Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Diễm Dương Trang

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 13298 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Diễm Dương Trang
Phan Văn Dật

Chương 3
Sáng hôm sau Trang dậy sớm. Chàng sẽ lại bên chiếc bàn nhỏ đặt sát vào vách, đẩy cửa sổ trông ra vườn. Trời vừa mới bình minh, làng xóm chung quanh đương ẩn hiện trong đám sương mù như những chấm mực nhòa trên tờ thủy mạc. Nhà thi sĩ có cái cảm giác đứng trước một cái cảnh tượng thực thực, hư hư mà chàng đã từng thoáng qua trong mộng.
Trước cửa sổ là một cái bồn nho nhỏ, trên bồn trồng toàn cây kiểng, hoặc trồng ở chậu, hoặc giữa đất không: mộc, quỳnh, cẩm nhung, lan hạc, ít cây vạn niên thanh, vài bụi lan tứ thời, cành lá đầm sương đua nhau mọc. ý chừng người chủ nhà trước cũng là một tay phong lưu nào đó. Ngày Trang mới dọn đến, mấy cây hoa ấy không ai săn sóc đến đã cằn cỗi, sau nhờ chàng bảo thằng Cồ chăm nom vun tưới luôn nên không mấy chốc mà tươi tốt lạị
Nguyên cái nhà đó mấy tháng trước đây chủ nhà vì dọn đi làm ăn nơi khác bèn kêu một người làng giềng là bà Sáu đến cho ở không để coi nhà và dặn hãy thủng thỉnh kiếm người cho thuệ Có người mách miệng Trang, chàng đến xem xét trong ngoài liền vừa ý thuê ngaỵ Nếp nhà ấy, một căn hai chái cũng cùng một lối lai cang như nhiều kiểu nhà và trăm nghìn việc khác, - như sự phục sức, giao tế chẳng hạn - nó chưa thành cái phương thức gì, nghĩa là nó đương âu hóạ Xuyên, trính, liên ba, hồi văn, chữ thọ, bao nhiêu cái chạm nỗi chạm lọng bên trong đều không dung hợp với cái mày cao ngược, mấy cái cửa cuốn tò vò ngoài hiên một mảy may nàọ
Trang đặt mình xuống ghế, mấy đầu ngón tay gõ lia lịa trên mặt bàn. Đưa mắt nhìn quanh, chàng hơi lấy làm lạ vì thấy mình đang ngồi trong cái nhà nầy mà chủ nhân bây giờ có lẽ là một kẻ giang hồ lạc phách ở nơi đâụ Chàng lại nghĩ đến cái quãng đời đã qua, tự thấy mình đang khi còn bé tí cho đến hồi đi học, đi làm, trong khoảng hai mươi mấy năm trời, bao nỗi buồn lo mừng giận, những cái đó hình như xa chàng đã không biết bao nhiêụ Trong tâm trí chàng vụt chốc cũng thấy một cái hình ảnh khác hiện ra: Dinh. Nhưng là một tấm hình mờ nhạt, kém sút, thiếu thốn, chỉ kịp thoáng ra rồi biến mất ngaỵ Cõi lòng chàng bấy giờ như cái mặt hồ vừa trải qua một cơn sóng gió dữ dội, rồi lại đã bằng phẳng như thường, mà có phần trong trẻo hơn. Trang rất bằng lòng, gật đầu ngẫm nghĩ:
- Mình cũng không ngờ mà thắng được nỗi thương tâm mau như thế. Bây giờ thì vững rồi, chẳng lo gì lũ yêu tinh khuấy rốị
Chàng trông xuống bàn thấy quyển nhật ký ngày hôm qua quên viết bèn cầm lên xem. Nguyên căn phòng chỗ Trang ngồi cũng rộng rãi lại trước có cảnh ưa nhìn nên chàng đã cho đặt cái bàn nhỏ vào đó dùng làm bàn viết. Chàng đang chăm chú đọc, chợt nghe tiếng đằng hắng ở căn ngoàị
- Thầy đã thời nước chưả
Bà Sáu vừa vén bức màn thò mặt vào hỏi thế.
- Tội nghiệp! Bà cứ để thằng Cồ nó làm lấy chọ
- Thằng Cồ, phải chúc! Thầy thử đến coi trưa trật rồi mà nó còn ngủ khì ra đó không? Nhưng con nít bọn nó thì đứa nào lại giỏi giắn gì!
Trang thấy bà lão ra dáng không bằng lòng liền yên ủy rằng:
- Tôi cứ tưởng trời còn sớm bửng! Thôi bà chịu phiền đem nước vào đây và ra đánh thức nó dậy chọ ý tôi muốn bận sau bà cứ để mặc nó. Bà trông nom nhà cho là được rồị
- Tôi chỉ sợ mang tiếng thầy đến ở đây mà tiếp đãi không được tử tế.
Bà Sáu vừa nói vừa đi ra, nhưng được vài bước lại quay vào hỏi:
- à, mà tôi gần đi ra chợ, thầy có gởi mua gì không?
- Cám ơn, bà cứ để mặc tôi, đã có thằng Cồ đó rồị
- Thằng Cồ. Đã lại thằng Cồ!
Bà lão huỳnh huỵch bước ra và miệng lẩm bẩm thế.
Một lát, Trang nghe tiếng thằng bé con đang cãi vả gì với bà ta dưới bếp mà bà ấy mắng nó rằng:
- Tao sống hơn sáu mươi tuổi đầu có khi lại không biết bằng mầy saỏ Mầy ở với cậu mầy chớ ở với tao thì một ngày cũng chẳng xong đâu, nói cho mầy biết!
- Thì có ai cần!
Thằng Cồ gân cổ lạị
Trang lắc đầu, mỉm cười: các trận đấu khẩu ấy từ chàng đến được ít hôm không ngày nào là không xẩy ra giữa thằng bé rắn mắt và bà lão chèo chẹt.
Đến khi thức ăn sáng đã dọn lên, Trang ăn qua loa vài miếng rồi lại bàn giấy ngay, chàng nôn viết thêm trong quyển nhật ký mấy ngày bỏ dở. Người thiếu niên chưa thấy hôm nào mình lại siêng làm việc như ngày hôm ấỵ Chàng ngồi viết luôn một hơi năm sáu trang giấy, đọc đi chữa lại rất kỹ càng và không bỏ qua một ý tưởng vụn vặt nào cả.
Giây lâu chàng bỗng dừng bút, ngả người ra, bắt mặt trông lên mái nhà, sẽ nói thì thầm:
- Cái người hôm qua!
Chàng đương phân vân không biết có nên ghi cái sự găp gỡ với hai mẹ con ở ngoài bể không. Rồi chàng nghĩ rằng nếu bây giờ gặp ai ở ngoài đường cũng chép tràn vào thì chán quá! Nhưng chàng lại chép, là như thế nầy nầy: chàng chỉ cốt tỏ ra rằng bây giờ đã cứng cáp lắm rồi, thấy một cô con gái kiều diễm lại thêm có vẻ lãng mạn là cũng coi rẻ như không chớ đừng nói là yêu chuộng nữạ
Nghĩ thế, Trang liền cặm cụi viết thêm một đoạn, gò gẫm từng câu cứ gật đầu thích ý lắm.
Chiều hôm ấy, đúng bốn giờ Trang lại ra bể.
Chàng tắm sớm hơn mọi khi và tắm xong liền men theo đường bể đi một đỗi khá dàị Khi quày trở lui, xa xa chàng đã trông thấy hai người đàn bà mà chàng đoán chắc là hai người hôm quạ Lại gần thì quả là hai người ấy: cô thiếu nữ đã thay cái áo mùi tường vi tàu, đang xắn hai ống quần chạy theo ngọn sóng chảy lan vào bờ mà đuổi bắt mấy con còng. Ngọn gió bể thổi tung áo nàng bay phấp phớị Nhưng dù nàng muốn lanh bao nhiêu, lũ dã tràng cũng đã mau chân dành nước trước. Mỗi khi nàng gần đuổi kịp đưa tay ra vồ là lũ nó đã chun xuống hang rồi, thành thử theo một hồi lâu, nước bắn tung tóe lên làm ướt cả quần áo mà chẳng làm gì xong chuyện. Bấy giờ xem chừng đã mệt lử và nghe tiếng bà cụ gọi hai ba lần, nàng mới chịu bỏ chạy lên. Bà cụ nắm hai vạt áo của nàng rũ nước cho, có ý nâng niu như một đứa bé lên tám lên mười vậỵ
- Cũng xinh đấy, nhưng mà ẻo oẹ lắm! Trước cái phong cảnh hùng tráng nầy, cứ lại được con người yểu điệu ấy điểm xuyết vào tưởng cũng không đến là lạt lẽo!
Trang bỗng lấy làm lạ sao mình hôm nay lại nảy ra cái ý nghĩ ấỵ Rồi như muốn chữa thẹn, chàng làm bộ nhún vai, hừ một cái và toan sấp lưng đi trở lên mấy hòn đụn cát.
Song hai người khách ngoạn cảnh kia đã đi đến gần và bà cụ đã vui vẻ cất tiếng chào:
- Thầy hôm nào cũng đi tắm?
- Kính chào cụ, vâng ạ!
- Có lẽ thầy làm trợ giáo nay được nghỉ hè nên mới thong thả đi nghỉ mát chơỉ
- Bẩm không, cháu chỉ làm lãnh hành ở ngoài thôi, nhưng vì tiết trời nóng bức quá nên cũng tạm nghỉ cho qua mấy tháng hè đã.
- Thế thầy cũng như cháu Hai nhà tôi, nó chẳng chịu làm ở một sở công nào cả, cứ bôn ba hoài, khác với vừa - tôi lớp trước chỉ mong sao được nhàn là hơn.
Bà cụ điểm thêm một tiếng cười rất thân mật.
Trong khi trò chuyện, Trang vẫn có ý nhìn cô thiếu nữ đang đứng lẳng lặng phe phảy cái khăn taỵ Chàng rất ngạc nhiên mà thấy rằng cái người vừa chơi đùa ban nãy đã lại đổi ra buồn bã lạnh lùng ngaỵ
Song câu chuyện chẳng còn gì đáng nói, bà cụ đã chào Trang bước đi mà chàng vẫn còn đứng thẩn thờ, phân vân nghĩ ngợị Chiều hôm ấy cũng như mọi hôm, ăn uống xong và ở rốn lại hóng mát một hồi, người thiếu niên mới rảo cẳng ra về, nhưng trong trí hình như thêm một điều nghĩ lớn. Chàng muốn tìm cho hiểu vì sao cái người con gái ấy vừa giàu có, đẹp đẽ và được mẹ rất mực nuông chiều, lại cứ giữ mãi cái vẻ buồn tê tái kiạ Trang dẫu không muốn nghĩ đến nữa, cái hình ảnh thấp thoáng ấy làm cho chàng bâng khuâng tưởng nhớ đến nỗi buồn tiếc xa xăm, những ngày thu tàn, lá rụng... Giữa mùa viêm nhiệt ấy, trong khi mọi vật đương sống một cách nồng nàn cường liệt, sao lại có người con gái đẹp đẽ như kia riêng chịu thiệt thòi, bạc đãị Trang cho như thế là một sự bất công, không nữa cũng là một điều khiếm khuyết của Tạo vật.
- ồ! Ta hóa đạo đức mất!
Nghĩ thế rồi Trang thốt bật cười trong quãng trời đêm yên lặng. Cùng theo với tiếng cười, những sự suy nghĩ vẩn vơ của chàng cũng dần dần tiêu mất cả.
Nhưng luôn mấy hôm sau, cứ đến chiều ra bể là Trang lại gặp hai mẹ con ấỵ Mỗi lần găp gỡ như thế đều nhắc cho chàng những đều nghĩ ngợi trước. Vả trong mấy ngày Trang ở đấy, khách thành thị chẳng có mấy ai, nên hai người đàn bà kia càng dễ làm cho chàng để ý đến. Lẩn quẩn mãi về một điều đó, trong tâm trí chàng không mấy chốc đã in sâu cái hình dung cô gái lạ lùng ấy vào như một người quen lâu vậỵ Chàng cũng không nhận thấy rằng mấy hôm sau mình đi ra bể có sớm hơn mọi ngàỵ Thảng hoặc, thằng bé con Cồ hay là bà Sáu có hỏi chàng sao đi sớm thì chàng đã sẵn cớ nầy cớ kia mà trả lời rất rành mạch. Trời dẫu còn nắng gắt, nhưng hễ ra đến bể là chàng bằng lòng, khỏe khoắn, tự bảo rằng giữa quãng trời nước mênh mông rất dễ tìm thi liệụ
Một hôm, Trang đang đi lang thang trên bãi cát nghĩ ngợi làm nốt một bài thợ Hai tay chàng giật lên bỏ xuống như muốn giả một cái dáng điệu gì. Chàng bỗng reo lên, hai tay đập vào nhau như đã tìm ra vần ưng ý. Nhưng vừa ngẩng đầu lên, chàng liền dừng đứng hẳn lại, quắc mắt nhìn về phía đồi dương. Ngay trước mặt chàng đã thấy hai người đàn bà quen biết đi lần xuống. Nhưng sao đi cạnh hai mẹ con có một người đàn ông nào đang chỉ trỏ nói chuyện gì, điệu bộ tự nhiên ra tuồng không phải người lạ mặt.
- Dễ thường là chồng cô ả!
Trang dè chừng như thế rồi cố lại chờ xem. Song thấy người đàn ông kia cứ nhắm chàng bước rảo lại, bỏ bà và cô ả đi thủng thỉnh theo saụ
- Kìa anh Trang, ra chơi đây bao giờ thế? Lâu ngày thì thôi!
- Ai đó? ủa, anh Oánh! Cũng có đâỷ Nhưng sao nhìn được tôi mau thế?
- Hồi chiều tôi thấy anh đi qua trước nhà, tôi nhận ra ngay liền gọi luôn mấy tiếng, nhưng anh đã đi quá rồi nên chẳng nghẹ
Oánh, một người tầm thước cũng mặc âu trang rất gọn gàng, trạc ngoài ba mươi, dưới băm lăm tuổi, vừa lún phún hàng râu mép, đã niềm nỡ chạy lại bắt tay Trang, ra dáng ân cần lắm. Và vội cắt nghĩa:
- Số là tôi năm nào đến tiết hè này cũng đến đây nghỉ mát một ít tháng. Năm nay vì em tôi là con Tư nó trong mình không được khỏe nên tôi về thưa với má tôi vào ở trong nầy chơi và luôn tiện đem nó vào điều dưỡng ít lâu cho mau mạnh. Nhưng tôi vào đến đây vừa thuê được chỗ ăn ở xong, thì được tin trong chỗ trại tôi làm ở Kỳ Lâm người cai có lôi thôi gì với thợ thuyền, mà hai bên sanh ra ẩu đả nhau to, nên tôi phải lâp tức đi vào thu xếp cho êm, để mấy đứa ở lại ngoài nầy sai sử thôị Công việc tôi đi chẳng mấy ngày mà chúng nó làm thành rắc rối quá, điều đình mãi ngót một tuần lễ nay mới xong. Tôi vừa mới trở ra đây hồi sáng sớm.
Oánh ngoảnh mặt lui, vừa mới cười nói tiếp:
- Đó, má tôi và con Tư em tôi đó! Nghe nói đã gặp anh mấy hôm trước đây rồị
- Vâng, nhưng tôi không ngờ là cụ và cô em ở nhà.
Bấy giờ hai người đàn bà đã theo kịp đến. Bà cụ vui vẻ cất tiếng chào:
- Té ra là bà con cả, gặp nhau lâu rày mà không haỵ Mới rồi nghe anh Hai nó nói mới biết thầy là thầy Trang.
Bốn người liền họp nhau làm một đoàn đi dọc theo mé bể. Trang đi cạnh Oánh, hai người xuýt xoát nhau, chàng chỉ kém bạn một cái vaị Chàng kể công chuyện mình cho bạn nghe: ra chơi từ hôm nào, trọ ở đâu, thường ngày làm những việc gì và những sự chàng lo tính về tương lai như thế nàọ Giữa ba người ấy chàng nghe có cái không khí thân mật, chẳng có điều gì đáng giấụ Dứt mỗi lời của chàng, Oánh lại gật đầu ra vẻ chú ý đến câu chuyện lắm. Thỉnh thoảng Trang cũng đưa mắt nhìn cô gái mà bạn chàng vừa giới thiệu là cô Tư; nhưng nàng chỉ cúi mặt xuống đất lắng tai nghe chớ không nói năng một lời gì. Trang thấy hôm ấy nàng đi săn gió hơn trước, sắc mặt đã hơi hừng hững đỏ. Cái áo mùi hoàng anh non của nàng lại càng tăng thêm vẻ đẹp.
Chuyện vãn hồi lâu đến khi trời xâm xẩm tối, hai bên mới chào nhau về. Oánh liền hẹn với Trang rằng sẽ có dịp đến thăm chàng cho rộng thì giờ nói chuyện.
Cách vài hôm sau, nhằm buổi sớm mai, Trang đang ngồi bóp trán định viết nốt bài thơ còn để dở từ hôm trước. Nhưng chàng nghĩ vẩn vơ những gì, thành thử cứ viết đi xóa lại không biết bao nhiêu hàng đã hơn một tiếng đồng hồ mà vẫn chưa nặn nọt xong lấy một câụ Chán quá, chàng liền ném quản bút xuống, lấy tay vuốt ve con mèo Mướp nằm tròn bên cạnh, đành hoãn lại hôm khác thôị Chợt nghe hai bàn tay khe khẽ vỗ vào, chàng giật mình ngoái cổ lại thì ra Oánh đã đứng sau lưng từ hồi nào không biết.
- Đã lại làm thi hẳn! Sung sướng quá! Thôi, cho phép tôi về ngay kẻo lại làm cụt hứng của thi ông mất.
Oánh vừa cười hả hả vừa làm bộ bước tháo luị
Trang vội vã đứng dậy kéo ghế mời khách ngồi, trỏ vào tờ giấy đen ngòm trên bàn, nói:
- Thi với phú gì đâu, anh cứ đùa mãi tội nghiệp quá! Từ tảng sáng đến giờ có khách nào mà hậm hực mãi vẫn không ra cái trò trống gì.
Thằng Cồ đi chợ vắng, chàng liền gọi bà Sáu đem nước trà lên, chủ khách cùng ngồi gẫu chuyện.
Trước khi ra về, Oánh bảo Trang:
- Tôi sửa soạn đêm nầy đi Đồng Nghệ săn bắn chơi, tôi định sang đây rủ anh cùng đi cho vuị Thế nào, anh liệu có nhận lời được không?
Trang lắc đầu nói:
- Thế thì anh lỡ mất công rồị Những thú săn bắn cùng đi câu tôi đã tuyệt không chơi từ mấy năm naỵ Tôi thú thật là chẳng tu hành gì, nhưng những sự sát hại như thế tôi bây giờ nhát gan hơn đàn bà không làm gì tốt. Vì thế tôi không thể vâng lời anh được, chờ chẳng có ý gì khác.
Oánh vẫn tươi cười, nghĩ một lát rồi nói;
- Tôi còn thua anh chỗ đó thật. Nhưng thôi, hễ tôi săn bắn được gì sẽ mời anh lại dùng ít miếng thịt rừng thì xin anh đừng từ chốị
Trang đứng dậy tiễn chân Oánh ra cửa mà rằng:
- Cái đó thì đã hẳn! Tưởng gì chớ ăn, thì đâu dám không vâng lờị
Chủ khách cùng cười xòa, rồi Oánh mới từ biệt bạn ra về.
Lê Trọng Oánh là người nhã nhặn, lanh lợi, có lịch duyệt nhiều lại tính rất hiếu khách. Nhờ cái tánh dễ dãi, chàng giao thiệp không sót một hạng người nào mà thủy chung không mất lòng một ai cả. Oánh cũng bồ côi cha từ bảy tám năm về trước. Mẹ là bà Nghè Thuyên có cửa nhà ở làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy ở Kinh, giữa cảnh núi non như gấm vóc. Người con gái đầu của bà và cô Ba đều đã có chồng, là những nơi môn đương hộ đối, có đồng ra đồng vào cả. Cô gái út tên là Nga, người Trang thường gặp đi dạo với bà Nghè ngoài bể, nhưng vì cô là thứ tư nên trong nhà chỉ quen gọi là cô Tự
Oánh tuy là dòng dỏi nhà nho, nhưng chẳng chịu dấn thân vào đường sĩ hoạn. Sau khi thôi học đã đi theo ông chú họ làm thầu khoán ngaỵ Chàng có tài giao thiệp lại có não trù tính sành sỏi ít ai bằng nên chịu đâu được đó, chẳng bao lâu đã trở nên một nhà cự phú. Vợ là một người nội trợ đảm đang và mấy đứa con đều ở nhà với bà Nghè. Trong buổi ăn làm, chàng có gặp Trang nhiều lần và ngay lúc đầu hai người liền phục bụng nhau mà đối với nhau đã có tình thân áị Nhưng ai nấy đều mảng lo công việc mình, nên chưa có dịp thăm hỏi đến gia quyến nhau mà biết cho rõ ràng.
Chiều hôm sau, Trang sửa soạn chực đi bể, chợt có người đem cái danh thiếp của Oánh gửi lại, lật ra sau thấy mấy giòng chữ nhỏ rằng:
"Anh Trang
Tôi vừa mới đi săn về được một con heo rừng và ít con gà lôị Y như lời hẹn hôm qua, tôi có thết một bữa cơm thường, xin anh vui lòng chiều hôm nay đúng bảy giờ quá bộ đến nhắp một chén rượu lạt. Ngoài anh ra chỉ cho hai ông bạn nữa thôị Chẳng phải cỗ bàn gì, xin cứ mặc đồ thường là được. "
Trang xem xong ngảnh lại bảo người đem lá thiếp:
- Chú về bẩm lại rằng tôi xin vâng.

<< Chương 2 | Chương 4 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 280

Return to top