Theo phương án cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng ở Lâm Du, bộ khung lãnh đạo Quận uỷ chỉ còn một Phó bí thư chuyên trách công tác Đảng. Tất cả các Ban đều rút gọn (có ban chỉ còn một người) hoặc nhập lại. Các cán bộ dôi ra, tuỳ theo năng lực chuyên môn, được đưa về các phòng chuyên môn của Uỷ ban Quận, một số đưa sang hai quận mới sắp thành lập, một số đưa về các phường. Một số nữa sắp đến hẹn lại vềthì nghỉ chế độ chờ hưu. Hai chiếc xe con được điều sang quận mới. Chỉ còn lại một chiếc cho tất cả. Diện tích phòng làm việc dôi hẳn ra hai tầng trên.
Buổi họp giao ban đầu tuần.
Chánh Văn phòng báo cáo công việc đã làm, đang làm dở trong tuần và kế hoạch công tác tuần tới. Kiên đánh giá tình hình. Anh nhắc đến việc đang chỉnh trang, mở rộng lòng đường khu vực các trường học trên địa bàn được báo chí đánh giá cao. Việc nhỏ, nhưng hiệu quả lớn. Anh nhắc khu Văn hoá Thể thao cần quản lý và khai thác có hiệu quả, nhắc khối văn xã phải tổng kết tiền quyên góp xây dựng nhà tình nghĩa gửi tặng bà con kết nghĩa miền trong
Ông Bân, Trưởng ban Tuyên giáo phải biểu:
- Tôi thấy chúng la cần nghiêm khắc rút kinh nghiệm buổi lễ khánh thành khu Văn hoá Thể thao. Anh Lợi hết sức bất bình với Ban tổ chức. Tôi đề nghị phải tìm ra kẻ chủ mưu vụ này.
Không ai nói gì. Phòng họp lặng đi một lát. Có điều gì đó rất khó nói trong việc này. Hùng phát biểu đầu tiên:
- Tôi chịu trách nhiệm về hành vi khiếm nhã ấy với khách.
- Nhưng ai là ké chủ mưu chứ? - Vẫn ông Bân - Làm như thế, khác nào hắt chén nước mời vào mặt khách.
Hùng tiếp tục tâm trạng băn khoăn, khó xử của mình.
- Tôi có hỏi tỉ mỉ, anh Vĩnh Bảo nói, không xác định được ai vỗ tay đầu tiên. Phía cuối hội trường, ở đâu và bao giờ cũng là chỗ nhốn nháo: người đứng, người ngồi, người đi qua, người dừng lại, ngó nghiêng một tí rồi đi làm việc của mình, nghĩa là rất lộn xộn.
Diệu có ý kiến:
- Dở thì đúng là dở rồi. Nhưng bảo tìm cho ra thủ phạm thì rất khó. Chả nhẽ bắt cả vài chục người lại, cách ấy từng người ra để xét hỏi à? Tôi nghĩ là không thể tìm ra được. Hơn nữa, còn thành trò cười cho thiên hạ. Đây là tình huống phát sinh, không ai lường trước. Vì thế, cũng không thể có sự chuẩn bị như một âm mưu, một hành vi phá hoại. Có thể chỉ là phản ứng tự phát của một người nào đó. Thêm nữa, điều này cũng phải xem xét. Cái người vỗ tay đầu tiên ấy, về sau được gần như tất cả mọi người - trừ mấy hàng ghế đầu - hưởng ứng. Vậy là hành vi ấy có cái gì đó hợp lý Nói đi cũng phải nói lại, đồng chí Lợi nói chả sai câu nào. Đúng cả đấy. Chỉ có điều…không đúng lúc, không đúng chỗ thôi. Ai đời, đồng chí Chủ tịch chỉ nói một câu mà đồng chí ấy cứ nói mãi…Nếu không có những tiếng vỗ tay ấy thì không biết còn kéo đến bao giờ?
Kiên lý giải:
- Quân ta đã bắt đầu quen với lối họp hành ngắn gọn, thiết thực. Vì thế, đây là sự phản ứng. Với cấp trên, thế là không được. Nhưng quả thật, lúc ấy tôi không biết nên thế nào. Đứng dậy, ngăn lại cũng dở. Mà để yên cũng dở. Tôi cùng sẽ gặp đồng chí ấy, trực tiếp xin lỗi. Còn đồng chí ấy suy nghĩ thế nào, là việc của đồng chí ấy. Thời buổi này, hô hào chung chung không còn phù hợp. Thôi, ta dừng câu chuyện ở đây.
Đột nhiên Diệu giơ tay, nói vội như sợ không kịp:
- Báo cáo đồng chí Bí thư và các đồng chí. Có một việc còn lôi thôi hơn, bắt buộc phải xin ý kiến. Chính Giám đốc sở Giao thông Công chính nói với tôi, là phải bồi dưỡng cho quân đồng chí ấy. Rằng cứ thu của học sinh, sinh viên, mỗi cháu một bữa quà sáng là đủ. Đồng chí ấy còn nói đến cả chi tiết này, bảo hội cha mẹ học sinh đứng ra thu, thì không ai kêu ca đâu.
Hùng phản ứng ngay:
- Chúng ta đang xây dựng một nền hành chính sạch, mà lại gợi ý cho các trường làm thế, nhất là đối với các em nhỏ thì còn mặt mũi nào nhìn thiên hạ nữa.
- Nhưng người ta đây nói thế là không thể không có gì đâu.
Hàm, Phó chủ tịch phụ trách khối quản lý kinh doanh và dịch vụ đáp ngay. Diệu cũng thấy thế. Chị nói:
- Họ mới làm xong được hai cụm trường học. Hiện tượng ùn tắc ở cổng trường lúc vào, lúc tan học đỡ hơn, cảnh sát giao thông không còn phải bơi giữa dòng người xe cộ mà phồng mồm thổi còi nữa. Giờ đang triển khai ở cụm thứ ba. Họ mà dềnh dàng với mấy cụm kia là chết tắc. Hôm qua đồng chí ấy lại gọi điện cho tôi, nhắc khéo rồi.
Quả thật, Kiên thấy bí. Anh hỏi Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính:
- Anh có cách gì không? Tôi đồng ý với đồng chí Hùng. Nếu chúng ra làm theo gợi ý của họ, thì, một là thà đừng thí điểm nữa, đừng cao giọng, lớn tiếng Lâm Du sẽ thế này, thế kia nữa. Hai là, không ai bịt được miệng hàng nghìn phụ huynh, hàng nghìn học sinh, sinh viên. Chỉ con một người nói ra, báo chí xông vào, tổ lên thì lỗ nẻ nào cho ngần này người chui. Vì vậy, ta kiên quyết không làm. Nhưng lại vẫn phải bồi dưỡng cho họ. Luật chơi nó thế. Anh xem có cách gì giật gấu vá vai không?
Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính nhún vai:
- Báo cáo anh, vô kế khả thi ạ!
Kiên quyết định:
- Anh làm dự trù báo cáo Thành phố, với lý do bồi dưỡng làm việc thêm giờ, và thưởng hoàn thành kế hoạch trước thời gian.
- Ngộ nhờ Thành phố không cho thì sao?
Hùng, chỉ Hùng mới có câu hỏi sắc như thế. Kiên cau mày, cắn môi:
- Hãy thế đã. Tình cảnh nào rồi cũng có lối thoát. Hôm nay giao ban, quá mất mười lăm phút. Mời các đồng chí nghỉ.
Tham dự giao ban, các cuộc họp khác và các hoạt động chính của Lâm Du còn có nhóm chuyên viên biệt phải của học viện Hành chính quốc gia, bộ Nội vụ và ban Tổ chức Trung ương. Đã thành lệ, khi các thành phần chính thức cuộc họp đã rời phòng họp, ba người ngồi lại trao đổi:
- Gọn nhẹ và hiệu quả thì rõ rồi…
- Nhưng không đồng bộ cả thành phố là rất khó làm.
- Đúng vậy, đã thành căn bệnh phổ biến. Phải có thuốc đặc trị thì mới làm việc khác được.
- Kênh Tuyên giáo phải được điều chỉnh. Tôi thấy ở đâu cũng thế. "Có em thì chợ cũng đông. Không em thì chợ vẫn đồng mọi phiên".
***
Ngay buổi chiều, Kiên điện hẹn gặp ông Lợi. Sau cái bắt tay, Kiên nói ngay:
- Gì thì gì cũng phải xin lỗi anh về hành vi khiếm nhã của quân tôi hôm trước. Chà là, nó quen làm nhanh gọn rồi mà!
Hôm ấy, mấy trăm con người thấy ông ta tái mặt giận dữ bỏ về thẳng. Về đến phòng làm việc, lập tức gọi điện, trút cơn giận lên đầu Bân. Thiên hạ được bữa đàm tiếu râm ran khắp Thành phố. Thật ra, cái kiểu vỗ tay mời xuống như thế, đã từng diễn ra nhiều lần trong các hội nghị, hoặc đại hội của giới nghệ sĩ. Nhưng ở Thành phố này, trong hệ thống thế chế này thì đây là lần đầu. Dẫu sao, được Kiên xin lỗi thế này cũng hả dạ.
Ông Lợi có vẻ biết điều khi nói chữa thẹn:
- Có thể, tôi cũng phải rút kinh nghiệm. Bây giờ người ta không thích nghe, dù nói hay đến mấy.
Chiều hôm trước, Kiên đùa Hùng bằng một câu kinh người: "Mai tôi đưa cậu ra toà đấy".
Hùng và Kiên lặng lẽ vào ngồi chầu rìa phiên toà quận xử một vụ án dân sự. Không nghe từ đầu, nên hai người không hiểu đầu của tai nheo ra sao. Chỉ thấy vị thẩm phán dõng dạc:
- Bị cáo nghe toà hỏi: bị cáo có quan hệ mờ ám với nhân chứng không?
Thấy bị cáo ngần ngừ, quan toà bồi thêm:
- Bị cáo chỉ trả nờicó hay không thôi.
Giời đất, Chánh án mà nói ngọng thì…Hùng quay sang Kiên, đúng lúc Kiên cũng quay sang Hùng. Cả hai cùng khẽ lắc đầu Quan toà giục:
- Toà nhắc lại: Bị cáo có quan hệ mờ ám với nhân chứng không? Bị cáo chỉ trả nời có hay không thôi.
- Thưa toà, không có điều nào trong luật pháp quy định bị cáo chỉ trả lời toà "có hay không", vì thế bị cáo xin trả lời theo sự thật rằng…Bị cáo có quan hệ với nhân chứng, nhưng không có quan hệ mờ ám! Việc kết luận quan hệ của bị cáo với nhân chứng có mờ ám hay không là quyền của toà.
Toà vặn:
- Nếu không có quan hệ mờ ám thì cớ nàm sao, khi chồng nhân chứng đánh nhân chứng, bị cáo nạixông vào đánh chồng nhân chứng?
- Thưa toà.Bị cáo nghe thấy nhân chứng kêu cứu. Một người bình thường, thấy một người bình thường kêu cứu còn phải ra tay, nữa là một người hàng xóm thấy một người phụ nữ kêu cứu, tình làng nghĩa xóm, ắt phải xông sang can chứ ạ!
Quan toà dẩu cái môi vốn đã dầy, càng dầy thêm, móc máy:
- Ngoài tình nàngnghĩa xóm, còn có tình gì khác không? Nhân chứng nạixinh thế kia!
- Thưa toà, bị cáo không có tình ý gì khác ạ.
- Thế sao đánh nhau ghê thế? Đánh nhau đến lỗi chồng nhân chứng phải vào bệnh viện.
- Thưa toà, bị cáo bị đánh đau, hăng lên đánh lại, quá tay thôi ạ?
- Thôi được, nhân chứng nghe toà hỏi: giữa nhân chứng với bị cáo có quan hệ mờ ám không? Chỉ trả nờicó hay không thôi. Không nói nằngnhằng!
Nhân chứng ngước đôi mắt đẹp, nhìn bà Chánh án tóc cắt ngắn, đã cứng tuổi, chưa chồng, không lý sự như người tình bàng xóm, nhưng trả lời rất cứng cựa:
- Thưa toà, nhân chứng không có quan hệ mờ ám gì, chỉ có quan hệ hàng xóm láng giềng bình thường thôi ạ.
Hùng nghĩ bụng, nếu tay nghề vững, chỉ cần hỏi cụ thể, chi tiết, ví dụ khi chồng nhân chứng đi vắng, nhà bị mất điện, có nhờ bị cáo sang sửa giúp lần nào không? Chuyện trò những gì…Đằng này, bà thẩm phán lại hỏi một câu đứng tim người nghe:
- Nhân chứng nghe toà hỏi, mà phải trả nời thành thật: giữa bị cáo và chồng nhân chứng, ai khỏe hơn ai?
Không cứ người tham dự phiên toà cúi xuống lắc đầu, bậm môi để khỏi cười thành tiếng, mà đến nhân chứng cũng phải đỏ mặt, cúi đầu, lý nhí:
- Thưa toà…hai người…khỏe như nhau ạ?
Không thể chịu được hơn, Kiên bảo Hùng ngồi nghe tiếp rồi đứng dậy. Lặng lẽ đến. Lặng lè về. Hội đồng thâm phán không ai hay biết. Kiên ghi vào sổ tay mấy cái gạch đầu dòng:
- Trình độ thẩm phán?
- Văn hoá pháp đình?
- Có nên…?
Sau môi cái gạch đầu dòng là một câu hỏi to tướng. Gạch đầu dòng cuối cùng là một câu hỏi trước dấu chấm lửng. Kiên không viết ra vội. Ý nghĩ này chợt đến. Chưa nghĩ kỹ nên chưa định hình…Anh hỏi chuyện Trưởng phòng Tư pháp Quận. Sau hai lần trao đổi, Kiên đều bác bỏ ý kiến phần biện của anh này. Họ e ngại, cách làm mới quá, đến Trung ương cũng chưa dám làm. Kiên thấy ý kiến mình càng được cũng cố. Lý vững lắm. Cuối cùng anh sang làm việc với đài Truyền hình thành phố. Mấy lần tiếp công dân sau đó, Kiên đều tranh thủ hỏi ý kiến khách. Ai cũng ủng hộ đề xuất này.
***
Lần này, đi thành phố Hồ Chí Minh họp, Sán không xách cặp giả da mà làm một chiếc cặp khoá số, hợp kim, màu đen. Đôi giày đen bóng lộn, nện những bước tự phụ đến chiếc xe con, cơ quan đưa ra sân bay. Cái cảm giác vị thế mình cao hơn hôm qua làm anh ta rất vênh vang.
Nhưng vào hội nghị, chả gặp ai quen. Chỉ nghe toàn những tên tuổi nổi tiếng trong giới kiến trúc, xây dựng. Sán lấy tài liệu. Nghe báo cáo, nghe tham luận. Ù tai. Cũng chả ghi chép gì. Anh ta thấy mình lạc lòng, lẻ loi, lơ láo. Chả ai chào hỏi. Chả ai bắt tay, chả ai trò chuyện. Giờ giải lao, người ta tiếp tục tranh luận ngoài hành lang. Người ta vừa bắt tay, vừa vỗ vai, vừa hỏi chuyện nhau. Sán giật mình quay lại. Có hai ông, không biết khoái cái gì, nói oang oang, cười ha hả. Trong suốt cả đợt họp, anh ta không nói câu gì, không bắt tay ai. Đi họp toàn những Giám đốc, nếu cấp Phó thì cũng kỳ cựu, nhắn mặt các hội nghị. Phó mới tò te như Sán, cứ ngơ ngơ như người vùng sâu vùng xa lần đầu ra đường cái quan gặp mấy ông tây bà đầm đi du lịch. Có tập tài liệu mang về là hoàn thành nhiệm vụ rồi.
Các cuộc hội nghị, hội thảo…thường kết hợp một chuyến tham quan, hay dã ngoại gì đó. Chủ nhà hội nghị này mời các đại biểu thăm khu Du lịch Sinh thái Vàm Sát. Không có chương trình riêng nên Sán cũng tham gia.
Phải mất hơn nửa giờ, hai chiếc xe du lịch to đùng mới lách ra khỏi Thành phố, xuống phà qua sông Sài Gòn. Cần Giờ lớn nhất trong năm huyện ngoại thành, chiếm tới một phần ba diện tích Thành phố, trong đó rừng và đất rừng chiếm non nửa diện tích huyện. Đấy là phần đất duy nhất của Thành phố nằm ven biển Đông, dài tới mười bốn cây số…
Khang, chàng thanh niên hướng dẫn viên du lịch giới thiệu như thế. Sán ngồi ghế ngay cạnh chỗ anh ta đứng, hỏi:
- Thế từ đấy, có đường biển ra Vũng Tàu không cháu?
Đấy là câu đầu tiên Sán nói với một người trong chuyến công tác này. Khang thấy có người hỏi thì thích lắm. Anh ta biết, nhiều khi mình nói những điều khách không còn nghe. Khi người ta hỏi gì, nghĩa là người la muốn biết điều ấy.
- Thưa chú…nếu ngồi xuống máy, thì từ bãi biển Cần Giờ này, chỉ nửa giờ là là đổ bộ lên Vũng Tàu rồi. Kia…chú nheo mắt lại một chút sẽ thấy hòn núi Vũng Tàu mờ xa. Nhưng đường thuỷ trực tiếp từ đây đi thì không có. Phải về Sài Gòn.
Lần đầu tiên trong đời, Sán tận mắt thấy bộ rễ lạ lùng của rừng cây ngập mặn. Cây đước, thì từ mực nước biển cao nhất, những rễ to như chiếc đũa nấu, tua tủa, kềnh càng mọc dài ra. Ở vị trí ấy, rễ nó chĩa choãi ra xa, hàng trăm rễ tua tủa bám quanh gốc, choãi ra, cắm vào lòng đất, làm thành một chân đế khổng lồ, nhờ thế cây đứng vững trước sóng biển dữ dội. Nhờ thế nó mới giữ được đất, không cho sóng cuốn đi. Bùn non từ các cửa sông đổ về, được biển bồi lắng, ngày càng đây thêm, chắc lại, thành những vùng đất màu mỡ. Chính nhờ những cánh rừng này mà mỗi năm đất nước thêm hàng ngàn mét vuông lấn mãi ra biển.
Cũng là cây ngập mặn, rễ đước thì hướng địa, nhưng rễ cây ban (bần chua, ban đắng), rễ cây mắm (mắm trắng, mắm đen), lại hướng thiên mới kỳ. Nó cứ ăn ngầm dưới lòng đất, đội bùn, đội nước, mọc lên, lô nhô đủ thứ hình dáng kì lạ như những ông bụt mọc. Còn cây cóc (cóc vàng, cóc đỏ), cây giá thì rễ lại hướng hoành, nghĩa là mọc ngang. Dừa nước thì mọc ngầm dưới nước, lá chĩa thẳng lên trời, tua tủa như rừng gươm giáo…
Đoàn khách dừng lại, ai cũng chăm chú nhìn mặt hồ rộng. Những con cá sầu lừ lừ như chiếc tầu ngầm, chi hở đôi mắt thao láo và hai hàng gai nhọn trên lưng. Từ hai góc hồ, hai con lừ lừ tiến lại. Hai chiếc tầu ngầm sắp đối đầu đây. Khán giả sắp được chứng kiến một trận chiến sống còn. Máu sẽ loang đỏ nước. Còn cách nhau chừng nửa mét, như chợt nhận ra đối thủ, con sấu xám to gần gấp rưỡi con kia, vội đánh đuôi, ngoắt đầu biến mất. Con kia, chính là cá sấu hoa cà rừng Sát, nối tiếng hung dữ. Giờ còn sót lại không nhiều.
Tò mò, Sán hỏi Khang:
- Thế loại cá sấu to đen ở đâu ra?
- Đấy là giống sấu Cuba nhập nội chú ạ.
- Nghe nói, cá sấu hoa cà rừng Sát ăn thịt người ghê lắm phải không?
- Còn phải nói chú à. Gần ba chục năm trước chứ mấy. Một buổi chiều, mệt nhoài người sau một ngày lội bùn trong rừng, mọi người ào xuống đầm tắm. Ngoằng một cái, cùng với tiếng "ùm". "Cá sấu!" Tiếng kêu thất thanh. Mọi người nháo nhào chạy lên bờ. Thiếu một người. Sáng sau chia nhau, bổ đi tìm. Xác người trai viên xấu số, vì nước mặn đã nổi ngay lên. Mất một chân, đến tận háng. Chú bảo có kinh không? Một kế hoạch dùng hai con vịt làm mồi nhử được thực hiện.
Đêm ấy, trăng mờ, nước lớn, lất phất mưa. Đàn sấu bò lên. Mấy con chó dữ đang sủa, câm bặt. Chúng sợ sấu như sợ cọp. Con sấu to nhất nhoài người đến gần hai con vịt đang sợ hãi đập cánh loạn xạ. Người bảo vệ còn trẻ, hốt hoảng chạy, bỏ cả súng. Người kia, nhiều tuổi hơn, lại là tổ trưởng, sợ vãi đái, chỉ kịp siết cả băng AR15 vào miệng con sấu đang há, nhe hai hàm răng lởm chởm, rồi cũng bỏ chạy, tuột cả súng. Cả trại kéo ra xem, buộc dây kéo chiến lợi phẩm về Nông trường bộ.
Một anh được phân công đi tìm người mổ sấu thuê. Phải có nghề mới biết mổ moi, để vẫn lấy được thịt, nhưng giữ được bộ da đem nhồi. Mọi người hò nhau nắn cái đuôi cho thẳng. Lấy thước dây ra đo. Gần năm mét chú à. Thịt sấu trắng như thịt gà, được chia về các đội. Có ai chợt kêu lên:
- Mật nó đâu hả mày? "Tui không thấy"". Khám người?" "Thì mấy chú khám đi". Không thấy. "Chắc nó bị bắn, sợ mất mật rồi!" Đành chịu. Trả cái thằng mổ thuê hơn trăm ngàn tiền công cho về.
Hôm ấy, cả nông trường được bữa thịt sấu: xào xáo, nấu cháo, băm viên, ăn uống xì xụp. Cơm no, rượu say. Nhiều anh đã ngáy như sấm. Bỗng có tiếng nhốn nháo, ồn ào. "Cái gì thế chúng mày? Mấy ông còn tỉnh rượu, chạy ra. "Chui cha, thật không? "Chú ra mà coi tận mắt xem!" Thì ra bọn trẻ con khui cuống ruột, dạ dày bùng nhùng con sấu ra nghịch. Thấy lòi ra mấy khúc xương vẫn còn lằng nhằng gân cốt người trại viên xấu số. Nhiều người sợ quá, nôn mửa đầy nhà.
- Các chú nghe nữa không?
- Cháu cứ kể đi.
- Lại nói cái mật con sấu. Mấy cha vẫn tức thằng mổ sấu. Cho người sang làng nó trinh sát, mới hay bí mật nhà nghề của thằng lưu manh: con dao làm thịt rỗng chuôi, tháo lắp dễ dàng. Thảo nào! Cái mật ấy bán được cả cây vàng. Còn bộ da sấu, bên Sở thú mua nhồi bông, cũng được bộn tiền. Sau này còn trưng bầy trong công viên Đầm Sen mãi.
Nhưng từ đấy, đàn sấu rắp tâm trả thù chú ạ. Có đêm, nó kéo cả đàn về bò ngổn ngang trên bãi, chỗ con nọ bị bắn, quần thảo nát hết hoa màu. Đường về trại có một cây cầu khỉ. Một đêm, có anh về khuya. Một con sấu to rình dưới nước. Cái đuôi cứng như chuỳ sắt, quật một nhát thật mạnh vào chân cầu, làm anh này rơi xuống. Phúc tổ cho anh ta, cây súng quàng ngang lưng, mắc vào cây gỗ nằm ngang và hai cây gỗ bắt chéo làm chân cầu, treo anh ta lơ lửng nên không thành mồi cho nó. Con sấu tức giận, quẫy đuôi ùm ùm. Nước bắn lên ướt hết người anh ta. Mà không thế, mồ hôi túa ra cũng đủ ướt rồi. Rừng Sát còn lắm chuyện người đi săn sấu bị nó trả thù, rợn người mấy chú à!
- Này cháu có nhắc đến trại viên, lại nói đến nông trường là thế nào?
- Trại là trại giáo dục lao động, tập trung thanh niên thành phố bị cưỡng bức lao động cải tạo, cũng trong rừng. Còn nông trường thì trồng rừng, sản xuất.
- Chú nghe nói, đặc công rừng Sát cũng bị lũ sấu rừng Sát tấn công, phải không?
Thì vậy mấy chú. Lũ cá sấu hoa cà, đã ăn thịt người rồi thì nghiện. Nghiện thì hung dữ lắm. Lúc đầu, bộ đội đặc công nước rừng Sát, thâm nhập qua đường này vào Càng Sài Gòn đánh tầu Mỹ. Chưa có kinh nghiệm nên bị nó ngoạm, dìm chết, ăn thịt. Sau bà con mách, chỉ cần lặn xuống là nó chịu. Ở dưới nước, cá sấu không mở miệng đớp mồi được.
Chỉ mình Sán hỏi chuyện Khang. Những người khác cứ thế nghe kể chuyện hai chú cháu. Rừng ngập mặn này do người dân thành phố và những thanh niên chỉ biết cày đường nhựa trồng nên. Trước đồng khởi (1960), còn là rừng ngập mặn nguyên sinh. Để chặn đường thâm nhập của đặc công ta, giặc ném bom phát quang, tiếng chỉ là làm trụi lá cây, nhưng thật ra, nó diệt tất cả động vật, thực vật trong vùng.
Những lần đi nghỉ mát ở vùng biển, ngày gia đình còn là tổ ấm, Sán hay mua cua về. Khi thì được cua thịt, cả nhà tấm tắc khen. Khi thì toàn của nước. Phí tiền. Đoàn khách hôm nay được mời…câu cua. Sán không câu, nhưng tò mò hỏi chuyện về cua để rút kinh nghiệm, tuy, có thể chả bao giờ anh ta mua về làm quà nữa!
- Cháu phân biệt cho chú cua thịt và cua nước, để khỏi bị lừa. Với chú, cua nào cũng như của nào.
Chưa trả lời ngay, Khang hỏi lại:
- Thế chú có phân biệt được của đực và của cái không đã?
- Ơ cái thằng, mày coi thường tao thế?
- Không dám đâu chú. Con hỏi thế bởi, chắc chú chỉ có thể phân biệt được cua đực, cua cái lúc trưởng thành thôi. Lúc ấy con đực trông như mặc silíp. Con cái có cái yếm sồi to tướng, ai chả nhận ra. Nhưng lúc nó bé, nhất định là chú chịu. Sao chịu á? Vì lúc đó nó là loài lưỡng tính. Sau đó mới phân rõ giới tính.
- Ồ, thế à? Lần đầu tiên trong đời chú nghe!
- Lúc nó còn nhỏ, người ta gọi nó là cua nhèm, như ta gọi trẻ con là nhi, nhí ấy chú. Lớn lên gọi là cua y. Nó phải lột vỏ để lớn dần lên chú à! Sau lần lột thứ nhất gọi là cua nhất y, lần thứ hai là nhị y. Sau bốn lần lột thì thành cua kềnh. Đứng tuổi. Không thể lột vỏ được nữa. Đến lúc thành cua rủ thì đã gần đất xa trời rồi.
Càng nghe càng thú vị. Nhiều người bắt đầu chăm chú nghe chuyện. Sán thắc mắc:
- Nhưng cái vỏ kitincứng như áo giáp xe bọc thép thế, nó lột bằng cách nào. Lúc luộc ăn, mình phải dùng kẹp bóp thật lực mới vỡ vỏ cơ mà.
- Chú à, loài vật nào cũng có cách riêng của mình để sinh tồn và duy trì nòi giống chứ. Sắp đến kỳ lột vỏ, nó tự tiết ra một chất gì đó, phải hỏi các nhà cua học mới biết chính xác được Chất ấy làm cho vỏ cứng mềm đi, mỏng đi, như tấm áo sơ mi mỏng, chỉ cần nó bò đến cạnh một vật gì nó, cọ mình vào đó là đủ rách bộ xiêm y móng manh. Hoặc nó lấy chính càng của mình cấu rách ra cũng được. Cua lột gọi là của cốm. Nó lột xác để bước sang một chu kỳ sinh học mới.
Chỉ sau với giờ lột, nó đã có cái vỏ trắng đục như tờ giấy can ấy chú. Lúc ấy người ta gọi chúng là cua na. Với thời gian, vỏ ấy cứng dấn lên… Chú biết không. Bây giờ, con người khôn ngoan đã biết nuôi của thịt, rồi bắt nó lột vỏ thành của cốm cho mình chiên bơ, ngon hết ýchú ơi! Làm thế nào á? Chú hứa không truyền nghề cho ai nhá. Đơn giản, chỉ cần vặt một càng nó đi, vặt càng nhỏ thôi, để kích thích sinh trưởng!
- Này, cháu không phổ biến cho chú cách chọn cua nước, cua thịt à?
- Chú trả lời đúng câu này thì con sẽ nói.
- Câu gì?
- Người hiền hay dữ không phân biệt là nữ hay nam. Đúng không ạ? Thế còn cua? Cua đực và cua cái, con nào dữ?
- Con nào lớn thì càng nó to, tất nhiên nó cắp đau hơn con càng nhỏ. Có phân biệt đực cái gì đâu.
Khang cười cười. Rõ ràng là cười dọn đường cho điều sắp nói ra:
- Con xin lỗi mấy cô. Với loài cua thì, giống cái ác cực kỳ, đểu cực kỳ, dã man cực kỳ đấy ạ…
- Cháu chỉ xạo!
Xạo đâu mà xạo. Cứ để con kể các cô chú xem có nghe được không nhá.
- Cua cũng như người. Thấy trăng sáng là tung tăng rủ bạn tình đi chơi. Mà đã đi chơi là dan díu, là tình tang…Cho nên những ngày trăng sáng, chúng rất gầy, cứ tóp đi thôi. Chớ có ăn của khoảng thời gian ấy. Các chú, các cô có biết câu này không: "Ngày rằm tháng bảy đi chùa/ Cua thầm, cua khẩn cho cua mọc đầu". Còn điều này nữa, hơi sex, nếu các chú các cô không ngại thì con mới nói.
Sán ra cái điều người lớn:
- Này, mày có vợ chưa mà dám tinh vi với chúng tao. Nói đi xem nào!
Sán thích chàng thanh niên này quá, nên mới mày tao thế.
- Con sắp có vợ. Chú nói thế thì con mới nói. Con có đọc thấy trong một cuốn tiểu thuyết, khi luận về tính nhân bản của con người trong sinh hoạt tình dục, ông nhà văn đưa ra nhận xét: khác tất cả các loại động vật trên hành tinh này, con người làm tình với nhau, không phải chỉ là để duy trì nòi giồng, mà còn là một cách thể hiện cao nhất tình cảm và văn hoá của mình…
- Thế thì sao? Ông nhà văn ấy nói đúng quá rồi còn gì?
Khang cãi:
- Nhưng, con cam đoan với chú là, ông ấy hoàn toàn sai, khi nói rằng: chỉ có con người khi làm tình là úp mặt vào nhau, để mặt nhìn mặt càng thêm tươi mà chú. Còn tất cả các giống khác đều phủ lên nhau nên không bao giờ nhìn thấy mặt nhau lúc làm tình.
- Mày nói thế có nghĩa là có một loại động vật nào đó cũng úp mặt vào nhau khi làm chuyện ấy. Đúng không? Con gì? Nói đi!
- Con cua. Thì ta đang nói chuyện cua mà!
- Thật không?
- Sao không thật? Chắc chắn cái ông nhà văn ấy chưa bao giờ đi soi của biến vào những đêm trăng sáng. Chú có muốn kiểm chứng thì…bẩy tám hôm nữa về đây với con. Trong muôn loài cả, chỉ duy nhất anh cá mập hung dữ cũng có lối làm tình như cua, các cô các chú à. Còn một điều kỳ quặc nữa, này con nói rồi. Cua cái ác cực kỳ, đểu cực kỳ, dã man cực kỳ nhá. Các chú, các cô có biết không, lúc của cái lột vỏ thì của đực đứng cạnh canh chừng, sẵn sàng giơ đôi càng to đùng ra nghiến chết, kẹp chết kẻ thù, bảo vệ bạn tình còn bấy bớt. Nhưng đến lúc của đực lột thì hỡi ôi, cua cái gọi bạn tình đến ngấu nghiến nhai…chồng!
Mọi người nói cười, trao đổi, phản bác, thừa nhận. Chờ cho mọi người yên lặng trở lại, Khang tiếp tục kể:
- Không biết còn những con vật nào khi yêu nhau cũng úp bụng vào nhau không? Nhưng con biết, có một con vật mà cánh đàn ông, nhất là các chú phải phục nó sát đất vì khả năng làm tình của nó.
- Con gì mà mày vòng vo lâu thế?
- Thì các chú cứ từ từ đã. Những con sống dưới nước thường bơi ngang. Chỉ riêng con này bơi đứng. Và làm tình cùng trong tư thế bơi đứng mới kỳ. Hai con bơi lại gần nhau, nhìn nhau đắm đuối, nếu thích thì cùng ươn bụng ra, sáp vô, nghĩa là cũng mặt nhìn mặt như…người.
- Này, bốc phét vừa thôi! - Một người chêm vào. Nó quay lại chỗ người vừa nói, không hề tỏ ra phật ý:
- Con đảm bảo chính xác 100%. Nếu không…cho chú chặt đầu con. Cả hai đầu chứ không phải một
Ông khách không nhận ra ý rất tục của nó nên hỏi lại:
- Mày nói… hai đầu là thế nào?
Khang cười khoái chí. Nhiều người hiểu ra cười rú. Sán cố làm ra vẻ nghiêm trang xẵng giọng:
- Cái thằng, tếu vừa vừa thôi. Mày nói xem, còn con gì nữa cũng "làm" như con cua?
Được thể, Khang càng nhấn nha. Không biết đấy có phải là thủ thuật trò chuyện của một tay hướng dẫn viên du lịch có hạng không. Nó vẫn tiếp tục dền dứ:
- Cái con bơi đứng, làm tình đứng lại đặc biệt hơn nữa. Nó mang bầu cho con cái. Đến kì sinh nở, mỗi lần rặn đẻ lại phun ra mươi con, lập tức tung tăng bơi lội mới tài.
Đến lượt Sán cũng không tin:
- Bốc phét hết chỗ nói. Nó là con gì, nói mau!
Mặt Khang giãn ra, hể há:
- Con cá ngựa chú à!
Mọi người bán tín bán nghi, nhưng không một ai dám bác nó. Mặt tươi tỉnh, rõ là người thắng cuộc, nó cười:
- Sắp chia tay các cô chú rồi. Con nói nốt chuyện của để giải đáp câu hỏi của chú Sán:
- Cua rừng Sát mắc gặp đôi cua biển nơi khác. Cua rừng Sát mầu đen nhánh. Cua biển xanh ánh nước biển. Mấy ngàn cây số bờ biển nước ta, chỉ có ba vùng có của ngon nhất là Cần Giờ, Cần Giuộc và Nam Định ngoài Bắc. Còn để phân biệt cua thịt và của nước, chỉ cần xem khớp khuỷu càng nó. Đục là cua thịt, trong là cua nước. Còn của gạch á? Chú coi, con xin lỗi, chú vạch nắp yếm nó ra, có gạch không biết ngay". Cháu lỡ mồm nên các chú cười, các chú đừng có nhìn vào cái tam giác người bán khoét mổ trên mai chúng. Không phải cái tam giác ấy đỏ là có gạch đâu. Các chú đừng cười, kẻo các cô mắng con ám chỉ. Có khi chỉ là gạch rơm thôi.
Đã đến lúc chia tay. Sán bắt tay Khang rất chặt. Hai chú cháu trao đổi danh thiếp cho nhau. Khác hẳn lúc đi, trên đường về thành phố, mấy tay xung quanh mới hỏi chuyện Sán.
Chiều ngày cuối cùng, hội nghị bế mạc sớm. Lang thang ra phố, trong một tâm trạng vui vui, sau chuyến đi thú vị, Sán tạt vào một hàng giải khát. Đến quầy bar, anh ta ngồi lên chiếc ghế cao lênh khênh. Cô chủ quản mặc váy áo hai dây. Dây là dải ni lông trong, lẫn với mầu da trắng ngần, thành thử trông như không có. Sán có cảm tưởng cái áo lúc nào cũng sắp tụt xuống. Cái hõm giữa hai bầu vú căng mẩy, sâu hun hút. Sán nhìn hơi lâu chỗ ấy, rồi mới nhìn gương mặt cô gái bán hàng. Xinh nhỉ. Trông hơi quen quen. Anh ta hỏi một câu cốt xem người Bắc hay Nam. Giọng Bắc. Nhẹ nhàng. Thánh thót là khác. Sán cố lục trí nhớ xem đã gặp cô ta ở đâu nhỉ?
Bao cô gái đã qua tay anh ta. Chẳng lẽ là cô gái này? Chả thể nhớ một ai. Ái dà dà…Đúng rồi!… Sán úp tay nọ lên tay kia, đặt trên mặt bàn cố tình để ba vết trắng mờ trên mu bàn tay phải lên trên, nhìn sâu vào mắt cô gái. Cô ta cũng nhìn khách như dò hỏi…Anh ta đưa cô chiếc các:
- Cô đã gặp ai có cái tên này chưa?
Cô gái đón lấy tấm các, mắt sáng lên, mừng rỡ:
- Anh Sán à? Chỉ có anh đưa các cho em thôi. Quên làm sao được, chỉ không nhận ra ngay thôi.
"Cô quay vào trong, gọi người ra thay mình, đi vòng ra ngoài quầy, cầm tay Sán kéo đi. Chọn góc khuất nhất trong số các bàn giải khát, ấn anh ta ngồi xuống. Mình ngồi đối diện.
Xúc động thực sự:
- Thế là lại gặp anh. Trông chẳng khác tí nào. Có vẻ già dặn hơn, chững chạc hơn. Phó giám đốc Sở rồi có khác.
Sán cũng cảm động. Đã một lần chung đụng xác thịt, trong một đêm oái oăm - Cái lần bị công an ập vào ở khách sạn Bàn tay vàng ấy. Sán đưa tay phải cho cô gái cầm.
- Mấy vết răng em vẫn còn đây.
Cô gái âu yếm xoa nhẹ mu bàn tay ấy…
- Kỷ niệm không thể nào quên anh nhỉ. Thế là trong không biết bao nhiêu người đàn ông đã qua tay em, hoá ra chỉ nhớ mỗi anh thôi…
- Em kể đi. Từ bấy làm những gì…
Cô gái cười tự tin. Không một chút mặc cảm quá khứ:
- Để tiết kiệm cho số vốn tích cóp được, em đi tầu vào đây. Phụ quán giải khát… và bây giờ, làm chủ quản này. Em có chồng và một đứa con gái kháu khỉnh. Chồng em người Bắc. Anh ấy làm ở Công ty vận tải hành khách, lái xe buýt.
Sán mừng cho cô gái. Đi xa, gặp người quen, vui lắm.
Trong cả chuyến đi, đây là người thứ hai anh ta trò chuyện. Lại cởi mở, chân tình thế này.
- Em này…
Cô gái một lần nữa lại cầm tay Sán, nâng lên, dịu dàng:
- Anh gọi em là Lệ Thuỷ. Cái tên ngày ấy phải giấu biệt, để đội tên giả là Loan 09, mà anh đòi xem tên trên chứng minh thư, em giấu bằng được, nên mới có vết cắn này anh nhỉ? Cái tên cha sinh mẹ đẻ ấy, bây giờ em trưng công khai, thành tên quán em đây.
- Thuỷ cho anh cốc nước…
- Chết thôi, em vô ý quá. Tại mừng quá đấy mà. Anh dùng cả phê hay nước hoa quả.
- Cho anh nước dừa.
- Dù có sống trăm tuổi, nghìn tuổi, hễ đến quán em, anh cứ dùng miễn phí bất cứ thứ nước giải khát nào em có. Anh mãi là ân nhân của em mà!
Sán cầm tay Lệ Thuỷ. Từ lúc nhận ra người quen cũ, anh ta không nhìn vào hõm ngực giữa hai bầu vú nữa. Bây giờ, Sán nhìn sâu vào mắt cô:
- Anh chúc mừng em đã vượt qua được bước khó khăn nhất đời mình. Bao giờ vào đấy, anh cũng sẽ ghé thăm em - Sán đặt vào tay cô tờ một trăm ngàn - Em mua chút quà gì đó cho cháu nhé. Tên cháu là gì? Thế à? Thanh Thuỷ cung là nước, mẹ là nước mắt, con là nước trong veo. Chắc xinh giống mẹ.
- Cảm ơn anh, cháu giống em lắm. Nhưng chắc chắn cuộc đời sẽ không có đận khổ nhục như em.
Sán đứng dậy:
- Anh phải về rồi.
Thuỷ cũng đứng dậy. Cô hơi đồ người về phía trước, khẽ nghiêng đầu chìa má ra. Sán choàng tay ôm lấy đầu cô, áp má mình vào má cô. Bên này rồi bên kia. Ba lần như thế.