế đứng lên. - Chẳng hiểu nhà từ thiện này có ý đó gì, họ là ai chứ?
- Theo tôi thì… họ muốn trực tiếp giúp đỡ trao tận tay cho bà Năm vui thôi… chắc không có ý gì đâu. Tại anh không biết chứ, tôi ở gần nghe bà tâm sự thấy tội lắm. – Cô Hiền dè dặt. – Bà ao ước được nắm số tiến lớn như thế…
- Thật à? Nếu thế thì tội cho bà quá….
- Hoàn cảnh bà đáng thương lắm, chồng bị bệnh, chết lúc bà mới tròn ba mươi tuổi để lại sáu, bảy đứa con. Cả trai lẫn gái. Gánh nặng đè ập xuống đôi vai yếu đuối của bà cùng với gánh hang xôi rong đuổi khắp các nẻo đường tìm kế mưu sinh. Nhọc nhằn, cơ cực. Nhưng cuối cùng bà cũng làm thiên chức cao quí thiêng lìêng của người mẹ… Bà Năm là một mẫu đàn bà Việt Nam thuần túy nhất. Chịu thương, chịu khó và sẵn sang vì những đứa con cho chúng tất cả sức lực cũa đời mình dù chỉ còn chút hơi tàn.
- Cô nói vậy thì… con bà Năm hiện ở đâu mà không lo lắng chăm sóc để trả ơn cho bà chứ?
- Anh thấy rồi đó, cuộc đời bà Năm trôi qua trong hoàn cảnh ngày xưa, chứ phải như tụi mình đâu. Sáu bảy đứa con nuôi ăn đã muốn hụt hơi, nói gì nuôi nổi ăn học. Thế là dốt… dốt từ nhỏ cho đến lớn và như ra đời… làm được gì ngoài làm thuê, làm mướn kiếm sống để nuôi vợ, con, nuôi chồng, nói gì đến tới thăm, sang viếng và cung phụng mẹ già gần đất xa trời.
- Nói như cô thì rõ rang họ đều vô trách nhiệm?
- Không hẳn là thế đâu. – Cô Hiền thở dài. – Tôi cũng thầy họ có về thăm, mua cho miếng bánh là đi lìền, tất bật, vật lộn cùng cuộc sống mưu sinh mà.
- Hèn nào… thằng Dũng nhà cô cứ nằng nặc đòi phát động phong trào nhà tình thương cho bà Năm.
- Có lẽ ở gần, nên con trai tôi hiểu nỗi cơ cực và cảm thong sâu sắc với hoàn cảnh của bà Năm… Dù gì cất được cho bà căn nhà khang trang hơn một chút thì tốt đẹp hơn phải không? – Cô Hiền cười, như thầm hài lòng với vìệc con trai mình.
- Cô Hiền này. - Thầy Toán trầm ngâm khá lâu. – Chúng ta trở lại vấn đề mất cắp được không. Hôm nay trên lịch cô đâu có dạy tiết đầu.
- Dạ… nhưng theo anh thì ai lấy?
- Nếu tôi biết thì hỏi cô làm gì? - Thầy Toán cười xoa hai tay vào nhau. - Việc này làm tôi đau đầu quá. Nói thật với cô là… Tố Nga nó nghi cho Tuyết Hương lấy đó.
- Trời đất! Nhất định không phải đâu. Nhưng sao Tố Nga lại nghi như thế, phải có lý do và chứng cớ.
- Ờ thì… trước cái hôm phát hiện mất tiền của bà Năm… Tố Nga tình cờ thấy Tuyết Hương qua đó lúc chạng vạng tối.
- Nếu là như vậy cũng đâu có gì đáng nghi ngờ. Nhà bà Năm, Tuyết Hương lui tới y như nhà của tui vậy. Ðôi khi lúc bà bệnh, thằng cháu trai không về, Tuyết Hương còn ngủ lại bên đó để chăm sóc nữa kìa. Hương chẳng làm thế đâu.
- Xem ra cô tin tưởng Tuyết Hương lắm.
- Dĩ nhiên! Vì tôi hiểu rõ tình hình nó. – Cô Hiền nhăn mặt. – Nói anh đừng giận nhé… Tôi vô cùng khó chịu khi có ai đó đổ oan cho Tuyết Hương, nói ra chắc anh không tin, chứ bây gìò dám có thể trong tay Hương, nhiều thì không có… còn ít cũng vài ba triệu…
- Thiệt sao? Mà nè cô Hiền, thế em Hương làm gì có nhiều tiền vậy?
- Là ba nó từ thành phố gưỉ xuống cho hang tháng. Nhưng mình ở quê, xài kiểu gì hết cả năm sáu trăm ngàn mỗi tháng chứ. Con bé tốt với bà Năm lắm, tuyệt đối không có chuyện lấy cắp đâu. Còn việc em đi bán trái cây giùm bà Năm buổi tồi là muốn bà vui thôi, đôi lúc nó hái hết về đem cho hết lũ trẻ em ở xóm, rồi bỏ tiền túi ra đưa cho bà. Bán một, nói hai, ba thì thử hỏi làm gì mà nó ăn cắp được.
Thầy Toán trầm ngâm nghĩ ngợi và tỏ vẻ như hài lòng với bao lời phân tích của cô Hiền. Nhưng nếu là thế thì tại sao số tiền của bà Năm sau buổi tổng vệ sinh của lớp ở nhà mới cất lại không cánh mà bay? Ai là thủ phạm? Càng nghĩ thấy càng thấy lo lắng, bởi vì số tiền này mất, người chịu trách nhiệm nặng nhất là thầy. Bất giác thấy thở dài với đôi mày và vầng trán cau lại. Tiếng trống đổi tiết học ngân dài, cô Hiền vội đứng lên nói:
- Tôi xuống lớp đây.
- Tôi cũng đi. – Thầy bật dậy, ôm lấy cái cập táp bước nhanh. Tiếng hô nghiêm của Trí Bảo dõng dạc. Cả lớp im lặng chào thầy.
- Cảm ơn, mời các em ngồi xuống. - Giọng thầy trầm ấm. Ðợi cho tất cả yên vị thầy đưa mắt nhìn Dũng hỏi lớn. – Cho thầy xin lịch thi đấu thể thao của lớp lẫn của trường đi Dũng, có gì thay đổi không?
- Dạ, chút ít ạ. – Dũng bước nhanh lên bàn giáo viên, lễ phép hai tay đưa cho thầy. Ðôi mày thầy hơi giãn ra, giờ tiếp tục căng thẳng.
- Cẩm Vân! Làm ơn đứng lên nói cho tôi rõ như thế này là ý gì? - Giọng thầy phật ý thấy rõ.
- Thưa thầy, chẳng có gì đâu ạ. – Vân sau phút do dự đã điềm tĩnh nói. – Em vào đội Huyện đoàn cũng là thi đấu thôi.
- Còn lớp và trường mình thì sao?
- Trí Bảo nói sẽ có Kim Ngân thay thế em.
- Ngân thì không thể cầm vợt giỏi hơn em được. Trí Bảo! Em nói đi, ai cho quyền thế người mà không thong báo cho thầy rõ?
- Thưa thầy… lỗi này là tự ý Vân đòi làm. - Bảo nhìn Vân gắt gỏng. - Bạn ấy luôn cho mình là cao hơn mọi người, cho nên thích được người ta tôn sung. Thi đấu ở Huyện đoàn là Vân có tham dự vòng lọt vào đội tuyển lên truyển tỉnh. Dù em đã hết lời giải thích cản ngăn nhưng vẫn không khuyên được Vân.
- Thì tại Bảo nói không có mặt tôi mặt trời vẫn mọc đó sao? – Vân cự lớn. - Vả lại ở trường và lớp mình thiếu gì nhân tài. Biết đâu ở cuộc thi vòng huyện tôi lại bị loại do Kim Ngân và Mai Thi như Trí Bảo nói.
- Trật tự đi. - Thầy gõ mạnh cây thước xuống bàn bực bội khi cả lớp bắt đầu ồn ào, nhốn nháo, bàn tán ra vào. - Vậy tức là em vẫn bảo vệ ý mình hả Vân?
- Em… xin lỗi. – Vân cúi gầm mặt tránh cái nhìn trang nghiêm của thầy chủ nhiệm. – Em lỡ đăng ký rồi.
- Nếu là thế thì… tôi cũng chẳng còn gì để nói cả. Chuyện thành tích là của các em, đoàn kết vươn tới thì có kết qủa tốt… còn mâu thuẫn hơn thua, ganh ghét nhau chắc chắn các em sẽ không có kết quả như ý muốn đâu. Ở đây các em đều đã lớn, chỉ còn vài năm nữa đã tới tuổi trưởng thành. Lời tôi có thể nói là mong đợi ở học sinh thành đạt trong học tập để trở nên người công dân tốt, hữu dụng cho xã hội và đất nước. Cẩm Vân có quyền tự mãn ở thành tích thể thao của mình qua các trận đấu ở cấp xã lẫn huyện, nhưng em cũng đừng nên xem thường các bạn chẳng ai có thể hơn được mình. Giỏi có người giỏi hơn. Có tài phải đi đôi với đức mới là hữu dụng. Còn có tài không đức thì chẳng làm nên việc gì cả.
- Em… Vân cắn môi bực tức, sau bao lời thầy quở trách.
- Thôi, không cần nói nữa. Em ngồi xuống đi.
Thầy ra hiệu chấm dứt tranh cãi, và dõi mắt nhìn bao quát cả lớp, gần năm mươi mái đầu xanh thân yêu mà thầy chăm sóc đã hai năm học trôi qua giờ chỉ còn là năm cuối cấp… Mỗi đứa mỗi nơi để chọn lựa cho mình một tương lai, một ngành nghề hoặc vào giảng đường đại học thênh thang rộng mở… Chừng đó đâu còn có cơ hôi ngồi như thế này? Gần ba mươi năm đi truyền đạt kiến thức cho các em học trò, thầy luôn tận tụy với nghề bằng lương tâm một nhà giáo thanh cao. Thầy cho đi tất cả, chỉ mong mình đổi lại ở chúng một bản lĩnh với vốn sống bằng kiến thức. Duy nhất chỉ có kiến thức mới tạo nên con người đẹp và đạo đức thôi.
- Thưa thầy! - Tiếng Tuyết Hương cất lên như đánh thức sự trán trở biểu lộ trong mắt thầy.
- Em muốn nói gì vậy Hương? - Thầy chờ đợi.
- Nếu thầy cho phép và cả lớp tin tưởng, em xin được đứng vào vị trí Cẩm Vân để thi đấu.
Hương vừa dứt lời cả lớp xôn xao ngạc nhiên. Ngạc nhiên nhất có lẽ là Dũng. Vì ở chung mái nhà bao lâu nay có nghe Hương và mẹ nói gì đến thể thao, bong bàn đâu chứ.
Còn tức tối, giận dữ nhất chắc chắn là Cẩm Vân. Nhỏ mở to hết cỡ đôi mắt nhìn xoáy vào vẻ tự tin của Tuyết Hương mà nghe ghét cay ghét đắng.
- Em biết chơi bong bàn sao? - Thầy cũng khá bất ngờ.
- Vâng! Môn này em biết chơi và em muốn đăng ký tham gia thi đấu. – Hương dõng dạc nói như chọc vào tự ái của Cẩm Vân. Lớp bắt đầu ồn ào bàn tán. Mai Thi thích thú kéo nhẹ tay Hương ngầm ra hiệu động viên.
- Vậy ngoài môn bong bàn ra, em còn có thể chơi được môn gì nữa? - Thầy cũng cảm thấy phấn khởi hẳn lên.
- Dạ… cờ vua và cờ long.
- Thế còn văn nghệ? Em có biết ca múa gì không?
Ngần ngừ một lúc rối Hương cũng gật mạnh đấu:
- Em nghĩ mình hát được… tuy không mấy hay lắm.
- Bây giờ… em có thể hát tặng cho cả lớp một bài mình yêu thích không? - Thầy thấy lòng vui nên đế nghị.
- Dạ được ạ. – Hương mạnh dạn vâng lời.
Chưa bao giờ Dũng và Mai Thi thấy hớn hở như vậy. Ðôi mắt chúng ngời lên bao tin yêu cuộc sống. Dũng nói:
- Em xin phép thấy được lên văn phòng mượn cây đàn ghi ta.
- Ðể tôi đi cho. - Bảo nhanh nhẩu nói và vụt chạy nhanh ra cửa. Hương đã làm cho cả lớp thực sự đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Cầm lấy cây ghi ta từ tay Trí Bảo, Hương so dây và từ tốn nói:
- Nếu không được hay lắm thì thầy và các bạn cũng cho Hương tràng vỗ tay cổ vũ nhé.
- Dĩ nhiên. - Cả lớp ồn ào hơn cái chợ.
- Bây giờ Hương xin trình bày nhạc phẩm của Phương Uyên với bài ca “Mẹ Yêu”
Sau lời giới thiệu là tiếng vỗ tay cổ động vang lên giòn giã.
Cả lớp ngồi im phăng phắc khi nghe tiếng hát thiết tha trầm bổng của Hương cất lên hòa quyện cùng tiếng đàn ghi ta ngọt ngào thánh thót.
Bài hát như cả một lời tâm sự mà Hương trút ra, ấm nồng tình mẹ và con, khiến cho những ai có mặt ở phòng học hôm nay đều xúc động mạnh. Lời ca nức nở, nghẹn ngào, mà qua đó Hương thể hìện, lột tả đuợc cái tình cảm thiêng liêng cao quý có một không hai ở mỗi con người.
Mẹ chẳng may mất sớm là nỗi đau vô tận… nỗi bất hạnh to lớn nhất của kiếp người… Hương ca với tất cả sự nhung nhớ da diết về người mẹ tôn kính và theo đó những giọt nước mắt nhỏ cũng xót xa lăn dài.
Tiếng đàn đã dứt, tiếng hát cũng im lìm. Cả phòng học như sững sờ rồi òa vỡ tiếng vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt.
- Hương hát hay quá! Thật không ngờ nha, giấu nghề kín ghê đi. – Mai Thi thân ái chìa khăn tay cho Hương lau nước mắt.
- Tuyết Hương! cảm ơn em đã cho lớp mình lời ca ý nghĩa. - Thầy xúc động nói. – Trí Bảo đăng ký đơn ca cho Tuyết Hương.
- Dạ! - Bảo cười híp mắt – Ðúng là một nhân tài giấu mặt mới phát hiện. Thầy ơi phạt bạn Dũng đi.
Bảo đột ngột đề nghị làm Dũng chưng hửng hỏi nhanh.
- Tao làm gì mà phải bị phạt hả Bảo?
- Tội mày thong đồng với Hương ém tài năng hiếm có này. - Giọng Bảo làm cả lớp cười vang. Hương chợt đỏ mặt nhưng nghe ấm áp một tình bạn, mà đã lâu rồi nhỏ không tìm thấy được.
- Thưa thầy. - Cẩm Vân đột ngột nói lớn át tiếng cười vui thích của các bạn. – Em xin có ý kiến.
- Nói đi!
- Em xin được phép đấu vài bàn bong với Hương.
- Có cần phải như vậy không? - Thầy cau mặt nhìn Cẩm Vân. Cả lớp cũng đổ dồn mắt về nhỏ khiến Vân ấp úng bấm tay Tố Nga ra hiệu giải vây giùm. Tố Nga hiểu ý đứng lên cười cầu hòa giải thích một cách không mấy thuyết phục cho lắm.
- Là như thế này thầy ạ, Cẩm Vân chỉ muốn giao lưu với Tuyết Hương thôi, chứ không có ý gì cả.
- Vậy ý em Hương thế nào?
- Dạ tùy ạ. – Hương từ tốn nói. - Nếu Vân muốn thế thì em chìu.
- Hương nói đi, chừng nào đấu được? - Tố Nga hất mặt thách thức.
- Vân chọn khi nào thì Hương sẽ làm theo, không có ý kiến gì.
- Ðang giờ học… thì làm sao? – Hương nhìn thầy như hỏi ý kiến. – Hay để chiếu chủ nhật này tiện hơn.
- Cũng được. - Tố Nga thay Cẩm Vân trả lời.
Không khí lớp cũng theo đó chùng xuống. Dù ai nấy có chú tâm ghi những lời thầy giảng. Nhưng thật lòng tất cả cũng đang nôn nao chờ đợi trận đấu giữa hai kỳ phùng địch thủ.
 

<< Chương 6 | Chương 8 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 309

Return to top