Từ đó, cứ bốn năm hôm là Trang lại tìm đến thăm Nga một bận. Trang vẫn biết cái cử chỉ của chàng như thế dễ khiến cho người ta sanh nghi, nhưng vắng mặt Nga chốc lát là chàng cũng lấy làm băn khoăn, khó chịu, vậy mà phải bóp bụng chờ đến bốn năm hôm đã là một sự bất đắc dĩ lắm. Sau khi hứa với mẹ tính cho xong chuyện hôn nhân mình thì chàng nghĩ rằng chỉ còn một nước tìm Nga họa may trời có chìu lòng vậỵ Lượt đầu ở Diễm Dương Trang về cố nhiên là chàng hí hửng như Ngô được vàng. Trang mừng được gặp Nga đã đành, nhưng một điều làm cho chàng sung sướng nhất là thấy nàng sáng sớm đã dậy xách giỏ đi hái chè, như vậy thì nàng không phải chỉ là một cô gái phong lưu, ngoài sự tô son điểm phấn ra, không còn biết mảy may công việc gì nữạ Nhưng cũng liền đó Trang nhận thấy cái cảnh nhà mình còn kém sút người ta xa mà không khỏi lấy làm chán ngán. Sự cầu thân đối với chàng hầu như là một sự không gì vô lý bằng. Dẫu biết bà Nghè Thuyên và Oánh xử với chàng rất tốt, nhưng bao nhiêu cái tốt ấy là bấy nhiêu cái trở ngại cho chàng. Nếu chàng ngỏ ra một tiếng gì thì tự hồ như chàng là kẻ lập ý đánh lừa người tạ Phải, chàng mặt mũi nào mà mở miệng cầu hôn được? Đã có khi Trang tính đem câu chuyện ấy ra bàn giải với mẹ song chàng còn sợ rằng làm thế khí nôn nả quá. Vì chàng quả quyết rằng một chỗ như bà Nghè hễ nói ra khi nào thì tất là mẹ chàng ưng thận ngaỵ Rồi Trang lại cứ thỉnh thoảng đi đi về về, phú cho sự tình cờ cái quyền kết liễụ Từ chỗ ở chàng đến Diễm Dương Trang, chàng thuộc làu các khúc đường như có sẵn một bức đồ trước mắt: từ cái giếng cạn bên đường, cái hàng bán nước, cho đến những nơi quanh quẹo, những giốc lên xuống, chỗ này có cái ụ, chỗ kia có cái chùạ Nằm nhà, cái công việc độc nhất của chàng là trông cho đến ngày nào chàng lại được cỡi con ngựa sắt đến thăm Ngạ Mà mỗi bận đi thăm như thế, Trang đều nhớ mang theo một vật ăn gì làm của tặng, hoặc mua cho thằng Tý gói quà hay món đồ chơị Thành thử chẳng bao lâu, ai nấy ở Diễm Dương Trang cũng đều coi chàng thân mật như người nhà. Có hôm Oánh đi khỏi, thì Trang lại kiếm người yêu, lân la nói chuyện.
Về phần Nga, ái tình như một môn thuốc tiên đã lãnh cái trách nhiệm chữa cho tấm lòng thương tổn của nàng và có phần đắc lực. Nga bỗng đổi hẳn tánh nết: trong nhà ai nấy đều nhận thấy rằng nàng tự nhiên lìa bỏ cái thái độ lạnh lùng mà nàng cười nói như hồi mấy năm trước; hai má nàng lại mơn mơn hồng hào, thể chất nàng lại dần dần bình phục. Có khi Nga như đứa trẻ con thơ ngây, ngoan ngoãn, vì nàng đã hy vọng rằng ngày trời còn lắm buổi bình minh, cái tương lai hãy còn nhiều mối hẹn hò tốt đẹp. Trong nhà, ai cũng lấy làm lạ mà nhất là bà cụ rất đẹp lòng.
Nhưng cặp thiếu niên cứ thỉnh thoảng được trông thấy nhau thì đã lấy làm mãn nguyện lắm rồi, chưa hề có thổ lộ cho nhau một câu chuyện gì khác. Trước Trang hằng mong có dịp mà cởi phắt tấm lòng ra cho Nga biết, nhưng dịp ấy đến chàng lại đổi ngay ý kiến. Trang tự bảo rằng cái hạnh phúc nó đến như thế nào thì cứ vậy mà hứng lấy nó, chẳng nên vội vàng, không khéo lại hỏng mất cả. Chẳng qua chàng từng thất bại rồi cho nên sanh ra dè dặt, muốn đi từng bước chậm mà chắc chắn, một là để cho Nga có đủ thì giờ biết chàng, thứ nữa để lập công với nàng cho nhiều đã. Trong một cuộc thương yêu, kể từ khi bắt đầu cho đên khi kết liễu, cái đoạn nhiều thi vị nhất, chẳng là trong lúc cả hai bên đều biết bụng nhau mà vẫn chưa thú thật với nhau rằng mình yêu saỏ
Một hôm, Nga đương ngồi thêu trước cửa sổ. Trang bước lại gần xem thấy tay nàng cầm tấm đoạn xanh thêu một cái nhành mai trên có con chim yến đậụ Trang tò mò gợi chuyện:
- Cô khéo đủ mọi bề, nhưng sao chỉ thêu có một con chim?
Nga mỉm cười hỏi lại:
- Vậy thầy muốn mấy con?
- Theo ý tôi một nhành mai với một con chim, nó chỉ mới có cảnh mà chưa có tình, tưởng cô làm ra cũng phải cho là thiếu thốn. Giá thử làm được một đôi chim giao đầu lại với nhau thì có lẽ thêm được nhiều tình tứ.
Nga thấy anh chàng đa sự bỗng nảy ra một ý nghĩ, nói đùa:
- Thì trước đây nó cũng một đôi như thế, nhưng một con vừa mới bay đi rồị Con chim nầy là con chim lẻ bạn.
- à có vậy chứ! Hay là chỉ có cô tài biện bác?
- Tôi đâu dám biện bác với một nhà thi sĩ!
Trang đè chừng rằng Nga muốn đem chuyện chim ra mà ví nàng với người yêu cũ, bèn lại nói:
- Vậy bây giờ thay vào một con khác có được không, cô hè?
- Có gì đâu mà không được.
- Vâng, tôi biết là cô khôn khéo lắm. Vậy cô hãy nghe lời tôi thử xem. Kìa cô trông thất chưa, con chím ấy nó còn có một mình nên nó rủ lông cánh ra đó kìạ Tội nghiệp.
- Con mắt thầy thấy nhiều chuyện thật. Nhưng là nói thế mà chơi, chớ thay vào lại chẳng phải con chim trước nữa rồị..
- Không hề gì đâu, nào cô cứ thử xem, chắc là nó cũng không khác gì con trước mấỵ
- Sao thầy biết được?
- Tôi dám cam đoan như thế mà. Mà cho dẫu không giống hẳn thì cũng na ná và còn hơn là để con nọ lẻ loi hoàị
Hai người cứ nói cái giọng nửa thật nửa đùa ấy, đến đó đều im bặt. Mỗi bên đều theo đuổi một cái ý nghĩ xa xôi, nhớ lại một cái duyên cũ bẽ bàng...
Không ngờ cái câu chuyện cỏn con ấy lại làm cho Nga giằn giọc một đêm trường, không ngủ được. Nàng lấy làm đau đớn mà nghĩ rằng mối tình của nàng đối với Thạch đã phai nhạt đi nhiềụ Nàng thường bảo rằng ở trên cõi đời tội lỗi, hữu hạn nầy, may còn có một chữ tình là thiêng liêng, bất diệt. Thế mà nàng, người nói ra câu ấy, chỉ trong vòng mấy năm trời đã quên được bao nhiêu lời thề thốt sắt đanh! Nhưng Thạch có thấu cho cái cảnh cô độc của nàng mà tha thứ cho nàng không? Bỗng hình ảnh Thạch hiện ra trước mặt nàng, Nga hổ thẹn, nằn nì như một người phạm tộị Không ngờ Thạch lại đến vuốt ve nàng, phủ úy nàng nên mạnh bạo vì sự sống mà yêu một người có thể thay mặt chàng rất xứng đáng. Nga cảm phục quá, nức nở khóc, chưa kịp kiếm lời thâm tạ lòng tri kỷ thì Thạch đã biến mất rồị Nga choàng dậy mới biết rằng mình nằm mơ, nhưng từ đó thì nàng hơi yên dạ. Trước khi buông tha cho nàng, mối tình cũ còn khiến nàng trải qua một trận đánh với lương tâm, cuối cùng, khốc liệt.
Cũng từ hôm ấy nàng mới có phần thân mật với Trang hơn.
Còn bên người thiếu niên, cứ thường thường kiếm cớ bỏ nhà ra đi khiến cho bà Thị Tốn phải lấy làm ngờ vực. Con bà thường không hay giao thiệp bạn bè và ở nhà cũng không thấy ai lui tớị Hỏi cậu Biền và cô Nghi thử có nghe chàng nói chuyện đi đâu không, nhưng hai người cũng đều không biết.
Hôm ấy, có bà Khóa Đôn sang chơi hỏi thăm Trang lại nhằm khi chàng đi vắng. Bà Thị liền kể cho nghe rằng:
- Chẳng biết lâu rày nó đi đâu thế luôn, lần nào cũng tối ngày, hỏi thì nó cứ bảo là đi chơi, không chịu nói gì rõ cả.
- ý chừng thầy ta xa nhà lâu ngày đã tập nhiễm thói chơi bời lêu lổng gì rồi đó cũng nên! Bà Khóa tỏ ý lo ngạị
- Không, điều đó thì tôi chắc là nó không có, vả tiền nong gì của nó cũng giao cho con Nghi cất, thì lấy đâu mà rượu chè, cờ bạc hay là ong bướm.
- Chà, các thầy ấy bây giờ họ mưu mẹo lắm, đã biết đâu chú hắn gởi tiền như thế chẳng là để cho người ta đừng có sanh nghỉ
- Cũng có thế thật, nhưng nói cho đáng thì nó cũng chưa đến nỗi ấy đâụ
Lúc ấy, hai bà thấy thằng Cồ đứng gần đó để tai nghe chuyện và cứ chúm chím cườị
Bà Thị liền chỉ vào mặt nó mà rằng:
- Chắc thằng nầy nó có biết cái gì đó.
Thằng bé con nghe hỏi đến có vẻ dương dương như một người vừa nghe lỏm được cái tin tức gì quan trọng.
- Cậu mầy đi đâu thằng kiả Bà Khóa Đôn hỏi nó thế.
Thằng Cồ còn lấm la lấm lét, hai tay xoa cái cột:
- Bẩm bà, con sợ cậu con về thì cậu con đánh chết!
- Ai nói với cậu mầy làm gì, mà dẫu cậu mầy biết thì đã có tao và bà ở nhà đâỵ
- Nhưng con cũng chỉ đoán chừng thôi, chớ không dám chắc.
- ừ, thì đoán thế nào, cho mầy cứ nói nghe thử?
- Có lẽ cậu con lên trên bà Nghè.
- Bà Nghè nàỏ
- Con chỉ nghe người ta gọi thế thôi chớ tên gì thì không biết.
- Nhưng mà bà ấy ở đâủ
- Cái đó con cũng không được biết.
- Thế thì mầy biết cái cóc khô gì?
Bà Khóa Đôn cười khanh khách, day lại nói với em bà:
- Đi hỏi đồ ấy thật vô ích, chủ tớ gì nó mà khéo giống nhau, đều ngơ ngơ như ngỗng đực!
Bà Thị Tốn không cho thế là phải, nói rằng:
- Nhưng nó cũng có biết thế nào nó mới nói như vậỵ
Bèn hỏi lại thằng bé con:
- Vì cớ gì mà mầy biết là cậu mầy đến nhà bà Nghè ấỷ Có quen biết đâu rồi phải không?
Thằng Cồ vừa bị mắng muốn tỏ ra rằng nó không phải là một đứa ngu đần gì bèn hăm hở nói:
- Bẩm bà, tuy con không biết tên và chỗ ở của bà ấy, nhưng chuyện nhà bà ta có dính liếu với cậu con thế nào thì con lại biết rành rẽ lắm. Nguyên cậu con cũng chỉ làm quen với bà ấy chừng vài tháng đây thôi, từ ngày nghỉ mát ở Mỹ Khê, vì cậu con là bạn thân với con trai bà ấỵ Bà Nghè lại có một cô con gái là cô Ngạ
Bà Thị Tốn nghe nói đến đó, nháy bà Khóa Đôn mà rằng:
- Chị thấy chưa, tôi đã nói là thế nào cũng có chuyện. Nhưng hãy nghe nó nói:
- Cô ấy người rất đẹp mà lại nết na, cứ chiều chiều hay gặp cậu con ngoài bãi bể. Vì hay đi lại chơi với người anh nên thành ra cậu con quen với bà Nghè. Ban đầu con cũng tưởng là cậu con lui tới thăm viếng vậy thôi chớ không ngờ là cậu con lại có tình với cô con gái bà ấỵ
Bà Thị ngắt lời hỏi:
- Mầy nói có đầu đuôi đó, nhưng mầy làm thế nào mà biết.
- Chính cậu con nói với con thế. Mà nhất là từ hôm bà Nghè dọn về Huế rồi thì cậu con buồn bực lắm.
- Bà Nghè người như thế nàỏ
- Cũng giạc gần sáu mươi tuổi, nhưng người béo tốt và đi đứng còn mạnh mẽ, con lại nghe nói bà ta giàu có lắm.
Bà Khóa Đôn cúi đầu ngẫm nghĩ một lát rồi hỏi rằng:
- Còn người con trai tên gì?
- Nghe cậu con cứ chào là anh Oánh. Còn người nhà thì lại gọi là thầy Haị
- Người phốp pháp lớn hơn cậu mầy chừng mươi tuổi và làm nghề thầu khoán có phải không?
- Bẩm chính thế.
Bà Thị vội vàng hỏi bà Khóa:
- Sao, chị có biết nhà ấy saỏ
- Khoan đã, dì để tôi hỏi nó thêm một câu nầy nữa đã.
Bà Khóa trả lời thế rồi lại hỏi thằng Cồ:
- Mầy có nghe người con gái ấy là con thứ mấy của bà Nghè và có chị em nào nữa không?
- Bẩm hình như có mấy người chị đã gả đi lấy chồng còn cô ấy thì là con thứ tư và là con út nên xem chừng bà cụ cưng lắm. Con lại nghe rằng trước cô ta đã có người đi nói rồi, nhưng chưa đến ngày cưới thì rủi người ấy mất thành ra bây giờ cô ấy buồn mà không muốn lấy chồng.
- Thôi tôi biết rồi không còn nghi ngờ gì nữạ
- Ai vậỷ Bà Thị hỏị
- Bà Nghè Thuyên ấy mà. Tưởng là ai chớ chọn chỗ ấy thì khen cho chú thằng Cu tinh đời lắm đó. Nhưng chỉ sợ không xong chuyện gì vì của người ta nưng niu như ngọc ngà, dì ạ.
- Chị nói bà Nghè Thuyên nào mà tôi không được biết?
- Dì không biết cũng phải, bà ấy ở tận trên núi kia, nhà tôi có quen thân với ông Nghè buổi trước và thỉnh thoảng có lên làm thuốc nên tôi mới rõ gia tình họ. Chỗ ấy thì thôi còn nói gì nữa, lễ nghĩa, đức hạnh, giàu sang đủ cả.
- Thật nghe chị nói mà tôi phát thèm!
- Mà không thèm sao được. Tôi tuy không hề biết người con gái bà ấy ra làm sao, nhưng đã từng nghe nhà tôi khen hắn nhiều lần lắm.
- Chẳng trách nào mà nó cứ lặng lẹ lặng tai đi luôn không hề nói gì với tôi cả. Tôi thấy lâu nay cứ nấn ná hoài không chịu đi kiếm việc làm thì lại thật thà tưởng là nó xa nhà lâu mà quyến luyến mình đó. Nhưng chẳng biết trên nhà ấy họ nghĩ như thế nàỏ
Bà Thị Tốn lại hỏi thằng Cồ:
- Thế nhưng mà cô ấy có tình ý gì với cậu mầy không?
- Bẩm con lại không biết điều đó rồị Mà ý chừng là cậu con chưa hề nói với cô ta một lời gì cả.
- Thôi được, cho mầy đi ra ngoài chơi đị
Thằng bé con đi ra rồi, hai chị em bà Thị mới bàn bạc cùng nhaụ
Bà Khóa nói:
- Dì đã tính sao chưa, lát nữa chú hắn về có hỏi câu chuyện ấy không? Tôi tưởng bổn phận mình làm kẻ lớn trong nhà, như chú hắn đã ưng chỗ đó thì dẫu có hơi khó mình cũng phải nói giùm cho chú hắn một phen chứ saỏ
Bà Thị mỉm cười, nói nhỏ lại:
- Mặc kệ hắn! Thằng ấy nó ngược đời lắm, đã muốn làm tài giỏi một chắc thì mình tội gì mà xum lo vào cho mệt. Được ra thì hắn khoe công của hắn mà rủi không xong thì hắn tất là đổ lỗi cho mình. Chỉ bao giờ thầy ta có chịu khẩn cầu đến rồi sẽ haỵ Cũng chưa mất mát đi đâu mà sợ, của báu hắn thì hắn phải giữ gìn!
Cách mấy hôm sau, một buổi mai Trang đang ngồi ở nhà vong vóng trông chờ đến lần đi thăm khác, chợt nghe tiếng một cái xe ô tô dừng lại ngoài ngõ. Cậu Biền bước ra xem, đến bình phong liền có người hỏi rằng:
- Cậu cho tôi hỏi cái nầy, đây có phải là nhà cụ Thị không?
Trang ở trong phòng thoạt nghe biết ngay là tiếng Oánh, mừng rỡ chạy ra đón khách vàọ
Oánh chưa kịp ngồi đã vội nói:
- Có cụ ở nhà không? Tôi muốn chào cụ trước.
- Có, mẹ tôi ở dưới nhà, anh ngồi chờ một tí để tôi xuống mời lên.
Trang vừa nói vừa sắp sửa đi xuống, nhưng Oánh chạy theo bảo rằng:
- Thôi đừng phiền cụ, nếu không ngại điều chi anh cứ để tôi theo anh xuống chào cụ cũng được.
Trang bằng lòng dẫn Oánh đi xuống, nhưng cũng vừa gặp bà Thị bước lên, liền vội vàng giới thiệu:
- Đây là thầy Hai, một người bạn thân với con.
- Chào ông vậỵ
- Lạy cụ ạ. Và cháu cũng xin cụ miễn chấp cho vì anh em quen biết nhau lâu rày mãi đến hôm nay cháu mới đến hầu cụ được, thật là có lỗi quá.
- Xưa nay, chúng tôi lấy làm hân hạnh lắm mới phải chớ có đâu lạị..
Hai bên chào hỏi nhau như thế, đoạn bà Thị mới mời khách ra nhà ngoài uống nước. Trong khi nói chuyện, Oánh tỏ ra là một người bạt thiệp, khiêm tốn lại rất thành thật khiến cho bà Thị cũng phải đem lòng mến phục.
Nhưng bà tịnh không hề hỏi đến chuyện nhà Oánh sợ Trang có nghi rằng bà biết việc gì rồi chăng.
Đến trưa, Trang muốn cầm bạn lại ăn cơm, Oánh liền vui lòng nhận lời ngay không có một chút khách tình nào cả. Sau khi Oánh ra về, bà Thị mới gọi thằng Cồ hỏi lại biết chắc ông khách ấy chính là con bà Nghè mà nó nói hôm nọ. Bà nghĩ rằng cứ xem một người như thế cũng đủ biết là gia huấn hoàn thiện đến bực nào và có ý mừng thầm.
Đến chiều hôm ấy, có bà Khóa Đôn sang chơi, bà liền đem câu chuyện ấy kể lại cho nghe, xong rồi lại tủm tỉm cười, ghé vào tai bà Khóa mà nói thêm rằng:
- Biết đâu là họ chẳng đi dò xem cho biết việc nhà mình, có phải không chị nhỉ?