Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Nỗi Buồn Tháng Ba

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 9096 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Nỗi Buồn Tháng Ba
Huyền Băng

Trăn trở

Kể từ hôm đó, Yến bắt đầu thích bài ca “Anh đến thăm em đêm 30” và nó là một kỷ niệm khó quên trong ký ức của Yến. Thế là không còn sợ anh đến thăm ai đêm 30 nữa, nhưng Yến lại lo lắng về chuyến về thăm nhà này của Sa. Có thật là gia đình kêu về coi mắt vợ không hay là Sa nói để dọ dẫm ý mình. Yến viết thư tâm sự với Hòang Sâm, một người bạn thời còn đi học, hai đứa rất ăn ý với nhau vì có những suy nghĩ trên mây trên gió giống nhau. Và hè đó, Hòang Sâm một cô gái dáng dóc mảnh khảnh như nàng thơ mà các họa sĩ thường phát họa trong tranh ra chơi với Yến. Hòang Sâm mê cái cảnh vật mà Yến tả trong những bức thư, và Hòang Sâm cũng muốn nhìn mặt cái anh chàng ngang tàng bương bướng mà Yến đã để ý. Vậy là căn nhà của Yến ấm cúng hơn, với Hòang Sâm.

Ban ngày Yến đi làm không thể đưa Hòang Sâm đi chơi được, nhưng Hòang Sâm vẫn tỉnh táo:
- Mặc ta, mi cứ đi làm đi, ta ở nhà đi chơi vòng vòng một chút rồi về nấu cơm cho mi ăn.
Thế là một mình Hòang Sâm mặc tình tha thẩn trên bãi cát mà mơ màng, mà mộng mị. Có một con lạch nhỏ đổ nước ra biển, nơi đó rẽ cát thành hai lối nhỏ. Sâm đã đi ở đó một mình rồi kể lại cho Yến nghe:

- Ta đi dọc theo bãi cát đến nơi đó có một nguồn nước nhỏ từ bên trong đổ ra biển, tách cát thành hai giòng mà ta đặt cho nó cái tên là bờ quạnh hiu! Phong cảnh ở đây đúng như mi tả, thật đẹp! Ngắm mãi không biết chán và ta đi mãi đi mãi chắc là xa lắm biển thì trong xanh, cát thì trắng và dài như vô tận, và ta đi ngang qua một kho chứa vật liệu trong đó có một căn nhà tiền chế, có lẻ chỗ đó để cho người giữ kho ở, ta mỏi chân và ngồi xuống một trụ đá gần ngôi nhà. Có một ông già xồn xồn, từ trong nhà bước ra, ông ngoắc ta vào chơi, mời ta uống nước. Ta thấy ông cũng lớn tuổi nên không ngại, và ta theo ông vào đó định ngồi xuống nói chuyện chơi. Bổng dưng ta có cảm giác làm sao đó, và ta bước ra ngòai, ông ta đi theo nắm tay kéo ta lại và ta vụt thóat ra vì nơi đó rất thóang nên ông ta không dám đi theo ta. Thế là ta đi một mạch vượt cát, vượt bờ quạnh hiu trở về đây!
Yến giật mình hỏang hốt:
- Mi ơi là mi. ở trên mây nhưng cũng có lúc phải xuống đất chứ? Ở chỗ vắng vẻ xa lạ vậy mà dám đi vô nhà lở ổng đóng cửa làm gì đó thì sao?
Hòang Sâm cười đáp:
- Bởi vậy mới ngu!
Yến nói :
- Có chuyện gì xảy ra cho mi ta không biết ăn nói làm sao với gia đình mi nữa? Làm ơn đi giữa trời hiu quạnh thôi chớ đừng vào những nơi um tùm vắng vẻ kẻ xấu làm gì không ai thấy! Muốn đi chơi thì đợi ta tan sở rồi hai đứa đi chung. Đừng đi một mình nguy hiểm lắm. Nói theo kiểu dân gian mi là kẻ “điếc không sợ súng”.
Hai đứa nhìn nhau cười xòa.

Hòang Sâm là một cô con gái cưng trong một gia đình trung lưu. Chẳng bao giờ biết nấu nướng, nên những ngày ra chơi với Yến, Yến được thưởng những món ăn thật hải hùng. . .nhưng vui. Yến mua một trái bầu để xúc hột vịt, Hòang Sâm sắt bầu bỏ lên xào, thay gì để bầu chín mới đập trứng vào, Hòang Sâm lại cho tất cả vào xào chung một lượt, thế là trứng chín mà bầu chưa chín, và với sự hổ trợ của Kim Phụng, nước được đổ vào ngểnh ngảng, nước theo đàng nước, bầu theo đàn bầu, và trứng thì trôi lơ lững. Cả bọn có một trận cười no vì món ăn độc nhất vô nhị. Chuyến về Sài gòn vừa rồi, Yến mang theo cây đàn, thế là buổi tối mấy đứa ngồi chụm đầu vào nhau vừa đờn vừa ca bè những bài như “my way”, hay “Trong nắng trong gió” hoặc “Chiều tím” rất vui. Và Yến không cảm thấy cô đơn nữa.

Sa đi phép và đã quay về, Yến giới thiệu Hòang Sâm với Sa và Kha nhưng hôm sau thì Hòang Sâm lại phải trở về Sài gòn để đi học tiếp, trên đường đưa Hòang Sâm ra bến xe, Hòang Sâm mĩm cười nói với Yến rằng: “được đấy!”.

Căn nhà của Yến lại yên lặng trở lại, Yến không thích tiếp bạn trai trong nhà, nên nếu ai đó đến chơi lần thứ hai thì lần thứ ba Yến đã đóng cửa vờ ngủ. Và Yến nghĩ như thế tốt hơn.

Gặp lại nhau Yến hỏi Sa:
- Sao rồi! Về coi mắt thế nào rồi!
Sa cười họm hỉnh:
- Cũng được! Nhưng . . .
Yến hỏi:
- Nhưng sao?
Sa nói:
- Nhưng anh nói với ba má là con chưa muốn cưới vợ!
Thế là cả bọn lại đi chơi chung lại lững lơ chẳng đâu ra đâu . .
Sa nhờ Yến giặt giùm mấy đôi vớ, Yến giặt giùm, nhưng bảo là tay bây giờ còn khấm mùi, Sa nắm lấy tay Yến và bảo rằng vẫn con thơm chán. Và cứ như là đôi bạn.

Cái thời của Yến là cái thời mà người ta nói học tài thi phận, và Yến nằm trong những người đó, lúc thi Tú Tài 2, Yến nghĩ rằng mình sẽ đổ cao, sẽ xin du học, nhưng đã không đỗ cao mà lại trượt vì một điểm số không hợp lý, nhưng biết thưa kiện ai, và Yến đành ấm ức đi làm chờ mùa thi khác. Đổi ra đây là Yến đã bỏ một mùa thi và lần này, Yến phải về Sài Gòn để nộp đơn thi lại thôi, Yến muốn vào đại học. Trong Yến lại có sự trăn trở, nếu mình thi đậu thì mình lại phải trở về trong ấy để đi học, và những tình cảm ở đây thì sao? Sau nhiều đêm suy nghĩ Yến đi đến quyết định, tương lai là tương lai của mình, tình cảm là mơ hồ là không vĩnh cữu, nếu thật sự có duyên nợ thì lại gặp lại nhau thôi. Thế là Yến xin đổi về Sài gòn với bao ngỡ ngàng của những bạn bè ở đó. Họ cố dùng quyền hành để níu kéo Yến ở lại đó với họ, nhưng khi Yến đã cả quyết, thì Yến sẽ thực hiện được thôi.

Yến biết ở đó có nhiều người giành tình cảm cho mình, những tình cảm cao đẹp, dễ thương. Họ xem Yến như con chim non nhẹ bước trong vườn .. mà họ không bao giờ làm kinh động. Và chính vì vậy Yến không muốn làm ai buồn cả nên đành chia tay vì Yến chỉ có một trái tim. . .

<< Cuộc hành trình đơn độc | Có phải là số mệnh >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 377

Return to top