Gia đình nhà họ Lê thật sang trọng, kín cổng tường cao. Dù là bạn thân với Uyển Nhi suốt thời từ trung học, nhưng Mai Nguyễn rất ít khi đặt chân đến đây, ngoại trừ Uyển Nhi tuyên bố sẽ nghỉ chơi nếu như không đến nhà Nhi, chỉ là để chỉ cho bạn vài bài toán khó hay cùng nhau học mỗi khi trải qua kỳ thi. Cũng có lúc, cả hai cùng xuống bếp trổ tài làm bánh. Thật ra, Uyển Nhi không muốn khoe khoang sự giàu có của gia đình. Chỉ vì cô muốn Mai Nguyễn quen dần và trở nên thân thiện với mọi người trong nhà, cũng nhu cô đã quá thân thuộc ở nhà Mai Nguyễn. Cô không muốn có sự phân biết giàu nghèo trong tình bạn. Cô thích sự công bằng và muốn bạn “xem đây như nhà của mình vậy”.
Chần chừ hồi lâu, Mai Nguyễn mới bấm chuông. Mở cửa cho cô là chị bếp.
− Cô tìm cô Ba sao ? Cô vào chơi, để tôi lên phòng báo cho cô Ba biết.
− Dạ, cám ơn chị. – Mai Nguyễn vẫn lễ phép lịch sự, khiến tất cả mọi người ở đây rất mến cô.
Bước vào phòng khách đã thấy ông bà Xuân Phát ngồi ở bộ xa lông, cô lễ phép chào :
− Dạ, thưa hai bác, cháu mới đến.
− Ủa ! Mai Nguyễn đến chơi hả con ? – Ông Xuân Phát buông tờ báo xuống, vẻ mừng rỡ - Con sang đây học bài chung với Uyển Nhi, phải không ?
− Dạ. – Cô nhỏ nhẹ thưa.
− Ngồi đi cháu – Bà Hạnh Hoa cũng vui khi thấy cô - Sắp đến kỳ thi tốt nghiệp rồi, phải không cháu ?
− Vâng, chỉ còn gần một tháng nữa thôi là tụi con trở thành cô giáo rồi, thưa bác.
− Ừ, mau thật. Mới hôm nào còn vui mừng khi nhận giấy báo đậu đại học, vậy mà giờ đây, hai đứa sắp ra trường cả. Bốn năm trôi qua như cái chớp mắt.
− Bốn năm mà mẹ nói ngắn ư ? - Uyển Nhi vừa bước xuống cầu thang nghe được lời của mẹ, bèn chen vào - Tụi con học tối cả mặt mày suốt bốn năm qua. Hết hi cuối học kỳ đến thi chuyển giai đoạn, xếp ngành… làm cho tụi con không kịp nghỉ ngơi. Học đến nỗi sụt cân luôn, chỉ mong sao cho mau được tốt nghiệp, vậy mà mẹ còn nói nhanh.
− Thì đối với mẹ thì nhanh, còn đối với con chắc dài như bốn thế kỷ - Bà Hạnh Hoa trêu con gái – Con mà ốm… Mẹ thấy hình như nhà ta phải sửa cửa rồi đấy.
− Ha… ha… ha. Con gái của ba bị lật tẩy rồi nhé. Nếu nói ốm thì chỉ có mỗi mình Mai Nguyễn thôi. Ba thấy gần tới kỳ thi nào, mẹ cũng dặn chị bếp nấu đồn ăn tẩm bổ cho con không, vậy mà còn chê ốm sao ?
− Thì con nói Mai Nguyễn ốm chứ con đâu có nói mình. - Uyển Nhi cười giả lả - Bởi thế con mới rủ nhỏ sang đây học với con, tiện cả đôi bề. Vừa có người trao đổi kiến thức, vừa tẩm bổ cả hai. Ba mẹ thấy con gái ba mẹ giỏi không ?
− Ừ, con gái giỏi lắm. – Quay sang Mai Nguyễn, ông tiếp – Cháu đừng ngại, cứ ở đây cùng Uyển Nhi học bài thi. Thêm một miệng ăn đâu có hao bao nhiêu mà sợ. Biết hai bác đã lâu, không lẽ lại không hiểu tính hai bác sao ? Cháu mà chối từ, hai bác giận đấy.
− Phải đó cháu. Nhà có hai đứa con mà chỉ mỗi Uyển Nhi là chịu ăn học, biết lo xa. Mọi việc hai bác đều trông cậy vào nó, còn thằng anh thì ôi thôi…
Mai Nguyễn cũng từng nghe bạn kể về anh mình, nhưng chưa lần nào cô được gặp mặt, bởi lẽ anh ta như con vạc ăn đêm ngủ ngày. Tối nào anh ta cũng hết đi quán bã sang vũ trường, đến sóng bài… Gần sáng mới mang tấm thân tàn vế nhà ngủ vùi. Ông bà Phát rất khổ tâm, đau lòng nhưng khuyên mãi không được, đành bỏ mặt. Mọi tình thương cả hai đành dồn hết cho Uyển Nhi, và thầm cầu mong có ngày thằng con trai nghĩ lại, tu chí làm ăn, lo cho bản thân sau này.
− Mẹ ! Mẹ lại buồn nữa rồi. Từ từ anh Hai sẽ thấm và thức tỉnh thôi. Mình có khuyên nhủ cách mấy cũng bằng thừa. Con tin rồi cũng có một ngày như thế.
− Uyển Nhi nói đúng đó bác. – Mai Nguyễn thấy mình cần phải an ủi người mẹ bạc phước này – Anh Bảo chẳng qua vì tiếp xúc với những bạn xấu mà trở nên ham chơi, không có ý làm ăn… Rồi cũng có lúc anh nhìn thầy những khuyết điểm của mình mà sửa đổi. Biết đâu lúc đó, ảnh sẽ phát huy năng lực tạo dựng cơ nghiệp như bác trai hiện giờ. Không ai biết trước ngày mai, dôi khi chỉ phút giây nào đó sẽ thay đổi cả cuộc đời, thay đổi cả định mệnh con người. Bác cứ lạc quan, tin tưởng ngày mai ánh dương hồng sẽ tỏa sáng đời anh ấy.
− Ừ, hai bác cũng mong ngày đó không quá xa. – Ông Xuân Phát gật gù có vẻ xiêu lòng trước lời thuyết phục của Mai Nguyễn.
“Con bé ăn nói thông minh, lại biết cách làm vừa lòng người. Phải chi thằng Bảo nên người một chút, thì ta sẽ hỏi cưới cô bé cho nó. Ôi ! Giá như…” Bà Hạnh Hoa nghĩ như thế, lòng buồn rười rượi.
− Hình như cả nhà đang nhắc đến tên con thì phải ? – Xuân Bảo bước từ lầu xuống, giọng khó chịu – Còn cô là ai mà dám xen vào chuyện riêng của tôi chứ ? Ai cho cô cái quyền đó ? Nói !
Giọng Xuân Bảo ngày càng lạnh lùng pha lẫn giận dữ. Anh bước đến gần Mai Nguyễn, xoay người cô lại định nói điều gì. Bất chợt ánh mắt sắc lạnh của Mai Nguyễn chiếu thẳng vào mắt anh, nửa như thách thức nửa như hờn trách. Đôi bàn tay rắn chắc ấy bỗng run khi chạm mặt với cô. Trong ánh mắt Xuân Bảo thoáng một chút ngỡ ngàng, có chút gì đó khó tả.
− Phải, tôi không có quyền gì xen vào đời tư của anh. – Mai Nguyễn lạnh lùng đáp – Nhưng ít ra tôi cũng hiểu được mình đang làm gì ? Mình sống có ích cho bản thân, cho gia đinh, cho xã hội hay không ? Tôi cũng hiểu được ơn sinh thành dưỡng dục to lớn biết dường nào, và tôi phải làm điều gì đó đáp đền công sinh dưỡng. Tôi hiểu tôi sống rất có ích, chứ không phải như anh.
Nói xong, cô gỡ đôi tay gọng kềm đó ra khỏi vai mình. Quay sang ông bà Xuân Phát, cô tiếp.
− Cháu xin lỗi hai bác vì đã nặng lời với anh Bảo.
− Không có gì. – Ông Xuân Phát lên tiếng giải vây – Thôi, cháu với Uyển Nhi lên phòng học bài đi, đừng bận tâm chuyện nhỏ này.
Uyển Nhi kịp sực tỉnh, vội xin phép ba mẹ lên phòng với Mai Nguyễn. Xuân Bảo lên tiếng hỏi mẹ khi bóng hai cô gái khuất sau cầu thang :
− Mẹ ! Con bé là ai thế ? Trông có vẻ tự nhiên và thân thuộc với nhà ta. Sao con chưa gặp bao giờ ?
− Con có ở nhà thường đâu mà biết. Nó là bạn thân của Uyển Nhi, đến đây cùng ôn với em con để thi ra trường.
− Cha ! Uyển Nhi nhà ta sắp làm cô giáo rồi ư ?
− Mày thì lúc nào cũng ăn chơi lêu lổng, chuyện nhà nào có để ý gì đến đâu. Là con trai lớn trong nhà mà như thằng vô loại. Sanh mày ra, thật uổng công mà. Không lo tu chí sửa đổi, mai mốt tao với mẹ mày chết đi, thì chỉ còn cách ăn xin mà sống.
− Còn gia tài này chi ba ? Không lẽ ba mẹ không cho con một tí nào sao ? Nhà chỉ có hai đứa, con và Uyển Nhi phải có phần ngang nhau. Ba không thể cho hết mình Uyển Nhi được.
− Gia tài ư ? Vô công rỗi nghề như mày, thì gia tài có bằng núi cũng lở. Tao với mẹ mày kiếm tiền đổ mồ hôi sôi nước mắt đâu phải để mày nướng sạch vào sòng bài, vũ trường, đem tiền cho gái nó ăn.
− Thôi mà ông. Nhà ta có khách, ông đừng mắng con nữa. Xuân Bảo ! Con đi đâu đấy ?
− Con lên phòng ngủ.
− Trời ạ ! Hôm nay mày không đi chơi sao ? – Ông Xuân Phát bực mình gắt.
− Có đi cũng thua cháy túi. Chưa ra khỏi nhà đã như thế rồi. Ở nhà một ngày lấy hên vậy.
Xuân Bảo nói xong, bước về phòng mình, miệng nở nụ cười bí hiểm.
oOo
Kéo bạn bước nhanh vào phòng, khóa cửa, Uyển Nhi tròn xoe đôi mắt nhìn Mai Nguyễn giọng nửa lo lắng, nửa thán phục :
− Mai Nguyễn ! Mi giỏi lắm. Hôm nay, ta mới thấy không những mi có tài ăn nói làm chết cả lòng người mà còn có khí chất hùng hồn. Đến độ con người nổi tiếng lạnh lùng, cộc cằn, độc đoán như anh trait a mà cũng bị mi cho “đo ván” tại chỗ. Hi… hi… Nhớ lại bộ mặt lúc nãy của ổng, ta thấy mắc cười quá mà không dám. Giờ có dịp, tha hồ mà cười cho đã. Hi… hi…
Đang vui, bỗng cô đổi giọng nghiêm hỏi :
− Mà nè ! Mi không sợ anh ta nổi giận đánh mi sao ? Nói thật nghe, lủc ổng bước đến gần mi, ta lo sợ vô cùng. Ta sợ trong cơn nóng giận không kiềm chế được bản thân, ổng sẽ “rat ay” với mi. Lúc đó, ta không biết ăn làm sao nói làm sao với mẹ bên nhà, rồi còn Trường Huy nữa. Nhưng không hiểu sao, bỗng dưng ổng hiền như thế.
Mỉm cười trước lời lẽ vô tư trẻ con của bạn, Mai Nguyễn đáp :
− Đã từ lâu, ta rất bất bình trước lối sống ích kỷ ỷ lại của anh Bảo. Là bạn của nhỏ bao năm, nghe nhỏ tâm sự chuyện gia đình, ta thương hai bác, thương nhỏ có gia đình mà hạnh phúc tiếng cười không trọn vẹn chỉ vì người con, người anh sống vô trách nhiệm, lại ăn chơi lêu lổng. Ta cảm thấy tội nghiệp cho anh Bảo. Ảnh có được những người thân yêu đang từng giây từng phút cận kề lo cho ảnh mà ảnh không cảm nhận được và không chịu gìn giữ. Ảnh chỉ biết có hiện tại, chỉ biết thỏa mãn nhu cầu của riêng ảnh, mà không biết đến nỗi buồn vui của mọi thành viên trong gia đình và cảm xúc của người thân. - Ngừng một lúc, cô tiếp – Ta chỉ nói lên sự thật và cũng chhỉ mong anh Bảo sớm nhận ra con đường sai trái của mình mà hồi tâm chuyển ý, mang lại niềm vui sống cho hai bác trong lúc tuổi già. Và chắc gì ta mất đi tình thương của ba, nên mọi suy nghĩ của ta đều dành hết cho người thân, đó chính là người mẹ suốt đời chịu thương chịu khó vì con.
− Nhìn ánh mắt mi lúc nãy, ta cảm nhận sự tức giận pha lẫn tiếc nuối. Có lẽ chính vì chạm phải ánh mắt của mi mà anh Bảo đã xuôi tay đầu hàng vô điều kiện chăng ? Nói vậy thôi, chứ thật tình ta cũng mong anh Bảo sớm có ngày sửa đổi, để ba mẹ ta an vui tuổi về chiều.
− Nhỏ hãy vững tin vào điều đó. Con chim bay mãi cũng mỏi cánh, muốn tìm nơi dừng xây tổ ấm. Con thuyền xuôi dòng lênh đênh mãi rồi cũng tìm bến đỗ. Ta tin chắc sớm muộn gì anh Bảo cũng chán kiếp ăn chơi này. Nhìn lại những gì đã qua, hối tiếc ăn năn sửa bản thân nối nghiệp bác trai, ăn nên làm ra để tiếng cho ngày sau.
− Ừ, ta cũng mong là thế. Thôi, tụi mình học bài đi.
Khẽ gật đầu thay câu đáp, Mai Nguyễn lặng lẽ mang sách vở ra cùng Uyển Nhi học bài. Thoáng chốc, nỗi buồn ấy tiêu tan, nhường chỗ cho những con số, những bài chính trị, xã hội …
Hai cô bé đâu biết rằng ở bên ngoài có người lặng lẽ nép sát người vào cánh cửa, lắng nghe những lời hai cô trao đổi, rồi lặng lễ quay vế phòng mình đốt thuốc.
Điếu thuốc trên tay cứ theo thời gian rụi tàn, chỉ còn lại tàn tro rơi khắpn nền, đầu lọc vẫn được chủ nhân khép hờ giữa hai ngón. Dường như anh ta đang phân vân suy nghĩ điều chi đó mà chẳng màng đến những gì xảy ra xung quanh, kể cả điếu thuốc còn hay đã hết.
Xuân Bảo – Là Xuân Bảo, không ai khác ngoài anh. Anh ngồi đó, nhưng lương tâm đang mâu thuẫn, lòng tự hỏi lòng :
− “Ta đáng trách, ta vô tình, dửng dưng như thế sao ? Ta hư đốn đến độ mọi người trong nhà đều phải lo sợ cho cái tương lai mơ màng của ta ư ?”
Rồi anh lại nhủ với lòng :
“Không. Con người nào phải như thế. Chẳng qua là vì tuổi xuân chỉ có một thời, không đi chơi đây đó thì làm sao biết hết thú vui của cuộc đời. Thế thì phí cả tuổi trẻ. Lo gì… Ba me ta vốn là người giàu có, của cải này không cần làm cũng đủ sống cho ba chục năm sau. Năm nay ta mới hai bảy tuổi, đi chơi thêm vài năm nữa, rồi lúc đó mới làm ăn cũng dư sức. Con bé kia là ai mà sao dám buông lời xúc phạm ta đến thế ? Hừ ! Ta không thể tha thứ cho cô tội đã dám chê trách ta.
Nhưng cô bé có nét đẹp quyến rũ, lôi cuốn hấp dẫn, làm trái tim thằng con trai chưa lần nào yêu thật lòng như ta cũng phải rung động, muốn có cô em bên cạnh mình. Ôi ! Ta đã đắm say hương sắc này mất rồi.
Ha… ha… ha… Điều gì mà Xuân Bảo này muốn là phải chiếm cho bằng được.”
Nghĩ thế, Xuân Bảo vội đứng lên thay đồ rồi bước nhanh xuống phòng khách ngồi.
Thời gian cứ thế chầm chậm trôi qua. Cái quả lắc đồng hồ cứ vô tình đung đua không chịu hiểu cho tâm trạng của cậu chủ đang nôn nóng. Đã hơn hai giờ trôi qua mà Xuân Bảo vẫn ngồi đó. Chợt…
− Nè ! Ngày mai mi lại đến đây học với ta nhé. Nhớ nhé ! Sáng mai ta đợi mi
− Sáng mai ư ?
− Ừ. Không được từ chối. Ta đã xin mẹ rồi, mẹ cũng đồng ý cho mi qua đây học chung với ta mà. Ba mẹ ta cũng thuận tình, thế mi sẽ không còn đường chối nhé.
Đắn đo một hồi, Mai Nguyễn đành gật đầu ưng thuận. Tạm biệt Uyển Nhi ra về, cô không quên gật đầu chào Xuân Bảo.
− Bé ơi ! Cho anh hỏi…
Tiếng người đàn ông phía sau vọng lại làm Mai Nguyễn phải chú ý :
− Bé tên gì, nhà ở đâu, sao đi về có một mình thế ? Hay để anh đưa về, không tính tiền công đâu.
Mai Nguyễn hơi bực trước lối tán tỉnh ngoài đường, cô không đáp mà nhấn bàn đạp mạnh hơn cố tình bức ra khỏi sự đeo bám kia. Nhưng tất cả đều hoài công bởi lẽ anh ta đi xe máy. Còn cô chỉ với chiếc mi ni Trung Quốc này, thì làm sao nhanh hơn được.
− Sao anh hỏi mà bé không trả lời ? Hay bé chê anh không đáng mặt để tiếp chuyện ?
Như không thể chịu đựng hơn nữa, anh thanh niên cắt ngang đầu xe làm Mai Nguyễn lạng tay lái.
− Cái anh này kỳ… - Chưa kịp nói hết câu, đôi mắt tròn xoe kinh ngạc, miệng lắp bắp không nói thành lời – Là… là anh sao… Xuân Bảo ?
Chợt cô đổi giọng nghiêm, hỏi :
− Anh muốn gì mà theo trêu ghẹo tôi đây ? Hay anh muốn trả thư cho lời nói thật của tôi lúc nãy đã chạm vào lòng tự trọng của anh ?
− Làm gì bé nghiêm đến thế ? Anh chỉ muốn đưa bé về nhà, luôn tiện hỏi cho biết tên bé là gì để dễ bề xưng hô khi gặp mặt.
− Tại sao tôi phải nói cho anh biết tên của tôi, khi anh không xứng đáng được biết ?
− Kiêu thế bé. – Xuân Bảo vẫn nhã nhặn tấn công. Bé không nói thi thế nào anh cũng biết thôi. Nhà bé còn xa không vậy ?
− Đây là kiểu anh tán gái bao lâu nay đó sao, anh Bảo ? – Mai Nguyễn nghiêm nghị nói – Anh đừng phí công vô ích nữa.
− Anh chỉ muốn thật lòng được kết bạn với bé mà thôi.
− Thật chứ ? – Mai Nguyễn dò xét.
− Thật. – Xuân Bảo nói mà vẻ mặt thoáng vui.
− Nếu anh coi tôi là bạn, thì tôi mong anh hãy sửa đổi lối sống của mình. Anh có biết hai bác ở nhà trông đợi nơi anh như thế nào không ? Cả Uyển Nhi và tôi cũng hy vọng vào điều huyền diệu đó nữa. Anh nỡ nào bóp chết ước mơ của những người thân luôn lo lắng quan tâm đến anh sao ? Những canh bạc thâu đêm, những trò vui tiêu khiển mà bấy lâu nay anh đang lao đầu vào như con thiêu thân đã không quá đủ cho anh kịp dừng lại hay sao ? Biết bao cô gái đi qua đời anh, được anh trả cho bằng tiền và sự xa hoa lãng phi cũng chưa đủ để anh tìm một người thương yêu thật lòng, gây dựng tương lai mai sau ư ?
Bây giờ anh còn đủ ba mẹ nên anh không quý trọng thương yêu, đến khi nuối tiếc thì đã quá muộn màng. Tôi sẽ làm bạn với anh khi anh là một Xuân Bảo hoàn toàn khác bây giờ từ cách nhìn và lối sống. Tôi sẽ tự đi về nhà. Còn anh, mong rằng những lời của tôi đủ sức thức tỉnh ý thức và tình cảm đã ngủ quên trong anh bấy lâu nay. Tạm biệt !
Nói xong, Mai Nguyễn lách người ra khỏi Xuân Bảo. Cô đạp xe về mà trong lòng cảm thầy nhẹ nhõm biết bao.
Còn lại mình Xuân Bảo ngẫm nghĩ những gì Mai Nguyễn vừa nói, lòng chợ dấy lên cảm giác là lạ, dường như đó là sự ăn năn muộn màng. Trong anh, có chút gi đó vừa nhóm lên, một cái gì đó mà cả anh cũng không hiểu được.