Cuối năm 1974, trước chiến dịch Hồ Chí Minh, tại chiến khu miền Đông Nam bộ, với cương vị phóng viên chiến trường kiêm nhà văn quân giải phóng, một đơn vị mời tôi dự buổi tổng kết trao đổi kinh nghiệm về công tác chính trị viên đại đội sau trận thắng Phước Long vừa qua. Bỗng một anh cán bộ dự hội nghị đến bên tôi hỏi:
- Chào chú nhà văn. Chắc chú quên cháu rồi phải không?
Tôi vắt óc nhở mãi không ra người này là ai. Cuối cùng, anh chính trị viên đại đội trẻ tuổi này đành phải tự giới thiệu:
- Chú có nhớ một buổi chiều ở công viên thị xã tỉnh X. không?
- Chịu.
Chú có nhớ câu chuyện về tác phẩm Lúa reo bị cháu chê là không hay, là giả không?
Tôi cười vang:
- Nhớ rồi, nhớ rồi, chào ông con của nhân dân. Tôi mời đồng chí về lán tôi chơi một chút có được không? Anh bạn trẻ cũng cười vang nhận lời. Tôi kéo người bạn xưa về lán của mình ở cơ quan cục chính trị mặt trận. Tôi pha trà, lấy thuốc lá Sông Cầu ra mời người bạn cũ. Chúng tôi vui vẻ nói đủ chuyện về xã Thành Công, quê hương của anh ta và là nơi tôi từng thâm nhập thực tế viết tiểu thuyết.
Tôi vui vẻ hỏi:
- Nào anh chính trị viên đại đội, bây giờ thì đồng chí có tên rồi chứ.
- Dạ, chả nói giấu gì chú, tên cháu là Nguyên, Trần Khuất Nguyên ạ. Này, tên hy đấy. Nhưng nếu không có cái họ Trần gan đằng trước, người ta lại nghĩ cậu là tâc giả Ly Tao đấy.
Nguyên cười rổn rảng, uống trà, hút thuốc thật tự nhiên:
- Thực ra tên khai sinh của cháu là Trần Nguyên. Nhưng đến khi làm thơ, khi đi bộ đội, cháu khoái ông Khuất Nguyên bên Tàu quá, bèn ăn cắp chữ Khuất của ông làm tên lót của mình. Thành thử, nó cứ vận vào người thể nào ấy chú Hưng ạ. Cái ông Khuất Nguyên xưa sống thẳng lưng không chịu khuất. Thiên hạ ngủ cả thì cụ lại thức, thiên hạ đục thì mình cụ trong, thành ra cái số của cụ bị đời nó triệt. Nói như ngôn ngữ bây giờ, cụ là kẻ không biết hòa mình với tập thể, sống không đồng bộ với khách quan, nên cuối cùng đành phải nhảy xuống sông Mịch La mà chết cho nó thẳng thắn cái con người. Nếu cụ cứ tiếp tục sống, thời cuộc nó nhất định bễ cụ cong như con tôm cho coi. Mày dám trong khi chúng ông đục hả? Dám thức khi các quan ngủ hả? Láo. Cho đến bây giờ gần ba nghìn năm rồi mà cụ vẫn thẳng đuột như cái thước vậy chú Trần Hưng ơi.
- Ôi, sao cậu tự nhiên dốc ra triết lý kinh thế? Chắc học giỏi văn lắm hả?
- Cũng đỡ chú ạ. Báo cáo chú năm 1967, cháu thi học sinh giỏi văn đứng thứ nhì miền Bắc đấy. Nhưng không có giải nhất thì nhì cũng có nghĩa là nhất chú nhỉ?
- Sao hồi đó cậu bảo tớ là cậu học trung cấp kỹ thuật?
- Cháu phải cắn răng nói dối chú vì kẹt. Nếu cháu khai đúng tên tuổi, trường lớp, chú về xã Thành Công hỏi, cán bộ xã họ biết cháu tâu sự thật với chú, có mà đời cháu chỉ có nước đi theo hà bá. Hồi gặp chú, cháu mới mười lăm tuổi, học lớp bảy, lên tỉnh thi học sinh giỏi văn lớp bảy toàn quốc.
- Cậu học giỏi thế sao không đi đại học?
- Ôi, vô thế quái nào được chú. Ngày xưa học tài thi phận nhưng bây giờ học tài thi lý lịch chú ạ. Nghe đâu mẹ cháu là con ông lính lệ ngày xưa. Bộ giáo dục, ty giáo dục đều bảo cháu: em đứng sợ, học giỏi thế, bét cũng vào được đại học văn khoa. Cháu tí tửng chờ giấy gọi đại học nhưng cuối cùng đành tuyệt vọng. Ông trưởng công an nội chính phê cuối bản tự khai lý lịch của cháu: lý lịch xấu, không thể vào đại học. ở các địa phương, công an mới là người thực sự lãnh đạo chú ơi. Mẹ cháu khóc suốt một tháng ròng. Bà cứ dọa can lưỡi chết cho rồi. Vì bà đã làm lụng vắt vả suốt đời, mong cái thằng con trai theo bà là học giỏi nhất nước được vào đại học, sau này có danh có phận, đỡ phải chân bùn tay lấm như bố mẹ. Trong khi đó, con em mấy ông cán bộ xã học dốt đặc cán mai vẫn được gọi đi đại học nước ngoài. Suốt một năm ở nhà, tay chủ nhiệm hợp tác xã học mới lớp một nên chúa ghét mấy thằng học cao, hắn đì cháu muốn chết, đưa cháu vào cái tổ nhào phân bắc để trộn đất bột bón lúa. Khi kẻ dốt nát có quyền, sự tự ti mặc cảm sẽ đẩy họ tới thành độc ác. hắn tuyên bố: cái thằng Khuất Nguyên, khuất mắt kia, mày học giỏi nhất nước hả, ông cho mày biết thân, về đây cứ là đi bốc cứt cái đã. Cháu phải làm một công việc kinh bỏ xừ đi ấy. Ngày nào cũng cùng vài ba người đến nhà xã viên, khui hổ xí, lấy thùng phân bắc còn tươi nguyên đưa ra đồng nhào với đất bột. Tất cả mọi động tác đều làm bằng tay cả chú ạ. Mỗi trưa chiều về, châu dùng lá ổi, lả mơ, lả chanh, phèn chua, bờ hòn, xà phòng đủ cả, đánh tay cả tiếng đồng hồ đến rớm máu, đến bóc cả da tay đi nhưng cái mùi kinh khủng như mùi xác người chết vẫn cứ bám lấy không chỉ hai bàn tay mà còn thắm vào khắp da thịt. Có những sự thật không cách gì bịa nổi cho dù có đầu óc hay tưởng tượng như chú đi nữa.
Tôi phục tính khí bộc trực của Nguyên, thông cảm với cuộc đời lận đận của cậu ta. Dường như lúc liên hoan, Nguyên có uống vài ba ly rượu nên hơi ngà ngà. Vốn tính tình cởi mở, lại có tí hơi men, gặp người gặp cảnh, cậu ta bèn trút bầu tâm sự như mùa thu trút lá. ừ, mang cái bầu tâm sự trong người mãi, có nước vỡ bụng ra mà chết thôi. Cứ để cho cậu ấy tự bộc bạch mình. ít ngày nữa Nguyên ra trận, biết đâu lại không còn cơ hội kể lể về mình với người khác. Tôi hỏi tiếp:
- Nguyên đi bộ đội năm nào?
- Dạ, năm 1968. Cuối năm 1967, cháu tình nguyện đi bộ đội vào Nam chiến đấu nhưng xã không cho. Tay chủ nhiệm hợp tác xã bảo tay xã đội: nó kiêu lắm, cậy học cao, khinh cán bộ ta ít học, lại lý lịch xấu, cho gánh phân, bốc cứt vài năm cải tạo đã. May thay, cháu có một người bà con trên tỉnh đội. Cháu phải cắt máu tay làm đơn xin đi bộ đội vào Nam, rồi lên tỉnh đội, đi cửa sau, nhờ người quen can thiệp mới được thoát khỏi cái xã Thành Công oái oăm của chú đó. Chú thấy lạ không? Đi vào chỗ bom đạn, chết chóc mà phải nài nỉ, phải viết đơn bằng máu. Còn xã Thành Công của Nguyên từ hồi ấy ra sao?
- Dàn cán bộ gồm các ông Tấn, Thêm, Nhất, Phát... những nguyên mẫu văn học của chú, những thần tượng của Lúa reo đổ lâu rời chú ạ. Tấn, Thêm bị mất chức vì ăn cắp của công quá nhiều, lại còn tội hủ hóa với mấy cô, mấy bà vợ bộ đội, nên đã bị khai trừ đảng. Ông Nhất, Phát công an xã đi tù về tội đánh chết người. Cháu nói thật nhá, giá bây giờ cháu có cuốn Lúa reo của chú để đọc cho anh em chiến sĩ nghe để cười vỡ bụng, đỡ phải làm công tác chính trị chú ạ. Tuy cay đắng và xấu hổ, nhưng tôi đành phải thú nhận trước Trần Khuất Nguyên, anh chính trị viên đại đội trinh sát dũng cảm này:
- Cám ơn Trần Khuất Nguyên nhiều. Chính nhờ vô tình gặp cháu ở công viên thị xã mà chú có dịp soát lại bản thân mình, so sánh sách vở và đời sống, nói và làm, thật và giả, lương tri và đê tiện. Chú đã nhận thấy mô hình Thành Công của đời mình là thắt bại. Lúa reo chỉ là cuốn truyện giả tạo, đi ngược lại sự thật đời sống. Sự thật dù bé nhỏ, dù lễ loi, dù có cơ phải lẩn trốn như Nguyên lúc đó, sớm muộn gì rồi cũng trở thành sức mạnh chiến thắng.