Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trinh Thám, Hình Sự >> Cửa Địa Ngục

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 20021 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Cửa Địa Ngục
James Dawson

Chương 5
Tôi cảm thấy bầu không khí trong buổi ăn trưa có vẻ căng thẳng. Mọi người đều nói chuyện với nhau một cách rời rạc. Monique gần như hoàn toàn im lặng, chỉ lên tiếng nói khi mới vào bàn và khi Kitt tới bên nàng để hỏi nàng muốn dùng món nào. Maclnnes và viên kỹ sư trưởng đang ôn lại những kỷ niệm thời thơ ấu. Maclnnes quê quán ở quận Fife và viên kỹ sư ở biên giới gần quận Ayr. Anson nói ít, nhưng tôi trông thấy ông ta thỉnh thoảng lại nhìn tôi trong lúc ông ta đang nói chuyện với Allen. Đã có lần Allen tách rời khỏi cuộc nói chuyện.
Chợt ông ta hỏi viên kỹ sư trưởng:
- Ông kỹ sư, có phải tất cả những kỹ sư đi biển ở Anh đều là người Tô-cách-lan?
Maclnnes trả lời thay cho viên kỹ sư:
- Lẽ dĩ nhiên là như thế. Điều này đã được ghi rõ trong Hiến Pháp.
Nhưng câu chuyện chỉ lui tới chừng đó. Tôi vẫn giữ im lặng, trong lòng thắc mắc về Anson trong lúc tôi lắng tai nghe những mẩu chuyện lẩm cẩm. Ông ta không giống người Anh. Rất có thể tổ tiên ông ta là người Đan Mạch hoặc Thụy Điển, căn cứ vào hình dạng cái đầu của ông ta. Tuy nhiên, tên ông ta lại đúng là tên Anh. Trước kia đã có một vị thủy sư đô đốc mang tên họ này, rồi về sau người ta lấy tên ông ta đặt thành tên một chiến hạm lớn, chiếc tàu dài nhất hiện thời. Nhưng cái tên này nghe cũng có vẻ Pháp. Tôi đọc thử trong trí não theo giọng Pháp.
Ngay lúc đó trong trí tôi bỗng vang lên một tiếng thật lớn và rõ ràng đến nỗi tôi phải nhìn quanh bàn ăn một lượt để xem thử có một ai khác nghe được hay không.
“Anson – Ah-sohn”. Nhất định là như thế. Anson do Jacques de Ménard nói bằng giọng mũi. Và cụ già Mannion đứng núp sau cánh cửa ở cuối hành lang về phía đối diện với nhà của Ted, đã nghe thành hai tiếng “A! So!” như tiếng Nhật, theo lời ông cụ kể lại. Không, đó chính là tên của Anson mà một người Pháp có thể phát âm trong trường hợp không quen với tiếng Anh.
Tiếng nói của Monique làm tôi giật mình.
- Ông cười gì mà có vẻ thú vị vậy?
- Chính tôi cũng không biết mình đang cười. Nhưng vì cô đã nói chuyện, tôi xin hỏi cô một câu. Ông anh của cô có nói tiếng Anh giỏi như cô hay không?
- Cám ơn ông đã quá khen tôi. Không, anh tôi nói dở lắm – ngay cả tôi cũng vậy. Nhưng tôi đã đi học bên Anh, còn anh ấy thì không. Như phần đông những người suốt đời chỉ phụng sự cho khoa học, anh ấy không có khiếu về sinh ngữ. Anh ấy cũng nói được tiếng Anh, nhưng theo giọng Pháp, nghe đến phát sợ. Chỉ những người Anh và người Mỹ nào quen nghe lắm mới hiểu nổi.
- Tôi đồng ý với cô Ý tôi muốn nói tài nói tiếng Pháp của người em trai của tôi cũng vậy, và Ted cũng là một khoa học gia. Hình như bao giờ cũng thế.
Tôi nghiền ngẫm câu trả lời của nàng trong lúc nói chuyện. Rồi tôi chợt hỏi nàng:
- Cô bị vết bầm gì trên cổ tay vậy? Có đau lắm không?
Nàng nhìn xuống cổ tay của nàng đang đặt trên đùi, xoay chiếc vòng kết bằng đồng tiền cổ của nước Áo để cho vết bầm hiện ra lớn hơn tôi đã tưởng. Nàng im lặng một lúc khá lâu mới đáp:
- Không sao hết. Da thịt tôi rất dễ bị bầm. Tôi trật chân hồi sáng trong lúc đi ngoài hành lang đến phòng ăn để dùng bữa trưa. May có một người bồi tàu đang đi qua và anh ta đã chụp được cổ tay của tôi nên tôi khỏi té. Vết bầm này do chiếc vòng gây ra, và chỉ ít hôm là tan mất.
Sự cố gắng của nàng quả thật khá đặc biệt, nhưng nàng đã diễn tả quá nhiều chi tiết. Nếu mình đang nói dối mình nên dùng những lời lẽ thật vắn tắt. Chi tiết càng nhiều sự dối trá càng dễ bị bại lộ. Tim tôi đau nhói lên khi nghe nàng nói như thế.
Nàng vừa đứng dậy vừa bảo:
- Bây giờ tôi phải đi tập hát với ông Morse. Ông đừng quên buổi dạ hội của tôi nhé!
Chúng tôi cùng đứng lên trong lúc nàng rời khỏi bàn ăn. Tới nửa đường nàng đi qua một cái bàn có một người đàn bà Tây Ban Nha đang cố dỗ một đứa bé trai đang khóc khe khẽ nhưng rất mủi lòng. Nàng mỉm cười với người mẹ và đưa tay vuốt má đứa bé, nói với nó:
- Ah! Probercito!
Đứa bé ngước nhìn nàng, mặt tươi lên. Tiếng khóc của nó im ngay và nó mỉm cười với nàng trong lúc nàng tiếp tục bước ra cửa. Lòng tôi bỗng bồi hồi xúc động.
Tôi đến dự dạ hội của Monique trễ mất mấy phút. Khi tôi gõ cửa phòng nàng thì đã sáu giờ bốn mươi lăm. Căn cứ theo tiếng chuyện trò bên trong tôi có thể đoán tôi là người khách cuối cùng. Tôi hơi ngạc nhiên nhận thấy không phải chỉ có mặt những người cùng ngồi chung bàn ăn, như trong buổi dạ hội của viên kỹ sư trưởng đêm hôm trước. Tôi trông thấy viên trưởng kho lương, vị bác sĩ, hai người đàn bà mà tôi chưa từng biết, và hai người đàn ông. Một trong hai người đàn ông này là Van Layden, người đã bắt gặp tôi trong phòng của Jacques de Ménard. Người đàn ông kia tên Petrilli, một người có bộ mặt xương và ngăm đen mặc một bộ y phục theo kiểu Ý cắt may thật xấu.
Cả hai đều có vẻ dè dặt.
Van Layden nói khi Monique giới thiệu với ông ta:
Chúng tôi đã quen biết nhau từ trước.
Hai người đàn bà rõ ràng chỉ là hai nữ khách tình cờ, một người là một giáo sư sinh vật học ở một trường dành riêng cho nữ sinh tại nước Anh, người kia là một thiếu phụ Pháp trên đường trở về nước sau một cuộc trình diễn thời trang ở Nữu Ước.
Sau khi Monique để cho tôi tự do, tôi tiến lại gần Maclnnes và Allen giữa lúc hai người này đang nói chuyện với Anson. Allen đang kết thúc một cuộc thảo luận khi tôi đến nhập bọn.
- Không phải tôi không cần. Nhưng tôi đã hơi chán nghe chuyện khoa học thánh thần. Khoa học là một thứ mê tín mới. Nếu các khoa học gia bảo mình một cái gì đó là không thể có thì, cũng như Chúa đã phán, cái đó là không thể có. Chẳng hạn khoa học bảo rằng không có sinh vật nào giống như loài rắn biển. Sai bét! Chính mắt tôi đã trông thấy hàng trăm con rắn biển đang nằm phơi nắng trên mặt biển Sulu, ở phía Nam Phi Luật Tân.
- Tôi cũng thế.
Allen liền ngoảnh đầu nhìn tôi. Ông ta có vẻ bối rối. Anson trông còn bối rối nhiều hơn nữa. Chắc hẳn Allen đang chọc tức ông ta. Tôi nói tiếp:
- Tôi cũng đã trông thấy. Cũng ở Biển Sulu. Chắc ông đã ở trong Toán Đặc Biệt 38.3, đang đi tới Balikpapan để yểm trợ cuộc đổ bộ của lính Úc.
Allen gật đầu.
- Vâng. Ông cũng vậy?
Tôi bảo:
- Lúc đó tôi đang ở trên chiếc hàng không mẫu hạm của Hải quân, giữ phận sự một quan sát viên. Tôi đã trông thấy bầy rắn biển đó – có nhiều con chu vi lớn bằng hình người, có con dài tới ba bốn thước tây.
Maclnnes cười to.
- Henry VII vẫn thường bảo, mỗi khi một viên thuyền trưởng tâu lên một chuyện gì khó tin: “Ngươi hãy kể chuyện đó cho đám Hải quân nghe – họ đã từng ở khắp mọi nơi và đã từng trông thấy đủ mọi điều – nếu họ tin thì chuyện đó có thật”.
Bỗng có một tiếng vỗ tay vang lên. Tôi nhìn quanh và trông thấy Monique sau lưng tôi.
Nàng nói, với đôi mắt sáng lên vi thích thú:
- Hoan hô ông Allen. Tôi rất vui vì nghe một chuyện tiện dị thường được nhiều người xác nhận. Bây giờ thì tôi lại tin bất cứ chuyện gì.
Nhìn Anson, tôi chợt cảm thấy một cơn lạnh dựng đứng tóc gáy. Trông ông ta đầy vẻ sát khí, không phải với Allen, nhưng với Monique. Nét mặt ông ta vẫn hoàn toàn thản nhiên, nhưng đôi mắt ông ta nheo lại làm tôi liên tưởng tới một cặp mắt rắn hiểm độc. Tôi nắm lấy cánh tay Monique và kéo nàng đi về phía bên trái.
Trong lúc chúng tôi lách mình xuyên qua đám đông tôi cảm thấy bàn tay của nàng chạm vào tay tôi. Mấy ngón tay của nàng chuồi vào lòng bàn tay của tôi một mảnh giấy nhỏ xếp lại. Tôi liền cầm lấy và nàng vội rút tay ra.
Tôi bảo nàng:
- Nếu đôi mắt là hai lưỡi dao găm thì chắc cô đã chết.
Vừa nói xong tôi đã hối hận ngay. Vẻ điềm tĩnh của nàng đã nứt rạn. Trông nàng như người mất hồn.
Nàng bỗng nói:
- Xin lỗi anh. Tôi phải đi quanh để tiếp khách.
Rồi nàng bỏ tôi đứng một mình.
Tôi xoay lưng về phía đám đông tựa hồ muốn nhìn ra ngoài và mở mảnh giấy ra. Trên mặt giấy là mấy dòng chữ rắn rỏi, nét chữ mà từ trước tới giờ tôi chưa từng thấy, phía dưới không ký tên. Chỉ có hai câu ngắn ngủi:
Stuart,
Xin anh hãy ở lại vài phút sau khi mọi người khác đã ra về. Tôi có chuyện quan trọng cần nói với anh.
Tôi quay lại và tìm nàng trên đầu của đám đông. Tôi trông thấy nàng đang đứng gần cửa, kín đáo nhìn tôi trong lúc nói chuyện với Van Layden. Tôi mỉm cười và gật đầu. Nàng gật đầu lại. Trông nàng như sắp sửa khóc. Van Layden lưu ý hướng nhìn của nàng và xoay người để tìm xem mục tiêu của mắt nàng, nhưng tôi đã quay đi trước khi ông ta kịp nhìn thấy tôi.
Nhìn khuôn mặt của nàng, tui vui mừng thấy mọi người đã bắt đầu ra về. Mỗi người hoặc từng hai người một lần lượt cám ơn nàng và cáo từ để đi ăn cơm tối. Anson và Maclnnes là hai người ra về sau cùng. Trong lúc Maclnnes tỏ lời từ giã, Anson đứng sau lưng ông ta ngay phía trong cửa. Ông ta đăm đăm nhìn tôi với một vẻ khẩn trương trên mặt. Tôi biết ông ta đang lấy làm lạ tại sao tôi vẫn chưa chịu đi. Ông ta để cho Maclnnes bước qua cửa và quay về phía Monique.
- Tôi đợi để cùng đi lên với cô?
Nàng bảo:
- Thôi, cám ơn ông. Ông Dunbar sẽ đưa tôi an toàn lên phòng ăn.
Anson ném cho tôi một tia mắt giấu giếm. Ông ta gật nhẹ đầu chào Monique, bước ra và khép cửa lại một cách nhẹ nhàng.
Monique không quay về phía tôi ngay. Nàng đứng nhìn sững cánh cửa đã đóng trong mấy giây. Rồi nàng khẽ nhún vai, với tay khóa cửa và xoay quanh. Cuối cùng nàng bảo:
- Tôi phải uông một viên Aspirin. Chỉ một chút xíu thôi.
Nàng lướt qua cửa thông thương với buồng ngủ, nhanh đến nỗi cánh cửa mở ra chưa đầy ba tấc. Tôi liên quay sang Kitt lúc đó đang sửa soạn đi ra với một cái khay chất đầy những ly đã dùng xong. Tôi mở cửa cho anh ta và hỏi:
- Kitt, tối nay Đại úy Anson uống gì?
Anh ta đáp:
- Thưa ông, nước cam vắt. Cám ơn ông.
Vừa nói anh ta vừa khép nép bước qua cửa. Sau khi anh ta đi ra, tôi khóa cửa lại. Nước cam vắt. Lại thêm vẻ mặt nghiêm khắc của Anson.
Monique trở lại. Lần nay tôi chú ý đặc biệt dáng người kỳ lạ của nàng. Nàng bước tới chiếc trường kỷ. Tôi chờ nàng ngồi xuống. Rồi tôi ngồi ở đầu kia, xoay mặt về phía nàng.
Nàng nói:
- Stuart, tôi xin lỗi đã quấy rầy anh. Tôi sẽ không làm mất nhiều thì giờ của anh.
- Không có gì quấy rầy hết. Cô gặp chuyện gì rắc rối? Có phải là chuyện rắc rối.
- Stuart, tôi sợ.
Nàng mất hết vẻ khoan thai trong một lúc. Nàng cúi mình tới trước, úp mặt vào lòng bàn tay, với hai khuỷu tay chống lên đầu gối và mấy ngón tay thon dài vùi vào mái tóc đen gợn sóng. Một lát sau nàng ngước lên và ngôi ngay ngắn lại trên trường kỷ, rõ ràng đang cố trấn tĩnh. Đoạn nàng nói tiếp:
- Có lẽ không có gì quan trọng. Thường thường tôi không hề mất bình tĩnh như thế này, nhưng cộng thêm chuyện lôi thôi của Jacques, tôi không sao tự chủ được nữa. Chiều hôm nay, sau khi tập hát xong, tôi xuống đây và nằm trên trường kỷ thiu thiu ngủ. Bỗng có ai muốn tìm cách vào phòng này. Tôi nghe quả nắm xoay – thấy nó xoay rõ ràng. May là cửa khóa. Nhưng đúng là quả nắm xoay một cách vụng trộm. Tựa hồ có ai muốn lẻn vào.
- Bồi phòng?
- Bồi phòng bao (mất một đoạn)… tôi đã hỏi cô ta. Nhưng (mất một đoạn nữa)… nghĩ, đi tới cửa. Tôi mở cửa và nhìn ra ngoài. Không có một ai ở đó.
- Cô có nhìn dài theo hành lang?
- Vâng, về cả hai phía. Có một người đàn ông đang bước đi, cách xa hơn mươi bước, nhưng rất có thể ông ta vô tình đi qua.
- Chắc cô không nhận ra người đó là ai?
- Không. Tôi chỉ trông thấy lưng ông ta. Ngoài hành lang bao giờ ánh sáng cũng lờ mờ.
- Trông hình dáng không có gì quen thuộc?
- Tôi chỉ nhận thấy một điều là ông ta có mái tóc đỏ.
- Có lẽ Martin Allen. Phòng ông ta cũng ở lối này. Cô đừng lo sợ.
Trong lúc nói mấy lời này, tôi khẽ nắm lấy bàn tay của nàng. Nàng chợt níu chặt bàn tay của tôi, xoay lòng bàn tay nàng úp vào lòng bàn tay tôi và xiết cứng. Ngón tay chúng tôi đan vào nhau, và cả cườm tay của nàng cũng quặp sát cườm tay tôi. Đây là một cử chỉ hoảng hốt. Đây là lần đầu tiên tôi đụng chạm với nàng, khiến cho toàn thân tôi xao xuyến. Cườm tay của nàng khít bên tay tôi mật thiết như một thân thể trần truồng. Nàng có vẻ như sắp sửa bật tiếng khóc. Nhưng nàng bỗng rút nhanh tay ra và đứng dậy, với nụ cười trở lại trên môi.
- Cám ơn anh, Stuart, tôi tin chắc anh nói có lý. Bây giờ mình hãy lên ăn cơm tối.
Phút giây ngắn ngủi đã trôi qua và tôi không khỏi luyến tiếc. Nếu tôi gặp đúng lúc sự việc đó xẩy ra, có lẽ nàng đã kể cho tôi nghe sự thật nàng đang sợ gì và có lẽ tôi đã giúp đỡ nàng. Tôi thường không do dự trong những trường hợp như thế. Nhưng trong những cuộc giao thiệp, bao giờ cũng có một khuôn mẫu mà mình không thể làm tan vỡ hoặc hối thúc vì sợ sẽ hủy hoại tất cả. Tôi còn chưa hiểu nhiều về nàng nên khó biết được lúc nào là lúc thuận tiện. Nhưng tôi tin sẽ có ngày cơ hội tốt đến với mình, và hiện giờ nên để cho nàng được tự nhiên.

Sau bữa ăn tối, tôi đi tìm Martin Allen. Tôi gặp ông ta trong phòng. Ông ta đang ngồi làm việc với một cái máy đánh chữ nhỏ để trên bàn viết, chiếc áo choàng vắt trên lưng ghế.
Ông ta bảo:
- Dunbar, mời ông vào. Ông cứ tự nhiên ngồi xuống đây.
Ông ta liệng chiếc áo choàng phủ lên máy đánh chữ, một cách gần như vô tình, và xoay tròn chiếc ghế tựa hồ muốn mời tôi ngồi xuống đó. Tôi vẫn đứng yên.
- Allen, tôi sẽ không làm mất thì giờ của ông nhiều. Ông đang làm việc.
- Tôi sắp tham dự một hội nghị bán hàng ở Luân Đôn nên tôi muốn gửi thư ở Cobb để thông báo chương trình nghị sự. Tôi vừa mới bắt đầu soạn thảo.
Tôi liền hỏi thẳng vào vấn đề:
- Chiều hôm nay Monique de Ménard vừa bị một phen hoảng hồn. Có ai muốn lẻn vào phòng cô ấy giữa lúc cô ấy đang thiu thiu ngủ. Cô ấy cho hay đã trông thấy một người đang đi xa khỏi cửa. Ông ta có một mái tóc đỏ. Ông là người đàn ông duy nhất trên tàu có tóc đỏ.
Ồng ta bật cười.
- Mới khởi sự ông đã buộc tội tôi đấy à?
- Đây không phải là một lời buộc tội. Ông hãy xem như là một câu hỏi thông thường.
- Tại sao tôi phải lẻn vào phòng của cô ấy? Tôi vừa mới dời khỏi nơi đó sau dạ hội kia mà.
- Chuyện xảy ra trước dạ hội. Và lời nói của ông đâu có phải là một câu trả lời.
- Thế thì tôi xin trả lời thẳng. Không, tôi không phải là kẻ đó. Nhưng tôi đã trông thấy y. Lúc đó tôi đang đi trở về phòng riêng. Y quay người khỏi cửa và cúi đầu bước vào một hành lang nằm ngang.
- Y là ai?
- Tôi không biết nổi. Y cúi đầu đi khá nhanh. Tôi chỉ thoáng thấy y đội một cái mũ, mặc một chiếc áo choàng bẻ cổ lên cao.
- Tôi hiểu. Xin cám ơn ông. Tôi để ông trở về với công việc.
Tôi vừa đi ra tới cửa, bỗng quay lại hỏi thêm:
- Hội nghị bán hàng? Thế thì chắc ông là một người môi giới?
Ông ta có vẻ hoảng hốt vì câu hỏi bất thần.
- Vâng. Tôi đang đi giới thiệu một loại hàng mới.
- Xin cám ơn ông đã vui vẻ trả lời câu hỏi của tôi. Tôi muốn nói, câu hỏi trước.
Ông ta đáp:
- Có gì đâu mà ông phải cảm ơn. Nhưng trông ông hình như ông đã sắp sẵn trong trí để hỏi tôi ngay lúc ông vừa bước chân vào phòng.
- Ông nhận xét rất đúng. Chào ông. Sẽ gặp ông trong bữa ăn điểm tâm.

<< Chương 4 | Chương 6 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 333

Return to top