Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tiểu Thuyết >> Lửa đắng

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 26130 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Lửa đắng
Nguyễn Bắc Sơn

Chương 5

Sắp vào tiết năm, Lớp trưởng 12A thông báo: sau tiết này, các bạn ở lại, cô Chủ nhiệm nhờ chúng ta việc gì đó.

Trống tan trường. Thầy giáo dạy sử ra muộn. Tần đứng đợi ngoài hành lang. Các lớp ùa ra như ong vỡ tổ. Lớp nào phải ở lại, nhất là ở lại làm việc với giáo viên chủ nhiệm là khó chịu lắm. Nếu lúc ấy, bằng cách gì đọc được suy nghĩ trong đầu bọn trẻ thì có thể làm luận án tiến sĩ tâm lý chưa chừng. Lớp này không phải vậy. Đứa nào cũng háo hức, tò mò xem cô chủ nhiệm có việc gì mà phải "nhờ cả lớp". Mỗi ngày, chúng lại khám phá ra những điều thú vị mới ở Tần.

Chị bước vào lớp, các em vui vẻ đứng dậy chào, cùng với tiếng vỗ tay, bắt đầu từ đám con gái:

- Mời các em ngồi. Nói rồi cơ mà, đây có phải sàn diễn đâu mà vỗ tay hả?

Một đứa con gái nói hết cờ cho hả:

- Tại cô mặc đẹp quá ạ!

Chiếc sơ mi trắng muốt, bó gọn trong tấm váy xanh xám, hơi bó, buông ngang bắp chân. Chiếc khăn voan như tơ nhện phất phơ trên cổ. Đẹp lạ lùng. Mặc đẹp mà dạy chẳng ra gì, mặc đẹp mà xấu tính thì chỉ tổ cho học trò dè bỉu. Cô giáo chúng nó đã xinh, dạy hay, lại mặc đẹp thế kia, bọn con gái thích lắm. Cô giơ một tập giấy ra trước mặt:

- Có hai việc. Thứ nhất, đây là Phiếu điều tra xã hội học. Các em điền vào giúp cô. Có thể viết thêm ngoài những câu hỏi trong này cũng được. Ai ghi tên thì ghi, không thì thôi. Mai gửi lại cho cô. Việc thứ hai, phải có tiền dùng cho những việc cần thiết. Vì thế cô đề nghị…

"Bắt phụ huynh đóng góp đây". Một đứa nói nhỏ với đứa bên cạnh. Lập tức đứa kia quay sang: "Im, giỏng tai nghe đã".

- … lớp ta sẽ nhận làm một công việc, đơn giản thôi nhưng tiền công rất khá.

Ngay lúc lớp trưởng phát phiếu điều tra, chúng nó đã đọc ngay. Có hai phần:

Phần thứ nhất: Về thầy giáo chủ nhiệm:

1. Theo em, thầy giáo chủ nhiệm phải là người như thế nào?

2. Trong các đức tính sau đây của thầy giáo chủ nhiệm, đức tính gì là quan trọng nhất (xếp theo thứ tự ưu tiên): trung thực, công bằng, tận tuỵ, cao thượng.

Phần thứ hai: về lớp ta

1. Em muốn lớp mình là một tập thể như thế nào?

2. Làm thế nào để được như thế?

3. Hiến kế của em?

***

Góc sân trường, lù lù một đống ngốn ngang mấy dầm bê tông. Không ai hiểu nó là cái gì, để làm gì. Tại sao lại nằm chềnh ềnh ở đây? Nằm đấy từ bao giờ? Nghe nói từ thời chống Mỹ, trường sơ tán về tỉnh bạn, Thành uỷ lại sơ tán về đây. Người ta đào một chiếc hầm lớn, để thủ trưởng cơ quan tránh bom. Những khối bê tông này, đâu như thuộc về căn hầm đó. Hoặc dùng thừa, hay căn hầm đào dở bỏ lại. Không ai biết chính xác.

Chỉ cần cẩu mới nhấc nổi. Nhưng không có lối vào. Muốn xe cẩu vào phải phá bức tường rào nhà dân bên cạnh rồi xây trả lại. Đã thương lượng rồi. Không xong. Nhà này từng có hiềm khích với trường. Thằng con trai bị trường đuổi học, vì nhiều lần trèo sang bôi phân lên bảng, bàn giáo viên.

Thì cho không người mua bán sắt vụn vào đập lấy cốt sắt. Gọi mấy đám rồi, họ đều lắc đầu. Chả biết trong có bao nhiêu cốt sắt. Gọi đám thợ khoan cắt bê tông vào. Họ tính sẽ mất vào đấy bao nhiêu lưỡi dao cắt, mấy mũi khoan. Điện thì nhà trường lo rồi. Phiền cái là phải làm ngoài hai ca học, nhưng lại không được quá chín giờ đêm, để bà con xung quanh còn nghỉ ngơi xem phim giờ vàng. Người đứng đầu nhóm thợ báo: đập phá ngần ấy dầm bê tông cũng phải vài hàng bát máu. Mảnh nó văng tứ tung ngũ hoành, có khi vỡ cả kính, mù mắt như chơi. Cuối cùng ngã giá bảy triệu, cả công dọn dẹp, chuyên chở đi.

Vậy mà, hai chiếc máy cắt bê tông vừa rít lên, lập tức một đám đông dân bên cạnh đã kéo sang. "Chúng tôi đứt hết dây thần kinh rồi, tiếng rít chói tai nhức óc rồi". Bảo vệ gọi về nhà Hiệu trưởng. Hiệu trưởng chưa đến. đám thợ đã ba chân bốn cẳng rông luôn.

Sáng chủ nhật. Lớp 12A tập trung đông đủ trong sân trường.

- Nhiệm vụ của chúng ta là phải dọn sạch đống bê tông cốt sắt này đi.

- Thế sao cô lại cho mua toàn cuốc, xẻng, sọt ạ?

- Thế theo em, thì làm thế nào để thanh toán cái thứ vô dụng này?

- Dùng búa tạ choảng ạ!

- Thưa cô dùng máy khoan bê tông ạ…

Tất cả những cách ấy đều đã tính đến, nhưng không thực hiện được…

Tần nói lại cho bọn trẻ nghe diễn biến tình hình, rồi hỏi:

- Nếu không ai nghĩ được cách gì hơn thì hãy chấp nhận cách này của chú Kiên, chồng cô.

Bọn trẻ nhao nhao:

- Chú ấy có cách gì ạ? Có đảm bảo không ạ?

- Cách của chú ấy thế này: đào một cái rãnh sâu bên cạnh bọn rắn mặt này…

- Rồi bẩy chúng xuống phải không ạ?

- Quá đúng! Không phải đập phá, không phải vận chuyển. Chỉ phải vận chuyến đám đất thừa ra do bọn này chiếm chỗ thôi. Đúng không?

- Quá đúng cô ạ. Chôn sống tại trận. Tuyệt chiêu! Thưa cô, chú… chú Kiên làm gì mà nghĩ ra cách này ạ?

Chồng cô cũng là một cán bộ bình thường thôi. Bài toán cô đặt ra cả tuần rồi, chú ấy nghĩ mãi đấy.

Giờ chào cờ thứ hai. Cả trường ngạc nhiên thấy sân trường phẳng phiu, vuông thành sắc cạnh. Cái đống bê tông lù lù như một thách thức thẩm này bao năm nay đã biến mất. Lớp xếp hàng chỗ ấy, trước vẫn phải vẹo đi, giờ thẳng tắp.

Thầy hiệu trưởng dòng dạc biểu dương lớp 12A đã nhổ được cái khối u cho nhà trường.

Phiên họp hội đồng Giáo dục. Những công việc phổ biến, nhắc nhở trong tháng đã xong. "Còn việc gì không các đồng chí?". Ông Hoài, Hiệu trưởng, hỏi lấy lệ để bế mạc thì Phương, bà giáo sinh vật giơ tay, cùng với câu "Tôi xin có ý kiến" khá to. Mọi người quay cả lại nhìn bà ta.

Sau vụ xúc phạm Tần năm học trước, gặp bà ta, mọi người, nếu không kịp quay mặt đi thì cũng chỉ chào lấy lệ. Tái lại, mặt bà ta lại vênh lên mới lạ. Giọng khiêu khích, bà ta hỏi:

- Tôi nghe nói, lớp chị Tần vừa lấy của nhà trường năm triệu đồng, vì đã có… thành tích dọn đống phế liệu ở góc sân. Phải thế không ạ?

Ném vào cái mặt nhâng nhâng ấy một cái nhìn, rõ là chẳng thiện cảm gì, ông Hoài đáp gọn lỏn:

- Đúng vậy! - Rồi không nén được, ông hất hàm - Thế thì sao?

Mặt tỉnh bơ, giọng tỉnh bơ, kiểu nói chơi chơi:

- Có một đống phế liệu, phế thải, bất quá một buổi lao động là cùng. Thầy trò đang tâm lấy của nhà trường năm triệu đồng. Thế mà lương tâm của đồng chí nguyên Phó hiệu trưởng không cắn rứt thì chịu thật…!

Mọi người còn chưa hết ngạc nhiên trước giọng lười rắn độc thì bà ta đã tiếp:

- Mà cũng chả biết tiền vào túi ai nữa kia?

Cái mặt sát xương vênh vênh khoái trá, vì đã ra một đòn hiểm giữa mặt đối thủ. Vụ xúc phạm Tần, đưa ra chi bộ kiểm điểm, án kỷ luật sắp được quyết định, đến phút tám chín, thì bí thư chi bộ lưu ý mọi người một thực tế: nếu chi bộ có một người bị kỷ luật thì sẽ mất danh hiệu "chi bộ trong sạch vững mạnh". Thế là hoà cả làng! Được thể, bây giờ chị ta mới thách thức như thế!

Tần lặng người. Không nói được câu nào. "Sao một tâm địa như thế, lại làm nghề dạy học nhỉ? Không nhẽ anh Hiệu trưởng và bao nhiêu người tử tế lại để cho chị ta tiếp tục nhục mạ mình?

Giận tái mặt, ông Hoài từ từ đứng dậy. Ông tóm tắt để mọi người hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện. Ông giải thích thêm là nhà trường đã ký hợp đồng với nhóm thợ khoan phá bê tông là bảy triệu đồng, chưa kể điện nhà trường phải chịu. Lớp 12A chỉ nhận năm triệu, không mất điện chạy máy khoan, máy cắt. Ông khoan từng tiếng vào tai mọi người:

- Một sự việc như thế, lại bị chị Phương cố tình bóp méo, để thoá mạ đồng chí Tần. Chuyện nửa năm trước là xúc phạm cá nhân đồng chí Tần. Lần này là xúc phạm không chỉ đồng chí Tần, mà còn là xúc phạm tập thể lớp 12A, xúc phạm chúng ta, xúc phạm cả Ban giám hiệu.

- Đúng đấy! Đúng đấy!

- Cô giáo gì mà ngọt nhạt, thớ lợ!

- Lươn lẹo, xỏ xiên nữa!

Nhà giáo vốn mô phạm, phát biểu gì cùng giơ tay, nói năng từ tốn. Mấy tiếng lao nhao. lộn xộn, chẳng ai giơ tay, không ai xin phép là phẫn nộ lắm. Ông Hoài đợi mọi người nói xong mới tiếp:

- Nếu đồng chí nào không thấy mình bị xúc phạm thì… có thể về. Chúng ta sẽ ở lại giải quyết bằng xong vụ này. Nếu không giải quyết được, với tư cách Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục, tôi sẽ làm theo cách của đồng chí Tần: từ chức!

Bí thư chi bộ và hai người nữa lặng lẽ ra khỏi phòng. Mọi người ngao ngán nhìn theo. Ai đó ngán ngẩm buông một câu ai oán: "Bí thư ơi là Bí thư". Một trong hai người về theo bí thư, là bà con cô bác với bà Phương. Ông Hoài quay lưng về phía cửa ra vào. Qua tấm gương lớn, thấy họ bước xuống bậc tam cấp mới quay lại:

- Xin cảm ơn các đồng chí đã ngồi lại với tôi. Sáu mươi tám trên ba, tỉ lệ này cho phép chúng ta nhân danh hội đồng Giáo dục được rồi. Hội đồng Giáo dục, không phải là hội đồng Kỷ luật. Nhưng một nghị quyết đúng đắn của nó hoàn toàn có giá trị, vì ở đây có cả Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn và tuyệt đại đa số thành viên của nhà trường được tham gia biểu quyết. Ở đây, tính dân chủ được đảm bảo cao nhất.

Nhiều đồng chí đã tham gia quân đội như tôi đều biết Hội đồng quân nhân rồi. Hội đồng giáo dục của chúng ta cùng tương tự như vậy… Tại sao tôi kiên quyết làm bằng được vụ này ngay bây giờ? Nhức nhối lắm rồi các đồng chí ạ. Nếu chúng ta không giáo dục được nhau thì cũng không thể giáo dục được học sinh. Người ta nói, thầy giáo già, con hát trẻ. Bà giáo già này trái lại, sắp về hưu rồi, mà chuyên môn vẫn vào loại vừa non, vừa nông và nhân cách thì… dạy lớp nào cũng bị ban phụ huynh học sinh và học sinh đề nghị đổi.

Nghe ngóng tình hình, bà ta có vẻ sợ. Mặt cúi gằm, tính toán. Hiệu trưởng có vẻ cứng rắn lắm. Cánh giáo viên trẻ thì ghét bà ta ra mặt. Chỗ dựa là bí thư chi bộ không còn. Không thể làm già được nữa rồi.

Hiệu trưởng nhìn bà ta tiếp:

- Chúng ta đều có gia đình. Giờ này, lẽ ra đã được ở nhà rồi. Không có thì giờ, mà cũng không cần phân tích gì nhiều. Chị Phương là một tác nhân gây mất đoàn kết. Cộng thêm khuyết điểm trước đây vào. Tôi nói vậy có đúng không các đồng chí? Nếu các đồng chí có ý kiến gì khác thì phát biểu. Nếu đồng ý với ý kiến tôi thì ta biểu quyết hình thức kỷ luật.

- Tôi không sốt ruột đâu. Nhưng vấn đề rõ như ban ngày rồi, biểu quyết thôi!

- Chị là giáo viên cao tuổi, lại là đảng viên. Lẽ ra phải để cho chúng tôi học tập chứ?

Hai giáo viên, một nam, một nữ phát biểu xong, ông Hoài tuyên bồ:

- Có ai có ý kiến gì khác không?

- Không?

- Có ai phản đối việc chúng ta sẽ biểu quyết không?

- Không! trước khi biểu quyết chị Phương có ý kiến gì không?

Cái mặt sát xương quanh co:

- Thấy trường mình nghèo, một buổi lao động như thế mà lấy của nhà trường những năm triệu thì tôi kêu thôi.

Một anh đứng dậy giảng giải:

- Các em phải mua mấy chục chiếc cuốc bàn, cuốc chim, cả xẻng, cả mấy chiếc xà beng. Cả lớp gần năm mươi đứa làm cả ngày, ăn uống tại chỗ. Vận chuyến rất ra ngoài đường, chuyển lên xe tải, thuê chở đi đổ. Mà quan trọng nhất là người ta nghĩ ra cách chôn mấy cái của nợ ấy tại chỗ mới giải quyết được? Sao chị lại ghen ăn tức ở thế!

Giọng nhũn như con chi chi, bà ta làm ra vẻ biết điều:

- Nào tôi có ghen ghét gì đâu!

Người kia dồn tiếp:

- Không ghen ghét mà dám nói, "mà cũng không biết tiền vào túi ai" à?

- Thì tôi cũng chỉ nêu câu hỏi thế thôi. Có khẳng định chị Tần tư túi đâu.

Một cô giáo trẻ, thạc sĩ văn học, người không vào Đảng chỉ vì, "vào Đảng như chị Phương chỉ tổ làm ô danh Đảng", lập tức bốp chát:

- Đúng là chị suy bụng ta ra bụng người, vì chị đã từng xà xẻo tiền của học trò. Sao chóng quên thế?

Một chị đứng tuổi:

- Chị đừng làm mất thì giờ của chúng tôi bằng lối bài bây. Đề nghị hiệu trưởng cho biểu quyết

Ông Hoài đứng dậy:

- Nếu ngay bây giờ, chị Phương đứng dậy xin lỗi chị Tần, cả vụ trước lần vụ này, xin lỗi hội đồng Giáo dục thì chúng tôi thôi. Nếu không, chúng tôi biểu quyết.

Im lặng.

Có ai đó nói trống không:

- Dùng khí đảng viên đâu, mang ra đi!

Bà ta nặng nề đứng dậy, lý nhí:

- Tôi xin lỗi tất cả.

- Có thế chứ!

Có ai đó nói to.

***

Thảo Tần vừa đến trường, Văn phòng chuyển cho chị một bức thư. Có dấu bưu kiện hẳn hoi. Chị bóc ra xem. Thư của học sinh tổ bốn, lớp chị mời: ngày này, giờ này đến dự bữa cơm thân mật của tổ, tại số nhà này, phố này. Tần mỉm cười Chuyện như thật. Bài bản. Chuyên nghiệp.

Đúng giờ mời trong thư, chị có mặt. Bọn trẻ xếp hàng dưới hiên nhà, đồng thanh hô:

- Chào mừng cô chủ nhiệm đến dự sinh hoạt tổ.

Tần tươi cười:

- Chào các em. Rất vui mừng được dự buổi sinh hoạt tổ bốn! Hoá ra cũng biết vận dụng bài ngoại khoá đấy.

Một đứa còn tới đỡ xe cô, dắt vào góc sân.

Cẩm Nhung, tổ trưởng tuần này, cùng là chủ nhà mời Tần vào nhà, giới thiệu:

- Đây là phòng khách nhà em. - Cô gái chỉ mấy tấm ảnh: - Đây là gia đình em. Đây là bố mẹ em ngày cưới. Đây là hai anh em em hồi đi mẫu giáo. Mời cô ghé vào phòng ăn và bếp. Tí nữa chúng em mời cô xơi cơm ở đây.

Tần đưa mắt nhìn một lượt. Tủ bếp hình thước thợ, chạy sát tường phía trên. Phía dưới là chậu rửa, bếp ga chìm. Mặt đá đen lấm tấm hoa trắng, chạy dài từ bếp ga, suốt chiều dài bức tường thước thợ. Lò vi sóng, giá treo các loại dao làm bếp v.v…

Cẩm Nhung dẫn cô giáo lên gác:

- Đây là buồng ngủ của bố mẹ em. Đây là phòng làm việc của bố em. Mời cô lên thăm phòng em.

Tần nhìn quanh: tủ quần áo, giá treo quần áo, giường, giá sách, bàn học, máy vi tính. Gọn gàng, ngăn nắp. Trên tường, ngay trước bàn học treo hai tấm bản đồ: Việt Nam và thế giới. Tần hỏi:

- Hằng ngày có ngăn nắp gọn gàng thế này không?

- Thưa cô, thú thật là hôm nay, không phải chỉ phòng em mà cả nhà đều gọn gàng ngăn nắp hơn ạ. Chỉ có sạch sẽ thì vẫn như mọi ngày thôi ạ.

Thầy trò lên sân thượng. Một vườn treo, mấy chục giò phong lan dưới một giàn hoa giấy.

- Thưa cô đây là cây lộc vừng…

Trên sân thượng mà có lộc vừng gốc to bằng cả thân người, cành lá vươn cao thế kia thì nể thật.

- Bể trồng cây nặng thế này mà không sợ hỏng trần à?

- Thưa cô, bố em đã tính rồi. Một phần chậu ăn ra ngoài. Hai phần ba trên sàn, nhưng là tì lên tường chịu lực đấy ạ?

Cẩm Nhung đưa Tần xuống nhà. Tấm ảnh lộc vừng khổ lớn khoe sắc. Trăm ngàn dây hoa rực như lửa đốt lò, như dây pháo tết vui nhà, đong đưa liễu rủ quyến rũ như chuỗi hạt đá saphia đỏ tía… Tần thú thật là chưa được ngắm cây lộc vừng chín gốc ở hồ Kim Ngưu nổi tiếng bao giờ. Nhung bảo, khi nào hoa nở em mời cô tận mắt ngắm hoa lộc vừng nhà em. Cũng đẹp lắm cô ạ.

Thầy trò vào mâm. Nước ngọt, nước hoa quả cho con gái, bia cho con trai. Hơn chục cái miệng đồng thanh:

- Chúc cô giáo khoẻ!

- Chúc các em kết thúc thắng lợi năm học cuối cùng. Và ai ước nguyện gì sẽ đạt được điều ấy.

Một chùm cốc chụm lại cùng những tiếng lách các vui tai. Một cậu con trai kêu lên:

- Chết rồi, xin cô và các bạn đợi cho một tí, để em ghi lại hình ảnh tuyệt vời này.

Cẩm Nhung giới thiệu:

- Thưa cô, hôm nay chúng em mời cô một bữa cơm thuần Việt ạ: bún riêu cua, khoai môn rán, cả rô ron rán ròn ạ Bây giờ em xin phép cô, tổ các bạn tìm và hát được một bài hát có nhắc đến cả rô ron thì em có quà tặng. Mời cô và các bạn vừa ăn vừa nói chuyện.

Tiếng nhai cả rô rau ráu.

- Thưa cô, có bốn loại nước mắm: nước mắm tỏi, nước mắm tiêu, nước mắm gừng và nước mắm ớt ạ. Cô quen dùng thứ gì thì dùng thứ ấy ạ.

Tuấn Tú - cậu con trai đã hỏi lần đầu chị vào lớp: "Thưa cô, cô có nhầm không ạ"? - nhai vội vàng con cá, uống một hớp bia, mặt phừng phừng, nói như sợ mất phần:

- Thưa cô, thưa các bạn, em nhớ ra bài hát có nhắc đến cả rô ngon kinh khủng này rồi ạ.

- Thì hát đi, tên bài ấy là gì?

- Không nhớ tên bài, tên người sáng tác, tớ chỉ nhớ lời bài hát thôi. À, à… "Kia chú là chú ếch con, có hai là hai mắt tròn. Chú ngồi học bài một mình, bên hố bom kề vườn xoan".

Mấy đứa nhớ ra, buông bát, cùng bắt vào: "… Bao nhiêu chú trê con cùng bao nhiêu cả rô ron… tung tăng chiếc vây con, cùng vui dưới ánh trăng tròn…" "Vỗ tay!" Tú hò mọi người vỗ tay xong, nhìn Cẩm Nhung giục:

- Cẩm Nhung thực hiện điều kiện đi, trao quà cho tôi đi.

- Để ăn xong đã.

Tú nhìn Nhung, trịnh trọng:

- Em xin phép cô. Nếu bạn không trao ngay cho tôi thì…

- Thì sao?

Cả tổ nhao nhao. Tần không biết câu chuyện sẽ dẫn đến đâu nên lặng yên chờ đợi:

- Thì… thì… thì để tôi thơm một cái cũng được!

Bọn con trai:

- Phải đấy. Xứng đáng quá rồi còn gì?

Bọn con gái:

- Bậy quá! Hư quá cô ạ!

Cẩm Nhung đỏ mặt đứng phắt đậy:

- Này, đừng nhiều tưởng bở nhé.

Nói rồi, nó chạy đến bên tủ li, lấy ra một gói giấy, dúi vào tay Tú rồi chạy vội về chỗ. Tú bị gói quà hấp dẫn, vội vàng mở ra. Mọi người ngừng ăn, chăm chú theo dõi từng động tác của anh chàng. Một cuốn sách, bìa rực rỡ hoa đào, nổi bật hàng chữ trắng. Tú dõng dạc đọc:

"Quà tặng kỳ diệu, bí mật đưa bạn đến hạnh phúc và thành công… "

Nó giở tiếp trang bìa lót và bìa giả, đọc câu đề từ của lời giới thiệu:

"Cuộc sống không bao giờ là bế tắc thực sự nếu con người dám từ bỏ những lối mòn và dũng cảm tìm ra những giá trị mới…"

Nó ấp cuốn sách vào ngực, lặng người, giọng nhỏ lại, rưng rưng nhìn Cẩm Nhung. Cô gái cúi đầu, nhìn xuống.

- Cảm ơn bạn. Nếu tôi không rút lui lời đề nghị nãy thì thật là vô lý. Nhưng, đôi khi người ta vẫn vô lý một cách… có lý. Nghĩa là… tôi muốn cả hai. Bởi cả hai đều vô cùng ý nghĩa với tôi. Nhưng thôi… hãy tạm bằng lòng với quà tặng kỳ diệu này của bạn. Xin bạn nhớ cho là tạm bằng lòng thôi đấy.

Cả cô giáo vl học trò đều miệng hoan hô, tay vỗ liên tục một hồi.

Thảo Tần đứng dậy:

- Cô rất vui vì buổi gặp mặt này. Cẩm Nhung đã làm rất tốt vai trò Tổ trưởng luân lưu. Buổi gặp mặt hôm nay tổ chức giản dị, thân mật, nhưng có ý nghĩa và rất chuyên nghiệp. Cô hy vọng đến lượt các em khác làm Tổ trưởng, sẽ hay hơn cái đã hay hôm nay. Bây giờ, Cẩm Nhung tiếp tục vai trò bốn trong một: tổ trưởng, chủ nhà, đầu bếp, và chủ trì bữa ăn đi!

Cẩm Nhung còn chưa hết xồn xang sau câu nói của Tú. Nó đưa mắt rất nhanh nhìn người bạn trai có khuôn mặt đẹp, giỏi toán nhất lớp:

- Thưa cô, bữa ăn hôm nay là một… công trình tập thể ạ. Em và bạn Thuý quyết định thực đơn và đi chợ. Bạn Thu đảm nhận món cá rô ron. Các bạn trai cạo khoai môn, nhặt rau thơm, hành, dọn bàn ghế, lau bát đĩa. Hai bạn Cúc và Nhàn làm cua. Thưa cô, các bạn ấy giã tay chứ không xay đâu ạ. Có thế gạch và thịt mới kết thành tảng được. Ăn xong hai món này, sẽ đến bún riêu ạ. Có hai loại rau sống, là rau muống chẻ và rau xà lách ạ. Mẹ em bảo, lẽ ra bún riêu phải ăn với rau diếp thái cơ ạ. Nhưng em đi khắp chợ mà không tìm được.

- Thế có mắm tôm không?

- Thưa cô, có chứ ạ! Có cả dấm và chanh ạ.

Một đứa con gái nhăn mũi:

- Ấy đừng để mắm tôm ra mâm nhớ! Để trên bàn bếp kia kìa. Ai ăn thì lấy thôi. Tớ kình lắm.

Thảo Tần nhẹ nhàng giảng giải:

- Em chớ có nói thế. Cô cũng không quen ăn mắm tôm. Nhưng, đấy là món ăn phổ biến của người Việt Nam. Phải biết ứng xử cho lịch sự. Văn hoá ẩm thực của loài người có nhiều nét rất chung, nhưng cùng có những nét riêng. Đừng bài xích, hay chê bai thói quen ẩm thực của người khác, dân tộc khác. Ngày cô thực tập ở một tỉnh miền núi, người Thái có món chấm gọi là nậm pịa, làm bằng nhiều thứ, trong đó có thức ăn đã được tiêu hoá nằm trong ruột non trâu, bò, dê, hươu, nai, tức là của những con vật nhai lại, và chỉ nó mới dùng cho nậm pịa được. Cái thứ ấy chỉ đợi cơ thể con vật hấp thụ qua thành ruột non thành máu đi nuôi cơ thể, cho nên rất bổ. Người ta chưng lên với các thứ cay như tỏi, đt, quả mắc kén (có vị thơm đặc biệt, giống như hạt tiêu), rồi thêm rau thơm, mùi. Cầu kỳ lắm. Nếu không quen sẽ thấy mùi hơi khó chịu. Nhưng với người Thái thì, không có nậm pịa, không phải là bữa cỗ sang. Ai đã ăn quen rồi thì thấy rất ngon. Thời gian thực tập không lâu, nên cô chưa tập ăn được. Nếu ở lâu, chắc cũng phải làm quen. Không thế, không thể làm công tác vận động quần chúng được.

Những bát bún riêu được bưng ra. cô giáo lấy thìa nếm thư một chút nước canh, khen:

- Vừa, ngon, không mặn, không nhạt. - Cô đưa chiếc thìa ra trước mặt. - Bạn Cẩm Nhung đã chuẩn bị một bữa ăn rất Việt Nam. Đây mới là thìa ăn bún, ăn cháo, ăn phở. Ăn chè phải dùng thìa khác. Mà uống nước giải khát lại phải là thìa khác nữa cán dài hơn, nhưng bản phải nhỏ hơn thìa ăn chè. Thực đơn hôm nay, gia vị bữa ăn hôm nay, đồ dùng cho bữa ăn hôm nay… cô thấy đúng là của một gia đình Việt Nam nền nếp. Sau này làm vợ, làm mẹ trong một gia đình, dù có là tiệc đứng, tiệc ngồi, dù có sơn hào hải vị. thì bữa cơm người vợ yêu tự tay nấu vẫn là ngon nhất. Tất cả các ông chồng đều nghiệm ra như thế. Các em nữ hãy nhớ lấy điều ấy, mà chăm chút đến bữa cơm gia đình mình. Đấy là dịp để ta trổ tài nấu nướng, trổ tài nữ công gia chánh, là lúc để mọi người chăm sóc nhau, cũng là lúc kể cho nhau nghe những chuyện vui, sau một ngày làm việc. Bữa cơm gia đình là một biểu hiện quan trọng của hạnh phúc gia đình đấy các em ạ. Sau này, làm chồng, làm cha, các em nam hãy nhớ răng, vào giờ bữa cơm gia đình, vợ mình, con mình đang chờ về ăn cùng. Nếu có phải ăn cơm khách hoặc vui bạn bè, thì ăn nửa bụng thôi, còn về ăn với vợ con và cũng đừng ngồi quá lâu, bởi vợ mình vẫn đang đợi cơm đấy. Một người đàn ông dù có thành đạt đến đâu mà đến bữa không có người vợ đợi cơm ở nhà thì không thể gọi là hạnh phúc được.

Bọn trẻ ngừng ăn, nghe cô giáo nói. Tú đứng dậy nhìn Cẩm Nhung:

- Chắc các bạn nam khác cũng như em. Em sẽ ghi nhớ lời cô dậy. Các bạn nữ ở đây, có thể kiểm chứng lời tôi nói hôm nay!

Thảo Tần gật đầu:

- Được như thế, cô rất mừng.

<< Chương 4 | Chương 6 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 700

Return to top