Nhà bà Thị Tốn ở làng Giao Thủy cất trên một khoảnh vườn rộng ước năm sào, cách hữu ngạn sông Hương chừng vài trăm thước. ấy là một kiểu nhà ngói xưa, ba căn hai chái, hướng mặt về phía đông nam và day hông ra đường. Cái đặc sắc của nó là đã trải mấy đời mưa nắng nên trông già cỗi như một nếp chùa làng; trên mái đen sì những rêu khô lại lổ đổ từng vạt ngói mới; hai con rồng, râu vảy đứt sễ, vẫn còn giương to đôi mắt chầu cái mặt nguyệt cũng chếch mác từ những bao giờ; trông chúng nó có vẻ gan gốc như hai viên tướng già trung dõng cố bền lòng phù trợ cho một nghiệp đế suy vị
Trước thềm lại có treo ba bức sáo lục bỏ xuống tận đất càng tôn cái vẻ kín đáo nghiêm nghị trong nhà. Trong nầy bài trí rất đơn sơ: ở giữa, là bộ trường kỷ trắc đen nhánh để sát vào một cái án chạm chìm rất tinh xảo, trên đó bầy biện năm bảy cái bửu vật đã lưu truyền từ đời nọ đến đời kia: lư đồng, điếu cẩn, lục bình, tráo lung, một cái ngỗng sứ ngoài có vẽ trúc lâm thất hiền và hai cái lọ tăm bằng ngà voi tiện. Ngay trên án, và treo nghiêng vào bức liên ba thượng, có một bức hoành sơn đỏ đề hai chữ " Tịnh trai ".
Căn bên tả để một bộ ngựa mít, bê hữu một cái sập quì. Hai hàng cột căn giữa đều có treo câu đối bằng huê mộc, chữ khảm xà cừ, viết một cách rất thoắng, mới trông qua chỉ thấy những cái hình vẽ rối rít như mấy cây thế mà cành nọ cành kia đoanh quấn lấy nhaụ Lui vào trong hàng nhất và dựa vào hai bức đố, một bên là cái tủ chè, trên đầu có treo một bức tranh tứ bình vẽ "Nhị thập tứ hiếu", một bên là cái tủ đứng, đều đánh si bóng nhoáng và trông mới hơn mọi vật khác trong nhà.
Sau cùng, là chỗ thờ tự gia tiên có ba bức màn xanh phủ kín.
Nhưng cái nhà trên nầy cũ kỹ, nghiêm nghị bao nhiêu thì ở nhà dưới lại ồn ào tấp nập bấy nhiêụ Hôm ấy, đàn ông, đàn bà, trẻ con tranh nhau làm việc; người giã gạo, hoặc bằng tay, hoặc bằng chày đạp, người quấn thuốc, xắt thuốc, lại người bỏ bắp, đậu, ớt, cau khô trong từng cái nong kếch sù vào bao, tiếng cười nói lẫn với tiếng chày nện làm rầm rĩ lên một góc vườn.
Giữa cái đám người ăn làm hăng hái ấy, bà chủ nhà cũng giúp vào một tay, đi đi lại lại bày vẽ rất chu đáọ Bà Thị Tốn lúc đó vào lối năm mươi tuổi, người hơi cao và có bề ngang, dáng mặt xương, nước da ngăm ngăm đen, trên trán và hai bên má đã có đường nhăn nheo, đầu tóc rẽ ngay cũng vừa lốm đốm bạc. Vẻ mặt tỏ ra người hay trù tính lại quả quyết và có uy, hai con mắt trông vào ai có thể làm cho người ấy dù vô lễ bao nhiêu cũng phải sinh lòng kính nể. Người tuy mau già, nhưng cứ xem cách đi đứng nhanh nhẹn suốt ngày và một mình vần nổi cái cối xay lớn thì đủ biết bà Thị ăn làm xốc vác lắm.
- Biền đâu! Bà lên tiếng gọị
Một cậu con trai trạc chừng mười bốn mười lăm tuổi, mặt mầy trắng trẻo sáng láng, từ nhà trên đi xuống:
- Mẹ gọi con?
Bà Thị không bỏ công việc làm, ngó ra nói:
- Tao muốn hỏi mầy đã viết thư cho anh mầy chưả
- Dạ con vừa mới viết xong, còn đợi đọc cho mẹ nghe rồi đi gởị
- ừ, thế thì lát nữa tao sẽ lên.
Chợt nghe tiếng chuông rung, một chiếc xe cao su đường vừa đặt càng xuống ngoài sân.
Thoắt trông ra, cậu Biền vội reo lên:
- Anh Trang! Anh Trang đã về kia! Cả thằng Cồ nữa!
Quả nhiên, hai thầy trò Trang đã bước xuống xe, chủ đi trước, thằng bé con xách va li theo saụ
Bà Thị tươi cười hỏi:
- Con đã về đó sao không thấy thư về nói trước? Thế mà em nó lại tính gởi thư vàọ
Mấy mẹ con cùng đưa nhau lên nhà nói chuyện. Bà Thị hỏi Trang sao đi hóng mát mà sắc mặt lại hình như kém hơn trước, chàng hơi lúng túng, liền giả cách ngạc nhiên nói rằng:
- Thế mà con lại tưởng rằng lúc nầy khá ra nhiều vì nghe trong mình khỏe khoắn lắm.
Nhưng biết câu trả lời của mình không vững vàng gì cả, chàng liền tìm cách đánh trống lảng:
- à, em Nghi đâu không thấỷ
Rồi chàng lại tự đáp lấy câu hỏi mình:
- Có lẽ còn sớm em ở ngoài phố chưa về.
Bà Thị thấy con về thì vui vẻ chẳng hỏi han gì nữa, lật đật xuống bếp truyền bảo đầy tớ chạy đi mua vài món ăn cho chàng lót dạ.
Một lát thức ăn dọn lên thì cô Nghi đã về. Anh em gặp nhau, chào mừng hớn hở. Cô Nghi bấy giờ là một cô gái mười chín xuân xanh, đoan trang thùy mị. Cô ta nói chuyện một hồi lâu bèn chạy vào phòng mình lấy ra mấy cái mặt gối và khăn thêu khoe rằng:
- Em có làm cho anh mấy cái nầy đâỵ
Trang cầm lên xem, khen lấy khen để. Cậu Biền cũng săn sóc cho chàng từng tí một. Trang thấy em út đều hết sức yêu quý mình thì lấy làm sung sướng quên phắt bao nhiêu chuyện buồn tủi vừa mới trải qua trong mấy ngàỵ Chàng lấy làm lạ sao hai tháng vừa rồi lại bỏ đi chơi đâu không chịu ở nhà mà hưởng những sự vui chân thật êm đềm ấỵ
Luôn mấy ngày cô Nghi không ra ngồi phố chỉ ở nhà đem hết tài khôn khéo của mình ra làm những quà bánh cho chàng ăn. Cậu Biền cũng đem sách ra chất vấn chàng những chỗ nghi ngờ cho rộng thêm sự học. Giữa cái tình yêu đương chăm chút của mẹ và em, chàng nghe nhẹ nhõm trong lòng, không muốn nghĩ suy gì nữạ Chàng tưởng chừng như mình mới được thảnh thơi đâu vài hôm thôi nên muốn hưởng cái cảnh nhàn tản thanh thú ấy một cách hoàn toàn.
Khi không nói chuyện trò gì, chàng đi ra dạo chơi sau vườn tìm những bóng cây cao nghỉ mát. Bên gốc một cây xoài lão đại có cái tảng đá rộng gần bằng một thước vuông, bề mặt rất bằng phẳng, chàng liền dùng làm ghế. Trang ngồi đó suốt giờ, nhìn con bướm liệng, hoặc lắng tai nghe tiếng chim kêu mà hồi tưởng lại bao nhiêu sự đã trải qua trong thời kỳ thơ ấụ Chung quanh, không một vật gì mà không phải là một người bạn thuở bé của cháng. Đây là nơi chàng hay leo trèo chạy nhảy, đây là chỗ chàng hay đào thành hào lũy, bày trận thế với anh em, chỗ nầy chàng có làm cái túp lều nhỏ xíu vừa chun lọt một người, chỗ kia có treo cái đu làm cho chàng một hôm té gần lọi cẳng. Những mặt người thân thích yêu quí hồi bấy giờ, nào ông, nào bà, nào bác, nào cô, cho đến con nụ mớm cơm, bõ giá lẩm cẩm, nay hoặc còn hoặc mất, chàng đều nhớ lại không sót một người nàọ Chàng lại nghĩ đến ông thân chàng, hiền lành vui vẻ, rủi mất sớm không kịp nuôi chàng thành đạt cho vừa lòng. Dẫu sao, những kẻ trước chàng, ai ai cũng đã làm tròn phận sự nấỵ Bây giờ đến lượt chàng, năm sáu năm ra chen cạnh với đời mà chỗ ăn làm vẫn chưa nhất định làm sao cả. Chàng đã hẹn về thăm nhà ít ngày rồi sẽ tìm ông Láng làm việc ngay, nhưng chàng lại thấy mình chần chờ mãị Trang cho rằng có lẽ vì chàng còn một ít tiền lưng nên mới sanh ra lười biếng thế.
Thấy con mới về thăm, mấy ngày đầu bà Thị Tốn muốn để cho chàng nghỉ chơi đã. Nhưng trong bụng bà cũng muốn nhân cơ hội ấy tính cho xong chuyện hôn nhân của chàng.
Một hôm, Trang cùng hai em đang ngồi họp chuyện với nhau, bà Thị đứng gần nghe chàng nói khích cô Nghi một câu gì đó làm cho cậu Biền cười ầm lên. Bà Thị bèn làm bộ bên con gái:
- Đừng có cười người ta, người ta thế mà có nơi đi hỏi rồi đấy!
Trang lên mặt ông anh mà rằng:
- Chà, vậy mà tôi không haỵ Nhưng hễ xét chỗ nào tử tế mà hắn bằng lòng thì cũng cho người ta đi cưới đi chứ sao!
Cô Nghi thẹn đỏ mặt, nguýt chàng một cái, nói khẽ:
- Hừ!
- Lại còn hừ và hè! Con gái có cái tật hễ nghe ai đi nói thì vung văng thế mà rồi chị nào không ai hỏi đến thì đã hốt hoảng lo ế chồng tồị
Bà Thị để cho chàng tha hồ nói cho sướng miệng rồi mới mỉm cười hỏi chàng:
- Em nó con gái đã đành là thế rồi, nhưng còn thầy thì saỏ
Trang không dè câu hỏi đó nên bỗng ngồi đực mặt ra, nhưng thấy cô Nghi và cậu Biền láy nhau có ý chế riễu chàng thì ung dung vừa tìm câu vừa đáp:
- à con... con thì khác... Đàn ông không gấp gì sự vợ con.
Nhưng bà Thị đã nghiêm nét mặt nói:
- Con đừng có bông đùa, mẹ không nói chơi đâụ Cứ như con nói thế thì bây giờ định ở vậy già đời không cần gì phong tục lễ nghi saỏ Huống chi trong nhà chưa có người nội trợ để phòng khi bua việc coi ngó trong ngoài mà con đã vội tưởng gả em nó được saỏ
- Con có phải không muốn chuyện vợ con đâu, nhưng con xin phép chuyện đó thủng thẳng rồi sẽ tính. Bao giờ làm ăn dư dật sẽ hay, chớ nay nuôi mình còn chưa chắc lại còn đeo lấy vợ con e thêm bận vào mình.
- Thủng thẳng: Được hai chữ ấy cứ đem nói hoài, không ai lầm nữa đâụ Còn lấy vợ mà thầy sợ không nuôi nổi thì đã có tôị
Bà Thị thấy Trang làm thinh liền nói tiếp:
- Con đừng có tưởng mẹ già rồi nên muốn kiếm dâu để nằm một chỗ cho nó hầu hạ đâu, chính là nay còn mạnh thì lo tập dần cho nó quen theo khuôn phép nhà mình, hòng ngày sau nó lên làm chủ mới biết điều đối đãi với em út và bà con làng xóm được.
Nói đến đó, bà Thị liền ngảnh lại bảo cô Nghi:
- Con qua mời dì Khóa qua đây và thưa với dì rằng có anh Trang con về nên mẹ muốn bàn với dì một câu chuyện.
Trang cản lại nói:
- Để con qua thăm dì rồi sẽ mời dì qua luôn thể, kẻo mình con cháu về đây mấy bữa rày mà lại để dì đến thăm trước có lẽ dì sẽ trách là vô tình lắm chăng?
- Thôi đừng có đặt bày nhiều chuyện, con Nghi cứ đi đi thôi, chẳng dì nào chấp trách cả, đó là anh mầy muốn qua ton hót trước đi để cho dì Khóa nghe theo lời hắn đó.
Bà Thị phen nầy ra vẻ cương quyết lắm. Cũng như phần nhiều bà già xưa khác, bà khi nào cũng có sẵn một mớ thành kiến. Những thành kiến đó là do nền giáo dục của cụ ông thân sinh ra bà un đúc cho và chỗ kinh nghiệm riêng bà kết tập nên. Vì vậy ra làm một việc gì bà ít hay do dự. Những người nào đã từng được bà rèn tập uốn nắn cho đều thành người khá giả, cho nên bà rất giàu lòng tự tín. Lúc ông Thị hãy còn, mọi việc trong nhà ông đều giao phó cho bà, ông chỉ vui đánh đàn mà không bao giờ thấy chán. Nay ông mãn phần rồi, bà có cái nhiệm vụ phải tác thành cho con. Bà Thị muốn cho Trang biết trọng cái căn bản: theo ý bà, căn bản của người ta là chốn gia đình. Nhưng muốn lập gia đình thì phải lấy sự dựng vợ gả chồng làm trụ cốt. Vả bà đã từng làm dâu, bà đã trọn một niềm thờ phụng gia nương, vậy nay tới phiên bà, bà cũng muốn có kẻ làm dâu lạị Nếu không thế thì hình như trong đời bà sẽ thiếu một điều rất quan trọng; việc nhà bà có tiếng là xếp đặt rất chu chí, nhưng e rồi phải kém sút chị em về mặt dâu con. Trước bà vẫn nghĩ Trang thế nào cũng sẽ có ngày về cầu bà nói vợ cho, nhưng nay thấy chàng trẩn trựa hoài thì bà không thể chờ được. Bà đã chìu Trang nhiều lần: muốn hoãn cho hoãn, đang làm ăn yên ổn đòi thôi cũng cho thôi, thì hẳn phải có ngày con chìu bà lạị Bà vẫn biết Trang là người có hiếu, nhưng với bà, sự hiếu đễ cần phải tỏ rõ ra ngoài hình thức, ra trong việc làm vậỵ Bà Thị lại là con người khôn khéo, trong khi bàn luận thường có tài dụ kẻ khác vừa theo ý muốn mình. Thời thường, trước những cái lý luận đanh thép của bà, Trang chỉ biết một điều vâng dạ, dẫu sự gì trái ý cũng dùng kế trá hàng cho qua buổi đã. Nhưng bà Thị đâu có lầm, sở dĩ bà không muốn vạch điều lỗi của con ra, vì sợ đối với người ngoài cái uy quyền làm mẹ của bà sẽ nhân đó mà giảm bớt đị Lần này lại tính việc hôn nhân cho Trang, bà liền viện thêm người chị ruột là bà Khóa Đôn để chứng rằng trong sự kén chọn của bà đã có kẻ tán thành rồi vậỵ
Một lát, cô Nghi về đã có bà Khóa qua theọ
Trang vội vã đứng dậy, cung kính chào:
- Thưa dì, cháu về chưa kịp qua hầu thăm dì, thật là có lỗi quá!
Bà Khóa ý chừng đã hỏi chuyện trước cô Nghi rồi, liền tủm tỉm cười mà rằng:
- Ai chấp nhất thầy đâu mà hòng sợ!
Bà Khóa người thấp nhỏ hơn bà Thị và trông cũng muốn trẻ hơn. Em bà cứng cỏi nghiêm nghị chừng nào thì bà lại dễ dãi vui vẻ chừng ấỵ Đối với con cháu bà hay nói lớn tiếng, làm bộ gắt gỏng mà kỳ thật bề trong bà nuông chiều hết sức. Chồng bà cử nghiệp dở dang liền xoay qua nghề thầy làng, nhờ vận đỏ ăn làm cũng đủ chi dụng.
Vừa đặt mình ngồi xuống, bà Khóa đã nhập đề ngay:
- Dì mời tôi sang chắc là để nói chuyện vợ con cho chú thằng Cu chớ gì?
Rồi chẳng đợi bà Thị trả lời, bà liền day lại phía Trang ngồi mà nói:
- Sao, chú đã thèm vợ chưả Tôi có tìm cho chú một đám nầy thì không còn chê vào đâu được. Chú thử đoán xem?
Bà Khóa liếc em bà một cái rồi trố mắt nhìn Trang, cười ngặt nghẻọ
- Nào, tôi đố chú nào!
Trang không thể nhịn cười mà rằng:
- Ai thôi xin dì cứ nói cho, chớ thiên hạ biết mấy là người cháu đoán làm sao được.
- Thì cũng trong xóm nầy chớ không đi đâu xa, mà tôi đã nói là một người đủ cả mọi bề: đẹp đẽ nết na, học hành giỏi, lại con nhà giòng của giống.
- Chà, ai mà lại quí hóa thế?
Trang ngẫm nghĩ, tìm kiếm một hồi, bỗng cười xòa mà nói:
- à, đích rồi!
- Đâu, thì hẳn nói thử xem.
- Con ông Đề Cáo chớ gì?
Thấy bà Khóa trề dài môi ra, Trang vội chữa:
- Không thì con ông Chưởng Hiền?
- Trật lất cả! Ai đi hỏi làm gì mấy chỗ đó cho chú cười là dì Khóa quê mùạ Chẳng trách nào mà các chú tưởng chỉ có mình là văn minh! Có một chút mà đoán với điếc không xong gì ráo!
- Thì cháu đã nói trước là cháu chịu đi mà.
- Nầy thôi, tôi nói cho mà nghe, con quan Tá về hưu đằng kia đấỵ Biết chưả
- à, cô Thanh! Cô ấy cháu cũng có biết.
Trang mắm môi ra dáng nghĩ ngợị
Bà Thị hỏi:
- Sao, cô ấy làm saỏ Vừa ý hay chưả
- Cứ kể ra thì cô ấy quả không chê vào chỗ nào được...
- Nhưng mà?
Người thiếu niên thấy mẹ hai mắt đăm đăm nhìn mình có ý không bằng lòng, liền cúi đầu tìm cách chống chế:
- Cũng không sao, nghĩa là cô ấy người chừng mực đứng đắn lắm...
- Nhưng vậy là xấu hay tốt, được hay không đã chứ?
- Tốt, thì cái đó cố nhiên rồi, nhưng với hạng người ấy cũng hơi khó một chút.
- Sao mà gọi rằng khó?
Bà Khóa chêm vào:
- Người ta dốt nát không hiểu, mà chú lại hay nói mô hồ, chú phải cắt nghĩa nó khó ở chỗ nào mới được chứ!
Trang gãi đầu, ngó bà Khóa làm ra tuồng chỉ nói riêng với bà:
- Cháu muốn nói là người như thế họ nghiêm quá mà cháu thì buông tuồng ắt họ chê dè!
Bà Thị ngắt lời chàng:
- Chưa chi đã nói thế, họ không chê chút nào cả, chính quan Tá đã có ngỏ ý với dì Khóa đây rồi, chi bằng nói trắng ra là thầy chê thì có lẽ dễ nghe hơn!
Bà Khóa lườm chàng một cái:
- Đều nói mà nghe, chớ của người ta là của quí, đã năm bảy đám sang trọng bằng mấy chú đi giạm rồi mà không ăn thua gì đấy, chú đừng có tưởng người ta ế ẩm mà vội chê bừa đị
- Nào cháu đã có làm cái lớn láo gì mà dám chê ai, Trang kêu nài, song dì cũng biết sự vợ chồng ở với nhau cả đời, ngoài cái tính tình phẩm hạnh của mỗi người ra, hai bên lại cần phải yêu nhau nữa gia đình mới vui vẻ được. Nay cháu không yêu cô Thanh mà cứ hứa càn đi thì có khác gì lừa dối người ta không?
- Chú chưa yêu thì bây giờ hãy nghe lời tôi mà yêu có muộn gì?
Bà Thị Tốn thấy con cứng đầu liền đấu dịu:
- Con đừng có lên mặt dạy kẻ bề trên. Một người con có hiếu thì vợ nào cha mẹ cưới cho cũng đều yêu cả. Thuở xưa có cặp vợ chồng đến ngày đi cưới còn chưa biết mặt nhau mà ở với nhau cũng trọn đờị Huống chi mẹ và dì đây chừng nầy tuổi há lại lầm lẫn đi chọn một đưa không ra chi saỏ
- Con quả tình không muốn trái lời mẹ chút nào, nhưng chuyện nầy xin mẹ và dì cho phép con kén chọn lấy, rồi hễ chỗ nào mẹ và dì bằng lòng là được.
- Nhưng thử hỏi con Dinh có phải tự thầy đi kiếm lấy không, mà nó ăn ở đã hay ho lắm nào!
Trang nghe nhắc đến tên Dinh liền cau mày, ngó bà Khóa Đôn có ý năn nỉ bà che chở giùm chọ Bà Khóa làm bộ nóng nảy chỉ vào mặt chàng:
- Thôi, chẳng thèm nói với chú nhiều lời, tôi hẹn cho chú một tháng, tha hồ mà đi tìm kiếm, may rủi gì lát nữa không được kêu ca, nhưng quá thời hạn đó thì chú không được giở chày cối ra với tôi nữa đâu!
Người thiếu niên mừng rỡ, đứng dậy cám ơn:
- Nếu mẹ và dì cho phép thế thì còn gì hay bằng.