Sau ba ngày mệt nhọc, Địch Quân Phục rồi cũng sắp đặt được nhà cửa một cách ngăn nắp. Nông trại thiết lập trên đỉnh cao, biệt lập với mọi người, không khí sơn dã tinh khiết, tiếng trúc reo hòa lẫn tiếng chim hót. Địch Quân Phục cảm thấy mình như vừa tìm được phục hồi sinh lực. Không phải chỉ có mình chàng, mà ngay cả bé Nhụy, đứa con con gái sáu tuổi của chàng cũng cảm thấy như thế, nó vui lắm, lúc nào cũng hét vang vang:
- Cha ơi! Ở đây vui quá vui quá! Con hái được nhiều quả hồng, nhiều hoa lắm, này cha xem.
Thật vậy, chung quanh sườn núi, hình như lúc xưa đã được vun trồng, nên đầy rẫy những cây chuối xứ, hoa tóc tiên, rau cần và lài. Đến bây giờ, tuy đã bị bỏ phế, nhưng hoa vẫn bừng nở khắp nơi bên sắc đỏ của rừng phong. Quả lại đào nguyên ngoại giới. Địch Quân Phục mong cái thể xác mệt mỏi của chàng sẽ được yên ghỉ trong thế giới thần tiên này và lần hồi chàng sẽ khôi phục lại được con người thực của mình. Chàng cũng mong bé nhụy sẽ manh khỏe hơn. Nếu không vì bé, có lẽ Phục cũng quyết định dứt khoát việc dọn nhà đến đây. Vị y sĩ đã cảnh cáo:
- Đứa bé này rất cần ánh nắng mặt trời, cần được ở nơi cao ráo một thời gian. Bệnh này rất nhạy cảm, không thể ở nơi ẩm thấp, anh phải chăm sóc nó kỹ lưỡng hơn, nó ốm yếu lắm đấy!
Thế là Phục đã don đến nơi này, Đối với chàng sau bốn mươi năm bây giờ chỉ còn bé Nhụy là hết. Chàng không thể để mất luôn đứa con gái duy nhất của chàng, nhất định là không! Phục có thể hy sinh tất cả để chỉ mong bé Nhụy được vui vẻ, bình yên. Mới có ba ngày mà mặt con bé rám nắng đỏ hồng. Phục vừa cảm thấy an ủi, vừa xót xa. Vì ngoài ánh nắng ra chàng biết nó còn cần cái khác nữa. Mỹ Như! Đúng ra em không nên bỏ đi như vậy.
Đến ở nông trại người phật ý nhất là bà cô và Liên, cô tớ gái. Bạn của cô ta đều ở Đài Bắc và Phục mỗi tháng cho cô ta nghỉ hai ngày, vả lại từ nông trại đến Đài Bắc ngồi xe đò không đếm một giờ là đến nơi. Liên vào phụ giúp gia đình Phục đã năm năm, cô ta cũng rất mến bé Nhụy vì cô đã bồng ẵm từ thuở còn trong nôi và cô phải miễn cưỡng đi theo. Còn bà cô ? Người đã đem gần hết quãng đời mình để chăm sóc cho Phục, chỉ biết cằn nhằn:
- Phục, mày thấy bất tiện không ? Tao không biết rồi đây làm sao đi chợ, từ đây xuống tới chợ ít nhất cũng phải trên hai mươi phút chớ đâu ít ỏi gì.
- Nhưng chúng ta có tủ lạnh mà, cô Liên chỉ cần đi chợ một tuần một lần là được rồi, đi bộ nhiều đối với những người trẻ tuổi như cô Liên càng tốt chớ có sao đâu ?
Khi vừa dọn đến được hai hôm có một công nhân khoảng năm mươi tuổi, từ đường mòn dưới núi lên nông trại, tay xách một giỏ lớn đầy thức ăn, vừa cười vừa nói:
- Tôi là Cao, tài xế của ông Lương, bà chủ tôi nghĩ ông mới dọn đến chưa rõ đường đi nước bước, bảo tôi mang đến một ít đồ dùng cho ông... Vợ tôi cũng làm cho ông bà Lương, cứ cách ba hôm là tôi lái xe đưa đi chợ một lần. Bà chủ nói nếu ông cảm thấy việc đi chợ mua thức ăn bất tiện thì tôi có thể mang về dùm.
Bà Lương quả thật chu đáo, gói quà toàn là những thức ăn ngon từ trứng gà, đùi heo, xúc xích đên cả thịt tươi. Bà cô sung sướng lắm không cằn nhằn việc chợ búa khó khăn nữa. Và trong cuộc sống hằng ngày sau này, quả thật việc đi chợ không còn là một vấn đề phiền phức cho gia đình.
Rồi ngày qua ngày Phục biết có một con lộ lớn ăn thông ra chợ quận, rồi từ đấy có thể đi xe đến Đài Bắc. Nhưng nếu muốn đến Vườn Xa Mù thì chỉ cần qua con đường này có th ể dẫn sâu vào những dãy núi sâu thẳm. Cảnh sắc đẹp như một bức tranh. Phục kính nể ông Châu vì ông đã dám mua cả vùng núi này để lập nên nông trại to lớn trong hai mươi năm nay. Mặc dù trên phương diện nông nghiệp ông ta đã thất bại, bỏ dở cả đám bò sữa, dê, gà để nhảy vào thương trường. Tuy nhiên Vườn Sa Mù đã được xây cất đẹp đẽ. Núi non hoang vu đã được khai thác, những con đường mòn ngoằn nghoèo khắp nơi, đều dẫn đến những vùng triờ đẹp đẽ đầy hoa thơm cỏ lạ. Chỉ mới có ba ngày, mà Địch Quân Phục đã hoàn toàn bị khung cảnh chinh phục.
Vật liệu kiến trúc nông trại phần lớn là những thân mộc thơ sơ. Cây cột thật to, cánhcửa nặng nề với những song cây thô kệch. Gỗ lại giữ nguyên màu, không sơn phết, ngay cả những cánh cửa cũng thế, nhưng lại tạo cho người một cảm giác gần thiên nhiên. Trong nhà, bàn ghế cũng thật nặng nề, những chiếc ghế gỗ thấp và nặng, vững vàng. Chiếc phòng khách thênh thang không gây cho người cảm giác chật hẹp khó chịu. Đối với những người thích xu thời, gian nhà này quá lạnh lùng, quá thô kệch. Nhưng với Phục thì chàng cảm thấy không có gì làm chàng hài lòng hơn. Nông trại rất lớn, ngoại trừ gian phòng khách, còn năm gian phòng khác cũng thật rộng.
Địch Quân Phục đã dùng một căn lớn làm thư phòng, chàng xếp tất cả sách vở lên những ngăn tủ trên vách. Đối với chàng, ngoài bé Nhụy chỉ có sách là đáng kể, đáng quí mà thôi. Bốn gian còn lại phân phối làm phòng ngủ của chàng, bé Nhụy, bà cô và Liên.
Ngoài những phòng này ra, nông trại còn có một căn gác lửng trên chất đầy những vật dụng cũ. Định Quân Phục vì không cần dùng thêm nên cũng không tìm đến để làm gì. Phía sau nông trại là gian nhà chất củi, cỏ rơm và cây vụn, bên cạnh đó hàng rào, có lẽ đã được dùng làm chuồng nuôi bò, dê. Chồng nuôi gà ở tận phía sau bây gi ờ bỏ trống.
Trước nông trại, chiếc sân rộng trồng một vài cây cổ thụ to, một cây hồng phong, lá rụng đầy mặt đất. Sau nông trại là khu rừng phong với những thân cây thật to, hướng những chiếc lá về tia nắng lấp lánh, đỏ như lửa nhưng ráng chiều, như bầu trời trước hoàng hôn. Bìa rừng phong là một vực thẳm, được ngăn bằng một hàng lan can dầy và chắc, chỉ có hàng lan can dầy là được là được sơn màu đỏ tươi. Hàng lan can còn mới, có lẽ vừa được xây lại để ngăn với vực sâu. Địch Quân Phục nghĩ rằng trước khi giao nhà cho chàng ở, ông Châu biết chàng có đứa con sáu tuổi nên mới cho người đến xây chiếc lan can này.
Dọn nhà là một việc làm cực nhọc, nhất là đối với người đàn ông thì càng rắc rối hơn. Không có bà cô, chàng sẽ không biết phải làm thế nào mới đúng. Nhọc nhằn bận rộn suốt ba ngày. Buổi hoàng hôn hôm nay, mới được rảnh rỗi bách bộ quan sát khung cảnh chung quanh một chút.
Theo đường mòn, Địch Quân Phục chậm rãi bước đi, những đám hoa kèn nở đầy trên triền núi, rung rinh theo từng cơn gió, ngã lùa như những dợn sóng nhấp nhô trông thật sống động. Lá phong khô dòn rơi ngập đường đất. Hai chú bướm trắng đuổi bắt nhau trên ngọn cỏ, lúc cao lúc thấp lúc xa lúc gần, ánh nắng lấp lánh hồng đôi cánh nhỏ. Buổi hoàng hôn mùa thu, mây núi, cỏ cây khiến người ngây ngất.
Phục thơ thẩn đi sâu vào núi. Trong khung cảnh vắng lặng, với cơn gió nhẹ mùa thu cùng những tia nắng cuối cùng của một ngày sắp tắt, một thứ tình cảm nhè nhẹ pha lẫn chua xót len vào hồn chàng. Bất giác Phục nghĩ đến câu thơ tiền nhân:
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai gia?
Niệm thiên địa chỉ tutu
Độc thương nhiên nhi khấp ha.
Tạm dịch:
Trước chẳng thấy ai qua
Sau không hay ai tới
Ngước mắt nhìn trời đất
Mà lòng thấy xót xa
Phục như cảm thấy cảnh núi rừng đang cuốn hút lấy mình.
Trước mặt chàng một hòn đá to chắn ngang, cỏ mọc rậm rạp che khuất hẳn lối đi vào thung lũng, rải rác đây đó những tảng đá to nhỏ nằm dài. Phục đứng lại, ngẩng đầu nhìn bầu trời cao, từng cụm cây bị ráng chiều nhuộm đỏ. Thung lũng trầm mặc quá, sương núi tỏa ra che mờ cảnh vật, bóng tảng đá nằm dài trên mặt đất, gió luồn qua khe níu tạo nên những âm thanh trầm buồn, đôi bướm trắng giờ đã bay đi mất.
Phục rơi vào trạng thái lâng lâng. Trong khoảnh khắc chàng lại nhớ đến Mỹ Như. Nếu Mỹ Như ở đây, nàng sẽ nghĩ thế nào ? Nàng sẽ thích chăng ? Chàng biết rằng, sự thật đã khác hẳn, trời đất bao la mà bạn tri âm đâu sao chẳng thấy ? Tim chợt nhói đau, cảm giác bàng hoàng chợt đến.
Bỗng một tiếng động làm Phục giật mình, hình như có tiếng thở dài, xa vắng và buồn bã. Trong thung lũng này còn có người khác ngoài chàng nữa sao ? Chàng giật mình đứng thẳng người lên, lắng tai nghe không có một tiếng gì ngoài tiếng gió thổi. Hay là ảo giác ? Phục lắng nghe thêm một lúc quả thật không có một tiếng động nào nữa cả. Chàng quay lại nhìn về hướng nông trại, đứng ở đây có thể thấy rõ hàn glan can sơn đỏ của nông trường với mái ngói ẩn sau tàn cây phong. Một luồng khói lam từ nóc nhà đang bốc lên. Có lẽ cô Liên đang bận làm cơm tối, chàng cũng nên trở về nhà là vừa.
Nhón gót lên sửa sọan bước đi, bỗng tiến gthở dài ban nãy lại vọng lên. Phục dừng chân lại lần này chàng có thể cam đoan quyết mình không còn lầm lẫn mà đây là một sự thật vì sau tiếng thở dài là giọng đọc thơ của một người con gái vang lên, ấm và thanh với những lời thơ chàng nghe hình như là "Thật buồn khi đến lầu Tây" gì đó. Phục yên lặng nghe ngóng.
Nước sông còn có khi ngăn
Đá cao có lúc lăn xuống đèo
Buồn này đã tự hôm nao... ?
Chỉ những câu này, cũng đủ làm tim Phục đập nhanh phải chăng người thiếu nữ đã hiểu thấy tâm trạng của chàng ? Phục rất tự hào về cái đọc sách uyên bác của chàng, thế mà vẫn chưa tìm ra được xuất sứ của những câu thơ trên. Chàng tiếp tục nghe ngóng, tiếng đọc thơ lại tiếp tục:
Nước sông còn có khi ngăn
Đá cao có lúc lăn xuống đèo
Buồn này đã tự hôm nao... ?
Vẫn còn canh cánh làm sao dứt đành
Cạn ly ngày tháng qua nhanh
Mà sao còn đó bóng hình chưa phai
Lá phong rụng ngập lối này
Những mong mượn lá đề vài câu thơ
Nhưng làn gió núi thoảng qua
Đã mang chiếc lá bay xa phương nào
Tiếng đọc vừa dứt, tiếp theo là dư âm của tiếng thở dài trầm trặc, như một thứ uẩn ức khôn cùng. Phục không ngăn nổi tò mò, bước tới trước. Như bị thu hút, Phục bước vòng qua tảng đá và đưa mắt tìm kiếm.
Vừa bước qua khỏi tảng đá lớn, Phục đã nhận ra dáng dấp thiếu nữ đọc thơ ban nãy. Nàng ngồi trên một tảng đá mặt hướng về phía Phục, nàng mặc áo dài, mái tóc tung bay theo gió, trên đầu gắn một nơ đen. Gương mặt thanh tú trắng trẻo kia có lẽ vì sự xuất hiện đột ngột của Phục chợt hiện rõ nét kinh hoàng, đôi mắt nàng mở rộng, đôi mắt thật tuyệt vời dù tràn đầy ngơ ngác, khiến Phục có cảm giác như mình là kẻ có tội Chàng thấy thật ân hận vì đã phá vỡ sự yên tĩnh, đã xâm phạm và đời tư của người khác.
- Xin lỗi cô.
Phục bối rối nói, chàng không còn dám bước tới thêm bước nào nữa cả, vì hình như cô thiếu nữ đang ở trong trạng thái kinh hoàng tột đô.
- Sự thật tôi không có ý quấy rầy cô. Tôi là người mới dọn đến đây, tôi ở trên nông trại trên kia.
Thiếu nữ vẫn tiếp tục nhìn chàng, hình như cô bé không hề để ý đến lời nói của Phục tí nào cả. Đôi mắt vẫn chưa tan vẻ kinh hãi, đôi tay ghì chặt quyển sách trên gối, một quyển sách bọc vải hình như đã cũ.
- Thưa cô! Phục tiếp, chàng cố gắng bước đến gần cô một chút - Tôi họ Địch, Địch Quân Phục.
Phục bước về phía thiếu nữ, bây giờ chàng đang đứng trước mặt cô bé. Thiếu nữ càng lộ vẻ hốt hoảng, bất giác bước lùi về phía sau, rồi hét một tiếng thật to, quyển sách trên tay rơi xuống đất, không buồn lượm lên, cô bé quay đầu chạy mất. Cô ta chạy thật nhanh, chỉ một thoáng là chiếc bóng đã khuất sau đám cỏ rừng của ngọn núi đang tràn ngập sa mù.
Phục ngơ ngác, chàng không hiểu hình dáng của chàng có gì làm cho cô bé hoảng hốt đến độ như vậy ? Dù chàng không đẹp trai lắm nhưng cũng đâu đến độ xấu xí như quái vật đâu. Đứng ngơ ngẩn nhìn về phía núi đồi, thật khó hiểu. Phục lắc đầu, không hiểu những gì mình vừa thấy ban nãy có phải là ảo giác hay không ? Hay là bộ Óc mãi lo cấu tạo nhân vật tiểu thuyết của chàng đã bị những ảo giác ám ảnh. Hay nàng là yêu nữ trong rừng. Những hình ảnh trong truyện liêu trai nhu vậy vây kín lấy chàng. Nhưng chợt nhớ tới quyển sách rơi trên bãi cỏ, quyển sách mà cô bé đã bỏ lại. Hiển nhiên là có một thiếu nữ đã hoảng sợ bỏ chạy vì chàng.
Phục hơi hoảng hốt, chàng buồn bã không ngờ mình lại đáng sợ như vậy. Cúi xuống lượm quyển sách lên. Hàng chữ bên ngoài bìa đề Lịch Triều danh nhân thi tuyển. Trang đầu, trên phần giấy trắng có nét bút lông đề:
Tặng Tâm Hồng, đứa con gái yêu quí của cha.
Mùa Giáng Sinh năm 1965
Tâm Hồng ? Có phải đây là tên của cô bé đó chăng ? Hay là tên của một người nào khác ? Lòng Phục chợt rung động khi nghĩ đến "Vườn Xa Mù". Vì chỉ có nơi đó mới phù hợp với cách phục sức của cô bé và nội dung quyển sách. Như vậy thì cô bé này là con của ông Châu ư ? Trong một phút, Phục chợt có ý đem quyển sách đến Vườn Sa Mù trả lại cho cô chủ, nhưng rồi lại nghĩ lại chàng lại thôi. Bởi vì mặt trời đã lặn đi tự bao giờ rồi, màn đêm đang kéo đến, che khuất cả núi đồi cây cỏ. Đường mòn đã mất dấu, biết đâu Phục sẽ bị lạc trong thung lũng này. Vả lại, gió đêm trong núi đã thổi đến mang theo hơi lạnh buốt người.
Cầm quyển sách trên tay, Phục trở về nông trại. Bé Nhụy đứng tựa cửa đang chờ chàng. Cơm tối đã dọn sẵn trên bàn, mùi thơm phưng phức của thức ăn như đợi chờ người cầm đũa. Phục bây giờ mới thấy rằng mình quả thật đang đói đến cồn cào.
Cơm xong, Phục cho bé Nhụy ôn bài vở, vì cơ thể bé Nhụy quá yếu, phải nghỉ học, nhưng chàng không muốn để nó quên hết chữ nghĩa nên mỗi ngày đều phải ôn bài, ôn xong, chàng sẽ đùa vui với nó một lúc, rồi cho đi ngủ.
Phục trở về thư phòng, bật đèn lên, ngồi xuống ghế tựa, lật quyển "Lịch triều danh nhân thì tuyển" ra. Đây là quyển thơ được tuyển chọn từ đời nhà Thanh, những bài thơ đều được chọn một cách kỹ lưỡng, có lẽ gồm rất nhiều quyển này.
Lặng lẽ lật một vài trang, quyển sách đã được chủ nhân xử dụng quá nhiều, được chú thích chi chít bằng những gạch mực. Phục đọc thử một vài đọan, và bị cuốn hút ngay không rời được khỏi quyển sách. Nét chữ rất đẹp, khiến cho chàng ngạc nhiên. Đây không phải là lời bình giải mà là những cảm nghĩ của người đọc.
Hầu như tất cả văn học nghệ thuật chỉ bàn về vấn đề tình cảm. Nhưng tình cảm con người là gì ? Nó chẳng qua nguyên nhân của sự đau khổ ? Tình cảm chân thật lúc nào cũng bị ràng buộc với niềm đau, phải chăng đây là sự bi thảm của nhân loại? ?
Nhưng không có tình cảm, thì làm sao có cuộc sống của con người ? Làm sao có lịch sử và văn học nghệ thuật ?
thế hệ chúng ta rất đang buồn, đáng tội, tất cảnhững lời hay, tiếng đẹp đã được tiền nhân xử dụng cả. Ta sinh ra quá muộn ư ? Hay là vì không sáng tạo được cái gì đẹp ?
Trí thức là sợi dây trói buộc con người, càng đọc sách nhiều ta sẽ càng cảm thấy mình thật bé nhỏ.
Quả tội cho Liễu Vình, nếu có thêu thùa bầu bạn cùng chàng, tiếc cho niên thiếu một thời trôi mau thì tại sao chẳng đem yên lụa khóa kín đi, để cho Yến Tô bịn rịn với cuộc sống ?
Lời thơ thật đẹp, nhưng tiêu cực. Tôi nghĩ rằng những tình cảm đẹp như thế này thật sự không có ở thế gian này.
Bên trong, còn có những câu không liênhệ gì đến thơ văn cả, mà chỉ là những lời phát biểu về tình cảm.
Những người sống mà không hiểu tình cảm là gì thì đời thật vô nghĩa, thật ngu đần. Trái lại những kẻ sống nhiều cho tình cảm thì lại quá khổ sở, đau đớn. Vì vậy, tốt nhất nên là chú lừa ngu đần sướng hơn. Nhưng làm người, ai lại chịu hồ đồ như thế ?
Lợi dụng tình cảm như một công cụ để đạt đến mục đích của mình. Những người như vậy đáng giết!
Những kẻ coi tình cảm như một trò đùa - Đáng giết.
Nhừng kẻ vô tình mà làm như hữu tình - đáng giết.
Một lô những chữ đáng giết khiến Phục ngạc nhiên, chàng lật thêm vài trang, càng lật càng bị thu hút càng thấy lạ lùng. Mỗi một hàng chữ hình như là đều chứa đựng những tình cảm thật bồng bột, thật nóng nảy, như một vật nguy hiểm sắp nổ tung, như một tâm hồn đang tuyệt vọng!
Phục đóng sách lại nghĩ ngợi, chàng hồi hộp lo lắng ở bài sau cuốn sách, có một bài thơ ngắn viết bằng chữ nho.
Nhìn tháng ngày đi nhanh vùn vụt
Nỗi cô đơn đã nặng bờ vai
Bâng khuâng nhớ chuyện xa xôi
Ý xuân nồng đã tàn phai bao giờ
Khúc nhạc vàng giây tơ đã đứt
Cánh diều bay vun vút bên song
Khu vườn bát ngát lời chim
Chung quanh những cánh hoa tim nở đầy
Lòng tơ tưởng về người còn nặng
Nỗi niềm riêng canh cánh khôn nguôi
Nào ai đã biết sầu đời
Xin cho tôi được giải bày niềm riêng
Đây không phải là một trái tim lạc lõng, mà còn là một trái tim cô đơn. Phục nhìn lên ngọn đèn, tai lắng nghe tiếng hạc đêm réo gọi với tiếng gió u hoài bên song, chàng bị rơi vào nỗi ưu tư vời vợi.