Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Diễm Dương Trang

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 13982 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Diễm Dương Trang
Phan Văn Dật

Chương kết
Cũng trên đường cũ Diễm Dương Trang, người thiếu niên lại hậm hà với con ngựa sắt. Mưa vừa mới tạnh lúc ban đêm, nên đường sá vẫn chưa hết bùn lầy, xe đi qua mỗi vũng nước là hai ống quần chàng lại phải một cơn lấm bét. Sau những ngày mưa gió, cảnh vật vào buổi đầu đông lại được phô ra dưới ánh nắng dịu dàng ấm áp của vừng thái dương, chói lọi giữa da trời mầu trứng sáọ
Nhưng trái hẳn với mọi khi vui vẻ là dường nào lần nầy người thiếu niên chỉ thấy cõi lòng chàng lạnh buốt. Trước cái cảnh quen mắt với chàng. Trang ngậm ngùi như muốn nói một lời vĩnh biệt. Con đường ấy từ nay sẽ ghi vào sự ký ức chàng, với những ngày tốt đẹp nhưng hiếm hoi của đời chàng vậỵ Mỗi lượt lên dốc, Trang nằm sát trên giàn xe, cố sức đạp cho mau đến. Chàng muốn làm cho xong một việc mà cái kết quả chàng đã biết trước là không hay rồị Cái lòng nóng nảy đó khi chàng đến nơi lại nguội hẳn. Trang chưa bao giờ hồi hộp bằng lúc chiếc xe chàng từ từ rẽ bào cổng. Sự thật, chàng sắp biết, nay chàng lại sợ hãi không muốn biết. Sống trong sự ngờ vực, dù khổ cho đến bực nào, chàng cũng vẫn còn một tia hy vọng. Cái hy vọng mảy may đó, bây giờ chàng mới biết là chàng yêu quí nó dường nàọ
Người chàng gặp thứ nhất trước sân là Ngạ Nga thoạt tiên thấy người thiếu niên quần áo lấm bùn, mặt có vẻ tiều tụy thì hình như bị cảm xúc mạnh quá, nghẹn lời chỉ chào chàng được một tiếng khe khẽ.
Trang đáp lại cái chào ấy bằng một nụ cười rất đau đớn, khiến Nga càng ra vẻ nơm nớp, áy náy, không hiểu là đã xẩy ra sự biến cố gì cho chàng. Hồi lâu, hai người chỉ trông nhau, như muốn phá một điều ngờ vực. Nhưng không ai dám hó hé một câu gì.
Bỗng Oánh ở trong nhà đi ra, nhác thấy Trang liền vồ vập đón vào nhà. Một lát, bà Nghè ở phòng bên cạnh nghe tiếng cũng bước qua hỏi han về các tin tức mưa lụt.
Bà cụ trông lại đôi giày và hai ống quần chàng liền bật cười nói:
- Tội nghiệp! Đường sá bùn lầy thế mà cũng có bụng đến thăm anh em. Chẳng bù ông Hai ở nhà đây lại làm biếng quá.
Trang tự nhiên cho là một câu nói mát, bèn trả lời:
- Bẩm, vì ngoài anh Hai ra, cháu cũng nỏ đi lại với ai, và cháu vẫn rộng thì giờ hơn anh Hai nhiềụ Nhưng lần nầy cháu cốt lên chào cụ để mai mốt mà đị
- Vậy à? Oánh hỏị
- Vâng, tôi được thư ông Láng đã ba bốn hôm rày, nếu không vì mưa lụt thì có lẽ đã đi từ mấy bữa trước. Hiện ông ta bây giờ ở Trạm Gành, phủ Tuy Hòạ
Bà Nghè hỏi:
- Thầy định hôm nào đỉ
- Bẩm, sáng maị
- Mai mười sáu cũng tốt ngàỵ à mà độ trước tôi có nghe thầy nói chuyện bà dưới nhà đang kiếm dâụ Có lẽ nay đã coi được nơi nào rồi cho nên mới để thầy đi đó phải không?
Trang lắc đầu, nói một cách thất vọng:
- Bẩm có đâu, chuyện ấy chẳng qua là nói chơi vậy thôị
- Chuyện lứa đôi còn chưa là trọng hay sao mà lại kêu rằng nói chơỉ Đó là ý thầy muốn nói thế chớ bà dưới nhà lẽ nào lại không muốn tính cho xong?
- Sự thật thì vẫn như lời cụ dạy thế, nhưng đến khi không ra đâu vào đâu thì cũng phải cho là một câu chuyện nói chơi vậỵ
Bà cụ mỉm cười ngó ra ngoài sân như có dáng nghĩ ngợị
Khi đó, có ba bốn anh điền phu bước vào hỏi về các công chuyện rẫy báị Bà Nghè cùng Oánh đều bận sai cắt bày vẽ cho họ. Trang ngồi một mình buồn liền bỏ đi tìm Nga để trao bức thư chàng đã viết hôm trước và tặng cho nàng chiếc nhẫn mà chàng mới mua hồi sáng một nơi tiệm bán đồ vàng.
Bấy giờ Nga đang đứng trước cửa sổ phòng nàng, tay vịn vào chấn song cặp mắt đăm đăm như cố thu hết tinh thần vào một việc gì. Thấy Trang đi thơ thẩn như có ý tìm mình, nàng vội vã bước ra tới dẫy hành lang hai người liền bắt gặp nhaụ
Trang một tay đã để vào túi định rút phong thư ra, nhưng thấy không có ai lại muốn ướm hỏi Nga vài lời đã:
- Tôi chúc mừng cô đấy!
Ngạc nhiên, Nga hỏi:
- ủa! chúc mừng cái gì kiả
- Hình như cô mới có tin mừng mà!
Nga càng tỏ ý không hiểu, cứ nhìn chòng chọc vào chàng:
- Chà! cô cứ giả vờ thôi, tôi mừng cho cô thật đấỵ
- Nhưng thầy cũng cho tôi biết trước là mừng về việc gì mới được chứ!
- Cô ác quá, lại còn bắt tôi kể lể làm gì? Thì mừng cho cô được người chồng quí chớ sao!
- Chồng nàỏ Tôi thật chưa hiểu là thầy muốn nói aỉ
- Vẽ! ông Hồng chớ lại còn ai!
Nga thốt nhiên bật cười:
- Ai nói mà thầy biết mau thế?
Trang thấy nàng còn cười được lấy làm tức giận vì nghĩ rằng không ngờ Nga lại nhẫn tâm đến thế. Chàng hỏi:
- Vậy cụ ở nhà đã nhận lời rồi phải không?
- Thầy cứ trả lời câu hỏi tôi đã nào, ai nói mà thầy biết?
- Thì sao cô lại cứ muốn giấu tôi làm gì? Tôi biết từ hôm ông Cửu đến đây kiạ
- Chị Trà nói phải không?
- Chính ông Cửu nóị Vậy cô đã nhận lời chưả
Nga mỉm cười một cách tinh nghịch:
- Thầy hỏi lạ quá. Nãy giờ đến chúc mừng tôi, nay lại hỏi đã nhận lời chưạ Như chưa nhận lời thì phỏng thầy mừng cái gì?
Song Trang chẳng nếm những câu nói đùa ấy; vẻ mặt thê thảm, chàng thở dài:
- à, cô nhận lời rồị Thì tôi mừng cho cô chớ saọ Tôi chỉ tiếc là không chờ được đến bữa nghênh hôn mà đến cho có mặt vì sáng mai tôi đã đi rồị
Bầy giờ lại đến lượt Nga bỗng tái hẳn như gà cắt tiết. Nga im bặt; trước cặp mắt lờ đờ của nàng vụt chốc bày ra một cảnh đời hắc ám, đầy cả những sự hiểm nghèọ Nga lẩm bẩm nói một mình:
- Thầy đi!
- Vâng.
Giọng trả lời của Trang chua chát quá, khiến Nga sinh nghi, ngó thẳng vào mặt chàng. Nga thoạt nhiên hiểu rõ cái nguyên nhân bắt buộc chàng phải ra đi vậỵ
Nàng tự biết rằng chính mình đã gây ra nỗi khổ tâm ấy cho nên cảm động đến gần sa nước mắt mà vẫn nghe có một sự thỏa thích trong lòng. Nga vờ thản nhiên nói:
- Thầy không đi đâu!
Trang lấy làm lạ hỏi:
- Sao thế? Tôi tưởng cái đó là việc riêng của tôi, cũng như lấy chồng đó là việc riêng của cộ
- Thầy đã muốn nhắc đến chuyện ấy hoài, vậy hẵng để tôi hỏi một câu nầy: - Cứ như ý thầy thì ông Hồng như thế nàỏ
- ở thời buổi nầy, cái địa vị ông ấy quả ít ai bì kịp.
- Còn tư cách ông ta saỏ
Trang hơi cáu, gắt gỏng đáp rằng:
- Cái đó thì có lẽ cô biết hơn tôi!
- Nhưng giá thầy đứng vào địa vị tôi thì thầy có vui lòng làm vợ ông ấy không?
Câu hỏi làm Trang ớ cổ ra, nhưng chàng muốn thừa cơ hội ấy mà trách Nga là một kẻ bạc tình:
- Tôi ấy à?
- Vâng, thầỵ
- Tôi thì tôi không nhận.
- Vì cớ gì?
- Vì tôi đã trót nhận lời với một kẻ khác rồị Vì kẻ ấy dẫu chưa dám nói ra nhưng tôi đã hiểu thấu cho rồị Cô đã nghe chưả
- Nói tóm lại cũng là thầy không nhận. Vậy thì sao thầy cứ khăng khăng muốn là tôi phải nhận lời ông ấỷ
Trang vùng đứng dậy, ngơ ngác hỏi:
- Cô chưa nhận gì cả saỏ
- ô hay! Thầy gàn lắm, thầy chỉ chực mừng hão thôi!
Trang sung sướng quá, xuýt nữa cũng đến quì xuống tạ tội với người yêu:
- Vậy bữa ấy ông Cửu nói ra làm sao cô kể lại cho tôi nghe với!
- Thì quả hôm đó, khi thầy về rồi, ông Cửu có đem chuyện ấy ra nói thực. Song má tôi không dám nhận lời, bảo là tôi khó tánh lắm. ông Cửu thì cứ một mực cãi bừa đi, nói rằng sự khó tánh đó là cái bệnh chung của con gái đến tuổi lấy chồng, tức là cái bề ngoài cả. Cực chẳng đã, má tôi phải cho gọi tôi ra mà hỏi trước mặt ông ấy cho khỏi mất lòng.
- Thế à? Rồi sao nữả
- Tôi ra thì má tôi cũng đem lời ông Cửu nói lại cho nghẹ Chẳng biết làm sao cả người đi nói, cả người làm mai tôi đều không ưa được, cho nên lập tức tôi cậy má tôi lựa lời khéo khéo nói lại là tôi không bằng lòng.
- Rồi ông Cửu cũng không bằng lòng chút nào cả phải không?
Trang mặt mầy tươi tỉnh, định vớ lấy cơ hội, đem bức thư và chiếc nhẫn vàng ra để ngỏ bày cái tâm sự mình cho luôn, nhưng vừa có vợ Oánh giắt mấy đứa nhỏ ra chơi nên đành bấm bụng nói lảng sang chuyện khác.
Trong khi cặp thiếu niên nói chuyện dưới nầy, ở nhà trên bà Nghè cũng đang ngồi nghĩ ngợị Bỗng bà gọi Oánh:
- Nầy Hai!
- Cái gì thế má?
- Lại cho tôi hỏi cái nầỵ Hai có thấy thầy Trang với con Tư có tình ý gì với nhau không?
Oánh hơi ngạc nhiên nói:
- Không! Tôi thật không hề biết gì cả.
- Thế thì vô tình quá, chớ lại không thấy thầy ấy xoắn xuýt với hắn lắm đó saỏ Mà hiện bây giờ chắc là cũng đang đi tìm hắn nói chuyện đó.
- Quái lạ là tôi không hề hay gì. Nhưng còn con Tư thì saỏ Hắn dở tính dở nết lắm kia mà!
- Hắn dở với ai kia, chẳng hạn như câu chuyện ông Hồng hôm trước, chớ với thầy Trang ấy thì xem chừng hắn ưa lắm. Không thấy độ rày hắn khá ra nhiều, và hay cười nói làm tốt đó saỏ
Oánh cả cười nói:
- Phải rồi, phải rồi, nghe má nói bây giờ tôi mới nhớ rạ Vậy thì bây giờ má định thế nào đó?
- Tôi nghĩ rằng con Tư bây giờ hắn chừng ấy tuổi rồi không lẽ giữ lấy hắn hoài được, nhưng lạ gì cái tính tình hắn thì còn biết là hắn ưng aị Nay tôi nhắm thầy ấy người dễ thương và ăn ở có tình nên cũng muốn gả hắn đi cho rồị Tháng trước tôi bảo Hai xuống thăm nhà bà Thị là đã có bụng ấỵ
Oánh nín lặng một hồi ra dáng ngẫm nghĩ.
Bà Nghè liền hỏi:
- Sao, có sự gì saỏ
Oánh nói:
- Tôi nghĩ nếu thực anh Trang yêu hắn thì sao lâu rày không nghe nói gì cả mà sáng mai thì đã đi rồị
- ý chừng như thầy ta còn mắc cỡ chưa tiện nói rạ Hoặc là thầy ta sợ mình cũng có tánh câu chấp như nhiều kẻ khác chăng?
- Cũng có lẽ như thế, nhưng người ta không nói ra thì má tính saỏ
Bà Nghè đứng dậy ghé vào tai Oánh bỏ nhỏ một hồi, đoạn hai người đều cười, bắt sang câu chuyện khác.
Đằng kia, Trang tuy đã nói nhất định là mai sẽ lên đường, cũng tưởng đến chào sơ sịa ít tiếng thôi, song từ khi biết việc cầu hôn của Hồng không có kết quả gì thì bỗng nghe nhẹ cả người, ở lại chơi quên về. Mãi quá chiều, bà Nghè cầm lại ăn cơm tối cũng không buồn từ chối nữạ Trong ý chàng muốn trước khi ra đi làm thế nào cho nhận được một lời hứa của Nga đã, rồi nếu được, về nhà sẽ cậy mẹ chàng thu xếp chọ
ăn cơm xong cả nhà đều ngồi đủ mặt nói chuyện. Trang và thằng Tý làm mèo chuột đuổi nhau chung quanh cái trụ đèn, cả hai đều ra dáng vui vẻ lắm.
Bà Nghè nhìn theo giây lát, liền chỉ thằng bé cho chàng nói:
- Thầy ưa chơi với con nít mà lạ sao chẳng chịu cưới vợ để kiếm lấy vài đứa nó chơi với cho vuỉ
Trang xoa tay làm bộ thở dài:
- Cụ cứ dạy thế hoài thì thôi, vợ ở đâu, ai cho mà dễ thế?
Bà cụ mỉm cười nói:
- Thầy nói là, chỉ sợ thầy chê mà thôi, vì ai đâu thì tôi nỏ biết, chớ như con Tư ở nhà đây, nếu thầy thương hắn được thì tôi xin đưa không cho đó mà!
Trang sửng sốt, đứng ngẩn người ra một chỗ như hình bị thôi miên. Còn Nga đang ngồi ở một góc bàn thoạt nghe mẹ nói cũng giật nảy, cả thẹn, cúi gầm mặt xuống. Nga liếc nhìn, chờ khi không có ai để ý đến mình bèn lẩn sang phòng bên cạnh. Oánh thì cứ chắp tay sau lưng, day mặt vào xem mấy bức tranh Tàu treo trên vách, tủm tỉm cười đứng đợị
Bà Nghè vẫn tươi cười nói:
- Kể ra tôi nói vậy cũng có hơi vô lễ, nhưng cái đó là tùy thầy, dẫu sao cũng cứ trả lời cho biết.
Trang đã tỉnh dần người ra, mừng rơ, cảm động đến cực điểm, luống cuống một hồi mới nói ra được.
- Cụ đã quá thương như thế thì cháu chỉ biết đội lấy cái ơn nặng ấy chớ còn dám nói gì. Nhưng còn ngại cô ở nhà chẳng biết ý cô như thế nàỏ
- Bây giờ hắn đã bỏ chạy trốn qua bên ấy rồi: Tôi xin nhường lại cho thầy đi tìm hắn mà hỏi hắn đó. Chớ trước mặt tôi thì dẫu hắn có ưng mười phần đi nữa cũng không đời nào chịu nói đâụ
Trang có ý bẽn lẽn, đứng lưỡng lự một hồi nhưng sợ lỡ mất dịp tốt, chàng bèn đánh bạo ngỏ lời cám ơn rồi bước đi tìm Ngạ Chàng đi khắp các gian phòng đều không gặp, sau ra đến trước thềm mới thấy Nga đang đứng tựa vào cái bao lơn trông trăng, tần ngần ngẫm nghĩ. Trang se sẽ vừa đến sau lưng nàng thì Nga bỗng giật mình toan chạỵ Chàng vội vã đón lại van nài rằng:
- Cô đừng làm thế, tội nghiệp! Cụ cho phép tôi ra tìm cô để hỏi cô về chuyện ấỵ
Nga lẳng lặng, cúi đầu đi tránh ra trước sân, nhưng Trang cứ một mực bước theo cầu khẩn:
- Vâng, ở đây có hơi bất tiện vậy tôi xin cô hãy gắng đi ra ngoài nầy cho tôi mạn phép ngỏ một đôi lời thôị
Nga ngó lại không dẽ đã ra đến trước mặt hồ, chẳng còn sức chống chọi nữạ
Đêm ấy là đêm rằm, vừng trăng chiếu rạng như một cảnh hoàng hôn. Hai người ban đầu còn chầm chậm đi cách nhaụ Vì sự cảm xúc thái quá, ai nấy đều nín thinh, lặng nghe quả tim hồi hộp. Nhưng một lát, hơi sương xuống nghe lành lạnh, hai người lần đi sát lại nhaụ
Bỗng Trang khe khẽ gọi:
- Em!
Nga ngước mắt nhìn chàng.
- Vâng, cô cho phép tôi gọi bằng em. Việc cụ vừa mới dạy lúc ban nãy em nghĩ như thế nàỏ Về phần tôi thì tôi ao ước đã lâu rồi, nhưng ngần ngại không dám nóị Tôi yêu em... yêu có thể quên hết cả mọi cái hạnh phúc ở đờị Tôi yêu em, không những từ lúc mới gặp nhau lần đầu mà có lẽ trước khi tôi được biết em nữa kiạ Nói thế không có gì là lạ cả, vì vốn thực khi nào tâm trí tôi cũng mơ màng một người đàn bà lý tưởng, người đàn bà ấy nếu quả có ở đời thì cũng giống hệt như em thôị Sự gặp gỡ với em đã ứng vào giấc mộng ấy và từ ngày biết em tôi đã hưởng cái sinh thú ở đời gấp đôi gấp ba vậỵ Tôi đã từng biết qua nhiều người đàn bà, nhưng họ chỉ ghẻ lạnh cùng tôi vì không hiểu biết tôị Tôi lắm khi ngao ngán rằng suốt đời không gặp người tri kỷ thì sự sống tôi còn gì lạt lẽo bằng. Chớ đến ngày nay, cái thân tôi chỉ là cái thân con dế lạc bầy, cái thân cô độc. Tôi thật đã vì tình mà chán đờị Vậy mà tôi gặp em, em biết là may mắn cho tôi thế nàọ Nhưng tôi hy vọng ở em chừng nào thì nỗi lo sợ của tôi cũng tăng lên chừng ấy: tôi sợ rằng cái hy vọng kia chỉ là hão huyền. Cho nên tôi khổ lắm em ạ; em cũng biết là tôi nghèo, tôi chưa có cái vị trí gì đủ đảm bảo cho cái hạnh phúc em sau nầy nên tôi chỉ sợ mình không xứng đáng. Và nếu ngày hôm nay cụ chẳng quá yêu mở lời cho thì tôi chắc cũng không bao giờ dám thổ lộ một tiếng gì. Song tôi muốn được một lời hứa của em tôi mới an lòng. Em ạ, nếu em biết những điều tôi ước ao, lo lắng, thất vọng hay mừng rỡ vì em thì có lẽ em không nỡ nào cự tuyệt cùng tôị Tôi chỉ muốn cử ra đây một cái ví dụ cho em nghe thôị Từ hôm được nghe chuyện ông Hồng đi nói em, tôi nghĩ là cái hạnh phúc của tôi đã sẩy mất rồi, từ hôm ấy tôi chỉ là một con người khốn nạn. Nếu tôi còn đến đây, bản ý là để từ biệt em mà mang theo một cái hình ảnh của em đâỵ Hồi sớm tôi có nói với em rằng sáng mai tôi đị Thật thế, nếu em về tay kẻ khác rồi thì tôi chỉ còn đem sự đau đớn của tôi đến một chỗ nào cho đừng ai biết nữa thôị Tôi đã viết một phong thư hiện còn nằm trong túi tôi và đem theo môt chiếc nhẫn để tặng em làm kỷ niệm. Nếu em bằng lòng nhận thì cho phép tôi đeo vào tay em, nhưng khác là bây giờ nó lại thành chiếc nhẫn giao tâm.
Nga chẳng nói gì.
Trang chỉ một cái ghế đá cho nàng ngồi, rồi thò tay vào túi rút ra một chiếc nhẫn vàng lấp lánh dưới bóng trăng lặng lẽ đeo vào tay nàng.
Trang nãy giờ nói một cách hăng hái quá đến đỗi giữa đêm sương lạnh mà trên trán ướt dầm cả mồ hôị Chàng lấy khăn lau rồi lại ngồi xuống nói tiếp:
- Em còn ngại saỏ Tôi không dám vội gì đâu em ạ, miễn là em bằng lòng thì sáng mai tôi cũng cứ đi như thường, còn chuyện hôn nhân em muốn hoãn đến bao giờ cũng được cả. Còn một điều nầy nữa tôi cũng không giấu gì em. Về đường tình duyên tôi đã một phen lầm lỡ, đau đớn, mà cứ như tôi biết, - điều nầy xin em miễn chấp cho - cứ như tôi biết, thì về mặt đó chính em cũng là một kẻ thiệt thòị Vậy thì đồng bệnh với nhau, hai ta lại càng nên hiểu thấu cho nhau mà yêu nhau lắm. Ta sẽ mượn ngày tháng và lấy một thứ ái tình đằm thắm, bền chặt mà vá lại những vết thương lòng cho nhaụ Rồi bắt đầu từ nay, cuộc đời trống trãi ta sẽ bước sang một thời kỳ mới, một thời kỳ sáng sủa, xinh đẹp hơn. Hy vọng ta còn nhiều, ta còn yêu kịp. Em nghĩ saỏ
Nga run rẩy, ái ngại:
- Ta liệu có gây nổi hạnh phúc cho nhau không?
Dưới bóng trăng vằng vặc của đêm rằm, cặp thiếu niên tay cầm tay, nhìn nhau, yên lặng...

(Theo bản in của
NXB Trung Bắc Tân văn, Hà Nội, 1935)

Hết

<< Chương 12 |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 666

Return to top