Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Tâm hồn cao thượng

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 35537 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tâm hồn cao thượng
nhiều tác giả

KHÔNG CHỈ SỐNG VÌ MÌNH

Giữa năm 1994, túc trực bên mẹ ngày đêm ở khoa chiếu xạ, bệnh viện ung bướu, thầy Tân bao lần trào nước mắt bất lực nhìn những cơn đau vật vã của người mẹ già. Thầy ngửa mặt lên trời, cầu cùng trên trước “xin Trời Phật phù hộ cho mẹ con lành bệnh, con nguyện sẽ ở lại làm công quả cho bệnh viện, cụ thể là khoa phục nữ này năm năm…” Bệnh ung thư đã đến cấp độ 3 mấy ai chữa khỏi… Thầy đưa mẹ về nhà, tự tay sớm hôm săn sóc mẹ những ngày tháng cuối đời. Vợ thầy, con thầy không phải quên bổn phận dâu, cháu, mà vì thầy muốn mẹ được chăm sóc bằng chính tay đứa con trai mẹ đã rứt ruột sinh ra. Mẹ thầy nhắm mắt xuôi tay . Tang chế xong xuôi, thầy trở vào bệnh viện.

Mỗi ngày, từ lúc 5 giờ sáng người ta đã thấy thầy đi gom bình thuỷ của các bệnh nhân khoa chiếu xạ ra cổng mua nước sôi. Xong, thầy lại xách bốn xô nước máy để cuối phòng cho các bệnh nhân lau rửa. Rồi lại tất bật đến từng giường những người bệnh không có thân nhân đi theo chăm sóc để hỏi họ ăn gì thầy đi mua. Hôm nay bác sĩ cho đơn thuốc gì?…Thầy làm tất cả mọi việc mà người bệnh không tự mình đảm đương nổi. Từ chuyện đi mua đồ ăn, nước uống cho tới bao nhiêu chuyện dơ bẩn khác như đổ bô, tắm rửa, làm vệ sinh, giặt giũ, thầy không nề hà, không một cái nhíu mày cau mặt. Hơn cả người nhà, thầy Tân là người gần gũi với họ nhất, nhẹ nhàng, điềm đạm với họ nhất, những người phụ nữ trong cuộc chiến đấu với tử thần.

Một tháng ba chục ngày, thầy phải làm xong xuôi mọi việc trước 8 giờ rưỡi sáng để đến đúng giờ đó, thầy đạp xe đến lớp, thực thi bổn phận của một người thầy dạy Anh ngữ. Hai anh học trò thân cận nhất của thầy Tân, thương thầy vất vả cũng thu xếp công việc để dành thời gian rảnh rỗi tới giúp thầy. Chỉ một tuần lễ là mtừ thiên bên thầy đủ để họ quyết định…Vậy là thành một sư phụ với hai đệ tử đi làm công quả trong bệnh viện này.

Sáu giờ tối, kết thúc các cua dạy học của mình, ba thầy trò lại có mặt ở bệnh viện. Tất cả số tiền thầy làm ra, ngoài việc chi dùng cho các nhu cầu tối cần thiết của gia đình, thầy dành hết vào việc thuốc men, ăn uống cho bệnh nhân. Một phụ nữ Êđê nằm viện một thân một mình, bòn vét từng quả bơ, trái bắp, ôm cả con chó giữ nhà duy nhất xuống thành phố bán để lấy tiền nằm viện, không có tiền ăn cơm nói chi tiền mua thuốc. Thầy vét trong túi áo ra còn bảy chục ngàn, thầy đưa cho chị mười nghìn rồi cầm đơn thuốc chị đưa, thầy đi xuống quầy bán thuốc. Nắm bàn tay gầy guộc, khô đét của người phụ nữ miền núi, thầy động viên “Chị đừng khóc nữa. Sẽ hết bệnh để về với cái nương, cái rẫy mà”…

Mỗi tuần vào ngày thứ bảy, từ những đồng lương giáo viên của mình, ba thầy trò mua bột đậu xanh, đường gửi cho các bệnh nhân của khoa. Thầy nắm danh sách khoa còn rành hơn bác sĩ. Khoa này tổng số bao nhiêu bệnh nhân, mỗi phòng có mấy người, tên tuổi quê quán, hoàn cảnh, bệnh tình của mỗi người ra sao. Một thầy hai trò, sáng sáng lại đi gom, khuân một đống quần áo dơ bẩn của các nữ bệnh nhân không có người theo nuôi đi giặt. Nhiều người nàh gớm không giặt cũng đùn cho thầy, có người ỷ có thầy rồi bỏ về nhà luôn, không để lại một đồng tiền cắc bạc. Thầy vẫn vui vẻ giúp đỡ tất cả. Khi giặt đồ, ba thầy trò đứng dọc theo ba bồn, thầy đứng giặt ở bồn thứ nhất, nước đầu tiên, sau đó mới liệng qua anh kế tiếp. Thầy nhận luôn việc đi phơi và trả đồ cho từng bệnh nhân mà chưa hề làm lẫn lộn của ai.

Bệnh nhân khoa này, người họ gọi đến đầu tiên khi cần giúp đỡ là : “Thầy Tân ơi…” để được đáp lại ngày tức thời : “Cô (dì, má) cần gì con…?”

Chú Nguyễn Quang Phục, người nhà của cô Tiến từ Phú Mỹ, Bình Định vào đây chữa bệnh, kể lại :

Tôi là thằng đàn ông thương vợ, chăm sóc cho vợ mà người ta phải bầu là “người đàn ông trong năm” khi tôi theo nuôi vợ ở bệnh viện tâm thần Sông Ngang mà vô đây phải tự động đứng dưới thầy. Bảy tháng trời theo nuôi bà xã ở đây , tai tôi nghe, mắt tôi thấy những việc thầy làm, tôi kính phục và thương thầy quá. Cho nên tôi rất nóng mắt trước những thân nhân đi nuôi người bệnh mà gớm những thứ dơ bẩn rồi tránh xa, để thầy lẳng lặng hứng lấy. Nhiều lần tôi bất bình kêu người đó ra nói nặng “Sao lại có thể vô liêm sĩ mà lợi dụng lòng tốt của người ta quá như thế?”. Thầy nghe được lại chạy tới can, tôi xót xa cho thầy : “Thầy tốt quá, nhưng đừng để người ta lợi dụng như vậy rồi quay lại họ còn cười mình dại”. Thầy cười : “Kệ người ta anh à, tôi giúp là giúp những người bệnh, họ cần mình. Còn những người khoẻ mạnh, ăn ở ra sao, kệ họ. Phần lớn những bệnh nhân ở đây, rất ít người vào viện mà khoẻ mạnh trở ra. Những khi đớn đau vật vã lúc cuối đời, mình giúp đỡ an ủi được phần nào cũng làm giảm nhẹ nỗi đau thể xác, tinh thần cho họ được phần đó.”

Thầy làm công quả như bổn phận của thầy, vợ con thầy không thông cảm được và không thể nào chấp nhận nổi việc thầy cứ suốt ngày ở bên người bệnh ung thư, làm ra đồng tiền cắc bạc nào đem đổ hết cho những người không họ hàng quen biết. Con thầy rằn rựt :

Hồi đó ba hứa với Trời Phật là hứa nếu nội lành bệnh, chớ mà nội có lành đâu, mắc mớ gì ba phải vô trỏng làm công quả?

Con ơi, tất cả những việc làm bây giờ, không phải vì lời hứa với ai hết, mà vì những người bệnh đó họ cần ba. Con vô đó con coi, con mới biết con người ta tội nghiệp, con người ta đau khổ tới mức nào. Ba không thể sống sung sướng nếu như ba chỉ là một kẻ đi bố thí. Xin bà và các con, nếu không giúp tôi được thì hãy thông cảm, để tôi được tiếp tục…

Nắm tay người mẹ già xứ Kiên Giang, nhìn vào sắc mặt, thầy biết bà khó lòng qua khỏi. Thầy chạy vội ra chợ Bà Chiểu mua cho cụ một bộ quần áo mới. Đặt thau nước ấm xuống nền nhà thầy đỡ bà cụ dậy. Thấy một mình khó có thể làm vệ sinh cho cụ được, thầy hỏi : “Có ai là thân nhân của cụ không? Lại giúp tôi một tay”. Cô con gái út theo nuôi mẹ gớm máu mủ, gớm mùi nước tiểu bốc lên nồng nặc đứng trốn sau cánh cửa. Thầy hỏi đến hai lần vẫn không nghe ai đáp lời. Bệnh nhân trong phòng ào lên gọi tên, có người tức mình mắng cô con gái, cô ta khóc, chạy vụt xuống cầu thang. Người học trò vừa đi mua thuốc cho bệnh nhân vào, lật đật chạy lại giúp thầy. Lau rửa sạch sẻ, thay đồ mới cho bà cụ xong thầy ngồi trực bên cụ. Ba giờ sau, cụ ra đi. Trong thời khắc hấp hối, bà cụ không căn dặn lại được điều gì, chỉ dựa vào lòng thầy, nước mắt rỉ ra đục ngầu từ đôi mắt đã cạn : “Thầy ơi, tôi phụ ơn thầy, tôi…đi…tôi, cướp, cướp ơn thầy rồi!” . “Má!” - thầy trào nước mắt nghẹn ngào. Ba năm qua thầy có mặt ở các khoa này, trong bệnh viện này, bao nhiêu lần thầy đưa tiễn người bệnh - những con người thầy nâng đỡ từng bữa ăn giấc ngủ - ra đi, bao nhiêu người đã nói câu nói đó trong phút lâm chung. Thầy ôm lấy bà má Kiên Giang, ngửa mặt lên trời mà trào nước mắt. “Xin Phật Trời cho con khoẻ mạnh, để con suốt đời đi làm công quả!”

Lời người viết truyện :

Câu chuyện trên tôi viết về thầy Tân, người làm công quả ở bệnh viện Ung Bướu. Còn nếu như ai có thái độ giống tôi khi mới được nghe chuyện, “trăm nghe không bằng một thầy” thì xin hãy vào bệnh viện hỏi khoa phụ nữ thì từ người già đến con nít, họ sẽ tranh nhau nói cho bạn nghe, nói rất chi tiết, rất cụ thể. Và bạn sẽ được họ chỉ cho người đàn ông gần bốn mươi tuổi, dáng vẻ nhỏ nhắn thư sinh mang đôi kiếng cận, tánh tình hiền hậu, vui vẻ - người đàn ông mà không bao giờ chịu nói về mình, không cho biết họ tên, địa chỉ, không cho bạn giơ máy chụp một tấm hình và cũng không chịu nhận mình là “ông thầy Tân” của những người bệnh ở đây.

<< CHUYỆN CỦA BA NGƯỜI | TIẾNG RAO ĐÊM >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 401

Return to top