Đêm ấy trời mưa thật to.
Sáng hôm sau vừa dùng điểm tâm xong bà cô bảo Phục là suốt đêm qua bà đã bị mất ngủ vì tiếng mưa tí tách trên gác, có lẽ nóc lầu bị dột rồi.
- Nếu con không lên đấy xem lại, thì cô sợ nhà này phải bị lụt mất. Ngoài ra đồ đạc của ông Châu còn để trên gác cũng bị mục hư. Con chịu khó lên đấy xem sao.
Phục lên gác. Căn gác không lớn lắm. Đồ vật cũ bỏ ngổn ngang. Trên mái ngói có một khung kính nhỏ, nhưng ánh sáng bên trong vẫn lờ mờ. Phục mở đèn lên, chiếc bóng 60 watt không sáng lắm, nhưng cũng đủ thấy mọi vật. Phục tìm ra ngay lỗ hổng. Nhưng điều làm chàng ngạc nhiên là bên dưới lỗ hổng đó lại có chiếc thùng nhôm, nước gần đầy miệng, hèn gì không có đến một giọt thắm xuống lầu. Vậy thì đã có người chuẩn bị sẵn, chắc chắn người đó không phải là ông Châu, vì khi phát giác ra lỗ hổng thế nà, nhất định ông sẽ gọi thợ sửa ngay. Vậy trước khi dọn nhà đến, khi nông trại còn bỏ trống nhất định đã có người đến đây, đến thường xuyên nữa là khác. Phục nhớ đến câu chuyện Hồng đã kể chàng nghe - Thuở bé tôi thường hay leo lên gác một mình, núp trong xó kẹt suốt mấy ngày liền.
Vậy có phải Hồng chuẩn bị chiếc thùng này hay không? Trước một số những cái tại sao? Phục không khắc phục nổi tính tò mò và chăng bắt đầu tìm tòi. Đằng kia có chiếc ghế xoay, Phục bước đến, ngồi xuống ghế còn tốt, chỉ tội bàn tọa chàng lấm đầy bụi. Khi ông Châu giao nhà cho chàng ông có bảo: "Trên gác còn nhiều đồ dùng, nếu cần anh cứ mang xuống dùng". Vì vậy Phục quyết định sẽ mang chiếc ghế này xuống thư phòng. Cạnh chiếc ghế xoay là chiếc bàn với ghế nệm. Phục đứng dậy bước qua. Tất cả những đồ vật này còn tốt cả. Ông Châu không muốn dùng tiện nghi cũ nên cho tất cả lên trên gác này.
Trên bàn bụi đóng một lớp dầy. Phục cúi xuống nhặt cây phất trần rơi bên dưới, phủi nhẹ, những đám bụi ngủ yên lâu ngày được dịp bay loạn lên, khiến Phục bị ngạt ho liên tục. Dùng phất trần không hợp vệ sinh tí nào cả. Ném chổi sang bên, chàng chợt thấy trên một phần mặt bàn có vết. Đến cạnh Phục thấy hình quả tim có mực nguyên tử đỏ với hai hàng chữ:
Tựa lầu cao đợi chàng
Lòng em sầu vời vợi
Tim Phục đập nhanh. Chàng hình dung cảnh người đứng đợi. Một thiếu nữ u hoài, vẩn vơ, tiện tay khắc hình quả tim rướm máu này. Phục ngồi bất động. Rồi chàng lại táy máy đưa tay mở các ngăn kéo. Mỗi ngăn đều có mảnh giấy nhàu nát. Phục không ngăn nổi tính tò mò, chàng mở dần từng nùi giấy một xem. Hầu hết đều là những bài thơ đứt đoạn. Có trang lại đầy chữ ký, những nét chữ nguệch ngoạc Tâm Hồng, Tâm Hà, Lư Vân Phi. Lư Vân Dương... Ngoài còn có một số tên mà chàng không biết như Tiêu Nhã Thường, Giang Lý, Hà Tử Phương... Một tấm giấy khác lại vẽ hình hai quả tim, chung quanh hai quả tim đó lại có những quả tim nhỏ, mỗi quả tim nhỏ lại có một số tên như Tâm Hà, Tiêu Nhã Thường, Giang Lý, Nguy. Như Trân... Mỗi một cái tên như thế được lập lại nhiều lần. Tại sao vậy? Phục ném những mảnh rời vào tủ, chàng mở ngăn kéo khác. Bên trong có một vài quyển tiểu thuyết; Tiếng chuông trên chiến địa, Notre Dame de Paris, Bảy từng Trời, Chị em Gali... Sách được bao kỹ lưỡng, sạch sẽ. Mở thêm một ngăn tủ bên trong có quyển nhật ký trên bìa có hình hoa hồng, trên trang đầu chữ ký thật bay bướm:
Lương Tâm Hồng.
Phục xúc động thật sự. Phục lật từng trang một.
Lòng tôi như lửa đốt. Những ngọn lửa bừng cháy trong tim như hỏa sơn sắp nung cháy mọi vật. Đây có phải là tình yêu chăng? Nếu là tình yêu sao tôi lại đau khổ như thế này? Hay là không phải.
Mấy lúc gần đây tôi không còn tin ở chính mình nữa, vì rất nhiều chuyện tôi có cảm giác như mình lầm to. Nhạy cảm đa sầu là chứng bệnh ư? Muốn xóa bỏ bao nhiêu phiền nhiễu trong đầu, nhưng tại sao xóa mãi vẫn không nhòa?
Cha dọa nếu tôi không chấm dứt cái hành động gọi là "trẻ con" thì người bắt buộc dùng biện pháp mạnh. Cha lại còn mắng tôi là hoang đường, vô tri và không chịu hiểu gì cả. Đó phải chăng là cái nhìn của người lớn tuổi với tình yêu? Nhưng có chắc gì người lớn không có tình yêu chăng? Tình nồng của cha ngày xưa còn hơn ta ngày nay, thế mà sao người lại muốn giết chết mối tình của ta chứ? Họ đã giết chết mẹ, thế sao giết luôn cả ta đỉ? Trời ơi mẹ con tôi đáng tội biết chừng nào.
Mấy hôm liền anh Phi cộc cằn quá thể. Thôi nghĩ có lẽ bị cha rầy la. Phi tuy dễ quên nhưng cũng dễ giận... Tôi thật khổ sở, cố gắng không làm phiền chàng nhưng chàng vẫn la hét tôi. Chàng bảo nếu tôi không muốn trốn đi với chàng thì chàng sẽ bỏ tôi. Tôi chỉ còn biết khóc, quỳ xuống chân chàng van xin. Trời ơi sao tim tôi tan nát thế này, tôi sẽ phải xử trí sao cho phải đây?
Đứng suốt ngày trên gác đợi Phi, nhưng chàng không đến. Bây giờ trăng đã lên cao, chắc chàng không đến rồi! Suốt ngày không ăn uống, vừa đói, vừa khát lại vừa mệt. Giờ về nhà, có lẽ lại phải bị cha mắng. Trời ơi! Con đã mệt mỏi lắm rồi!
Lại cãi lý với ba mẹ. Cha bảo cha sẽ sa thải Phi ra khỏi sở của người để tương lai của chàng mù mịt. Hà đứng ra biện hộ cho Phi. Con bé thật lanh lợi. Tội cho em tôi, nhưng có thật là em ruột tôi không hay chứ?
Đến nhà Phi đụng độ với Nhã Thường. Chàng không có ở nhà, Dương bảo có lẽ Phi đến sở. Mong rằng vậy?
Cha bảo nếu Phi không đến sở đều đặn, ông sẽ sa thải. Cha lại bảo Phục thẹt két. Tôi. cho Phi quá nhưng cũng tội cho tôi.
Nhã Thường với Dương thật xứng đôi. Họ sẽ không trở ngại như tôi, cầu mong như thế! Cầu mong tất cả những người yêu nhau trên đời đều được như thế! Anh Phi lúc nào cũng thúc dục tôi:
- Theo anh đi Hồng! Hãy theo anh!
Tôi làm sao có thể bỏ đi theo chàng được? Nhưng cái gìđã ràng buộc tôi phải ở lại chớ? Đạo đức? Gia đình? Nỗi lo sầu về tương lai? Hay là?... Tôi sợ quá, cái bóng đen kia mãi ám ảnh. Chàng giận hờn... chưa bao giờ thấy chàng hung dữ như thê. Tôi vừa khóc vừa kéo chàng đến gần vực thẳm cận rừng phong.
- Giữa hai ta, nếu sau này ai phụ bạc, người ấy sẽ phải chết dưới vực này!
Chàng cảm động ôm tôi hôn lấy hôn để và tự trách mình ngu dại và hứa sẽ tin nơi tôi mãi mãi, chúng tôi ôm nhau khóc òa...
Đọc đến đây, Phục gấp nhanh sách lại chàng vừa cảm động vừa sợ hãi. Quyển sách này còn nói gì đây nữa? Ông Châu đã hủy tất cả những thư từ của Phi gởi cho Hồng, nhưng ông không ngờ trên căn gác nhỏ này lại có một quyển nhật ký quan trọng như thế. Có lẽ ngoài Hồng và kẻ đã chết, không một kẻ thứ ba nào biết nơi này. Do đó, sau cái chết của Phi, không ai đến đây lục lọi. Có tiếng bà cô từ dươi nhà vọng lên đứt ngang dòng tư tưởng của Phục.
- Phục ơi, có thấy gì không mà ở suốt buổi thế? Lỗ hổng to lắm à?
Phục đóng vội ngăn kéo lại, nhét quyển nhật ký vào túi, hấp tấp bước xuống nói:
- Đâu có gì đâu? Bên dưới đã có chiếc thùng thiếc để sẵn hôm nào nắng lên con leo lên nóc xem sao.
Bà Cô chợt la lên:
- Trời ơi, sao người con đầy bụi thế này, lớn rồi mà chẳng khác gì trẻ con tí nào, thay áo cho cô Liên giặt đi chứ?
Phục nóng lòng muốn đọc hết quyển nhật ký vì vậy chàng thấy tốt nhất mình không nên cãi lại bà Cô và chàng đi thay ngay áo quần. Cầm quyển nhật ký bước ngay vào thư phòng, thì tiếng bà cô từ phòng khách vọng vào:
- Phục ơi, có ông Châu đến chơi nè con!
Ông Châu à? Nhưng ông Châu nào? Phục hấp tấp nhét sách vào ngăn tủ, bước ra phòng khách. Ông Châu tay xách dù còn đẫm nước mưa, dáng dấp thật rỗi rãi tươi cười:
- Nghe nói bé Nhụy ngã bệnh hả ông?
- Vâng, bệnh suyễn lại tái phát. nhưng lành rồi, tôi để nó nằm nghỉ hai ngày. Mời, mời ông vào thư phòng, trong này có lò sưởi ấm lắm.
- Vậy thì tốt quá, bên ngoài lạnh quá, lạnh cóng, tôi không hiểu tại sao trời lạnh thế này mà hai cô gái tôi lại thích lẩn quẩn mãi trong núi làm gi?
- Tuổi trẻ đâu có sợ lạnh hở ông! Chàng nói xong, chợt có cảm giác như vừa đưa mình vào thế giới của tuổi trẻ. Kéo ghế ngồi cạnh lò sưởi. Chàng lại nhẹ hỏi:
- Có phải cô Hồng lại bệnh nữa?
- Không phải thế, nhưng Hà đêm rồi bị sốt, hai cô con gái của tôi yếu đuối làm sao!
Hai người ngồi xuống ghế. Cô Liên đưa trà đến. Ông Châu đốt điếu thuốc, mắt liếc vào bản thảo để trên bàn, điệu bộ như đang có gì lo lắng:
- Tôi có làm rộn việc sáng tác của ông không?
- Dạ không đâu, việc sáng tác là tùy hứng chớ không nhất định lúc nào cũng viết. Thế hôm nay ông không đến hãng à?
- Dạ, tại trời lạnh quá tôi lươi đến sở.
Trời lạnh không đến sở, thế đến đây làm gì? Có mục đích gì chăng? Nhứt định ông Châu phải có gì mới đến đây trong lúc trời mưa gió thế này. Phục châm điếu thuốc chờ đợi. Quả nhiên một lúc sau, ông Châu nói:
- Anh Phục, hôm nay tôi xin phép làm mất tí thời giờ của anh vì tôi có một vài câu chuyện muốn nói với anh.
- Gì đấy? Phục ngẩng lên.
- Chuyện thế này... Hình như tôi đã kể cho anh nghe chuyện của Hồng rồi chứ? Ông Châu nói như chỉ nhếch môi.
- Vâng.
- Vì thế tôi muốn cảnh giác anh một điều là Tâm Hồng... nó làđứa con gái thật bình thường, chỉ tại bệnh hoạn và sốn nghiều ảo tưởng quá nên... nên... tôi lo quá. Những tiếng sau cùng, ông Châu nói thật khó khăn.
- Sao?... Phục không ngăn được sự lo lắng. Sao? Hồng đã gặp phải chuyện gì ư? Chàng hồi hộp ngắm ông Châu. Tại sao ông ấy có vẻ ngần ngừ thế? Lửa đốt trong lòng Phục - Sao? Cô ấy trở bệnh nặng rồi ư?
- Không, không sao cả. Ông Châu vội đính chính.
- Thế ông cần tôi giúp chuyện gì?
- Tôi rất cần anh giúp.
- Việc chi?
Ông Châu chậm rãi hít một một hơi thuốc, mắt nhìn Phục với vẻ soi mói giọng nói ông rắn cỏi.
- Mong anh đừng gần gũi nó nhiều.
Phục thót tim, tàn thuốc rơi nhanh vào hỏa lò, máu nóng như dồn lên đầu làm mặt Phục đỏ hồng
- Ông nói sao ông Châu? Xin ông giải thích rõ hơn.
Ông Châu nói với giọng bình tĩnh:
- Xin anh đừng hiểu lầm, tôi không bao giờ có ý nghĩ lầm anh đâu, chẳng qua tại tôi lo cho con gái tôi, đứa con gái nhiều ảo tưởng. Hồng nó không hề nghĩ rằn ganh lớn tuổi hơn nói nhiều lại là bậc cha chú, dã có vợ có con... Mong rằng những điều tôi nghĩ hơi quá lố, nhưng nếu chẳng may nó sa ngã thật rồi sao? Đã có một thảm kịch xảy ra, nếu tái diễn sợ nó chịu không nổi...
Lần đầu tiên Phục nhìn thấy trên gương mặt tình cảm kia hiện lên vẻ lạnh lùng, cứng rắn một cách tàn nhẫn. Câu nói nghe giản dị như lời trách móc con gái, nhưng lại chứa đựng một lời cảnh tỉnh gớm ghê. Này, ễnh ương đừng mong ăn được thịt thiên nga nhé! Phục ơi! Mi phải nghĩ lại phận mày đi, đừng ngu dại mà trêu vào cô nàng, hãy hiểu rằng mày không xứng tí nào với Hồng cả nhé!
Phục ngỡ ngàng nhả vòng khói thuốc, lòng thầm đánh giá con người ngồi trước mặt. Thuở xưa Phi cũng đã phải nhẫn nhịn những lời nay chăng? Quả thật cáo già, có thể đoán biết được sự thành hình của tình cảm Phục, để kịp thời ngăn ngừa. Thế thì, những ngày qua Hồng có quả thật nàng đã bị bệnh hay là bị ngăn cấm?
Phục lắc đầu. Thôi được! Muốn ẩn cư trong núi để trốn tránh nhân tình thế thái lại vướng phải bao rối rắm khác. Niềm đau cũ chưa nguôi, bây giờ lại thêm phiền muộn mới?? Chấm dứt đi! Bắt dầu từ nay không nên liên hệ gì đến gia đình họ Lương nữa.
- Ông cứ yên tâm, tôi hiểu ý ông muốn nói gì, từ đây tôi sẽ không bao giờ làm phiền ông.
Ông Châu cười đấu dịu:
- Lời nói của ông làm tôi yên tâm, vì tôi tin anh. Anh cũng hiểu cho tôi, khi nào con gái anh lớn lên, rồi bổn phận làm cha sẽ bắt anh phải làm những chuyện như thế. Ông Châu lại nhìn Phục mỉm cười, nụ cười khô héo đau khổ, vì ông biết rằng mình đang làm chạm tự ái một nhà văn - Anh Phục tôi rất ân hận, nhưng anh phải biết đây là một chuyện bất đắc dĩ...
- Ông không cần giải thích, tôi hiểu. Phục nói nhanh giọng nói của chàng có vẻ mất bình tĩnh và lạnh nhạt. Tình bằng hữu giữa hai người đàn ông hình như đã tàn theo ánh lửa của lò sưởi - Tôi hiểu nỗi khổ tâm của ông. Phục nói một câu thật ngắn nhưng đầy ý nghĩa làm ông Châu nghẹn lời. Điếu thuốc đã tắt lửa, Phục ngẩng lên với cử chỉ như ngầm bảo câu chuyện đã kết thúc. Ông Châu hiểu ý, miễn cưỡng đứng lên nói:
- Xin chào ông làm phiền ông quá.
Phục chẳng giữ lại, không khách sáo ông đưa khách ra cửa. Ông Châu đứng ở ngạch cửa giương dù lên, khẽ liếc sang Phục, khuôn mặt Phục lạnh lùng khó chịu khiến ông hối hận. Ông định nói một câu gì đó, nhưng lại thôi và quay đâu đi.
Phục đóng cổng, trở về thư phòng, cài chặt cửa phòng, chàng ngồi lặng lẽ bên lò sưởi một lúc, rồi đứng dậy đến trước tủ sách lôi quyển nhật ký kia ra, trở về trước lò sưởi, tự nhủ: Từ nay chuyện ai nấy lo, ta không thèm để ý đến nữa. Tất cả những bí mật của họ Lương ta để mặc họ. Tiện tay, chàng ném quyển sổ vào hỏa lò. Phục yên lặng đứng nhìn. Lửa không lớn ngọn lắm, bìa sách lại dầy nên cháy thật chậm. Bìa sách cháy vàng, ngọn lửa liếm dần một góc. Bỗng nhiên Phục nhanh tay, lôi vội quyển sách ra ném xuống đất và dập tắt lửa. May quá lửa chưa táp đến giấy bên trong, chỉ tội những ngón tay chàng bỏng rát - Mi ở đâu ta trả mi về nơi đó vì ta không có quyền hủy bỏ mi.
Phục leo lên gác, bỏ quyển sách vào ngăn tủ.