Mưa dệt thành tấm thảm tráng xóa ngoài khung cửa lớp. Thỉnh thoảng gió tạt mạnh, quét vào chỗ Tuyết Hương những hạt bụi nước li ti đọng trên tóc, giống những viên kim cương lấp lánh tuyệt vời. Dũng nhìn qua Hương ái ngại ch1p miệng như than thở với ông trời:
- Mưa gì hoài thế kh6ng biết. Cái ngữ này chắc chắn kéo dài tới giờ tan học.
- Tao cầu khẩn mưa tới tối luôn. - Thắng cười. – Mưa cho mát, nắng mấy ngày nay rối, nóng quá.
- Ðúng là điên khùng. - Tố Nga từ đầu bàn bên này chọt miệng qua chửi lớn. – Ráng mà cầu khẩn đi… mưa lớn ngập lụt, trôi mấy người ra biển luôn, tha hồ làm mồi cho cá mập.
- Ứ! – Thu Minh cũng xen vào. – Mưa gió, đẩy Thắng tới “Muà gió chương” ở đồng tháp mười cho tởn.
- Nè! Ðủ rồi các “bà xã”. Thắng gắt khẽ. – Như ta đây là “đức phu lang” mới nói một câu làm gì mà các “thiếp” ong óng vậy chứ, hiền thục lại một chút như Tuyết Hương có phải hơn không.
- Xí! - Cẩm Vân quắc mắt, liếc Thắng sắc như dao lam khiến cậu to rụt vai lè lưỡi, khều nhẹ Dũng, chỉ tay qua bàn Vân nói nhỏ:
- Ác nữ lên tiếng rồi kìa, bây giờ tới lượt mày trỗi giọng đó Dũng.
- Tao… - Dũng ngần ngừ, nhưng cũng cười cầu tài. – Vân ơi… mưa thế này lớn không?
- Không biết… - Vân giận dỗi nạt ngang.
- Biết đại đi mà. - Thắng nhào tới. – Mưa lớn như… bánh xèo. Mưa nhỏ như… bánh bèo. Mưa lèo tèo như… như…
- Như cái đầu to của Thắng hả? - Tố Nga chặn ngang. – Mưa thế này thì tha hồ gọi cóc, nhái, ễnh ương hòa điệu với giọng thơ của Thắng. Ðúng là đốt hay nói, ngu hay khoe.
- Thôi nghe Tố Nga… - Thắng hét lớn. - Kệ cha tôi, mắc mớ gì Nga hả?
- Ơ… nói chơi mà giận à? Ðổ quạu thế khó coi lắm, bộ không sợ người đẹp cười “hỉ”? - Thu Minh háy nhẹ mắt ra hiệu về phía Tuyết Hương đang im lặng, đưa cặp mắt màu hạt để nhìn qua màn mưa. - Thắng có ngon thì galăng tí đi, mau hát bản tình ca “chiều mưa anh đưa em về” rồi “nàng” làm bộ “xiủ” để “chàng” đỡ, tình tứ như xinê vậy đó, Dũng biết hôn?
Thu Minh châm chọc và dài giọng chỉ trích làm Dũng nhăn nhó nhìn nhanh vế phía Tuyết Hương đang đỏ mặt cúi gục đầu, bờ môi cắn chặt cam chịu. Nhìn cái bong dáng cô độc ấy long Dũng tự nhiên bung lên cơn giận dữ, đôi mắt nó quấc lên hung tợn như muốn đốt cháy Thu Minh, Nó hét:
- Con gái gì nhiều chuyện, nói ít một chút, được không?
- Dũng… Thu Minh lẫn Tố Nga và Cẩm Vân chựng lại ngẩn nhìn cậu bạn học chung lớp mà ngạc nhiên lẫn sững sờ. Bởi vì học chung với nhau ba, bốn năm rồi họ chưa bao giờ thấy Dũng có thái độ dữ dằn như thế.
- Dũng! Mày sao vậy, lên cơn khùng à? - Thắng lấm lét ẩn vai bạn. - Ngồi xuống đi, tụi nó đùa thôi.
- Im đi! – Dũng hất tay Thắng đang đặt lên vai mình. – Tao không có thằng bạn chết tiệt, khốn kiếp như mày.
- Tao… chuyện gì liên quan đến tao nữa. - Thắng ngỡ người, nhăn nhó.
Chợt từ dãy bàn cuối, có tiếng Trí Bảo vang lên:
- Quân tử nói thì chịu mới anh hung, thật ra mày nói gì về sự chính mắt thấy, tai nghe cho cả lớp biết, thì sợ chi ai không dám nhận chứ Thắng.
- Tao… tao… nói gì đâu. Nè! Các bạn… tôi nói gì chứ?
- Ờ thì nói…việc cô em ở thành phố mới chuyển về học đã chinh phục được con time của Quốc Dũng ấy. - Bảo thản nhiên oang oang giọng như chỗ không người. – Còn nói thấy họ, tay trong tay, mắt trong mắt thế này nè. Ôi tình tứ, tuyệt vời thế là cùng… thứ đồ con nít qủy, ăn chưa no, lo chưa tới, phải không Tuyết Hương?
Bảo độc miệng chủi lớn, làm cả lớp cười rộ lên. Hơn bốn mươi đọi mắt nhìn xoáy vào Dũng và Hương chê bai lẫn trách cứ và cưỡi cợt.
Chưa bao giờ Hương xấu hổ đến thế, dù nhỏ biết các bạn đang xuyên tạc mình. Nếu như có phép độn thổ, chắc chắn Hương sẽ chui tọc xuống đất để trốn tránh bao ánh mắt cười khinh miệt, dè bỉu kia.
- Sao thế hả? - Cẩm Vân tru tréo. – Có tịch rục rịch rồi à? Hèn nào mấy lúc gần đây Dũng nhà ta hư kẻ mất hồn, cứ treo lung lẳng tận chin tầng mây ấy.
- Phải! - Tố Nga bồi thêm. – “Yêu là chết trong long một ít mà. Ðúng là tiếng sét aí tình” chẳng nên có ở lứa tuổi này mộ chút nào. Dũng ơi… đừng nói là bạn, tụi này không nhắc nhở. Ở lớp mình chưa bao giờ có vụ xì đan quá oải này xảy ra, đúng là hề đàm tiếu đó.
- Thôi đủ rồi. – Dũng đập mạnh tay xuống bàn giận dữ và thật bất ngờ, nó chụp vội ngực áo của Thắng túm chặt gắt gỏng. - Thằng quỷ, thật ra mày nói láo những gì hả?
- Tao… có nói gì ngoài sự thật thấy đâu. - Thắng thoáng ngập ngừng, những rồi lấy lại bình tĩnh nhún nhẹ vai. – Mày buông áo tao ra đi, làm thói côn đồ khó coi lắm.
- Mày…
Dũng xô mạnh làm Thắng té phịch xuống sàn gạch của lớp. Cả bọn nhao nhao ồn ào.
- Ðánh lộn rồi… đánh lộn rồi…
Thắng nhìn quanh như thể bị xúc phạm, nó bật đúng lên, sửa lại quấn áo và phủi bụi bám vào quần, hất cao mặt thách thức:
- Tức là máy muốn đánh tao?
- Ai biểu mày nói bậy? Xuyên tạc chuyện tao không có. – Dũng hậm hực.
- Tao không biết có chi hay không, đơn giản là tao thấy… cả hai ôm lấy nhau ở nhà vào buổi trưa thôi.
- Nói láo. – Hương đột ngột hét lớn, áp đảo mọi tiếng xầm xì bàn tán mới nổi lên giữa lớp. Ðôi mắt vốn luôn nhìn xuống của nhỏ quấc lên đầy phẫn nộ. - Thắng nói bậy… long dạ Thắng quá ác và quá xấu. Tôi… cảm ghét Thắng như quỷ sa tăng ấy!
Nói xong Hương ôm nhanh cái cặp vào long, rồi lảo đảo bước ra khỏi lớp trong cơn mưa thật lớn.
- Hương… Hương… Dũng gọi lớn. - Ðừng chạy ra mưa, nguy hiểm lắm.
Mặc kệ tiếng gọi lo âu của Dũng, Hương vẫn chạy như điên trong lúc trời đang mưa nặng hạt. Những giọt nước quất mạnh vào mặt nhỏ rất buốt và gió cũng bắt đầu thổi, cơn lạnh thấm nhanh vào người… Hương cứ chạy với bao giọt lệ rơi vì giận hờn, vì tủi cho thân mình bệnh hoạn.
- Hương, đứng lại, sao chạy đi đâu trong mưa hả? - Tiếng thầy chủ nhiệm từ văn phòng gọi. – Mau trở vào lớp đi nghe chưa?
Hương vẫn mặc kệ, nhỏ cố gắng lướt nhanh ra cổng trường. Theo sau Hương là Dũng, người nó cũng ướt lướt cố chạy thật nhanh. Bởi vì hơn ai hết, Dũng biết nếu dầm mưa thể trạng Hương không bao giờ chịu nổi và cơn bệnh khó trị của nhỏ sẽ có dịp tái phát.
- Hương… Hương ơi… trở vào lớp đi.
- Dũng cố đuổi nhanh theo và giữ Hương lại cho thầy, mau lên.
- Dạ! Em biết rồi. – Dũng vuố mặt vì nước mưa tuôn xôi xả và cố tăng tốc nhưng giờ đây Hương như có sức mạnh phi thường chạy như bay ra khỏi cổng trường, hòa vào những hạt mưa dày đặc trắng xóa, mịt mù.
Cả lớp lại ngồi xầm xì nhốn nháo hẳn lên. Với cảnh tượng không ngờ xảy ra, quả thật là một sự đột nột. Chợt tiếng Trí Bảo cất lên.
- Im lặng đi, ốn ào quá bị giám thị tới cảnh cáo bây giờ. Tới sinh hoạt cuối tuần s4 biết thế nào là lễ độ với thầy chủ nhiệm đó.
- Cần gì nhắc nhở, tiết C chắc chắn rồi. Cái lớp chi lộn xộn tùng phèo. - Tố Nga giọng oang oang. - Mọi việc cũnd đều bắt đầu từ con nhỏ Tuyết Hương tới học mà ra cả, nếu biết thế tẩy chay nó ngay từ đầu cho rồi, đỡ phiền phức hơn.
- Lỗi tại mình gây lên sao lại trác người khác? – Mai Thi cau có. - Người ta muốn bình lặng, nhưng ngật gió chẳng chịu để yên. Bây giờ xảy ra chuyện thì trách cứ than thở chi chứ?
- Nè! Thi nói ai vậy? – Thu Minh chu miệng liếch xéo. - Giỏi có tài bênh người ngoài. Hay thấy Tuyết Hương giàu có, dân thánh phố thì nịnh?
- Ừ đó được hôn? – Thi chanh chua. – Còn đỡ hơn ai, luôn kiếm chuện, bưới móc tào lao? Thật rag hen tức hay ganh tỵ?
- Thi… - Cẩm Vân xụ mặt. – Thi muốn ám chỉ ai?
- Ai có tật người ấy giật mình. – Mai Thi tỉnh bơ trả lời, rồi quay qua Thắng, chỉ mặt nó tiếp. - Thắng nên nhớ mình là con trai đàng hoàng đó, bộ muốn “đồng hóa” thành pêđê luôn à? Tối ngày nhiều chuyện. Nhưng thật ra đúng hay không? Nói thì phải chịu trách nhiệm, cuối tuần này tôi sẽ phanh phui luôn để làm rõ vấn đề.
- Vậy tức là… Thắng hơi lo.
- Thì có gì đâu. – Mai Thi thản nhiên nghiêm giọng. – Tôi có trách nhiệm tạo sự đoàn kết trong tập thể lớp, không thể để hiểu lầm và kéo dài mãi. Nếu hai bạn đó thật sự có… có cái gì đó không lành mạnh trong sang thì chúng ta còn kịp thời nhắc nhở. Còn ngược lại, Thắng nói oan dựng chuyện, đừng có trách tôi đem ra chi đoàn kiểm điểm.
- Ê! Dọa nhau à? - Tố Nga xong môi. - Muốn thì làm tới đi đâu ai sợ. Có Thắng mới nói đấy.
- Vậy chính mắt Nga cũng thấy à? – Thi nghiêm giọng hỏi. – Hay chỉ nghe lời Thắng nói? Tại sao chúng ta không khách quan nhận định. Tụi mình đều có văn hóa và trình độ hiểu biế nhất định ở mức độ nào đó, thì phải nên biết tung tin thấ thiệt sẽ gây tiếng xấu và mất thể diện cho Dũng và Hương chứ? Có thì không nói gì. Còn không, thử hỏi mặt mũi nào nhìn mặt ai? Vả lại các bạn cũng thừa hiểu, tụi mình còn trong lứa tuổi đi học, đâu cần phải nói xấu nhau để thỏa mãn lòng ganh tỵ…
- Thôi đủ rồi, lớp phó học tập và đoàn viên ưu tú có khác. – Thu Minh buông lời mỉa mai. - Ở lớp này ai mà không biết Mai Thi học giỏi, đạo đức tốt đâu mà khoe khoang mãi vậy, lên lớp giảng đạo hoài thì không chán, nhưng tụi này đã đầy tai đó. Minh trễ môi dài giọng. – Nói thật nha, tôi đây cũng mong họp lớp đó. Ở đây ai cũng có mắt, có tai, nếu không có gì với nhau sao kẻ chạy mưa, người đuổi theo gọi to lo lắng vậy?
- Ừ! Nói đi… cử chỉ thái độ như vậy là ý gì? - Tố Nga hất mặt đắc ý hỏi Mai Thi, rối nhìn Thắng đang xụ mặt động viên. - Thắng đừng sợ gì cả, có vấn đề mình mới nói.
- Oai dữ hén! – Trí Bảo nhếch môi. – Lo mà liên can đi, ở đó an ủi người khác.
- Cũng đâu mắc mớ gì tới Bảo.
- Dĩ nhiên, ngu sao chen vào chuyện thị phi. - Bảo nhún vai. - Nếu kể tội thì các bà đứng nhất đó.
- Vậy Vân nói đi, tại sao Bảo bỏ mức thi bong bàn? Mình vì tập thể, chứ không thể để tập thể vì mình, làm lớp phó thể thao như thế coi được không?
- Kệ cha tôi. – Vân cau cò, nhưng chưa kịp nói thêm lời nào thì giáo viên bộ môn đã bước vào lớp. Tiếng hô “nghiêm” của Bào làm cả lớp im thin thít và cúi rạp đầu vào trang giấy, ghi nhanh lại lời giảng dạy, nhưng chỉ có Cẩm Vân là bồn chồn nhìn qua cửa sổ.
- Vân! Lên bảng đi. - Tiếng thầy chủ nhiệm dõng dạc gọi làm cho Vân giật mình đúng phất lên.
- Thưa thầy… Vân ấp úng.
- Lên bảng, làm bài toán này coi.
- Dạ! – Vân tuân lệnh lên bảng, nhưng viên phấn trắng cứ cứng đơ trong bàn tay Vân.
- Giải đi! - Thầy hối thúc nhìn Cẩm Vân với đôi mắt nghiêm khắc trách cứ. – Em không làm được à?
- Thưa thấy… em…
- Dạo này em học tệ lắm đó. Tôi giảng khan hơi mỗi tiếng, để cố tạo làm sao cho học sinh mình dễ dàng tiếp thụ nhanh nhất, dễ hiểu nhất, nhưng tại sao các em lại có thể dễ dàng phụ tấm lòng của tôi như thế chứ? Không chủ tâm gì cả. Bài toán này tôi giảng vừa xong giờ ghi lại cũng không được. Theo em, mình đáng được điểm mấy vào sổ?
Vân cúi thấp mặt bối rối, hối hận theo từng lời quở trách của thầy, nhưng đồng thời cơn giận cũng đầy ứ trong lòng nhỏ.
- Về chỗ đi… Tiếng thầy lại vang lên. – Hôm nay em sẽ nhận thêm điểm một vào sổ nữa đấy. Cố mà học lên, đừng để tôi quá thất vọng đó. Mai thi đâu, ghi vào sổ đầu bài giùm thầy B nhé.
- Thưa thầy em… - Vân rưng rưng nước mắt với bờ mọi mím chặt.
- Em có gì muốn nói với tôi à?
Dưới lớp Tố Nga đúng bật dậy nhanh nhảu nói dối:
- Thưa thầy có lẽ… bạn Vân đang lo cho Dũng và Hương nên mới phân tâm. Xin thầy bỏ qua cho Vân lần này. Lúc nãy hai bạn ấy… chẳng biết cự cãi chuyện gì mà bỏ về trong mưa.
Cả lớp ồ lên nhốn nháo bàn tán theo lời Tố Nga nói. Bởi ai cũng rõ nhỏ nói dối hay nhất lớp, nhưng lại không thế nào ngờ dám nói dối luôn cả thầy chủ nhiệm.
Cẩm Vân ngượng nghịu cúi gầm mặt lí nhí nói:
- Thưa thầy Hương và Dũng… bỏ về trong mưa.
- Lúc nãy tôi có thấy, nhưng em có thể nói rõ rang hơn không… lo lắng cho hai đứa nó về việc gì?
- Dạ… em sợ Hương bị cảm. Cô Hiền nói Hương rất yếu hay bệnh luôn ạ.
- Nếu như thế… tại sao lại về lúc trời đang đổ mưa? - Giọng thầy nghi hoặc đến lạ lung. - Thật ra ở lớp đã xảy ra chuyện gì? Em nào biết rõ nói tôi nghe nào.
Cả lớp im thin thít, bao nhiêu đôi mắt đổ dồn về Cẩm Vân và Tố Nga. Thu Minh kéo nhẹ tay Mai Thi nói nhỏ:
- Thầy thương Thi lắm… đứng lên nói hộ giùm Vân vài lời tốt đẹp đi Mai Thi.
- Không, Thi chẳng dám nói dối thầy!
- Như vậy… Thi hẹp hòi lắm.
- Nghĩ sao thì tùy. – Thi thản nhiên gạt mạnh bàn tay Thu Minh. - Ðừng có lôi kéo mình vào cuộc, phiền phức lắm.
- Vậy Cẩm Vân chắc chắc bị điểm một?
- Ừ! Cho đáng đời.
- Thôi không truy cứu nữa. Cẩm Vân cho em về chỗ đấy. - Thầy đột nhiên dịu giọng âu yếm như người cha đang dây dỗ đàn con thơ dại của mình. - Ở nhà các em có cha mẹ, đến lớp có thầy và bạn bè, tại sao lại không chịu thương yêu giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ? Thầy chưa lắm cụ thể rỏ rang cho lắm, nhưng nếu ai đó cố ý phá hoại tình doàn kết của lớp, thầy nhất định không tha thứ đâu. Còn Cẩm Vân, em là cán sự lớp thì phải biết đi đầu trong mọi phong trào đó, biết chưa?
- Dạ… thưa thầy… em biết ạ! - Cẩm Vân đáp yếu xìu.
- Vậy nói đi… tại sao em không tham gia thi đấu?
- Em… em bận phụ cho mẹ, nên không có thời gian tập dợt, chỉ sợ đấu thua sẽ ê mặt với lớp và trường.
- Chỉ duy nhất mỗi lý do này?
- Dạ! – Vân gật đầu khẳng định.
- Vậy thì thầy kêu thằng Dũng và Trí Bảo tới nhà tập dợt cho em được không?
- Dạ được… nhưng sợ Dũng không rảnh. – Vân ngập ngừng nhìn Thắng ngầm ra hiệu. – Em nhờ Thắng kêu Dũng mấy lần rồi nhưng nó không tới.
- Thật à? - Thầy cau mày.
- Dạ phải. - Thắng đứng lên trả lời.
- Vậy thì Mai Thi và Vân, hai em tập dợt với nhau không được sao? Thật ra cái khó khăn này bắt đầu từ đâu. Tóm lại, thấy muốn nói với các em vài lời, hết tuần này thì đấu rồi. Cố tạo điều kiện tốt nhất để giành giải, không nên vì thù ghét cá nhân, bỏ mặt tập thể lớp. Cẩm Vân! Em hứa với thầy chứ?
- Dạ! – Vân ngần ngừ, nhưng cũng phải gật đầu, cũng là lúc tiếng chuông tan trường vang lên như xua bớt cái không khí ẩm thấp của buổi chiều mưa.
- Các em về đi. Mai Thi qua nhà Dũng coi Hương thế nào nhé. Có gì mai nói lại cho thầy biết.
- Dạ - Thi cúi đầu chào.
Cả lớp túa ra chộn rộn, ồn ào như cái chợ. Trí Bảo vỗ mạnh vai Thắng:
- Tới nhà Dũng không?
- Không! - Thắng cộc cằn trả lời.
- Tại mày chọc giận nó trước mà.
- Kệ! Tao không dư hơi năn nỉ. Nè! Mày đi bằng xe gì?
- Vẫn muôn thuở là xe đạp.
- Hừ! Chưa có tiền sửa. Nè! Tối nay đi soi ếch không Bảo?
- Không có đâu, đi mất công, ở nhà làm bài cho rồi. - Bảo bỏ Thắng đúng nơi cổng, nó đi vào lấy x era.
Cả hai chở nhau cùng hướng về nhà. Con đường đất đỏ thật sạch, sau cơn mưa… cỏ cây ven đường xanh tó hơn như vừa được gội rửa bụi. Mưa thưa dần rồi ngừnh hẳn. Trí Bảo chợt kêu lớn:
- Thắng!
- Gì?
- Bộ mày thấy Dũng và Hương… có thiệt hả? Rõ rang không?
- Tao dám đặt chuyện như vậy à?
- Tao… không tin. - Bảo nạt ngang. – Tao biết mày ghét Tuyết Hương.
- Nhưng tao không đặt điều vu khống. Có bữa tao tình cờ qua nhà Dũng thấy chuyện lạ nữa kìa. - Thắng chợt hạ giọng.
- Là chuyện gì nữa, nói tao nghe luôn đi. – Trí Bảo tò mò hỏi nhanh.
- Con nhỏ đó khó ưa, lại xấu tính, tao thấy nó chui qua rào nhà bà Năm, chắc hái trộm trái cây thì phải.
- Xạo nha Thắng! - Bảo khẽ cau mày mắng nhỏ.
- Là thiệt đó, nhìn đôi mắt lấm lét của nó thì chắc tao nghi đúng.
- Nhà nó ở thành phố nghe nói giàu lắm, ăn cắp làm gì cho tai tiếng, chắc không có như mày nghĩ đâu Thắng ơi!
- Vậy sao mày không chịu động não một chút. Ở thành phố có đầy đủ điều kiện sao không học, chui tọt về đây làm gì nếu không phải đi trốn?
- Cũng có lý. - Bảo gật gù. – Hương khó làm quen quá nên chẳng đứa nào biết tí gì về nó cả. Theo tao mình tìm cách hỏi thằng Dũng cho rõ đi.
- Nó không nói đâu mà hỏi cho phí công. Thôi dừng xe lại cho tao xuống, tới ngã ba rồi. Tao về nhé Bảo. Cám ơn mày nhiều!
- Có gì đâu!
Bảo cho xe chạy thẳng và ẩn mạnh chân lên bàn đạp để lấy đà lướt tới, nuốt nốt khoảng đường còn lại dẫn về nhà. Trong đầu Bảo, hình ảnh Tuyết Hương bỏ chạy khỏi lớp trong mưa cứ quẩn quanh mãi. Vừa phẫn nộ… vừa tuyệt vọng thế nào ấy!
- Bảo coi chừng!
Có tiếng con gái hét lớn và co chân đạp vào bánh xe vừa bon bon tới làm cho xe Bảo té nhào xuống cỏ, một bên vạt áo trắng lấm lem đất đỏ. Lồm cồm bò dậy, nhìn chiếc xe đạp thân yêu ngã chồng kềnh, xót ruột Bảo cau mày gắt lớn:
- Hai bà điên hả Tố Nga, Thu Minh?
- Ừ! Ðược hôn? – Nga chống tay vào mạng sườn, hĩnh mũi. – Ai biểu Bảo chạy xe mà đầu óc và con mắt đi du lịch làm gì. Nè! Nếu không có tụi này la lớn, dám Bảo làm bạn với “hà bá” lắm đó.
- Cám ơn bà nha! - Bảo khó chịu dài ngang, với cái lắc đầu khó chịu khi nhìn lại vạt áo của mình. - Kiểu này giặt không ra đâu. Ðây là bộ quần áo duy nhất của tui đó!
- Nghe than mà đứt ruột từng đoạn, từng đoạn nè. – Thu Minh cười pha trò. – Ngày mai, tụi này kêu gọi cứu trợ học sinh nghèo, vượt khó sẽ ghi tên cho Bảo lãnh một phần, đem về may áo mới, chịu chưa?
- Thôi, cho tôi xin. - Bảo thở hắt ra, - Hai bà muốn gì thì nói mau đi, còn cho tôi về nhà. Tối rồi, cái bụng tới giờ ăn nên đang biểu tình nè!
Cả ba cho xe chạy kề nhau một đoạn ngắn, Tố Nga vào đề:
- Cẩm Vân nó nhờ Nga nói lại với Bảo về việc thi đấu.
- Sao nữa?
- Vân muốn rút lui êm. – Thu Minh tiếp lời.
- Ai biết, muốn gì nói với thầy kìa.
- Không dám nói mới nhờ Bảo chứ.
- Tôi cũng chẳng hơn gì các bà đâu. Nè, hỏi thiệt nha… tại sao Cẩm Vân cứ treo giá hoài vậy? Tới thi đấu mà làm eo, làm sách. Về nói với bà ấy, giỏi cũng có người giỏi hơn đó.
- Bảo nói chuyện dễ xa nhau quá trời. – Vân đột ngột nói lớn từ phía sau lưng cả ba.
- Trời ạ. - Bảo đưa tay vịn ngực. – Bà định hại chết tôi à. Hú hồn, hú vía.
- Con tim Bảo có “gấu bắc cực” ăn cũng chẳng sao, nói gì hơi lớn tiếng. Nè! Lúc nãy Thắng nói gì vậy?
- Vân tìm nó hỏi đi. Tôi không ưa nhiều chuyện. Nói thật dễ mích lòng, nhưng thái độ và lời nói của Tố Nga ở lớp lá quá đáng đó. Tôi thấy như mình ỷ đông đàn áp người cô thế. Tuyết Hương dù gì cũng từ xa mới chuyển về, thân thiện được thì tốt, còn không cũng chẳng nên quá thành kiến.
- Ai biểu nó xí xọn làm chi! – Thu Minh chat chúa. - Chảnh không chịu nói, chẳng them làm quen với ai cả, ngoại trừ thằng Dũng, trong mắt con Hương có tụi này không, đó mới là điều đáng nói.
- Theo tao, nó ỷ lại thì đúng hơn. - Tố Nga cắt ngang. – Nó học giỏi lại tự cao tự đại nữa. Nhìn cái mặt ngố ngáo kiệu của con Hương, tao thật chịu không nổi chi là kết bạn chơi thân. Còn quỷ Dũng nữa. Từ cái dạo có con Hương tới giờ, nó chỉ biết quan tâm tới một mình con nhỏ đó, Bảo không thấy đáng ghét à?
- Không. - Bảo đáp tỉnh bơ. – Cư xử theo lối Dũng là quá hay đấy. Dù gì Tuyết Hương cũng tới ở nhờ nhà nó ăn học, không lẽ nào tẻ nhạt, dễ làm Hương áy náy lẫn mặc cảm. Bỏ đi, không nói chuyện tào lao nữa, Cẩm Vân, ý bà thế nào đây, bỏ thi đấu thiệt à?
- Ừ! – Vân gật đầu.
- Không hối hận chứ?
- Còn lâu mới có chuyện đó. – Vân ngang bướng cao giọng. – Ai giỏi thì vì tập thể đi, Vân không them.
- Ðược, đã thế thì tôi sẽ làm cho bà sang con mắt ra, bỏ ghét. Từ hôm nay coi như bà tự động chào thua vô điều kiện và chính thức rút chân khỏi đội thể thao của lớp lẫn trường. Còn việc thầy đối xử với Vân ra sao thì tôi cũng chẳng quan tâm đâu.
- Vân có thể hiểu lời Bảo như một sự dọa nạt nhau không đây?
- Tôi nói thật, chứ chẳng dám dọa ai cả. Bà không dự thi đấu thì có Kim Ngân lớp A3 lo gì. “Không mợ chợ cũng đông thôi”!
- Bảo… - Vân bị chạm tự ái cao, cơn tức giận lại ùn lên làm nhỏ nghẹn lời. - Ðược! Ðã thế thì tôi không có gì để nói nữa. Bảo đi tập dợt cho Kim Ngân là vừa, và hy vọng từ đây đừng làm phiền tôi nữa.
- Chuyện này thì Vân an tâm, cứ nghỉ ngơi thoải mái đi, đã không muốn thì chẳng ai dám miễn cưỡng. Sẽ không thu kết quả như ý đâu. Chỉ ngại… khi thật sự rút chân ra khỏi đội thì Vân sẽ cảm thấy buồn và khó chịu nhìn mọi người hăng say thi đấu đó. Tới lúc đó có muốn chen chân vô cũng không lọt.
- Xí! Ai cần chứ. – Vân gắt gỏng. – Tôi chẳng them hư danh.
- Nhưng bạn bè sẽ nói Vân làm cao… Vân còn kiêu ngạo gấp mấy lần người khác nữa. Vậy mà chửi Tuyết Hương là kênh kiệu!
- Bảo… - Vân ấm ức.
- Những gì có thể nói thì tôi đã nói xong cả rồi, bây giờ xin chào các bạn nhé.
Nói xong Bảo cho chiếc xe đạp của mình lao nhanh tới trước, tách xa bọn con gái, với nỗi bực bội cố nén.