Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tiểu Thuyết >> Người Thăng Long

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 24617 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Người Thăng Long
Hà Ân

Chương 14

Từ mười chín tháng chạp, bô lão nhiều hương đã về đến kinh thành theo chỉ tuyên triệu của Thượng hoàng. Hương Hoằng cử cụ Bành thay mặt. Cụ Bành vừa tới kinh thành thì Chiêu Văn vương đã sai gia tướng đón ông cụ về phủ đệ khoản đãi và ở đấy chờ đến ngày đại hội tiến triều. Chiêu Văn vương cũng muốn qua cụ Bành, tìm hiểu lòng người ở cái hương xinh đẹp ven biển thân thiết với ông.
Cụ Bành lần này lên kinh thành mang theo nhiều món lễ vật của dân hương Hoằng biếu Chiêu Văn vương: bóng cá thủ, vây cá, mực Thanh, nước mắm vò đầu thơm sánh, đều là hải sản quý. Dân hương còn cho mang lên một chiếc áo lụa màu tía để xin Chiêu Văn vương đổi cho một chiếc áo khác ông đang mặc. Chiêu Văn vương hiểu rằng sau khi ông không chịu cho tên tuổi, dân hương Hoằng lập mẹo lấy cho được một chiếc áo có hơi hướng của ông để đem về thờ trong đình làng. Nhưng cầm chiếc áo lụa tía lên xem kĩ, Trần Nhật Duật chợt thấy lòng bồi hồi.
Chiếc áo được may rất khéo, đường kim mũi chỉ chẳng những của một cô gái có bàn tay kì diệu mà rõ ràng người may áo đã dùng cả tơ lòng mình vào công việc đó. Ông dùng gang tay đo thử cổ áo, vai áo. Ông chợt mỉm cười kín đáo. Người may áo đã không đo người ông mà sao chiếc áo đúng kích thước đến thế. Đôi mắt Chiêu Văn vương thoáng láng ướt. Hồi đầu tháng chạp này, nhân một buổi lên phường Yên Hoa tra soát những người ngoại quốc an tháp ở đấy, ông đã giục ngựa đi thêm một đoạn đường nữa để đến vãn cảnh chùa làng Nghi Tàm. Ừ, phải rồi, hôm ấy là mùng một tháng chạp, người kinh thành theo đạo Phật đi lễ các chùa, dâng hương, niệm Phật... Bấy giờ đã gần trưa, chùa Nghi Tàm yên lặng soi bóng xuống mặt nước hồ Dâm Đàm phẳng lặng như mặt gương. Trần Nhật Duật để những người tuỳ tùng lại trên đê, ông đi qua sân chùa trên. Mùi hương trầm ngào ngạt, tiếng mõ trầm mạc, tiếng tụng kinh của một lão ni mơ hồ như từ Thiên Trúc đưa về làm cho Trần Nhật Duật cảm thấy như mình đã trút tất cả bụi đời. Chùa trên rất sâu nên ánh sáng yếu. Trần Nhật Duật đứng một lúc mới quen mắt. Ông nhận ra đằng sau lão ni ngồi tụng kinh, có một người con gái chân ngồi xếp thẻ đang thành kính chắp hai tay khấn khứa. Người con gái ấy là Mơ. Không có một sự hò hẹn nào trước cả nhưng hai người không cảm thấy đột ngột chút nào và cũng không hề lạ lùng chút nào ở cuộc gặp gỡ này. Hình như họ yên trí con tạo đã hiểu lòng họ và vạch sẵn đường đời đôi bên đi phải gặp nhau. Mơ khẽ khàng bước ra khỏi chiếu, xỏ chân vào đôi dép cong.
Vườn sau chùa Nghi Tàm nhìn chéo ra khoảng hồ Dâm Đàm rộng mênh mông. Sương bay là là trên mặt nước chỉ hơi gợn sóng. Những con sít, những con sâm cầm vừa ngụp lặn kiếm ăn vừa đuổi nhau, ghẹo nhau.
- Kính lạy đức ông, mai sớm em xuôi thuyền về phủ Thiên Trường. Em chúc đức ông ở lại được an khang.
Trần Nhật Duật dịu dàng nhìn cô gái, ông muốn dặn dò cô gái rất nhiều, ông muốn bộc bạch lòng ông nữa nhưng không hiểu sao ông chỉ nói rất ít.
- Bọn giặc tràn xuống đến nơi rồi, mọi việc là hẵng tạm xếp lại đã. Mong em hiểu lòng ta.
Mơ chảy nước mắt, những giọt nước mắt vừa xót xa vừa sung sướng. Trần Nhật Duật tháo trong ngực áo ra một chiếc khánh vàng. Đó là chiếc khánh ông đeo từ năm lên một tuổi. Mặt khánh chạm bốn chữ rất tinh tế: “Chiêu Văn đồng tử”. Ông đưa chiếc khánh cho Mơ.
- Cái này của mẹ cho. Em giữ lấy nó cũng như giữ lời nguyền của ta.
Hôm sau, cô gái lên thuyền xuôi hương Hoằng. Bây giờ thấy trong lễ vật bày ra trước mặt có chiếc áo lụa tía may rất khéo, Trần Nhật Duật chợt thấy lòng bồi hồi. Ông nói với cụ Bành:
- Thôi được! Mọi việc sẽ đâu có đó. Bây giờ cụ cứ ở đây. Triều hội chưa đến ngày. Cụ cứ ăn cơm, uống rượu rồi đi thăm phố phường cho biết.
Ông lại sai gia nô đưa cụ Bành đi thăm phố phường Thăng Long. Ông bảo quản gia đưa tiền cho người dẫn đường đưa cụ Bành đi và dặn hễ cụ xem ra thích cái gì thì cứ việc mua luôn biếu cụ. Ông cũng sai mua the màu đại hồng may cho ông cụ một chiếc áo dài tay thụng để làm áo tiến triều. Và, mặc dù cụ Bành chưa phải cậy đến một cây gậy chống, Chiêu Văn vương vẫn sai gia nô đi kén ở phường Tàng Kiếm một cây gậy trúc đùi gà đẹp tuyệt trần. Chiếc gậy có bịt mấy vòng khâu bạc chạm chữ thọ.
Nửa đêm ngày mười chín, có chỉ vua kèm thẻ phù vàng chạm chìm hình hai đầu hổ triệu Chiêu Văn vương vào cung. Vua Nhân Tông trao cho hai anh em Chiêu Minh, Chiêu Văn hai trọng trách. Đức ông Chiêu Minh sẽ là quan tướng điển nghi coi về mọi mặt lễ tiết trong buổi triều hội long trọng sắp tới. Đức ông Chiêu Văn là quan tướng trấn thủ kinh thành trong những ngày trước, đang và sau cuộc triều hội. Quyền trấn thủ kinh thành bao gồm việc sắp xếp đặt nơi ăn chốn ở cho các bô lão bốn phương, việc định chỗ đóng quân cho các vương hầu các lộ về dự triều hội, việc phòng giữ và yên dân, việc phòng cháy và nạn trộm cắp... Nhưng thú vị nhất là công việc trấn áp quán sứ của gã Đạt Lỗ Hoa Xích. Bây giờ không còn là lúc phải dè nể gì thằng này nữa. Nhân Tông muốn nhân dịp này mượn mồm tên Đạt Lỗ Hoa Xích để nhắn với Thoát Hoan câu trả lời của nước Đại Việt: Sẵn sàng giáng như sấm sét bất kì bọn giặc xâm lăng nào! Ý muốn của Nhân Tông có đôi chút xốc nổi nhưng các đức ông Chiêu Minh và Chiêu Văn cũng chiều ý cháu mình.
Thế là ngay sáng hôm hai mươi, Chiêu Văn vương ra lệnh cho Dã Tượng, viên chỉ huy đội tượng binh của phủ Hưng Đạo, đem một đàn voi bốn mươi tư con đến buộc ở bãi cỏ bên cạnh quán sứ Đạt Lỗ Hoa Xích. Những con voi trận gầm gừ cả ngày. Chúng kéo lê xích chân kêu loảng xoảng. Chốc chốc chúng lại ré những tiếng như gọi bạn rừng xa xôi. Tiếng voi ré làm cho đàn ngựa trong tàu của quán sứ Đạt Lỗ Hoa Xích sợ cuống lên. Chúng cắn thừng, giằng thừng, đá vào dóng gỗ chắn cửa chuồng ầm ầm. Những thằng dũng thủ Thát Đát đứng trong hàng rào nứa của quán sứ hầm hầm nhìn ra. Những thằng thơ lại Hán thì chửi đổng bằng thứ tiếng ngọng líu ngọng lô. Thoạt đầu chúng định cho người ra đuổi đội tượng binh đi, nhưng sau Buyan Têmua nhìn thấy những tốp kị binh thương giáp sáng loà đi tuần, Buyan Têmua đâm ra sợ. Gã Đạt Lỗ Hoa Xích đã hiểu rằng việc buộc voi bên cạnh quán sứ không phải là do viên tiểu tướng chỉ huy đội voi mà là do lệnh từ cao hơn thế nhiều đưa xuống, vậy thì có nói cũng chẳng ăn thua gì. Hơn nữa ngay sáng hôm ấy, Buyan Têmua được tin quan tướng trấn thủ kinh thành đã nã bắt tất cả những kẻ vẫn thường ra vào quán sứ Đạt Lỗ Hoa Xích. Gã Đạt Lỗ Hoa Xích mới đầu sửng sốt rằng tại sao cái lũ “An Nam” man mọi này lại dám chống lại “thiên triều”. Hắn tự nói thầm rằng từ xửa từ xưa tất cả các lũ Man, Di, Địch, Phiên chống lại “thiên triều” là chỉ có chết, nước mất nhà tan, chỉ trừ... à, trước hết hãy trừ ra cái bọn rợ Đột Quyết, cái bọn này đã cho “thiên triều” bao phen nghiêng ngửa. Ừ, rồi thì lại phải trừ cái bọn Nữ Chân cũng làm cho “thiên triều” khốn đốn, rồi đến năm cái bọn rợ Phiên, rồi đến cái bọn đã bắt cả hai vua Tống bắt đem về giam trong một cái giếng cạn, thí cho một mớ giẻ rách mà che thân chống lại cái lạnh băng tuyết của rừng cây lá tùng phương bắc, chúng đã làm hai vua Tống quên mất mình là phận trời giao, thân là con trời. “Thiên tử” đâu phải chuyện chơi. “Thiên tử ” là vua của tất cả các vua, là vua của tất cả mọi dân tộc, là cha của cả thiên hạ, kể cả cái lũ đông Địch, bắc Phiên, tây Di, nam Man cũng phải là con đỏ của “thiên tử”. Nó giam vua Tống tức là giam bố chúng nó.
Nhưng mà cứ phải trừ ra, trừ ra... như thế nhiều quá. Cái lũ man di mọi rợ này sao mà đông quá lắm thế. Chúng thời nào cũng làm cho “thiên tử” đau đầu. Lần này không khéo cái bọn “Nam Man” này cũng lại làm cho “thiên tử” đau đầu một lần nữa chăng.
Có một điều chắc chắn rằng Buyan Têmua đau đầu. Gã Đạt Lỗ Hoa Xích vội sai một tên thư lại thảo một bản cáo để gửi về nước. Đề phòng bản cáo lọt vào tay quan tướng nước Việt, Buyan Têmua sai viên quan thông đạt phải học thuộc lòng bản cáo, còn bản cáo thì đốt ngay trước mặt Đạt Lỗ Hoa Xích. Chiều ngày hai mươi, Buyan Têmua cho viên thông đạt cầm thẻ phù sơn đỏ chạm rồng của Nguyên chúa lên đường về nước. Nhưng tên này chưa đi hết địa phận kinh thành Thăng Long thì đã bị bắt ở bên kia bến Đông. Tên này bị lôi đến trước mặt quan tướng trấn thủ và hắn đã trổ tài học thuộc lòng để mong được Chiêu Văn vương tha tội chết. Bản cáo thế là đến tay các tướng giữ các trọng trách của triều đình nước Việt.
Chiêu Văn vương cười nói với Hoàng Mãnh:
- Thật bõ với lúc chúng mình bị nó ngáng giáo chặn lại ở ngã ba phường Cổ Vũ.
Hoàng Mãnh chỉ cười. Anh ta đang có ý định xui Dã Tượng giả vờ đánh sổng voi, xua nó chạy vào sứ quán Đạt Lỗ Hoa Xích để “xem cái ổ nhặng xanh ấy nó vi vo thế nào?” Nhưng ý định ấy không được đem ra dùng. Chiều hôm đó, Hoàng Mãnh được lệnh Chiêu Văn vương đem quân tuần sát các khu trong kinh thành có người ngoại quốc ở để sinh sống hoặc lánh nạn. Hoàng Mãnh sai truyền loa nghiêm cấm các người nước ngoài đang cư ngụ tại Thăng Long không được rời kinh thành nếu không có thủ lệnh kèm theo tín bài của quan tướng trấn thủ Trần Nhật Duật.
Chỉ một ngày mà không khí kinh thành sôi động hẳn lên. Người ta dọn đồ quý về quê. Người ta đưa các cụ già và trẻ nhỏ ra khỏi kinh thành. Người ta mua sắm võ khí. Ngay cả những đám cưới mà đồ lễ dẫn cũng phải có võ khí.
Ba ngày liên tiếp, quang cảnh náo nhiệt diễn ra ở khắp các phủ đệ kinh thành. Các bô lão đại diện cho các hương lên kinh theo chỉ tuyên triệu của hai vua. Những hương gần kinh thành, đường gần nên các bô lão về sớm. Lên đến Thăng Long, các vương hầu trấn thủ các lộ đã cho gia tướng đón các cụ về phủ đệ khoản đãi trọng hậu. Cụ nào cũng đã có bộ cánh mới do dân hương may sắm cho nhưng các vương hầu vẫn kén the lụa thượng hạng may quần chùng áo dài, tay thụng cho các cụ. Và mỗi cụ phải có một chiếc gậy chống vừa đẹp vừa lạ. Thôi thì đủ các loại gậy trúc đùi gà, trúc xương cá, gậy lụi, gậy lõi mun, gậy gụ, gậy song xanh, gậy song vàng...
Ba ngày này, Trần Nhật Duật làm việc không biết mệt mỏi. Người ta thấy quan tướng trấn thủ có mặt ở khắp nơi. Ông đến các đồn binh đôn đốc việc tuần phòng và tra soát kẻ lạ mặt. Thực ra công việc này dù có làm kĩ đến đâu cũng không ai an tâm.
Ngày hai mươi hai, Trần Nhật Duật sai tì tướng vào quán sứ Đạt Lỗ Hoa Xích mời gã ta đến tướng phủ Chiêu Văn ăn tiệc. Đây cũng là cách dò xét tình ý một cách trực tiếp lòng dạ viên Đạt Lỗ Hoa Xích. Khi tiệc tan, Chiêu Văn vương mời Buyan Têmua ra cửa Giang Khẩu xem đua thuyền. Chiêu Văn vương cho các loại thuyền thoi, thuyền chiến nặng có lầu, thuyền nan cỡ nhỏ, cỡ to... đua. Các đô thuỷ của lính tứ sương đã làm cho Buyan Têmua biết thế nào là sở trường sông nước của người phương nam.
Sáng hôm hai mươi ba tháng chạp, đúng lúc các gia đình phường phố đang sửa soạn cúng tiễn ông Táo lên chầu trời, quan tướng điển nghi Chiêu Minh đại vương ra mệnh lệnh khẩn cấp:
- Lính đô Thần Sách được lệnh ra quét dọn điện Hô Trà bên cạnh bến Đông Bộ Đầu. Lính phòng thành được lệnh quét dọn và làm cỏ sạch sẽ con đường trồng hoè dẫn từ bến Đông về tới cửa Đông hoàng thành. Bến thuyền cũng phải sang sửa kĩ lưỡng, nhất là các bậc lên xuống thì phải phẳng phiu dễ đi.
- Các nội giám, cung nữ làm việc trong bếp ngự được lệnh sửa soạn đại tiệc cho một ngàn người dự. Đặc biệt là các món nấu phải thực chín thực nhừ, rượu phải kén thứ cốt chính cống kẻ Mơ.
- Các nội sai cung Thánh Từ được lệnh đem lính đô Hổ Dực đến điện Diên Hồng để trần thiết sao cho cực kì trang nghiêm tráng lệ.
Sẩm tối hôm hai mươi ba, đức ông quan tướng trấn phủ Chiêu Văn vương sai thét loa cho khắp sáu mươi mốt phố phường kinh thành biết tin sáng ngày mai, Thượng hoàng và Quan gia sẽ thiết triều hội trọng thể các bô lão cả nước để hỏi về việc tối quan trọng của nước nhà. Loa cũng truyền lệnh của Trần Nhật Duật cấm ngặt các tôn thất, quan lại và thế dân không được tụ bạ gây nhốn nháo trong phố phường. Ban đêm nếu ai có việc ra phố thì phải mang đèn và phải có tín bài của đội trưởng phòng thành mới được đi từ phường này sang phường kia.
Trần Nhật Duật đã phi ngựa qua cổng quán sứ để chính mắt xem xét động tĩnh trong quán sứ. Tuy nhiên để đề phòng viên Đạt Lỗ Hoa Xích gây nhiễu loạn trong kinh thành, Trần Nhật Duật sai nhiều đô lính cưỡi ngựa tuần hành qua quán sứ của gã Đạt Lỗ Hoa Xích để đe nẹt gã.
Tờ mờ sáng ngày hai mươi bốn, trên sông Cơ Xá xuất hiện nhiều thuyền bè cắm cờ cắm phướn đỏ rực sông. Có thuyền từ mạn xuôi lên. Có thuyền từ cửa sông Thiên Đức thuận dòng lao vun vút về bến Đông.
Cả một mặt sông bao la đầy buồm gấm. Những con thuyền đủ loại của tất cả các miền xa lạ của đất nước. Đấy là loại thuyền mũi vươn cao cong như cần cổ thiên nga, hai bên mạn cặp những cây luồng to làm phao. Trần Nhật Duật nhìn thấy bóng dáng quen thuộc của các bô lão miền Quy Hoá đứng trên mũi những con thuyền đó. Đây là loại thuyền mình dài như con thuồng luồng trong thần thoại, hai bên thuyền những cặp bơi chèo chìa ra đều tăm tắp quạt nước. Đây là loại thuyền biển vùng Vân Đồn, vỏ tròn trái dưa, bồng bềnh lướt trôi như không chạm nước. Đây là loại thuyền nan có mui lá nhẹ nhàng, đơn sơ của vùng ruộng trũng đồng chiêm phủ Thiên Trường. Đây là loại thuyền đinh vuông vức, bề thế, chắc chắn trước sóng biển, sóng lừng của các phủ Diễn Châu, Hoan Châu. Những con thuyền từ nhiều lộ đưa bô lão và các vương hầu về Thăng Long dự yến vua ban.
Đoàn thuyền hộ tống Trần Quốc Tuấn từ sông Thiên Đức rẽ qua sông Cơ Xá lúc trời bình minh. Trần Quốc Tuấn đứng trên mui thuyền say sưa ngắm cảnh trời nước mênh mang. Cảnh trí và không khí sớm mai trong lành gợi cảm xúc lâng lâng trong tâm hồn vị tướng già.
Hôm nay, Trần Quốc Tuấn về kinh chầu vua. Cụ Uẩn lo lắng về tuổi cao của Trần Quốc Tuấn nên đã nài ông phải khoác thêm chiếc áo bông vỏ may bằng nhiễu kì cầu trước khi rời thang mộc ấp Mai Hiên. Đáng như mọi lần cụ Uẩn sẽ là người giữ lái thuyền tướng nhưng lần này thì không bởi vì cụ đã được dân hương và thái ấp Vạn Kiếp cử làm người thay mặt lên kinh hầu chỉ vua. Trần Quốc Tuấn đã sai gia nô đội Yết Kiêu đem mười chiếc thuyền to có lầu, đưa cụ Uẩn và các bô lão các hương ven hai bờ sông Lục Đầu về Thăng Long. Những chiếc thuyền ấy đang giương buồm thênh thang mé trước mặt vị tướng già và ông có thể nhận ra bóng dáng thấp nhỏ rụt rè của cụ Uẩn.
Chân trời đàng đông bừng sáng lên. Thăng Long vụt hiện ra lộng lẫy với muôn ngàn cờ xí. Trên dòng sông bao la, thuyền các lộ chen nhau như lá tre.
Bình minh trên sông thật khoáng đạt. Cây cỏ hai bờ một màu xanh non và những con cò trắng tinh khôi sợ hãi bay tít trên cao tránh tiếng hò khoan nhặt của thuỷ thủ. Tiếng hò bát ngát trên sông chen tiếng ốc trầm đục của thuỷ thủ lộ Hải Đông gợi không khí hội hè thượng võ.
Trần Quốc Tuấn đăm đăm nhìn Thăng Long yêu dấu. Kinh thành hôm nay bừng tươi lên. Đội trống đồng của cấm quân đang đánh điệu mừng.
Kìa, đỉnh tháp Báo Thiên xa lắc và mé ngoài là cửa Giang Khẩu rộng thêng thang. Kìa, là nóc vọng lâu của cửa Đông, bên trên bay phấp phới lá cờ đại bái chỉ dùng trong những lễ lớn hoặc lúc xuất quân. Còn đây là những nóc nhà cao, thấp lô nhô của phố phường nơi ông đã từng rong chơi những ngày còn trẻ.
Trần Quốc Tuấn chợt thấy yêu Thăng Long biết bao nhiêu. Thăng Long là một kinh thành chứng kiến biết bao vinh quang của dân tộc. Thăng Long lưu giữ quá nửa tâm hồn của ông. Trần Quốc Tuấn nhớ tới những trại trồng hoa với những cô gái quê chất phác, những cô gái có đôi tay kì diệu vun xới nên những đoá hoa lộng lẫy ngát hương. Ông nhớ tới những đêm thả thuyền trên hồ Dâm Đàm, nghe những cô phường làm giấy vừa hát vừa giã dó đêm khuya. Ông nhớ tới những ngày rằm tháng giêng ngào ngạt khói hương cửa Phật. Những cụ bà, những người mẹ đi lễ chùa xin lộc cầu phúc cho con cháu và đó cũng là những ngày ông cưỡi ngựa rong chơi xem cỏ non mới mọc. Ông nhớ cả những phố phường đông đúc, người bán, kẻ mua, nhớ tiếng ồn ào, tiếng gọi, tiếng cãi nhau, nhớ cả những bận rượu say chếnh choáng từ Hoàng Mai lần về vương phủ.
Những ngày trai trẻ ấy qua đi đã lâu nhưng vẫn in đậm trong tâm hồn ông khiến cho ông lưu luyến say mê cái kinh thành mà mỗi bước chân đi người ta lại tìm ra một điều chi mới lạ...
Thuyền dồn cửa bến, sóng dềnh lên làm cho những con thuyền chao nhẹ. Trần Quốc Tuấn nhìn chung quanh. Các thuyền khác đang dẹp lối để nhường thuyền của ông cặp bến trước. Ông quát to:
- Các thuyền quân hãy giạt ra để các bô lão lên bộ trước!
Ông im lặng nhìn các con thuyền chở các bô lão đi qua trước mặt mình.
Có tiếng xôn xao hỏi nhau:
- Ai đấy? Ai đấy?
- Quốc công Hưng Đạo vương chứ ai.
Thế là tiếng chào ran lên:
- Kính lạy đức ông.
- Kính lạy Quốc công.
Trần Quốc Tuấn tủm tỉm cười đáp lễ. Các bô lão vẫn lần lượt đi qua trước mặt ông. Cụ nào cũng mặc áo mới. Ông nhìn thấy cụ Uẩn xúng xính trong tấm áo the hoa chữ thọ nhuộm thâm. Tấm áo này do dân hương Vạn Kiếp cử người sành sỏi về tận làng La Khê kén the tốt may cho cụ Uẩn. Trần Quốc Tuấn gọi to sang thuyền ông cụ:
- Cụ ơi! Nhớ lời uỷ thác của dân hương nhá!
Tất cả các bô lão bên con thuyền ấy cũng ồn lên:
- Quốc công cứ yên trí. Chúng tôi cứ xin Quan gia gọn một chữ “Đánh!”
Thuyền các bô lão lần lượt cặp bến Đông. Trần Quốc Tuấn nhìn thấy quan tướng điển nghi Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải chỉ huy các quan kinh thành ra đón các bô lão. Chiêu Minh đại vương đứng bên dưới cái nghi môn vóc đỏ, chắp tay chào các bô lão. Các quan chia nhau mời các bô lão lên võng. Mỗi cụ ngồi riêng một võng bên trên che hai chiếc lọng xanh. Phường Hoè Nhai đông kín người.
Khi thuyền Trần Quốc Tuấn vào bến, đoàn bô lão đã đi gần xong. Ông ra lệnh cho tất cả số quân về hôm nay phải chỉnh bị hàng ngũ. Các chiến thuyền đỗ theo từng quân, mũi quay ra sông sẵn sàng rời bến. Thuỷ thủ không được rời thuyền và ai đứng vào chỗ nấy. Ông ra lệnh cho quân bộ và quân kị xếp thành từng khối vuông vức hai bên đường hoè. Đội nào đem phướn của đội ấy lên đầu hàng quân. Sau đó Trần Quốc Tuấn sai cắm ngọn cờ Tiết chế lên đài cờ.
Lúc ấy, mặt trời lên. Nắng chiếu vào thế trận uy nghi, lập loè ánh binh khí. Quân sĩ đứng im phăng phắc, chỉ thỉnh thoảng có tiếng ngựa chiến nện vó hục hặc. Nhìn một lượt thật chậm, thật kĩ lưỡng, Trần Quốc Tuấn hài lòng. Quân sĩ các lộ khoẻ mạnh. Binh khí sắc bén, quần áo đủ ấm. Có những chiến sĩ như thế này một tướng giỏi có thể đánh thắng một kẻ địch hung hãn, thiện chiến tưởng như vô địch. Trần Quốc Tuấn ra lệnh đánh một hồi chiêng, cho quân sĩ nghỉ tại chỗ. Nguyễn Địa Lô dắt con ngựa tía mật đến cho ông nhưng Trần Quốc Tuấn không lên yên. Ông đưa cây gậy xương cá cho Dã Tượng và đi bộ về cửa Việt Thành, theo sau là Nguyễn Địa Lô và con tía mật.
Với trọng trách quan tướng trấn phủ, Chiêu Văn vương cưỡi con Bão Đêm đem một đoàn tuỳ tùng đi đôn thúc việc tuần phòng. Phía trước Chiêu Văn vương có một kị sĩ giương một lá cờ đỏ đề dòng chữ Khâm sai Trấn phủ. Ngựa Chiêu Văn vương đến bến Đông. Ở cửa bến, bên dưới cái nghi môn vóc tía, Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải đã dẫn đầu một đoàn vương hầu trọng chức đứng chờ đón các bô lão. Dàn trống đồng của quân Thánh Dực đã bày sẵn ở cửa đường hoè. Bên cạnh đó một đài cờ đắp cao chờ làm lễ tế. Quan tướng thay cho các lộ đã chỉnh bị đội ngũ ở ba mặt đài cờ. Chiêu Văn vương nhìn thấy Hoàng Mãnh và Trịnh Mác dẫn đầu cánh quân áo chàm, vai đeo nỏ cánh én của lộ Đà Giang. Ông cũng nhìn thấy hầu tước Hoài Văn, năm nay nom đã chững chạc, dẫn đầu đội quân gia đồng rất trẻ, kéo một lá cờ đề sáu chữ: “Phá Cường Địch Báo Hoàng Ân”. Nhìn thấy Chiêu Văn vương sắp phóng ngựa qua, Hoài Văn hầu sẽ rê cương cho con ngựa của mình nhún nhảy để gợi sự chú ý của Chiêu Văn vương. Quả nhiên Chiêu Văn vương chú ý, nhưng ông cũng đoán ra cái ranh mãnh của hầu tước Hoài Văn. Ông tế ngựa đến trước đội quân cất tiếng hỏi:
- Quân của ai đây?
Hoài Văn hớn hở đáp:
- Bẩm của cháu!
Nhưng Chiêu Văn vương nghiêm nghị:
- Trong việc quân việc nước sao tướng quân lại xưng hô chú cháu?
- Bẩm... bẩm đức ông trấn phủ, đây là đội quân gia đồng của phủ Hoài Văn do tôi làm tướng.
Chiêu Văn vương khẽ nheo mắt nhìn chàng thiếu niên mặt đỏ gay, nói năng ấp úng, ông hỏi dồn:
- Vậy thì đội quân của tướng quân có bao nhiêu nghĩa sĩ?
- Bẩm, khoảng sáu trăm.
- Khoảng sáu trăm! Vậy là bao nhiêu? Sáu trăm ba mươi mốt, sáu trăm ba mươi hai hay là năm trăm chín mươi tám, là bao nhiêu nói cho chính xác.
Trần Quốc Toản đứng đực mặt ra. Trần Nhật Duật chau mày:
- Có bao nhiêu giáo?
- ...
- Bao nhiêu nỏ?... Nỏ bảy yến bao nhiêu chiếc?
Trần Quốc Toản không trả lời được. Trần Nhật Duật chau mày:
- Có bao nhiêu ngày lương?
Câu này thì Trần Quốc Toản sung sướng đáp lại ngay:
- Bẩm đức ông trấn phủ, đội quân của tiểu tướng có thừa lương ăn cả năm cũng không hết.
Trần Nhật Duật nhìn đăm đăm chàng thiếu niên hào kiệt. Ông vừa quý vừa buồn cười. Như thế này thì nếu cứ đóng ở Thăng Long đội quân của phủ Hoài Văn sẽ được vỗ béo, nhưng cứ rời kinh đô hành tiến ba ngày là họ đã đói rã họng ra bởi vì cứ thử đoán chơi cũng đủ biết họ chưa hề chuẩn bị một chút lương khô nào, xe tải, ngựa tải, thuyền tải,... cũng chưa sửa soạn chứ đừng nói chi đến hạt muối, con cá khô, đến cỏ khô cho ngựa, đến ít quả trứng, ít thịt khô bò cho lính ốm nữa. Ông bảo Trần Quốc Toản:
- Tiểu tướng quân phải tự hào về đội quân kia! Thật là những người lính có cốt cách. Nhưng tiểu tướng quân phải học phép cầm quân mới được... Đã có cuốn Binh thư yếu lược chưa? Cuốn sách của Quốc công Tiết chế đó mà.
- Dạ... đã có rồi ạ
- Đã có rồi mà sao cầm quân lỏng lẻo thế này. Quân bao nhiêu cũng không nhớ, vũ khí bao nhiêu cũng không hay, lương ăn bao nhiêu ngày cũng không biết.
Trần Quốc Toản đành ấp úng thú nhận rằng cậu đã nhận được cuốn Binh thư yếu lược nhưng bận tíu tít việc mua sắm võ khí, việc tập ngựa, tập cung, việc chiêu mộ hào kiệt, việc đến nói với cha anh nhà cậu này cậu nọ để xin cho cậu ta được nhập ngũ, việc mua thừng mua chão để trói tù binh... nên chưa đọc kĩ cuốn sách đó.
- Phải đọc và nghiền ngẫm cho kĩ. Đọc rồi làm theo chỉ dẫn trong cuốn sách ngay. Việc binh trước tiên là hiểu mình, rồi hiểu địch thì mới mong tranh thắng được. Tiểu tướng quân nên nhớ có tráng chí nhưng phải có thao lược nữa mới được.
Trần Nhật Duật cười lớn, ông tế ngựa qua cánh quân lộ Thượng Quy Hoá của ông. Ông thấy Triệu Trung đứng bên trái hàng quân đầu tiên ngay bên dưới lá cờ lệnh nhỏ của đội quân cưỡi ngựa. Viên tướng đó hôm nay mặc quân phục Tống, đội chiếc mũ cỏ rộng vành, vai khoác chiếc cung đại. Triệu Trung không đeo kiếm mà cầm một cây trường thương cán hun đen bóng. Ông nghĩ thật quái lạ. Cái dân tộc của Triệu Trung, người trung thì trung với cả cái mũ, đôi giày của vua mặc dù gã vua đó ăn máu hút tuỷ của trăm họ, ngu trung đến mức giết cả bố giết cả vợ con để chiều theo ý thích của gã hôn quân vô đạo; còn phản nghịch thì phản nghịch cũng đến nơi đến chốn, mở cửa quan hiểm trở dẫn đường cho quân xâm lăng tiến vào, chỉ chỗ giấu bài vị hoàng tộc, chỉ ngôi mộ giấu một ông hoàng tử lên năm đã chết rồi, chỉ cho quân giặc một đường tiến quân bí mật, chỉ cho quân giặc một cách đánh sở trường của dân tộc. Cái trung, cái phản của dân tộc này đều ở đỉnh cao.
Trần Nhật Duật không ngừng lại trước đoàn quân của mình nữa, ông trở lại đường hoè. Bấy giờ các bô lão đã lên bộ rồi. Những cụ lai kinh từ mấy hôm trước cũng được gia tướng các hầu phủ, vương phủ đưa ra bến Đông để cùng tiến cung luôn thể. Hôm nay trông cụ nào cũng xúng xính. Họ phần lớn đều là người cao tuổi nhất trong hương mà họ đi thay mặt. Như thế các cụ cũng là những người cao tuổi nhất nước.
Khi Trần Nhật Duật trở lại bến Đông, các bô lão và các quan văn võ trọng chức đang vái nhau tứ tung hai bên cái nghi môn vóc đỏ. Trần Nhật Duật nhìn thấy Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc mặt lạnh tanh vái tả vái hữu vô tri vô tình như cái cần cối nước lộ Lạng Giang. Ông chắc chắn đức ông Chiêu Quốc nhìn thấy ông nhưng không biết tại sao lại cứ giả tảng là không trông thấy.
Ít lâu nay, Chiêu Quốc vương tránh mặt ông, không đến thăm ông. Nếu hai người gặp nhau ở chỗ đông người hoặc vắng người thì thái độ của Chiêu Quốc vương cũng xa vắng, thờ ơ mặc dù có câu nào nói với nhau thì cũng là những lời nói ngọt ngào. Chiêu Văn vương cảm thấy áy náy trong lòng. Hình như việc ông được Quan gia sủng ái thêm lên, đồng thời dù muốn hay không cũng là giảm đi quyền uy của đức ông Chiêu Quốc. Cứ xem trọng trách quan tướng trấn phủ ông đang nắm giữ thì đủ rõ. Đúng ra, trọng trách này phải nằm trong tay Chiêu Quốc vương. Có khi với cách điệu nho nhã nổi tiếng sẵn có, Chiêu Quốc vương còn được Quan gia trao cho quyền quan tướng điển nghi buổi triều hội long trọng hôm nay nữa kia. Trần Nhật Duật hơi buồn. Ông có nhiều anh em nhưng xưa nay ông vẫn gần gũi với đức ông hoàng Năm hơn cả. Đó là người dạy dỗ ông nhiều điều, đã dẫn ông đi từng bước trở thành một ông hoàng quý phái, phong nhã và tài hoa.
Nhưng thực ra, Chiêu Văn vương chưa tìm hiểu đến đáy sâu cùng của mối quan hệ đó. Chiêu Văn vương trưởng thành dần dần từ thiên lương đôn hậu và hồn nhiên. Chiêu Quốc vương cũng trưởng thành dần dần nhưng từ khát vọng riêng tư hết sức kiêu sa và mãnh liệt. Sự khác nhau đó chính là cơn cớ dẫn đến sự rã rời của mối quan hệ tưởng như khăng khít giữa hai người.
Dân Thăng Long đốt pháo mừng làm cho con ngựa của Chiêu Văn vương bồn chồn. Con Bão Đêm không sợ tiếng động, tiếng nổ nhưng tiếng động tiếng nổ kích thích con tuấn mã máu hăng và hiếu động. Nó vươn cái cổ dài như cổ thiên nga hí một tiếng rậm rựt. Trần Nhật Duật vỗ vào cổ ngựa mấy cái. Ông rê cương chạy dọc đường hoè ra lệnh cho một tì tướng thông hiệu:
- Báo lên quan tướng điển nghi là các bô lão đã lên võng hết cả. Thông báo luôn cả cho quan tướng Nguyên suý trấn điện Bảo Nghĩa hầu như thế nữa.
Viên tì tướng tuân lệnh tế ngựa luôn về cửa hoàng thành. Đám rước các bô lão cũng vừa diễu qua đầu ngựa Chiêu Văn vương. Hôm nay Thượng hoàng muốn tỏ bụng kính lão đã dùng toàn võng che màn đại hồng để rước các cụ già thượng khách của triều đình. Mỗi chiếc võng lại được che một đôi lọng xanh rủ thao đen kết chỉ kim tuyến mặc dù hôm nay trời cuối đông nắng đã nhạt lại là nắng sớm. Trên một chiếc võng cụ Bành nhìn thấy đức ông hoàng Sáu. Cụ cố nhổm để ngồi thẳng vái chào Chiêu Văn vương nhưng ngồi thẳng trên võng làm sao được. Ông cụ cứ đành nằm co như thế, giơ hai tay vái. Chiêu Văn vương cũng vội chập cương ngựa, vái đáp lễ. Sau võng cụ Bành là võng cụ Uẩn, người lái đò già bến Bình Than, một trong những tay kiếm hộ thân xưa của đức ông Phụng Kiền, người là thầy của tất cả gia tướng gia nô hương Vạn Kiếp, người đã từng thết Chiêu Văn thân vương một bữa rượu gỏi cá kì lạ nhớ đời. Cụ Uẩn đi thay mặt cho dân hương Vạn Kiếp.
Sau đoàn võng các bô lão là đoàn ngựa các vương thân, đại thần. Chiêu Văn vương nhìn thấy đức ông Thượng tướng Thái sư và đức ông Tĩnh Quốc. Quốc công Hưng Đạo vương thì lại đứng sang một bên nhường đường cho đoàn người dài dằng dặc kéo đi mãi mới hết. Chiêu Văn vương nhìn thấy Quốc công sai Dã Tượng cắm lá cờ nguyên soái lên đài cờ, ra lệnh cho binh sĩ nghỉ tại chỗ rồi đức ông đi bộ về hoàng thành, sau lưng là các tướng tuỳ thân hộ vệ. Chiêu Văn vương cũng quay về hoàng thành. Ông xuống ngựa, giao ngựa cho thị mã cận vệ rồi vào cung. Bấy giờ các bô lão trong điện Thiên An đang đi lại xem cung, xem điện. Các đức ông giữ trọng trách hai cung Thánh Từ và Quan Triều đã vào hậu cung để phò ngài ngự ra điện.
Cụ Uẩn ngày xưa đã từng được ra vào cung điện nhiều lần nên dẫn các bạn già đi xem điện. Các cụ bàn về đức Nhân của Quốc công Hưng Đạo vương và cứ cãi nhau mãi về biết rõ và chưa biết rõ đức Nhân ấy. Cuối cùng các cụ rủ nhau đến bờ hồ Dưỡng Ngư xem cá. Vào mọi buổi sáng cữ này, nội giám vẫn rắc bỏng cho cá ăn. Cá quen lệ, chúng lên cả mặt nước đuôi phe phảy, đớp bọt ăn chậm chạp. Một cụ bảo:
- Gớm cái giống cá đâu mà quý thế. Giếc đâu mà giếc dài đến hơn một gang tay.
Cụ Uẩn bảo:
- Ấy, cái giống giếc đuôi đỏ này đem từ lộ Đà Giang về đấy. Giống nó đẻ kìn kìn, mau ăn mau lớn lắm. Ngày xưa, tôi còn ở Hoàng thành, cứ mỗi năm lại đánh cá một lần dâng Quan gia. Lần nào Quan gia cũng chia cho quân tứ sương mỗi đô vài thúng.
Một cụ thích thú:
- Thế thì tốn rượu nhể? Giá quê mình cũng có nhể?
Nhưng rồi một cụ khác lại hoài nghi:
- Nhưng chẳng biết rõ nó có nhiều thịt không? Chứ như cái giống ngão ta bè ngang mà...
Thế là mấy cụ rủ nhau xuống tận bậc lên xuống để xem cá cho rõ hơn. Bầy cá dạn người, thế mà chúng cũng không lặn xuống dưới nước. Chúng còn ve vẩy đuôi bơi sán lại quanh bậc thềm, miệng hớp hớp đám bọt nổi, con nào con nấy béo thừa môi ra. Những cái vây, những cái đuôi đỏ nom thật là đẹp.
Mấy cụ đùn đẩy nhau để xem, thình lình một cụ trượt rêu trơn lạng người hẩy ngay cụ Uẩn ngã đánh tùm một cái xuống hồ. Các cụ xúm lại hè nhau kéo ông cụ ngã dưới nước lên bờ. Thôi thì quần áo, râu tóc ướt lướt thướt hết cả. Chòm râu thưa bết nước tóp lại, cái khăn tam giang tụt xuống cổ lòng thòng một đầu, nước rỏ tong tong...
Đúng lúc ấy, chuông vàng đánh chín hồi báo hiệu nhà vua ra điện.
Chuông vàng đã đánh tới hồi thứ chín. Buồi triều hội này, Quan gia Nhân Tông với quyền uy là đương kim hoàng đế sẽ nói câu quyết định cuối cùng nhưng đứng ra triệu mời và tiếp đãi lại là Thượng hoàng Thánh Tông với cái lẽ là người già mời người cao tuổi để hỏi ý kiến khuyên bảo đàn con cháu.
Cửa hậu cung mở toang ra sau tiếng chuông cuối cùng của hồi thứ chín. Đô Hổ Dực dàn quân từ cửa hậu cung ra tới điện Thiên An. Hai vua xuất cung giữa một đám lọng vàng lộng lẫy. Theo sau hai vua là các thân vương giữ những chức vụ quan trọng nhất trong triều, những thân vương có biển nhập nội, có thẻ bài “hộ giá tuỳ sai”, hàng ngày vào chầu vua bàn việc lớn của nhà nước và binh gia trong hai cung Thánh Từ hoặc cung Quan Triều.
Chiêu Minh đại vương Thượng tướng quân Thái sư Trần Quang Khải, người đang cầm đầu các quan văn võ trong triều với nhiệm vụ tể tướng, đi trước các thân vương. Sau đó đến Quốc công Tiết chế chư quân Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, đến Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang; trấn thủ các lộ phía nam, đến Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc, trấn thủ lộ Đà Giang đồng thời là quan tướng chỉ huy một cánh quân mạnh sẵn sàng đánh sâu vào sau lưng địch nếu chúng khởi quân lấn đất ta, đến Nhân Huệ vương Phó Đô tướng quân Trần Khánh Dư chỉ huy toàn bộ quân thuỷ, các đảo, các cửa sông, các bến trại và các xưởng chiến thuyền, đến Điện tiền Nguyên soái phò mã Bảo Nghĩa hầu Trần Bình Trọng chỉ huy tất cả cấm quân nhưng hiện đang cứ một hai từ chức Điện soái để xin ra chỉ huy quân trên biên ải, đến Tá Thiên vương Trần Đức Việp, tướng trẻ hăng hái lẫm liệt trong các vương hầu...
Trần Nhật Duật vô cùng xúc động trước quang cảnh trên năm trăm cụ già râu tóc trắng phau đang làm lễ chúc thọ vua. Nhân Tông không ngồi trên điện Thiên An. Nhà vua xuống thềm đi thăm hỏi từng cụ và nhìn thấy cụ Uẩn quần áo ướt bèn sai nội giám vào hậu cung lấy quần áo khô mới cho cụ thay. Lát sau họ mang ra cho ông cụ Bình Than một chiếc áo vóc tía mới tinh khôi. Các bô lão vái chúc hai vua. Mỗi cụ tiêu biểu cho đạo đức, nhân tài, vật lực của một hương và tất cả các cụ tượng trưng cho chí khí anh hùng của nhân dân Đại Việt.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư    
Vần thơ đầy tráng chí của lão danh tướng tiền bối Lý Thường Kiệt bỗng vang lên trong tâm hồn Trần Nhật Duật. Đức ông hoàng Sáu đột nhiên thấy tầm vóc của nhân dân trăm họ vô cùng to lớn. Hôm nay, các bô lão cả nước sẽ nói lên tiếng nói của dân hương mình trước nạn xâm lăng rằng: “Đánh hay hàng?”
Trần Nhật Duật hiểu và tin rằng các bô lão sẽ quyết đánh. Lịch sử dân tộc lại một lần chứng minh ý chí toàn dân kiên định giữ nước, gan góc chống giặc. Xưa kia, trước đây hàng ngàn năm, vua tổ Hùng Vương đã từng triệu các bô lão về núi Hy Cương để hỏi ý dân trước nạn xâm lược đe doạ. Các bô lão đã xin đánh. Vua Hùng đã nghe theo và nước Văn Lang đã chiến thắng quân Tần hung dữ. Bây giờ cũng vậy, các bô lão sẽ lên tiếng, tiếng nói lẫm liệt của cả nước: Đánh!
Trần Nhật Duật tin chắc các bô lão sẽ xin đánh nhưng ông vẫn muốn nhìn tận mắt, nghe tận tai tiếng thét đồng thanh và cảnh ấy. Chức quan tướng trấn phủ lại buộc ông phải đôn thúc việc trị an trong kinh thành. Vì vậy khi nhà vua mời các bô lão sang điện Diên Hồng để khoản đãi và hỏi ý thì Trần Nhật Duật phải đi làm công vụ ở bên ngoài kinh thành. Điều đó làm cho đức ông hoàng Sáu nổi giận. Thấy đô Long Dực đang chực hầu ở cửa hoàng thành, Trần Nhật Duật quát to ra lệnh:
- Lên ngựa!
Đô Long Dực lên ngay ngựa. Đô này gồm toàn dũng thủ túc vệ Thượng đô, võ nghệ cung kiếm giỏi tuyệt trần, trán được thích ba chữ chàm “Thiên tử binh”. Những binh tướng đô này vốn có mối hận cũ với bọn giặc nhà Nguyên. Năm thằng Sài Thung sang sứ nước ta, nó hống hách qua cửa Đại Hưng không thèm xuống ngựa. Vào đến cửa Dương Minh nó cũng định cưỡi ngựa qua. Khi ấy lính đô Long Dực canh cửa Dương Minh đã ngáng giáo chắn đường thằng sứ thần nhà Nguyên hỗn xược. Thằng này lại còn dùng cả roi ngựa đánh mấy người lính Long Dực chảy cả máu đầu. Nếu không biết sợ phép nước mệnh vua thì hôm ấy họ đã bóp chết tươi cái thằng Sài Thung hung hãn hỗn hào rồi.
Trần Nhật Duật dẫn đầu đô Long Dực phi ngựa qua các phố phường kinh thành về phía quán sứ Đạt Lỗ Hoa Xích. Ông muốn xét động tĩnh trong quán sứ và cũng muốn kiếm chuyện với nó cho hả giận. Đó cũng là một cách đe nẹt thằng Đạt Lỗ Hoa Xích đồng thời trêu cho nó tức giận “chơi”.
Lính Long Dực đoán được ý Trần Nhật Duật, họ giơ cao ngọn giáo sáng loáng, họ rướn mình trên bàn đạp, miệng hô tiếng hô chiến đấu: “Xông lên! Giết! Xông lên! Giết”
Quán sứ Đạt Lỗ Hoa Xích đóng cổng kín mít. Những tên quân canh cũng rút cả vào trong. Đằng sau kẽ ván gỗ cánh cửa quán sứ chắc có những tên đứng trong nhìn ra. Trần Nhật Duật cho ngựa phi quanh quán sứ ba vòng thật nhanh rồi vòng thứ tư cho ngựa đi bước một. Đàn ngựa phi đang hăng, chưa phỉ chí bị ghìm cứ hậm hực hí. Chúng lần lượt cong đuôi ỉa tung toé ra đường. Lính Long Dực cười ồ cả lên. Quán sứ Đạt Lỗ Hoa Xích đâm ra hôi hám như chuồng thú.
Trần Nhật Duật dẫn quân đi tra soát mấy đồn phong đoàn chính yếu của kinh thành. Những đồn phong đoàn là nơi đóng quân của lính tuyển phong chuyên việc dò giặc, bắt trộm, trị cướp, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật của nhà nước. Tra soát xong, Trần Nhật Duật quay trở lại hoàng cung. Ông cho lính xuống ngựa nghỉ và ông vào nội cung bằng cửa Vân Hội. Ông bước lên thềm điện Diên Hồng lúc các bô lão ùa lên nói với Trần Quốc Tuấn:
- Sao Quốc công lại quá khen cái lũ giặc ấy thế?
Trần Quốc Tuấn phò hai vua đưa các bô lão sang điện Diên Hồng.
Bữa nay điện này được trang trí rất khéo. Điện không có những hàng cột thếp vàng lộng lẫy và những bức tường ghép gỗ dạ hương chạm nổi như điện Thiên An. Điện cũng không có những bậc thềm rộng mà người lên hoặc xuống thềm cảm thấy thăm thẳm triền miên. Diên Hồng là một ngôi điện rộng làm từ triều trước, lúc nhà Trần vừa lên ngôi còn nguyên cái hồn hậu của dân dã, cái vũ dũng của những tráng sĩ đi mở nước. Diên Hồng có một vẻ đẹp trầm mặc, hùng vĩ với lớp mái vảy cá chót cong vừa phải và hàng cột chò chỉ trơn, màu đã xuống với thời gian. Nền điện trải toàn chiếu cạp điều sát vào nhau và nhà vua đã sai bày tiệc lên đó để thết đãi các bô lão.
Trong lúc Nhân Tông và Trần Quang Khải mời các cụ vào điện Trần Quốc Tuấn chợt nhớ ra một điều, ông đi ra cửa Việt Thành. Ông thấy Trương Hán Siêu đang túc trực ở đấy. Vị tướng già ra lệnh bằng giọng gấp gáp:
- Cháu cầm lấy cái này về ngay vương phủ họp thư nhi bên ta và bên phủ Chiêu Minh sao cho ta làm năm nghìn bản. Hẹn lúc mặt trời lặn chiều nay phải đem tới bến Đông.
Trần Quốc Tuấn trao cho Trương Hán Siêu một cuộn giấy. Ông mở to mắt, bảo Trương Hán Siêu:
- Bản hịch của ta đó. Đi cho mau.
Khi Trần Quốc Tuấn quay trở về tới điện Diên Hồng thì tiếng hô “Đánh! Đánh!” đang vang ầm hoàng cung. Ông bước lên thềm điện, thấy Nhân Tông đứng giữa, các bô lão đang ngoảnh mặt về nhà vua. Một số cụ ngồi mé xa nhấp nhổm quỳ gối lên và những cụ ngồi tận cùng thì đứng cả dậy để nghe và nhìn cho rõ hơn.
- Đây rồi, Quốc công Tiết chế đây rồi. Quốc công hãy nói cho bô lão rõ về sức ta và sức địch đi!
Trần Quốc Tuấn từ từ bước vào, đường bệ trong bộ áo chiến đại trào và chòm râu lốm đốm bạc rủ dài xuống mảnh đồng thau hộ tâm hình chữ nhật chạm phù hiệu quân Thánh Dực. Một cụ hô lớn:
- Xin Quốc công cho đánh.
Toàn điện Diên Hồng lại rung lên. “Đánh! Đánh!”. Vị tướng già mắt sáng lên, sung sướng trong không khí tin tưởng anh hùng. Ông nói:
- Cần phải biết mình biết địch. Hốt Tất Liệt hiện nay không chỉ là vua của đám dân du mục chỉ biết phi ngựa bắn đốt. Hắn còn là vua của hàng trăm triệu người biết cắm rễ sâu xuống những cánh đồng phì nhiêu nằm trên lưu vực Hoàng Giang và Trường Giang. Hốt Tất Liệt không chỉ âm mưu diệt dân ta, hắn còn muốn chiếm giữ lâu dài, chia thành quận huyện, đặt ách đô hộ ngàn đời lên cổ dân ta. Kẻ địch của chúng ta có quân kị thiện chiến, quân bộ thiện chiến, lương thảo dồi dào, chiến cụ dồi dào...
Có một cụ ngắt lời ông:
- Sao Quốc công lại quá khen cái lũ giặc ấy thế?
Chính vào lúc đó, Trần Nhật Duật trở về. Điện Diên Hồng đang trong lúc không khí căng thẳng. Trần Quốc Tuấn vẫn điềm tĩnh:
- Xin các cụ nhớ cho kẻ địch của chúng ta đã thiện chiến lại thâm hiểm vô cùng...
Nhưng cụ Uẩn lại ngắt lời ông một cách rất bất ngờ:
- Chúng ta đã chọi giáo với lũ giặc ấy rồi.
Trần Quốc Tuấn suýt bật cười khi thấy ông già thấp nhỏ trong chiếc áo vóc tía.
- Đúng, chúng thiện chiến mà ta cũng thiện chiến. Nhưng chiến trường diễn ra trên đất ta sao tránh khỏi những tổn thất cho trăm họ...
Thế là các bô lão ùa lên nói với Trần Quốc Tuấn :
- Mất nước là mất hết. Xin Quốc công cho đánh!
Rồi họ hướng về phía vua Nhân Tông hô to:
- Xin Quan gia cho đánh!
- Hương Quắc chúng tôi xin đánh!
- Hương Tức Mạc chúng tôi cũng xin đánh!
- Hương Hoằng chúng tôi xin đánh!
...
Trần Nhật Duật nhìn thấy cụ Bành. Ông cụ già vùng biển tuổi vào loại cao nhưng còn khoẻ lắm. Ông cụ đứng hẳn dậy giơ hai tay nắm chặt ra trước mắt:
- Thưa Quan gia, thưa các đàn anh. Hương Hoằng chúng tôi cũng như cả nước xin quyết đánh và quyết thắng. Thưa các đàn anh, nước Việt chúng ta có bao giờ chịu nhục. Xin là đánh và quyết thắng.
Tất cả các bô lão cùng gào lên:
- Xin đánh! Đánh cho tan bọn kẻ cướp phương Bắc.
Điện Diên Hồng lại rung lên hai tiếng Sát Thát. Các vương hầu và lính cấm vệ đứng canh cũng thét theo ầm ầm.
- Sát Thát! Xin đánh! Sát Thát! Xin Quan gia cho đánh. Thà chết chứ không chịu mất nước!
Trần Nhật Duật và Trần Bình Trọng cũng thét to xin đánh. Hai quan tướng trấn phủ và trấn điện cũng quên khuấy mất nhiệm vụ của mình mà cứ hét lên. Nhân Tông muốn cân nhắc kĩ nên nhà vua mời các bô lão uống một chén rượu. Nhưng các bô lão nhất định không chịu uống. Họ trả lời rằng Quan gia chưa hạ chỉ đánh thì không ai an tâm uống chén rượu ấy. Trần Nhật Duật nhìn thấy Nhân Tông đứng sừng sững, mặt xúc động, đôi mắt hừng hực từ từ khép lại. Thình lình nhà vua trẻ mở to mắt, cất tiếng sang sảng đầy vẻ quả quyết:
- Vậy thì... ta truyền chỉ. Các cụ hãy uống với ta chén rượu nguyền một lòng chống giặc. Ta truyền đánh!
Các bô lão, vương hầu, tướng lĩnh, binh sĩ cùng gầm lên:
- Đánh! Đánh! Đánh!
Trần Nhật Duật thấy mắt mình nhoà đi. Ông nghe có tiếng cụ nào đó khóc rống lên sung sướng. “Quan gia cho đánh rồi! Quan gia cho đánh rồi!”
Trăm họ là gốc của xã tắc! Chân lí ấy rạng rỡ, chốt chặt trong lòng Trần Nhật Duật. Đức ông quan tướng trấn phủ nguyền thầm sẽ giữ gìn ý chí sắt son để khỏi phụ lòng trăm họ. Ông chưa hề nghĩ tới trong mấy trăm con người đứng trong điện Diên Hồng lúc đó, những ai là người anh hùng?
Nhanh quá. Xong xuôi nhanh quá. Trần Quốc Tuấn sai Nguyễn Địa Lô về ngay vương phủ Hưng Đạo hẹn chính ngọ đã phải có bản hịch của ông ở ngoài bến Đông.
Gần trưa, Chiêu Minh đại vương hộ tống nhà vua tiễn Tiết chế ra bến Đông làm lễ xuất sư. Quân Long Dực, Hổ Dực mở đường. Lính hai quân Tả và Hữu Thánh Dực dưới quyền chỉ huy của Trần Bình Trọng hộ vệ hai bên kiệu vua. Sau kiệu là Trần Quốc Tuấn hiên ngang trên lưng con Tía Mật. Sau đó là Chiêu Minh đại vương cùng các quan văn võ và các bô lão kéo dăng dăng trên con đường hoè từ cửa Việt Thành đến bến Đông.
Nắng hanh.
Cờ rực rỡ. Trống đồng bến Đông đánh thì thùng. Nắng lập loè đầu ngọn giáo, nắng lập loè trên mảnh hộ tâm của các tướng. Nắng long lanh trong mắt binh sĩ.
Đến bến Đông, Nhân Tông xuống kiệu. Nhà vua lại trước đầu ngựa của Trần Quốc Tuấn, giữ cương cho vị tướng già xuống yên. Nhân Tông cầm tay đưa Trần Quốc Tuấn lên trên đài cờ. Không khí trang trọng đến tức thở. Chỉ nghe tiếng cờ bay phần phật và tiếng sóng vỗ mạn thuyền ì ùm.
Nhân Tông vái Trần Quốc Tuấn và phán:
- Từ nay việc an nguy của nước nhà, trẫm xin giao cho Quốc công.
Trần Quốc Tuấn nghiêm trang đáp lễ:
- Lão thần thề không để nhục mệnh bệ hạ.
Đối với Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn là bác ruột, đồng thời là bố vợ, là thầy yêu. Tình cảm nhiều bề quyến luyến. Nhân Tông ban kiếm Thượng Phương trao quyền chém trước tâu sau cho Trần Quốc Tuấn và quyền ban tước tới vị hầu cho ông. Nhà vua chăm chú nhìn vị tướng già và thấy quả là một người quắc thước lạ lùng.
Từ trên đài cờ, Trần Quốc Tuấn lặng nhìn các đội quân hàng ngũ chỉnh tề bên dưới. Này đây quân Thánh Dực túc vệ Thượng đô của Bảo Nghĩa hầu Trần Bình Trọng. Vừa qua vị Nguyên soái trấn điện này đã tha thiết xin vua cho ra trận. Nhà vua đã chuẩn y. Trần Bình Trọng sẽ dẫn quân Thánh Dực theo ông ra trận tiền lập công. Này đây đội quân cưỡi ngựa của Chiêu Văn vương ăn mặc áo chiến ngắn tay nhuộm chàm nom hùng vĩ và bí mật như rừng núi. Này đây đội quân thiếu niên của Trần Quốc Toản đứng dưới ngọn cờ mang sáu chữ kiêu hãnh “Phá giặc dữ, báo ơn vua”. Này đây đội tượng binh của hương Vạn Kiếp xếp thành khối đen to và hục hặc. Này đây đội quân thuỷ của Phó đô tướng quân Trần Khánh Dư vác những cây câu liêm ba ngạnh kì dị. Này đây đội quân gia đồng của Chiêu Minh đại vương đứng nghiêm chỉnh sau lá mộc vẽ chòm sao Bắc Đẩu của đức ông hoàng Ba. Này đây đội quân tinh luyện người Thăng Long của Trung Thành vương, con người lịch sự nhất kinh kì. Này đây đội quân của Hưng Ninh vương, đội quân của Hưng Võ vương, của Hưng Nhượng vương...
Trần Quốc Tuấn thấy tất cả sức mạnh của dân tộc từ nghìn xưa truyền lại nâng cao chí khí của ông lên khiến cho hai vai ông dư sức gánh sứ mạng nặng nề.
Ông thét lớn:
- Bớ ba quân!
Quân lính dạ ran kinh thành sông nước. Trần Quốc Tuấn thét tiếp:
- Quan gia đã hạ chỉ cho ta lĩnh cờ Tiết chế cùng các ngươi ra quân giết giặc. Kiếm Thượng Phương đây! - Ông giơ cao kiếm lên khỏi đầu - Ai trái lệnh phản dân hại nước ta sẽ nghiêm trị không tha.
Quân sĩ lại dạ ran. Nhân Tông cầm cây gậy xương cá trong tay Dã Tượng lại gần trao cho Trần Quốc Tuấn:
- Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khoẻ.
Sau đó Trần Quốc Tuấn ra lệnh cho đạo quân bộ lên đường. Khi các cánh quân bắt đầu chuyển, Trần Quốc Tuấn cũng xuống bến thuyền. Ngoài cửa bến, Trần Quốc Tuấn thấy đức ông Chiêu Minh đứng chờ sẵn ở đó. Sau lưng Chiêu Minh đại vương là thư nhi hai phủ. Trần Quang Khải tặng Trần Quốc Tuấn tập thơ Lạc Đạo gồm những bài ông làm gần đây do chính tay ông chép lại. Ông nói với Hưng Đạo vương:
- Ba quân đã trảy, xin mời Quốc công lên thuyền.
Trần Quốc Tuấn vái từ vua rồi quay sang Trần Quang Khải:
- Hịch đã viết xong. Phiền Thượng tướng quân sai truyền đi các lộ ngay.
Thuyền tướng từ từ kéo buồm. Ngọn cờ tiết chế uy nghi trên mũi thuyền. Nhân Tông để tay vào đuôi thuyền khẽ đẩy. Thuyền tướng rời bến. Mặt sông la liệt buồm và cờ. Dàn trống đồng đánh nhịp xuất quân. Tiếng trống rạo rực và thôi thúc.
Quân chèo thuyền cất cao giọng:
Dò hò này...
khoan ơi hò khoan
Dò hò... này
Cùng nhau ... ý a
Tiếng hò náo nức lòng người xiết bao. Trần Quốc Tuấn đứng trên mũi thuyền thấy sông bao la chan hoà ánh nắng. Thăng Long từ từ xa dần và trong lòng vị tướng già bỗng đinh ninh lời thề khải hoàn với kinh thành yêu dấu.
Trần Quốc Tuấn trầm ngâm ngắm đêm sông Thiên Đức đầy sao. Đốm lửa cuối thuyền của cụ Uẩn chỉ còn le lói mé xa xa như lửa đóm. Các bô lão sau yến vua ban đã chia tay nhau trở về quê quán. Trần Quốc Tuấn còn nghe văng vẳng trong tai lời một bô lão cao tuổi nhất:
- Bẩm Quan gia! Chúng tôi sẽ kể cho con cháu chúng tôi nghe. Tôi con cả nước sẽ vững lòng chống giặc.
Cụ Uẩn về Bình Than, nửa đường cụ rẽ vào Mai Hiên chào Trần Quốc Tuấn. Mai Hiên là thái ấp ngày xưa của đức ông Phụng Kiền, về sau Quan gia ban cho Hưng Đạo vương làm ấp thang mộc, để cho đức ông Hưng Đạo có nơi tắm gội sạch sẽ gần kinh thành mỗi bận tiến cung chầu vua.
Trần Quốc Tuấn giữ ông cụ Bình Than lại thái ấp và đãi ông cụ một bữa rượu say tuý luý trước lúc lên đường xuôi Bình Than. Ông cụ say đến nỗi không xách được cái thúng khảo sơn trong có nước và một đôi cá giếc đuôi đỏ ra bến thuyền. Đôi cá này là vật vua ban cho tất cả các cụ có mặt trong tiệc Diên Hồng. Khi các cụ bô lão chia tay nhau, gia nô hương Vạn Kiếp trông thấy cụ Uẩn mặc áo vóc tía, đều kinh ngạc sững sờ rồi kêu lên: “Úi chao ôi! Cụ được Quan gia phong tước hầu thượng vị cơ à?”. Cụ Uẩn trả lời không phải, nhưng gia nô hương Vạn Kiếp không tin bởi vì chỉ tước Thượng vị hầu mới được mặc áo tía. Trần Quốc Tuấn cũng suy nghĩ và không hiểu rõ ý Nhân Tông. Có lẽ Quan gia phong tước này cho cụ Uẩn thật chăng? Ban phong cho để thưởng công cụ đã có kế hay ương cá các nơi làm lương ăn cho quân dân no nê đủ sức đánh lâu dài. Hay Quan gia cho ông cụ áo tía chỉ vì trong hoàng cung chỉ dùng có hai màu áo: màu vàng của nhà vua và màu đỏ của thái giám trong cung? Nhưng có thể Quan gia phong tước cho người lính già này thật đấy, mà như thế cũng không có gì là quá với ông cụ.
Trần Quốc Tuấn mỉm cười nhớ tới trí lự của Nhân Tông, học trò và con rể của mình. Trong khi tiệc Diên Hồng đang diễn ra sôi nổi, lính quân Thần Sách được lệnh đem lưới đến hồ Dưỡng Ngư đánh cá. Bộ Hộ cũng được lệnh của hoả tốc biện bằng đủ năm trăm chiếc thúng sơn. Khi Quan gia tiễn bô lão ra cửa Việt Thành, các cụ được vua ban nhiều quà, nào là chày cối giã trầu, nào là hộp quả đào đựng trầu vỏ, nào là quế quý và mỗi cụ được một đôi cá giếc. Nhân Tông ân cần dặn:
- Các cụ về nuôi cho khéo. Có khi đánh giặc cũng lâu. Các cụ nuôi làm sao cho cá đầy đầm đầy ao, dân có cá ăn, quân có cá ăn.
Trần Quốc Tuấn thấy lòng lâng lâng. Ông đột nhiên nghĩ rằng giờ đây trên mọi nẻo đường, các bô lão đang nâng niu đôi cá giống mang về tới thôn xóm hẻo lánh nhất, truyền cho trăm họ ý chí quyết đánh quyết thắng của triều đình.
Ông nghĩ tới bao người đang âm thầm làm công việc sửa soạn chống giặc. Đỗ Vỹ đã lên đường. Bây giờ anh ấy đang ở một nơi nào đó bên kia biên giới, âm thầm, gan góc làm công việc khó khăn ông đã giao cho. Ông nghĩ tới Trần Bình Trọng, con người luôn luôn nghĩ mình làm tướng cần ở chốn biên thuỳ. Bảo Nghĩa hầu đã xin vua thôi chức Nguyên suý trấn điện để lĩnh quân lên ải bắc. Bây giờ Bảo Nghĩa hầu đang cùng quân hành tiến ở triền sông nào đây?
Bỗng Trần Quốc Tuấn mở to mắt nhìn về phía nguồn sông. Ông thấy những đốm sáng ông đang chờ đợi. Những đốm sáng to dần trở thành những ngọn lửa đuốc cắm trên mũi những con thuyền mang bản hịch của ông truyền đi các lộ. Trần Quốc Tuấn lắng nghe binh sĩ reo hò:
- Bớ làng chạ hai bờ! Triều đình đã xuất quân. Làng trên chạ dưới lắng nghe tôi truyền chỉ vua. Triều đình đã xuất quân phá giặc. Bớ làng chạ hai bờ...
Đoàn thuyền truyền hịch rất đông, kéo dài hàng mấy khúc sông, lốm đốm lửa đuốc như con rồng sáng. Từ thôn làng hai bờ sông Thiên Đức, tiếng lao xao to dần, dân làng cũng bật hồng kéo ra, ngắm cảnh nửa đêm truyền hịch.
Trần Quốc Tuấn nhìn sang phải, sang trái. Đâu đâu cũng thấy hàng nghìn bó đuốc cháy bập bùng. Ông có cảm giác cả nước hôm nay không ngủ. Cả nước cùng thức với ông nghe bản hịch dậy lòng chống giặc.
Ông nghiêng mái đầu lắng nghe. Mé bên kia sông, có tiếng ai sang sảng. Bên ấy bài hịch của ông đang vang lên từng tiếng rành rọt, đanh thép. Ông lẩm bẩm:
- Đạo quân của Hoài Văn hầu và của Trung Thành vương đây.
Ban chiều ông đã thấy hai đạo quân này cắm lều trận trên cái bãi sa bồi bên kia sông. Bây giờ quân sĩ xếp từng đô vuông vức, nổi đuốc lên nghe hịch...
“... Huống chi ta với các ngươi, sinh ra giữa buổi rối ren, lớn lên nhằm thời nguy cấp, mắt thấy sứ giặc đi lại đường sá nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó làm nhục tể phụ...”
Trần Quốc Tuấn cười gằn nghĩ tới Sài Thung. Nó chưa phải là kẻ thù hung hãn nhất. Lần này ra quân, phân thắng bại ở chiến trường, chính là lúc ông sẽ diệt tan nguồn gốc bạo lực kiêu hãnh của giặc. Cả nước sẽ cùng xốc tới theo ngọn cờ của ông dìm giặc xuống đáy các dòng sông nước Việt.
Bên kia sông, tiếng hịch càng to hơn:
“... Các ngươi ở dưới trướng ta đã lâu, nắm giữ binh quyền, không có áo thì ta cho mặc, không có cơm thì ta cho ăn, thăng chức, cấp lương, cấp thuyền, cấp ngựa...”
Thốt nhiên hàng loạt hình ảnh thân thiết, vũ dũng, hiên ngang, nhân ái diễu nhanh qua trước mắt ông. Chiêu Minh đại vương với đôi mắt trầm tư sâu sắc. Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật dẫn đầu một cánh quân kị sơn chiến gọn ghẽ, sắc sảo nhưng vẫn lịch sự duyên dáng. Hoài Văn hầu với khí thế tuổi trẻ nuốt trâu dẫn đầu sáu trăm gã thiếu niên hào kiệt, tươi vui và nhộn nhạo. Ông nhớ tới Đỗ Vỹ, con người tài hoa, bản lĩnh, tới Dã Tượng, Yết Kiêu, những gia tướng trung trinh, cụ Uẩn, người lái đò già đã từng là tay kiếm hộ vệ của cha ông, tới thư nhi Trương Hán Siêu, tới ông già chép sử Lê Văn Hưu, bậc thầy và tham quân trí lự của Chiêu Minh vương... tới tất cả những con người anh hùng của nước Việt anh hùng...
“... Bởi vì như vậy tức là các ngươi không hề nghĩ tới mối thù chung, điềm nhiên không lo rửa nhục, không nghĩ đến việc dẹp giặc, không siêng năng luyện rèn sĩ tốt. Như thế là trở giáo hàng giặc. Rồi đây khi đánh tan giặc, các ngươi sẽ phải để thẹn muôn đời, còn mặt mũi nào đứng giữa trời đất nữa?
Vì vậy cho nên ta viết hịch này để cho các ngươi biết bụng ta...”
Thốt nhiên có tiếng reo dậy đất. Bãi sông bên kia xôn xao ông cảm thấy có một sự việc trang trọng đang diễn ra bên đó. “Hãy khắc lên da thịt cho hai chữ ấy nhuyễn vào xương máu chúng ta. Giết giặc!”
Sự việc gì thế nhỉ? Đột nhiên Trần Quốc Tuấn ao ước có phép thần để có mặt lúc này tại khắp nơi trên đất nước, hoà tình cảm riêng với hào khí của cả dân tộc Việt. Trần Quốc Tuấn chợt thấy dạ cứ nao lên và ông tự hứa thầm sẽ làm hết sức mình để tạ lại những tấm lòng trung trinh, nhân ái ấy.

<< Chương 13 | Chương 15 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 747

Return to top