Nga từ theo mẹ và anh trở về Diễm Dương Trang, tính lại vừa đầy một tháng. Những công việc tế toái phải giàn xếp lúc ban đầu đã choán hết cả thì giờ nàng. Nhưng sau, mỗi khi tưởng đến Trang thì nàng bỗng đâm ra thẩn thờ vơ vẩn. Những ngày lặng lẽ ở núi lại càng khêu gợi nổi nhớ nhung. Bây giờ, mỗi người mỗi ngã, Nga càng thấy Trang đáng yêu quí bội phần. Mỗi lúc mặt trời chiều vừa khuất sau dẫy núi xanh, hơi đá bốc lên lần lần bủa khắp đồng nội, đón tầm mắt nàng, thì Nga lại chán cái cảnh phú quí nhưng hiu quạnh của mình. Nàng vẫn không quên Thạch, đối với người tình cũ, nàng bao giờ cũng một tấm lòng trân trọng xót xạ Cái chết bất ngờ của Thạch đã tập nàng nhẫn nại mà biết rằng nếu ái tình có thể tô điểm cho cuộc đời người được tốt đẹp thêm lên, thì sự phản bội của nó cũng rất là quyết liệt. Cho nên, bây giờ xa Trang, nàng dẫu không khỏi thắc mắc vì chàng, nhưng Nga lại mừng thầm rằng sẽ nhờ sự xa cách ấy mà khỏi phụ tình cùng Thạch. Cái mừng gượng ấy, phải chăng là một phương thuốc nàng dùng mà tự giảỉ
Hôm ấy, Nga thức dậy ăn cơm sáng xong, liền xách giỏ đi ra ngoài rẫy hái chè. Nga mặc cái áo lụa dài mùi hồi thủy, chân đi đôi giép da, đầu để trần. Lon thon, nànG đi thẳng ra đến tận ngoài bờ rào, phía mặt trước Diễm Dương Trang. Lúc ấy cũng mới hơn sáu giờ, hạt sương đêm còn giỏ giọt trên các đầu cành, khí trời rất mát mẻ. Trong đám chè thấp ngang đầu người, gốc bậm, Nga thung thăng đi từ cây nọ đến cây kia, mấy đầu ngón tay nõn nà len lỏi trong nhành lá một cách nhẹ nhàng, lanh chóng.
Vụt chốc, Nga mỉm cườị Nàng vừa nhớ lại hôm Trang đến thăm nàng ốm, từ cách đi đứng rụt rè cho đến những câu chào hỏi ngượng ngập của chàng. Cứ xem cử chỉ chàng hôm ấy, thì Trang có lẽ yêu nàng thật. Nhưng nếu chàng đã thật tình yêu thì há vì một sự mích lòng cỏn con mà dứt đi được dễ dàng thế saỏ Cớ sao, từ nàng về đấy, chàng không kiếm dịp nào để đến thăm, vì cách nhau có nửa ngày đường thì lẽ đâu lại không có thì giờ mà đi được? ừ, cớ sao Trang không tìm đến? Hay Trang cũng chỉ là một hạng chơi bời, vui đâu chúc đó, hơi có điều trở ngại là thôi ngaỷ
Một đám mây đang che vừng thái dương vừa bay qua để ngọn nắng mai soi nghiêng vào mặt nàng. Nga bỗng ngạc nhiên thụt lùi: một cái bóng người đội chiếc mũ dạ vừa bổ xuống bên chân nàng. Quay đầu xem thử ai, Nga thốt nhiên kêu lên:
- Anh Trang!
Vì quả thật nàng vừa trông thấy Trang đứng phía ngoài hàng rào, đôi mắt say đắm nhìn nàng như người mơ mộng. Qua cơn sợ hãi lúc ban đầu, Nga vừa mừng vừa cảm động, trống ngực đánh đổ hồi, nhưng trót buột mồm gọi người thiếu niên một cách thân mật ấy, Nga lấy làm bẽn lẽn. May sao, nàng nói sẽ quá nên ông khách si tình đang đứng rình trộm nàng ngoài kia, thấy mình bị người ta bắt được chỉ hốt hoảng không kịp nghe thấy gì. Trang tưởng chừng mình đứng trước cả một nàng tiên xách hoa lam đi hái thuốc.
Thấy vậy, Nga đã chỉnh đốn chữa lời:
- ủa! Thầy lên chơi bao giờ?
Trang cũng muốn chữa thẹn, ngả mũ chào, nhanh nhẩu:
- Xin chào cô, tôi đường đột quá xin cô tha lỗị
Thấy Nga hai gò má đỏ ửng, không trả lời, chàng mới hơi vững vàng, nói tiếp:
- Tôi đi xe đạp lên đây từ hồi sớm, muốn đến hầu thăm Cụ, nhưng chưa biết đường, nên mới lần đi tìm không ngờ lại gặp cô ở đây, thật là may quá!
Trang nghĩ rằng nhân cơ hội nầy không giải bày tâm sự ra thì còn đợi đến khi nào, nhưng chàng loay hoay chưa tìm ra câu giáo đầu nên cứ ấp úng mãị Chẳng lẽ đứng trông nhau hoài, ngượng quá, Nga vội vàng nói ra cách ngạc nhiên:
- ô hay! Ai lại đứng giữa nắng thế nầy, xin thầy đem xe đi lại phía ngõ đằng kìa vào nhà chơi hãy nói chuyện.
Trang bực mình vì lại lỡ mất một dịp hiếm có, song cũng phải nén lòng nghe theọ Hai người cùng đi cách nhau cái hàng gai bốm. Đến cửa, Nga chỉ đường cho khách rồi lon xon chạy vào báo tin cho mẹ và anh biết.
Oánh mừng rỡ ra đón đường:
- Đúng hẹn lắm! à nhưng anh về được mấy hôm rồỉ
- Đã hơn ba tuần naỵ Tôi tính lên thăm anh nhiều lần nhưng lại không rảnh.
- Vậy mà anh lên hôm nay gặp dịp quá vì tôi cũng vừa mới về tối hôm quạ Cụ dưới nhà vẫn mạnh giỏi chứ?
- Cám ơn anh, dưới tôi cả nhà cũng đều được vô sự.
- ồ quí quá!
Hai bên nói chuyện với nhau một hồi thì đã đến một sở nhà lầu, Oánh cho người đem xe đạp Trang đi cất rồi đưa bạn vào phòng khách. Bà Nghè bước ra niềm nỡ chào hỏi Trang và chỉ ghế mời chàng ngồi uống nước.
- Sao thầy lên chơi được sớm thế?
- Bẩm cháu vốn định lên hầu cụ và nhân tiện xem cái rẫy nầy một lần cho biết, hôm nay dậy được sớm mát trời mới nhất định đi, nhờ sẵn có xe đạp nên chỉ mất có nửa giờ.
Bà cụ cười, nói một cách khiêm tốn:
- Nói vô phép, thầy đi sớm thế chắc là ở nhà chưa kịp lót lòng gì? Thôi nỏ mấy khi, xin thầy cứ tình thật dùng cơm rau trên này một bữa!
- Cám ơn cụ, cháu chẳng dám làm khách khứa đâu, nhưng bẩm thật là cháu ăn rồi ạ.
- Vậy thì tôi cũng không dám nàị Nhưng thầy không mấy khi lên đây hãy ở lại chơi ít ngày cho rộng thì giờ để anh Hai nó dẫn đi xem cảnh rẫy bái núi non một chuyến. Những người quen ở thành phố đến đây lạ mắt ai họ cũng lấy làm vui lưu lại chơi săn bắn.
- Uổng quá, hôm nay cháu đi không dặn trước ở nhà nên thể nào cũng phải về. Nhưng chỗ anh em còn nhiều khi khác.
Bà Nghè còn mời mọc:
- Tuy vậy thầy cũng ở lại chơi dùng một bữa cơm trưa với chúng tôi, chiều tối mát trời rồi hãy về.
Trang không lẽ chối từ, liền cảm tạ:
- Cụ đã quá yêu mà dạy thế thì cháu xin vâng ạ.
Oánh mới đứng dạy dẫn Trang đi xem trong nhà. Trang từ khi ở ngoài đi vào, thấy cảnh vườn tược nhà cửa mỗi mỗi đều tấm tắc khen ngợị Các căn phòng diêm dúa tinh sạch bài trí theo kiểu tàu và dùng rất nhiều đồ tàụ
ở phòng khách, bộ xa lông trắc mặt cẩm thạch, kiểu ghế vuông vức cứng cỏi đặt trên nền lát gạch hoa; phía trước có chắn cái bình phong bốn cánh bằng gương vẽ mầu những chuyện cổ tích lý thú; hai bên cái bình phong để hai cái chân voi cao độ bốn tấc tây trên dưới đều cạp đồng; trên trần thòng xuống ba cây đèn bảo cái, đĩa nến bằng pha lê; ngay trên khung cửa thông vào chỗ thờ có treo một bức hoành phi cẩn những hình tứ linh ghép lại thành ba chữ "Phước Lộc Thọ"; nơi mấy góc thành lại chưng vài cái ché sành cỗ rạng hay một cặp ngà voi; hai bên vách, từng cặp sừng bò tót hay ít cái đầu nai trê có gác những thanh gươm trường chôi bạc, treo đối diện nhau; ở một góc phòng lại có cái sập gụ, ý chừng để tiếp khách đàn bà.
Tả hữu phòng khách đều có cửa, một bên thông qua phòng ăn, một bên thông qua phòng đọc sách của Oánh. Mấy căn phòng nầy mỗi cái đều chưng dọn theo một mầu riêng, nhưng cũng đều lịch sự trang hoàng, lại từ các bức họa, liễn đối, đồ sành, đồ thêu đều có cái khí vị tàu cả. Nhờ nhà rộng lớn nên chia ra rất nhiều phòng, mà cái nào cũng quãng mạc. Đi qua một dẫy hành lang lại đến cái nhà sau một tầng, chia ra nhiều gian, phần dùng làm nhà bếp, phần làm kho chứa sản vật thu được trong năm. Ngoài xa nữa là chuồng trâu bò, lợn, chuồng thỏ, chuồng gà và tàu ngựạ
Oánh lại đưa Trang ra đằng trước xem và cắt nghĩa:
- Đất ở đây trồng trọt cũng khá, người các miệt nầy họ thấy những đất hoang nào có cây muồng mọc thì biết rằng chỗ ấy khai khẩn được.
Hai người đã ra đến ngoài sân.
Diễm Dương Trang là một sở vườn rộng ước ngoài năm chục mẫu, cây cối um tùm. Từ ngoài ngõ đi vào, con đường dài độ ba trăm thước. Phía mặt trước trồng nhiều nhất là cau với chè, ngoài ra lại rất nhiều thứ cây khác: chuối, dừa, đu đủ, mít, xoài, vải, nhãn, vân vân. Khoảng giữa, chừa một cái sân rộng có mấy sàọ Trong sân có đào một cái hồ thả sen, hình bầu dục, rẽ con đường đi vào nhà làm hai; giữa hồ nhô lên mọt ngọn núi giả, đắp rất thần tình: có chùa, tháp, nhà trại, đường đi, sông hói, có ngư ông, tiều tử, lại có hang cho lũ chuột tàu chen chúc đuổi nhau suốt ngàỵ Đi vào núi có hai cái cầu gỗ.
Từ mặt hồ đi qua bên tả chừng hai chực bước có một cái bàn thờ trời, xây như hình chữ đột, trên có cái trang nhỏ lợp ngói, dựng lên như một cái bình phong lớn; những giây lăng tiêu chằng chịt bám vào hai bên thành. Lại từ mặt hồ qua bên hữu cũng chừng ấy bước là một cái nhà bát giác toàn sơn lục, lợp ngói men xanh, cất trên cái nền cao, chung quanh làm từng cái giàn xuôi theo mái cho mấy cây cẩm bình phong và lý dạ hương leo vào; trong nhà cũng có một bộ xa lông bằng mây, lại có sẵn đàn và sách. Hai bên mấy con đường qua lại trong sân, để chừa từng đám cỏ xanh tốt trông như những tấm thảm lục lìạ
Khách ở ngoài đi vào, qua khỏi mấy chỗ trên nầy là đến tòa nhà chính rộng lớn hai tầng. Kiểu nhà làm rất giản dị, tuyệt không một nét tô vẻ hoa hòe, nhưng trông súc tích, kiên cố như đục vào một khối đá khổng lồ; đứng sừng sững, tranh vanh có vẻ oai nghi, ngạo nghễ như khinh thường các cơn gió bão, dù dữ dội đến bực nàọ Tầng trên làm thụt vào để thừa phía trước một cái đài rộng, dùng làm chỗ ngồi chơi và chỉ bầy năm bảy chậu hoàng lan, cẩm trướng. ở ngoài thềm bước vào dưới hiên, ngẩng đầu lên sẽ trông thấy treo áp vào vách một tấm biển đồng đề ba chữ "Diễm Dương Trang".
Ngay trước mặt nhà là cái bồn tròn, chu vi có thừa trăm bước; ở giữa bồn trồng một cây khốc liễu, từ gốc cây nầy trở ra lại có nhiều hàng cây hoa khác: mai vàng, mai trắng, trạng nguyên, hải đường, tử vi, oanh trảo xếp thành hình một cái ngôi sao, mỗi đầu khến lại có một cây thiên tuế; rồi quây quần chung quanh những cây lớn nầy nào quì, mộc, hồng quế, tường vi, nhiếp trước đào, thập tỉ muộị Hai bên cái bồn tròn lại còn nhiều khóm trúc, bụi ngâu, xắp thành hình những con rùa, con hạc. Giữa cái phong cảnh ấy, một bầy chim nuôi thả tự do, bay nhảy hót mừng, chòng ghẹo nhau, mơn trớn nhau làm cho cảnh đã hữu tình lại thêm phần linh hoạt.
Trang ưa mắt, khen ngợi:
- Thật là một cảnh Bồng hồ!
Oánh cười bảo:
- Tôi đã biết mà, các ngài thi sĩ thế nào cũng được vừa lòng. Bận sau anh có lên đây hãy ở lại cho được nhiều ngày tha hồ mà ngâm vịnh.
Oánh lại giắt khách ra đằng sau xem. Sau nầy mới trông qua rõ là cái phong vị một nơi đồng áng: trên khoảnh đất rộng bát ngát trồng rặt là khoai, đậu, sắn, cà và các thức dưạ Thỉnh thoảng lại có một cái lùm cây bàng, cây kén, hoặc cây mù u đột khởi lên, năm ba anh điền tốt hút điếu cày ngồi dưới gốc nghỉ mát.
Chủ nhân chỉ mấy người đó mà rằng:
- Cái rẫy này cũng khá rộng. Cho nên tôi phải dùng năm một lượt trên vài chục người, tuy hoa lợi kể cũng khá, nhưng cứ xem đó, của ruộng đắp bờ, rồi cũng chưa lại vốn. Nhưng nhờ đông người thế mà mới không đến nỗi buồn và ban đêm đủ tay canh gác. Cốt ý chúng tôi là cốt làm cho chỗ đất hoang vu nầy trở nên làng xóm được, dầu khó nhọc cũng không nề hà gì. Từ thầy tôi lên đây đến nay đã có gần bốn chục năm rồi, đang lúc ấy chưa có một mống cây nào cả. Thầy tôi có bao nhiêu của nhà đều đem ra khai thác liền thấy có hiệu quả tốt ngaỵ Sau thầy tôi mất, tôi lại nối gót làm thêm nên mới được như vầỵ Khí hậu trên nầy tuy không được tốt lắm, nhưng lâu ngày rồi quen, và lại nước uống cũng hiền.
Oánh chỉ những cái giếng sâu hoắm đào từng chặng đường cho bạn xem rồi lại đưa Trang lên trên một cái vòm canh ngó mông xuống dưới đồn điền thấy cây cỏ xanh um mặt đất.
Trang vỗ vào vai bạn:
- Đẹp quá anh nhỉ!
Trong đôi mắt chủ nhân thoáng qua một vẻ tự hào:
- Theo ý tôi thì cũng chưa đủ gì, nhưng dẫu sao, cái rẫy nầy đối với tôi vẫn có một mối tình mật thiết vì nó là một thiên lịch sử kể lại bao nhiêu cái công trình khai phá của thầy tôi ngày trước. Thầy tôi có bắt đầu, chúng tôi mới dám làm theọ
Hai người lại bước xuống đi vòng quanh một đỗi xem mấy chuồng nuôi thú. Trâu, bò, dê đều đi ăn vắng cả. Trong từng cái cụi cao hỏng mặt đất chừng nửa thước tây có hàng mấy trăm con thỏ hiền lành nhút nhát nằm lặng lẽ ăn lá bìm bìm. Oánh chỉ vào một cái trại nuôi gà nói:
- Trước đây tôi nuôi có mấy nghìn con gà, trứng bán chạy lắm, nhưng độ nầy phải cái nạn chồn cáo nó làm hại rất nhiềụ Tôi chỉ nhờ mấy con chó săn chớ không thì cũng không lấy gì trừ cái nạn đó cho được.
Trang thấy Oánh để tay lên miệng huýt một hồị Một bầy chó chừng mười bốn mười lăm con ở đâu trong nhà bếp chạy vụt ra nhẩy lồng lên chung quanh hai ngườị Oánh vuốt ve chúng nó, kêu tên từng con một rồi lại khoác một cái, mấy con vật đã nhất tề chạy về chỗ cũ.
Trang vỗ tay reo cười:
- ồ! anh khéo dạy quá!
Chủ nhân cũng đáp lại một nụ cười mà rằng:
- ấy, vì anh không thích, chớ như chúng tôi ở trên nầy chỉ có thú đi săn là tuyệt! Nhưng có khi không cần phải đi, ban đêm hễ có lợn lòi đến ăn khoai ra rình bắn là được.
Ngọn nắng nghe đã hơi gắt, hai người thẩy đều đổ mồ hôi bèn rủ nhau trở về tìm đồ giải khát. Đoạn lại cùng ngồi nói chuyện nhà.
Trang bấy giờ mới biết rằng ông Nghè Thuyên xưa, dù là một nhà tấn sĩ xuất thân, nhưng vì tánh tình phóng khoáng quả hợp lại gặp thời buổi khó khăn sợ liên lụy đến mình nên chẳng chịu ra làm quan; lại nhờ nhà có tiền của nên mới trưng sở đất ấy mà lập nghiệp. Trước, chỗ ở còn là cái nhà rường, ông Nghè đặt tên cho nó là " Diễm Dương Trang ". Đến sau ông qua đời rồi, Oánh làm ăn mỗi ngày mỗi phát đạt thêm lên mới bỏ cái nhà ấy đi mà cất lại sở lầu mới bây giờ, nhưng cũng vẫn dùng cái tên cũ.
Chuyện vãn hồi lâu, không ngờ đã gần đúng ngọ. Người đầy tớ là chú Thỏ bước lên nói rằng cơm nước đã dọn xong. Trang vâng lời Oánh theo chân bạn đi qua phòng ăn, bà cụ Nghè ngồi chực đó liền nhũn nhặn đứng lên mời:
- ở đây quê mùa, đi lại chỉ vài thức rau rán, đã là anh em thân thiết xin thầy cứ thật tình chọ
- Chết nỗi! Chỗ con cháu trong nhà cả, xin cụ chớ phiền hà. Trang vội vàng đáp thế.
Nga và một người đàn bà khác nữa ở buồng bên cạnh cũng vừa bước ra, mỗi người giắt một đứa bé.
Oánh giới thiệu:
- Đây, nhà tôi và hai cháu, thằng Tý và con Ngoan.
Chào hỏi nhau xong mọi người mới ngồi vào cầm đũạ Vợ Oánh là một người vào lối ba mươi tuổi, thâm thấp, béo gói, nước da trắng mịn, có vẻ hiền lành lại ít ăn nóị
Bữa cơm ấy rất vui vẻ, nhưng người sướng nhất lại là ông khách thiếu niên. Nga thấy Trang vui như chay, ứng đối rất lưu hoạt, khác hẳn với ngày dự tiệc với ông Cửu Bạch và ông Tham Hồng.
Những món ăn mà bà cụ gọi là quê mùa, Trang thấy nó chỉ quê ở nơi mấy bát canh rau tập tàng, đĩa dưa gang bóp muối, măng kho, rau muống xào, còn ngoại giả mấy món cá thịt, chả tôm, nem chạo nướng, vịt tần ngũ vị lại toàn là dinh đặc. Nhưng về phần Trang, vừa đi quanh rẫy một vòng bụng đã lưng lửng, nay lại được ngồi trước mặt ý trung nhân thì dẫu gì đối với chàng mà không là hào soạn. Nên chàng đã nói là thật tình lại càng thật tình riết.
Nga tuy ngồi cả buổi chằng hề mở môi, nhưng cứ thỉnh thoảng mượn cớ đưa thức ăn cho hai đứa bé mà đẫy thêm vài món cho chàng, những cái cử chỉ ân cần ấy dù nàng muốn nó tự nhiên bao nhiêu cũng không tài nào lọt qua mắt ông khách đa tình kia được.
Bỗng bà cụ cơ là hỏi:
- Thầy còn định nghỉ bao nhiêu lâủ
Trang lo lắng rằng trước con mắt mọi người, chàng là một kẻ ăn không ở nể, chớ ai hồ dễ biết cho chàng chỉ vì Nga mà khươm lượm, vậy chàng muốn nhân dịp ấy dọ tình ý Nga luôn thể bèn trả lời rằng:
- Số là cháu định đi liền trong tháng này, nhưng bà thân cháu còn bảo nán lại để bàn một chút việc nhà.
- Chừng câu chuyện tiểu đăng khoa thì phải! Oánh giả cách pha trò.
- Anh đoán quả không sai!
Oánh cười hà hà:
- Nếu vậy để tôi rót một chén rượu mừng cho đôi bên trai tài gái sắc.
Bà cụ cũng cười rè khen phảị
Trang đưa mắt nhìn Nga thấy nàng bỗng tái mét, mấy đầu ngón tay cầm đũa hơi run. Nga cũng vừa ngước mặt lên, bốn mắt gặp nhau, hai người đều có vẻ bối rốị
Nhưng sợ bạn trông thấy, Trang vờ vui vẻ dằn tay Oánh lại:
- Anh hãy thong thả đã nào, tôi đã nói gì đâu mà chúc mừng vội thế? Nghĩ như tôi bây giờ, ăn làm chưa ra sao, kiếm vợ là một sự khó, huống chi thời buổi nào người ta không chuộng kẻ có công danh, mình là một anh chàng vô chức phận thì mong gì ai chịu làm thông gia vớị Còn một đôi chỗ họ có lòng tốt yêu đến thì lại vô duyên thế nào con gái họ mình không thể nhận làm người bạn trăm năm được.
Trang dừng lại một lát, ra chiều nghĩ ngợị
Bà Nghè thấy thế vỗ về rằng:
- Chà, chỉ tại các thầy già kén lắm nên mới bảo cho có cớ rằng thiên hạ khó dễ nầy kia, chớ như theo tôi biết thì chỗ thầy là nhà lễ nghĩa xưa nay, nếu họ không đành thì còn đòi bực nào nữạ Còn nói danh phận thì cậu Hai tôi đó lại có gì, mà nào ai bảo nó không có vợ con.
- Quả cháu không hề kén chọn, bất luận là hạng nào cháu chỉ cần một kẻ tương thức thôị
Trang nói thế lại liếc nhìn Nga thấy mặt nàng đỏ hoẻn, liền thích chí, tiếp ngay rằng:
- Một người hiền lành, ngay thật có thể giúp cho cháu theo đuổi được chí nguyện mình.
- Nhưng một người như thế, bà cụ nói, thầy tưởng có tìm được không?
- Cháu chắc là có lắm.
- à, nếu vậy thì càng tốt, hãy để dành rượu đó khi nào thầy kiếm được người vừa ý nói cho chúng tôi biết để chúng tôi mừng cho!
Ai nấy đều cườị
Ăn uống xong rồi, Trang còn tự bảo rằng có lẽ hôm ấy chàng đã dùng bữa cơm ngon nhất trong đời chàng.
Oánh đưa bạn về phòng nghỉ.
Đến hai giờ chiều hai người lại rủ nhau ra nhà bát giác chơi uống nước chè tàụ Nằm vắt vẻo trên ghế xích đu đàm luận với nhau một hồi, bỗng Oánh nảy ra một ý hay mà rằng:
- Anh có muốn cỡi ngựa đi dạo quanh núi một vòng không?
Trang nghe nói đến ngựa vừa ý, cả khen:
- Như vậy thì thú lắm!
Oánh vào thay quần áo gọn ghẽ rồi bảo Chồn và Thỏ đi thắng ngựạ Một lát, Trang thấy hai chú ấy đem ra trước sân một cặp bắc thảo phi tráng, hai con vật bị tù túng lâu ngày nay được tra yên vào cứ giậm cẳng hí liên thanh.
Mấy người đàn bà trong nhà nghe tiếng đều kéo nhau ra xem. Bà Nghè sợ Trang không quen cỡi ngựa bèn tỏ ý lo ngạị Trang cũng thú thật với Oánh rằng:
- Tôi tuy có biết cỡi nhưng thật chưa lành nghề.
- Không sao, anh có ngại thì cứ cỡi con Bạch Yến nầy vì nó đã thuần lắm để con Phi Hồng cho tôị
Đoạn hai người mới nhảy thót lên yên, con ngựa bạch nghe hơi người lạ lồng lên mấy cái làm cho Nga cả sợ, nhưng chỉ giây phút thấy con hồng đã giành đi trước nó cũng phóng bốn vó ruổi theọ Ra khỏi cổng, Oanh liền gò cương, cho cặp ngựa chạy song song với nhaụ Khoảnh khắc, đến chân núi, hai người cùng để ngựa thủng thẳng đi lên mà nói chuyện.
ở trên cao trông xuống thấy Diễm Dương Trang ba mặt núi bao như nằm trong một cái thung lũng. Cỏ cây chưa đến ngày tàn cỗi còn phô lắm mầu rực rỡ, từ mầu lục thẫm cho đến màu vàng non. Dưới xa là đồng bằng, cát trắng, hiu quạnh, mênh mông. Xem chán mắt, hai người mới chịu quay ngựa trở về. Xuống đến đất liền, ngựa thấy nới cương liền tha hồ phóng nước đạị Một hồi, đã đến sân, thằng Tý ở đâu trong nhà chạy ra, chưa kịp ai gọi lại, con ngựa bạch muốn tránh nó bỗng nhảy tràn một cái về bên tả làm Trang không đề phòng liền ngả nhào xuống nằm xóng xượt trước thềm.
Nga rú lên một tiếng, quên cả sự e dè vụt chạy ra toan đỡ chàng dậỵ Oánh vừa nhảy xuống ngựa cùng cả nhà sợ hải đổ đến xem. Nhưng Trang đã lồm cồm đứng dậy cười ồ:
- Chết chửa! Có hề gì không? Mọi người đều hỏi thế.
- May quá, chẳng việc gì, chỉ đau xoàng hai đầu gối và lòng bàn tay thôị
Trang tuy nói vậy, nhưng hai chân khập khiễng, đứng phủi quần áo lấm bẩn muốn không vững. Nga nhác thấy hai ống quần chàng hơi rướm máu bèn tỏ ra vẻ lo sợ chỉ cho chàng. Người thiếu niên cảm động, sung sướng quá cũng quên đau, gượng đi đứng mạnh bạo mà rằng:
- Không sao cô ạ, nếu té vào bệ thềm thì có lẽ không còn đờị Cái té nầy cũng như lằn roi của thầy học, có nhiều bận té đau rồi mới trở nên người thiện kỵ như anh Haị
Nhưng chàng cũng vâng lời Oánh vào nhà rịt thuốc và nằm thẳng chân ra nghỉ. Vợ Oánh kéo thằng Tý vào buồng bên cạnh tát cho nó một cái nên thân. Trang nghe tiếng thằng bé khóc nghĩ nó bị đòn oan, hơi thẹn và thương hại cho nó quá.
Chiều lại chàng ngỏ ý muốn về, bà cụ chẳng cho, nói:
- Không nên đâu, đường xa lắm, thầy hãy nán lại đến maị
Oánh cũng bàn thiệt hơn cầm lại:
- Máu chưa được tản mà đi đứng thì bất tiện lắm.
Trang nghĩ mình vô cố đến làm phiền nhà bạn, rất lấy làm ái ngại:
- Thật chẳng có việc gì mà làm nhọc lòng cụ và anh quạ Vả chiều tối rồi, không về thì chắc là dưới tôi trông chờ lắm.
Biết không cầm được, Oánh nói:
- Cái đó cũng tùy anh, thôi để tôi cho người lái xe đưa anh về vậỵ
Trang không bằng lòng, trách bạn:
- Nếu anh còn bày chuyện thế thì sau tôi chẳng còn dám lên. Anh còn ngờ tôi sao, tôi đã nói là không có việc gì cả kia mà.
Chàng nói thế rồi vội vàng đi lấy mũ đến trước bà cụ cáo từ:
- Bẩm cụ thế này là không phải lắm, nhưng lỡ đi không dặn trước ở nhà, hôm nay xin phép cụ cho cháu về đã.
Bà Nghè bất đắc dĩ phải gật đầu mà rằng:
- Thật tôi ngại cho thầy quá. Cũng chỉ tại anh Hai nó khéo bày điềụ
Trang chào hai vợ chồng Oánh rồi thấy Nga đứng trước thềm liền bước ra nói:
- Tôi xin chào cộ
Lại nói khe khẽ rằng:
- Và cám ơn cô lắm.
Nga buồn bã, gượng cười:
- Không dám, xin thầy hãy coi chừng đường sá.
Trang cởi lên xe đạp cố đi thật mạnh mẽ cho mọi người yên bụng.
Ra khỏi cửa, chàng bỗng nghe tiếng tù và thổi trong đồn điền, giục giã mấy bầy thú về ràng. Chàng trong lòng bấy giờ, nhớ người, mến cảnh, bùi ngùi ngoái cổ lại xem còn trông thấy mấy đọt cau le te và đầu dặng núi tây mặt trời chiều đỏ ốị..
Chàng có ngờ đâu lúc bấy giờ Nga đã mon men ra tận ngoài bờ rào ngó vọi theo mình. Thấy chiếc xe chàng lượn lên lượn xuống trên con đường khúc khuỷu, Nga chợt nghĩ rằng bao nhiêu sự mệt nhọc ấy có lẽ chỉ vì nàng, bắt nàng xôn xao, nửa mừng nửa chạnh.
Mãi đến khi xe chàng đã khuất, Nga vời trông chỉ còn thấy vài làn khói trắng lên nghi ngút đằng mấy cái thôn lạc xa xa thì nàng mới buông một tiếng thở dài.