Ông ta bỏ tôi tại đây. Tôi cặm cụi suốt gần một tiếng đồng hồ lục soát khắp bàn viết của Ted và không tìm thấy một vật gì đáng lưu ý ngoại trừ một ghi chú trên tập lịch cho tối thứ ba: “ Monique và Jacques - ăn cơm tối ở Hội Quán Jockey. Hỏi Jacques về Anson” Khám phá độc nhất của tôi nằm trong tủ áo của Ted. Mờy cái va-li của Ted không còn, cũng như ba bộ vét – tông và chiếc áo choàng bằng vải len mà Ted đã mua trong lúc đi thăm tôi ở Luân đôn. Phát giác này khiến cho tôi thất vọng. Nhìn những khoảng sạch trong lớp bụi của sàn tủ, nơi để mấy cái va-li, tôi tưởng chừng như lại muốn khóc lần nữa.
Sự ương ngạnh của tôi không phải là một tính di truyền. Ba tôi là một con người hiền lành và đa cảm, má tôi hồi còn sống cũng rất hiền lành. Bây giờ nghĩ lại điều đó tôi đoán sở dĩ tôi cứ nhất thiết không chịu đổi ý là do một vị tổ tiên nào quá xa xưa nên bây giờ trong gia đình không ai còn nhớ. Tôi không sao hiểu được. Nhưng tôi biết rằng mãi cho tới lúc này tôi vẫn không chấp nhận giả thuyết do Dillingham đã đề ra một cách vô cùng minh bạch và hữu lý: Ted chưa chết, và dù tôi trông thấy rõ sàn tủ đầy bụi này tôi vẫn không hoàn toàn chấp nhận được. Nhưng tôi đã có một quyết định trong lúc tôi đứng sững sờ trước cảnh tượng vừa phát giác.
Quả thật tôi không phải là một chuyên viên điều tra có bằng cấp như các vị ở cơ quan cảnh sát. Tuy nhiên nhờ sống một cuộc đời có quá nhiều đổi thay đến chịu không nổi trong Hội Đoàn Báo Chí Quốc Gia, khi thì thu góp khi thì truyền bá các tin tức, nên tôi đã hiểu khá nhiều về các kỹ thuật điều tra. Bất cứ một ký giả lành nghề nào cũng có thể tìm ra nhiều chi tiết mới lạ trong một cuộc thẩm vấn êm dịu, nhất là nếu anh ta muốn chọc tức kẻ đối thoại bằng những câu hỏi tàn nhẫn, nhưng không hoàn toàn giống phương pháp cảnh sát vẫn thường dùng.
Tự biết giới hạn của mình, tôi khởi sự dò xét bằng cách rời khỏi nhà của Ted và đi dài theo dãy hành lang, về phía bên kia thang máy, tới một cửa đối diện với cửa nhà của Ted và cách xa tới mười lăm thước. Tên ghi trên mặt cửa là Mannion.
Người đàn ông trả lời tiếng gõ cửa của tôi, mang một bộ mặt đầy nghi ngờ và tức giận. Ông cụ tuổi đã khá lớn, người cao và gầy, khiến tôi liên tưởng đến Lincoln(*) nhưng thiếu mất bộ râu. Thân hình ốm nhom của ông cụ được khoác bằng một chiếc áo ngủ loại đắt tiền. Chiếc quần dài bên dưới chưa có nếp nhăn, nên tôi nghĩ it nhất tôi cũng không lôi ông cụ xuống khỏi giường.
Tôi mở lời:
- Tôi là Stuart Dunbar. Tôi là anh ruột của một người
láng riềng với cụ là Ted Dunbả, ở về phía bên kia hành lang. Tôi xin phép được hỏi thăm cụ trong giây lát.
Ông cụ hơi dịu nét mặt.
- Mời cậu vào Cậu uống một ly nhé? Tôi vừa làm xong một ly trước khi đi ngủ.
- Dạ thôi, xin cảm ơn cụ. Tôi không dám làm mất thì giờ của cụ quá nhiều. Tôi chỉ muốn hỏi thăm cụ có trông thấy gì khác lạ xảy ra trong nhà em tôi đêm thứ Ba vừa qua.
- Lẽ tất nhiên là có. Cậu ngồi xuống đi.
Vừa nói ông cụ vừa ra dấu bảo tôi ngồi xuống một chiếc ghế bành và tắt chiếc máy thâu thanh lúc đó đang phát ra một khúc nhạc của Schimann, rồi tiếp ngay :
- Tôi đã trông thấy một điều vô cùng kỳ lạ, và tôi đã kể lại với cảnh sát nhưng mấy ông đần độn ấy không tin là chuyện quan trọng
Ông cụ nheo mắt nhìn tôi trong lúc vẫn nói tiếp:
- Có lẽ cậu cũng sẽ không tin.
- Xin cụ cứ kể cho tôi nghe thử.
- Được, Lúc ấy tôi vừa đi bỏ một bức thư vào thùng bên cạnh thang máy. Khi tôi trở về, vừa mở cửa, tôi bỗng nghe nhiều tiếng nói lớn vang lại nhà em của cậu.
- Lúc đó mấy giờ?
- Gần một giờ sáng. Một trong máy giọng nói có vẻ giận dữ, cho nên tôi đã trở vào nhà ngay và nhìn qua lỗ kính một chiều gắn trên mặt cửa
Ông cụ nhe răng cười thú nhận:
- Tôi quả thật quá tò mò.
- Chuyện đó đâu có gì lạ. Tôi gặp hoàn cảnh cụ thì cũng thế.
- Tôi không tin. Cậu nên hiểu tới tháng tư năm nay tôi đã bảy mươi hai tuổi và chỉ còn rất ít trò giải trí…Tôi bỗng thấy cửa nhà em cậu mở ra, và một người đàn ông mặc bộ đồ sẫm màu đen ở ngưỡng cửa.
- Em tôi?
- Tôi không rõ. ánh sáng từ phía sau lưng người đó rọi ra chỉ lờ mờ mà đèn ngoài hành lang cũng được vặn yếu đi trong ban đêm. Người đàn ông đang nói chuyện với một người nào đó trong nhà em cậu. Rồi ông ta quay mình bỏ đi và ông ta chit trông thấy một cái gì ở khúc quẹo của hành lang – ngay khi qua khỏi cửa nhà em cậu, hành lang quẹo về phía tay phi. Ông ta thụt lùi tựa hồ giật nẩy mình vì cảnh vừa trông thấy. Rồi ông ta há miệng kêu lên hai tiếng: “ Ah! So !” giống như tiếng Nhật, chỉ có vậy. Rồi dường như người nào đó ở khúc quẹo bật một ngọn đèn pin trong khong một giây đồng hồ, làm cho một đoạn hành lang mờ tối sáng hẳn lên. Người ở ngưỡng cửa nhảy lùi trở vào bên trong căn nhà em cậu và ngay sau đó cánh cửa đóng lại. Và tất cả chỉ có thế. Tôi vẫn tiếp tục dò xét suốt nửa giờ sau đó, nhưng không trông thấy gì nữa.
Tôi trầm ngâm bo:
- Thật kỳ lạ. Một ngọn đèn pin? Cụ chắc chắn chứ?
- Lẽ tất nhiên chắc chắn. Tôi biết đèn pin như thế nào mà.
- Nhưng thật ra cụ đâu có trông thấy cây đèn?
- Cậu nói phải, không phải cây đèn mà là ánh sáng.
Sau đó không có gì khác lạ mãi cho đến lúc lính cứu hoả đến vào lúc quá hơn hai giờ sáng. Nơi đây bỗng như biến thành một nhà thương điên trong cả hai tiếng đồng hồ.
- Xin cảm ơn cụ Mannion, cụ đã giúp đỡ tôi nhiều quá.
Thật ra chàng vẫn không thấy chuyện ông cụ vừa kể hữu ích ở điểm nào, nhưng chàng vẫn cố nghĩ như thế, trong lúc hỏi tiếp:
- Tôi xin hỏi thêm một câu cuối cùng: Khi ánh đèn chiếu vào mặt người
đứng ở ngưỡng cửa, cụ có nhận ra ông này là ai không?
Ông cụ cau mày, như đang nhìn trở vào ký ức trước khi trả lời:
- Hiện giờ tôi vẫn chưa nhận ra, nhưng trông ông ta có vẻ quen quen. Như tôi nói, ánh đèn ngoài hành lang không được sáng lắm. Tôi chỉ thấy mái tóc ông ta thật đen.
- Tôi không dám làm phiền cụ nhiều hn nữa. Xin cm n cụ … và chúc cụ ngủ ngon.
- Có gì đâu mà phiền, Trái lại tôi vui mừng được giúp cho cậu.
Tôi nghĩ có lẽ chính câu hỏi cuối cùng mới thật sự giúp ích cho tôi. Ted có một mái tóc thật đen mà ngay lúc còn ở trong Thuỷ Quân Lục Chiến vẫn không chịu hớt ngắn. Tôi nghĩ rằng đó là một hình thức ba giai trong quân ngũ.
Đêm quá khuya, không thể làm gì thêm được nữa. Tôi bước dọc theo Đường Mười Tám, qua hai khóm nhà nhỏ, tôi trở về khách sạn Marlyn trong một đêm có thời tiết rất êm dịu mà thỉnh thoảng Hoa thịnh đốn vẫn được hưởng dù đang giữa tháng hai. Một màn sương mù mỏng vật vờ bay trong không khí, và những đám mây kéo nhau chạy qua trước mặt vừng trăng trông tựa hồ như một cơn mưa lớn. Khu vực này của Hoa thịnh đốn đã đi ngủ. Tôi không gặp một người nào. Nhưng từ lúc tôi quẹo Đường Mười Tám qua Đường N và nghoảnh nhìn lại con đường cũ, tôi chợt trông thấy một bóng đen mặc áo choàng và không đội mũ đang bước dọc theo khóm nhà mà tôi vừa mới đi qua. Y chãm lại khi trông thấy tôi nhìn lại, và giả vờ tìm số nhà. Tôi không hiểu y có biết tất cả những căn phố thuộc khóm nhà đó đã bị chiếm cứ từ lâu bởi một phân khoa của một trường đại học. Toàn thể đều đen tối. Tôi không thể quả quyết có phải y đang theo dõi tôi hay không, nhưng tôi lại nhìn lui lúc bước vào khách sạn Marlyn và trông thấy y quẹo qua Đường N.
Tôi lấy chìa khoá phòng của tôi ở chiếc bàn con tại quầy tiếp tân và đi bộ lên phòng theo lối cầu thang. Tôi đặt bàn tay lên quả nắm và sắp sửa xoay quả nắm thì chợt nhận thấy cửa không đóng sát. Tôi dừng sững lại, cố nhớ xem có phải tôi đã bỏ cửa như vậy. Nhưng tôi biết chắc không phải thế. Tôi gần như bao giờ cũng xoay thử quả nắm sau mỗi lần đóng cửa. Tôi không nghe một tiếng động nào ngoài trừ tiếng xe cộ lưu thông từ xa. Căn phòng tối qua cánh cửa hé mở.
Nhớ lại mánh khoé của Dillingham, tôi tránh qua một bên, úp mặt vào bức tường sát khung cửa và đá cho cánh cửa mở ra bằng chân trái. Cánh cửa xoay nhanh và đập mạnh vào mặt tường bên trong.
- Ông Dunbar, ông cứ vào đi.
Tiếng nói phát ra từ bóng tối trong phòng. Tôi vừa thò đầu qua khung cửa thì ngọn đèn bên cạnh chiếc ghế bành được bật sáng cho thấy một người đàn ông đang ngồi trong đó.
Đó là một gã có vẻ dữ tợn, nước da ngăm đen, đội một chiếc mũ dạ màu đen và mặc một chiếc áo mưa. Y cầm một khẩu súng lục lớn để hờ hững trên vế.
Y lại bảo:
- Ông cứ vào, Ông hãy đóng cửa lại và ngồi xuống, tôi có chút chuyện cần nói với ông.
Giọng y hơi run lên khi nói những chữ “r”, tựa hồ y là người Pháp. Tôi liền ngồi lên giường.
- Ông là ai? Ông làm gì ở đây?
- Điều đó không quan trọng. Tôi mang một thông điệp đến cho ông.
Vừa nói y vừa mỉm cười để lộ những chiếc răng vàng lớn.
Tôi lại hỏi:
- Thông điệp của ai?
- Ông Dunbar, ông nói tiếng Anh hay quá, nhưng ông đừng bao giờ thắc mắc do ai gửi. Thông điệp đó là: Ông hãy bỏ rơi tất cả. Ông cố quên người em của ông đi. Ông ấy đã chết. Ông ấy đã bị cháy rụi. Ông ấy đã tự tử bằng súng trước khi cháy tiêu. Chuyện vô cùng đáng tiếc. Ông ấy là một người rất tốt.
- Thông điệp gì mà quái đản như thế. Bỏ rơi cái gì? cảnh sát đang gấp rút tiến hành cuộc điều tra. Họ không tin em tôi đã chết.
- Ông Dunbar, họ nói với ông như vậy, để cho ông khỏi đòi lấy tử thi. Họ không muốn mai táng Ông Edward Dunbar vì sợ gây trở ngại cho những kế hoạch của họ. Họ biết chắc ông ấy đã chết. Ông hiện đang thọc tay vào một việc không liên hệ gì với ông. Tôi được chỉ thị đến nói với ông rằng đây là thông điệp cuối cùng bằng lời lẽ. Lần tới sẽ không được êm đẹp như hôm nay. Chúng tôi không muốn gây thương tổn cho ông. Vì vậy ông nên bỏ rơi tất cả.
Tôi cố làm mặt tỉnh:
- Cảm ơn ông.
Y đứng dậy và bước ra cửa, cất khẩu súng vào trong túi áo mưa.
- Ông hãy ngồi yên trong mười phút sau khi tôi đi. Đừng nên dùng điện thoại.
Nói đoạn y đóng cửa lại.
Tôi không phải là người thích bảo sao làm vậy. Tôi vẫn giữ bản chất sắt đá của miền Ái Nhĩ Lan. Nhưng tôi cũng là một kẻ đã từng trông thấy khả năng tàn phá của một khẩu súng lục 45 lúc bắn thật gần vào bong, và tôi đã tập thói quen cố nhớ lại cnh tượng này mỗi khi tôi đon trước một khẩu loại đó. Tôi chờ đủ mười phút bắt buộc và thêm một chút nữa rồi mới nhấc máy điện thoại lên và quay số văn phòng Dillingham. Tôi ngạc nhiên khi biết ông ta hãy còn ở đó. Ông ta đích thân trả lời điện thoại.
Tôi nói ngay:
- Dillingham, tôi không tranh luận với một khẩu 45, nhưng tôi sẵn sàng đến tranh luận với ông một cách ác liệt bao nhiêu cũng được.
- Dunbar, ông đang nói chuyện gì thế?
Tôi liền kể chuyện gã Răng – Vàng cho ông ta nghe.
- Dillingham, ông đừng phái những gã đầu trâu mặt ngựa đến gặp tôi nữa, nếu không dù ông có tấm thẻ đặc biệt đó tôi cũng không chịu nhịn đâu.
Ông ta bảo:
- Dunbar, ông không nên nổi khùng một cách vô lý như thế. Tại sao tôi phải phái một nhân viên đến để thuyết phục ông rằng em ông đã chết. Chính tôi không tin chuyện đó – và cả ông cũng vậy nêu ông còn chút lý trí. Tôi biết rõ Răng – Vàng, tên của y là Mendoza. Y làm việc cho một tổ chức gọi là Oui-Dire. Ngày mai tôi sẽ kể chuyện này cho ông nghe. Chiều mai ông sẽ làm gì ?
- Không có gì hết. Tại sao?
- Tôi sẽ đến đón ông trước của khách sạn của ông đúng ba giờ chiều. Tôi sẽ đưa ông đi nói chuyện với một nhân viên của Hãng Hàng Không Đông Phương, người có thể quả quyết em ông đã đáp máy bay đi Nữu Ước.
- Vâng, tôi sẽ chờ ông ở đó.
- Chúc ông ngủ ngon. Ông nên khoá kỹ cửa trước khi lên giường.
Trước khi đi ngủ, tôi quay một số điện thoại khác – District 7 – 3000 – Khách sạn Mayflower. Lúc này tôi đã quen với cm giác xao xuyến chạy khắp người tôi khi tiếng nói của Monique de Ménad? vang lên trong ống nghe.
- Cô De Ménad? ?
- A-lô, Ông Dunbar ?.
- Cô nhớ giọng tài quá.
- Ông có một giọng khá đặc biệt.
- Tôi băn khoăn không biết cô đã gặp được anh cô hay chưa, hoặc tôi có thể giúp cô việc gì?
Tôi thắc mắc chẳng hiểu câu chuyện của tôi có vẻ đáng tin hay không. Tôi không phi là một kẻ nói dối tài giỏi nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ trông thấy được một người đàn bà trẻ đẹp nào lại có thể bình tĩnh hn nàng lúc bước ra khỏi buồng tắm mà lại cần tới sự giúp đỡ của tôi.
- Ông Dunbar, tôi cảm ơn ông nhiều lắm. Ông thật rất tử tế. Nhưng ông khỏi phải nhọc lòng, bởi vì lúc này Jacques đã ở đây, đang ngủ. Anh tôi vừa bị một tai nạn nhỏ.
- Tôi hy vọng không có gì trầm trọng.
- Vị bác sỹ trong khách sạn không tin như vậy. Đó là một vụ xe tãi đụng nhau, anh tôi bị nhiều vết trầy khắp đầu, nhưng hình như anh ấy vẫn khoẻ mạnh. Sáng mai anh ấy sẽ đi rọi quang tuyến X trước khi chúng tôi bay sang Nữu Ước.
- Xin cô cứ gọi tôi nếu cô có điều gì cần đến tôi. Tôi hiện ngụ tại khách sạn Malyn, phòng hai – không – ba.
- Cảm ơn ông Dunbar, Tôi sẽ nhớ.
Giọng nàng có vẻ vui thích.
*( Abraham Lincoln ( 1809 - 1865 ) Vị tổng thống thứ mười sáu của Hoa Kỳ từ 1960 đến 1965 đã bị ám sát bởi J W Booth, một kẻ cuồng tính muốn duy trì chế độ da đen ( ctcdg)