Theo
Sử ký của Đỗ Thiện ,thần vốn là thần thổ địa ĐẰng Châu. Xưa ,vào thời Lê Ngọa Triều ,Công Uẩn nắm giữ vệ binh ,được phong thực ấp ở đất Đằng.Một hôm ,ông đi chu du tới đây ,bỗng mưa to ,gió lớn nổi lên.liền quay lại hỏi mọi người :"Bờ sông là đền thờ thần nào,có linh nghiệm không?" Người trong thôn trả lời :"Đây là đền cổ thờ thổ thần ".Công Uẩn nghiêm giọng nói :"Nếu đẩy lui được trận gió mưa này ,làm cho bên kia sông tạnh nắng thì mới là linh nghiệm".Một lát ,một nửa sông thì tạnh ,một nửa sông thì mưa.
Có người làm thơ ca ngợi như sau :
Đẹp thay Lý công uy vọng
Thổ thần tinh sảng hiển anh linh
Khiến cho mưa bão không xâm phạm
Một bên trút nước một bên quang. Công Uẩn nghe nói thế tự nghĩ mình có uy đức ,đến khi mưu việc lớn ,tới đền cầu khẩn.Đêm nằm mơ thấy thần nhân đến bảo :"Muốn thắng được thắng ,muốn thành được thành.Các nơi đều thuần phục.Thiên hạ được thái bình.Ba năm dân lạc nghiệp ,chủ miếu cũng an ninh". Có người nói với ông :"Đó là điềm lành".
Đến khi Công Uẩn được thiên hạ ,bèn nâng đất Đằng Châu lên thành phủ Thái Bình,phong thổ thần Đằng châu là "Khai phong Đại vương" Đến thời Trần Trùng Quang ,phong thêm các mỹ tự:"Khai thiên Trấn quốc ".Đền thờ trong đê ,mỗi khi nước lũ tràn về ,nước sông dâng cao ,người trong thôn thường thấy ngựa xe ,võng lọng ,lính hầu tuần hành như những người hộ đê. Vì thế ,đê tuy thấp nhưng không xảy ra tai họa. Mãi sau này ,,sông lở gần tới đền ,đến năm Bính Tuất ,niên hiệu Thống Nguyên triều ta ,thì dời đèn lên đê.Nền đã xây ,,rương cột đã dựng ,một đêm ,quan lại và bọn thợ ngủ trên đe ,thấy có người thấy có người tới , mượn cuốc ,xẻng. Lát sau ,chỗ đền thấy mơ hồ thấy tiếng động ,như đoàn người xếp hàng. Đến sáng đã thấy đền chuyển rời về bên trái đê ba thước. Mọi người đều rất kinh ngạc.Thần linh ứng như vậy đấy. Tri phủ Hoàng Nam Kim có thơ rằng :
Phân thổ châu khư phi hách hách
Khai thiên huyền diệu ngưỡng nguy nguy.
Từ thành dục thức chân linh khí,
Đản khán thần công diệu chuyển đi.
Dịch:
Chia đất bãi hoang thần hiển hách ,
Khai thiên huyền diệu muốn nguy nga ,
Xây xong muốn biết dấu thiên thực,
Xem đó công thần khó chuyển rời.