Vào cuối buổi chiều, vầng thái dương bắt đầu lặn xuống chân trời, thoạt tiên rất chậm; màu xanh trộn lẫn với màu đỏ thắm; rồi chân trời nhuốm tía và biến thành một lớp kim loại nóng sáng.
Karl chậm rãi thay đổi y phục. Ông mặc một sơ mi lụa hoa rực rỡ và một quần tây dài bằng vải màu chanh.Ông tỉ mỉ buộc dây giày vải màu trắng và đứng lên khỏi chiếc ghế bành bằng mây.Cửa sổ vẫn mở. Không khí ấm áp, không có một chút gió nào. Nhiều ánh phản chiếu màu tím vờn nhau trên những bức tường của ngôi nhà nhỏ và những hình bóng ảm đạm của cây cối được bao quanh bằng một quầng hào quang chói lòa óng ánh như bạc.
Karl bỏ hai hòn cuội vào trong một cái bao máy ảnh; ông không có khả năng tài chính để tự sắm cho mình một máy ảnh. Ông quàng sợi đai da quanh cổ, đội chiếc mũ dạ cũ và ra khỏi phòng. Cái cặp lớn đã sờn được đặt sẵn bên cạnh cửa.
Chính Toschi đã nhồi nhét đầy trong đó. Karl do dự, rồi ra hiệu bằng đầu với Frank và Louis.
Trông tôi như thế này có vẻ ra sao?
Một người đi nghỉ mát thật sự! Một kỳ công đấy Karl!
Công việc tốt đẹp đấy, - Louis xác nhận.
Karl đốt một điếu thuốc lá. Căn phòng tối mịt và ngọn lửa nhỏ vàng rực soi sáng một lát khuôn mặt thanh nhã rám nắng của Goodwin. Bóng tối khoác cho người và vật một vẻ bí mật.
Karl cầm lấy túi đeo bằng da nặng trịch.
Tôi chỉ đi một lúc thôi, - ông bảo.
Anh lấy chiếc Studebaker đi.
Tôi cũng định như thế, chú đừng lo sợ.
Frank đi theo ông trong cảnh mờ tối của khung cổng, ửng hồng bởi ánh hoàng hôn. Đứng bên cạnh nhau, họ cùng nhìn con đường mòn. Lũ dế mèn đã bắt đầu gáy vang.
Núi non như đang lên tiếng rì rầm, - Frank khẽ bảo.
Điều nhận xét này – phải chăng đó cũng là một câu hỏi –làm cho Karl ngạc nhiên, quan sát Frank một lúc.
Sao thế, chú bé? – Ông hỏi. - Tại sao chú nói như vậy?
Có phải mình ít trò chuyện với nhau hơn trước?
Karl gật đầu thừa nhận.
Em tin chắc Louis đang lo nghĩ chết cứng đi được, - Frank nói tiếp.
Cậu ta sợ lắm sao?
Em không tin! Ồ! Nó sẽ chịu đựng được! Kể ra, chính em cũng bắt đầu lo lắng ... Có lẽ đó là vì mình không biết các chi tiết. Đối với em, đây vẫn còn là một dự định. Em vẫn còn chưa vào cuộc.
Frank nhún vai:
Không phải em nói thế để phê phán anh, anh nên lưu ý như vậy. Không phải một chút nào,em rất thích thú được làm việc với anh. Thậm chí em nghĩ rằng mình đang gặp vận may.
Karl không trả lời. Cầm chiếc cặp trên tay, ông vẫn không rời mắt khỏi con đường. Cuối cùng ông mới bảo là đã muộn, và đã tới lúc ông phải lên đường.
Hôm nay có phải là thứ tư? – Toschi hỏi. - Có phải tối ngày mai chúng ta sẽ giải quyết mọi chi tiết?
Phải, - Karl hứa hẹn. - Ngày mai tôi sẽ nói với chú tất cả những gì tôi biết và chúng ta sẽ ra tay hành động vào tối thứ sáu. Chúng ta không thể lứa chọn dịp nào khác hơn là tối thứ sáu.
Bằng một điệu bộ máy móc và quả quyết gạt bỏ số phận, Toschi đưa bàn tay lên vai và biến vào bên trong nhà. Trong một lúc lâu, Karl không động đậy; rồi ông đi vào con đường mòn và qua khỏi chiếc Pontiac. Chiếc Studebaker đang đậu bên lề đường cái, cánh cửa hàng tạp hóa Kovall độ chừng ba trăm mét.
Kìa! Xin chào ông Anderson!
Bà Kovall đang ngồi trên một chiếc ghế dài có lớp sơn trắng đã bong ra, trước các bơm xăng. Bà ta vẫn còn mặc bộ đồ tắm nắng rẻ tiền. Một chú chó mực con nô đùa trên đầu gối bà ta.
Ông diện quần áo đẹp quá nhỉ! Ông đi về thành phố đấy à?
Chỉ đi dạo một vòng sau bữa tối.
Nền trời xanh bắt đầu sẫm màu. Đó đây, một vài tia sáng màu vàng nhấp nháy qua đám cây, xuất phát từ các khung cửa sổ của những ngôi nhà nhỏ.
Người đàn bà thở dài, nhấc đôi vai trần lên.
Ô! Kìa! Tối nay trời nóng quá.
Karl đồng ý. Ông vừa phát giác ra một điều:
nếu ông đã dừng chân để nói chuyện một lát với người đàn bà thì đó là vì ông luôn cảm thấy rất hãnh diện đã xoáy được mấy điếu thuốc lá đáng nguyền rủa này!
Nat buộc lòng phải đi mua hàng ở thành phố.Ông uống một ly bia lạnh nhé?
Bà ta mỉm cười, để lộ lợi màu hồng trong ánh sáng yếu ớt ở khu bơm xăng.
Từng đàn muỗi lao mình vào các bóng đèn ống.
Cửa hàng chiêu đãi mà! – Bà ta nói tiếp.
Cám ơn bà Kovall. Xin để một dịp khác. Tôi không nói ...
Tùy ý ông, ông Anderson.
Ông tìm thấy chiếc Studebaker ở nơi Louis đã bỏ lại, lái đến San Hacienda và đậu trong một ngõ hẻm tiếp cận với tòa nhà bằng gạch đỏ của khách sạn Fabeelhaft. Con đường chính của thành phố bằng phẳng ở khoảng giữa và hơi dốc xuống ở cả hai đầu. Những cửa hàng sang trọng ở đây đều có mái và đầu hồi nhọn. Hai bên đường trồng nhiều cây thông. Không có các biển hiệu bằng đèn ống. Trên quãng trường là một đài nước được trang hoàng với nhiều bức tượng đồng đầy gỉ thể hiện những tiều phu và những con la, lại còn có cả một tháp bia mang tên nhiều người chết trong một cuộc chiến tranh rất xa xôi đã bị xóa mờ một phần. Chỉ có một chiếc xe hơi của cảnh sát chạy qua con đường phố. Các du khách mặc áo sơ mi dạo chơi trên vệ đường lát gạch. Hầu hết các cửa hàng bán những sản phẩm thủ công đại phương, và một vài nơi có trang hoàng cho các mái hiên và mái che hình vòm lợp kính. Bên cạnh khách sạn Fabelhaft, một tiệm rèn cũ kỹ phát ra một mùi da và cỏ alpha thoang thoảng.
Vì vẫn còn thừa thì giờ Heisler dừng chân trong tiệm rượu đầu tiên mà ông gặp và gọi một ly cô - nhắc. Phía sau quầy kiểu Victoria, một nhân viên phục vụ đang đứng, tay mang nhiều vòm thun lấm chấm zircon, tóc mai cong dày buông xuống hai bên má.
Ông đã nghỉ ngơi ở đây? – Anh ta hỏi.
Phải, - Karl đáp. – Tôi trọ tại Fabelhaft. Lúc ở nhà, tôi đã đọc nhiều tạp chí du lịch trong đó người ta đã nói nhiều về San Hacienda. Vì vậy, tôi đã muốn đến tham quan tận mắt.
Đây là một thành phố thú vị. Yên tĩnh, hiền lành. Còn chưa bị ngành du lịch phá rối.
Karl nhấp nhấp ly cô-nhắc; gã phục vụ quầy rượu bỏ đi. Một người đàn ông dáng mảnh khảnh, có bộ mặt hồng hào và mặc một chiếc gi-lê bằng vải ca-sơmia trắng, chợt ló ra khỏi một góc phòng được thắp sáng bằng ngọn đèn khí đốt.
Anh ta vụng về leo lên một chiếc ghế đẩu bên cạnh. Người anh ta tỏa ra mùi sơn chi, đôi mắt to ẩm ướt. Anh ta đưa lưỡi liếm cặp môi đỏ hồng và khẽ gật đầu tỏ ý chào. Karl chào lại.
Ở đây, sau bữa ăn tối, không có nhiều việc để làm,phải không? – Người khách lạ nhận xét. – Khi ta đến từ Frisco, thì thật là bực mình. Và khi tôi bảo bực mình ...
Đúng thế, - Karl nói.
Ông sống ở đây à?
Karl không trả lời. Ông tự hỏi gã lạ mặt này đang giở trò gì đã. Có phải anh ta là một kẻ dụ dỗ người đến “Monte - Carlo”? Một thằng ma cô? Một gã pê đê?
Vừa nhấp nhấp ly cô - nhắc, ông vừa lặng lẽ đốt một điếu thuốc lá.
Này, - gã mới đến lại nói tiếp. – Tôi tên là Archer. Archer Cameron.
Karl chợt bất động, mím chặt môi đến mức chúng biến thành một vệt mỏng trắng bệch.
Tôi là Lars Anderson, - ông gật gù bảo.
Không đùa đấy chứ? Lars! Cái tên này luôn luôn làm cho tôi nghĩ đến một người bạn cũ của tôi ... tôi vẫn còn nhớ rõ buổi dạ vũ hóa trang hôm ấy mà cả hai chúng tôi đã cùng đến ... Một cuộc khiêu vũ tha hồ ... tại New York ... Anh ta đã giả trang là thần Mars! Một bộ y phục La Mã:
anh ta đội một cái mũ có một bàn chải đánh giày màu đỏ ở phía trên. Thần Mars cơ đấy! .... lại nghe cái tên Lars này, thật ra anh bạn tôi tên là Larry ...
Archer Cameron nhún vai và mơ màng nhìn lên trần phòng.
Cứ mỗi lần tôi nghe nói đến một người nào đó tên Lars, tôi lại nghĩ tới buổi dạ vũ hóa trang đó ...
Karl nhanh chóng nhận thấy rằng Cameron đã say mèm; anh ta đang bám chặt vào quầy rượu để giữ thăng bằng;Karl muốn bỏ đi, nhưng ông không dám.
Lúc này ông mới hối tiếc, đã không kềm chế được nỗi thèm muốn được uống cô – nhắc, và tại sao ông lại chọn đúng quán rượu này? Nhưng làm gì đây? Nếu lúc này mà ông bỏ đi, ông chỉ khiến anh ta lưu ý đến ông một cách không cần thiết.
Ông cố nén một tiếng chửi thề và gọi một ly rượu khác. Archer Cameron liền khăng khăng mời ông một ly, và xác nhận lời đề nghị nhã nhặn của mình bằng cách rống giọng gọi hai ly cô - nhắc.
Gã phục vụ đem rượu đến cho họ. Karl liếc mắt về phía khung cửa sổ mở rộng; bóng tối đang đậm đặc dần. Con số du khách đã giảm, bởii vì đã đến giờ ăn tối. Về phía bên kia đường, nhà hàng Fabelhaft sáng rực ánh đèn; trên vỉa hè, một khách bộ hành đã đứng yên trước một cái giá ba chân bằng đồng; trên đỉnh niêm yết một thực đơn khổng lồ. Giờ đây Archer Cameron có vẻ vững vàng hơn một chút trên chiếc ghế đẩu:
anh ta đang chỉ cho ông xem những bộ đồ gỗ không đáng giá trưng bày trên tường phía sau quầy rượu.
Phải nói thực với ông rằng tôi say mê những súng bắn đá ngày xưa. Dù sao những tiều phu lực lưỡng đã giành lấy một đế quốc giữa rừng đó với mọi thứ đồ đạc cũng thật là tuyệt vời! Mỗi khi ta nghĩ đến..A! khốn kiếp thật! ....
Có phải ông ở trong ngành buôn bán gỗ không,ông Cameron?
Tôi à? Không phải thế đâu! Tôi là nhà nhiếp ảnh. Nhiếp ảnh thời trang. Ai nhắc tên Cameron là nói tới camera. Đó là khẩu hiệu của tôi. Chỉ còn trong ngành nhiếp ảnh thời trang là người ta có thể kiếm ăn một cách đúng đắn.
Những cảnh sao đẹp kỳ lạ! Những vạt áo màu vàng úa trước cây cối xanh tươi!
Những ngôi nhà cũ kỹ lọm khọm và sắp sụp đổ phía sau những chiếc váy màu bí đỏ! Những người mẫu với đôi mắt nai to! Đấy chính là thời trang,ông Lars.
Một hỗn hợp của New York với San Hacienda. Vẻ Đẹp Kỳ Lạ và Người Đàn Bà Mỹ! Cái vẻ lộng lẫy đó! Lạy Chúa! ....
Suốt hai mươi phút, Karl chịu đựng những lời tiên đoán đầy hơi men của Cameron. Cuối cùng ông mới có thể chuồn đi. Bên ngoài trởi vẫn còn nóng và những ngọn đèn đường mang đầy những thứ trang trí được bọc trong các quầng sương mù màu vàng rực. Ông trở lại chiếc Studebaker và buông người trên nệm xe; ông nhìn mà không thấy những nếp nhăn như da giấy của các đốt ngón ta cái nhiều mấu của hai cổ tay lực lưỡng.
“Monte - Carlo” phải thật đông đầy người lúc ông đến đó. Thỉnh thoảng, ông xem giờ trên chiếc đồng hồ cũ rích mà ông rút ra từ cái túi nhỏ ở lưng quần.
Nhiều kỷ niệm lại trở về trong tâm trí ông.
Trong ba năm đầu tiên của lần ở tù sau cùng.ông già Larry chiếm chiếc giường ngủ bên dưới chung một xà lim với Karl. Trong những tháng tù cuối cùng, bệnh ho của ong già trầm trọng thêm và ông ta yếu đi một cách rõ rệt. Vị bác sĩ nhà tù, đành phải đề nghị cho ông ta vào bệnh viện và Frank Toschi thế chỗ ông.
Nhưng trong những tháng cuối cùng họ còn ở chung với nhau, Karl và ông già đã thường chuyện trò rất lâu trong đêm.
Chú nên biết:
Bertuzzi đã phái tôi đến Frisco cốt để cho tôi bị cháy! Lẽ ra tôi rất có thể ở lại San Hacienda, nhưng ở đó thì đói! “Anh hãy đến nơi khác mà kiếm ăn”, thằng đểu giả đó đã bảo tôi như thế. Tôi còn biết làm gì bây giờ?
Giọng nói thì thào làm liên tưởng đến tiếng vù vù kinh hoảng của một con muỗi bị mắc vào một tấm lưới kim loại. Ông có đôi mắt vàng và đầy nước, loại mắt cóc có lớp màng nhão. Miệng ông rụng gần hết răng, nhỏ dãi ra và run rẩy!
Người ta chỉ nghe tiếng ho trong đêm và thỉnh thoảng, tiếng bước chân của những giám thị trại giam đi tuần.
Ê! Karl? Chú ngủ à? Hãy nghe tôi nói đây, Karl! Tôi không nói những điều bịa đặt đâu:
có một vố để làm ăn ở đó. Chuyện rất nghiêm túc. Số tiền lớn lắm mà. Chú thừa biết.
Phải mà, phải mà, Larry. Tôi biết điều đó.
Thế thì hay lắm ...Bertuzzi đã tống tôi ra khỏi cửa để cho tôi bị tóm. Tất cả chỉ vì một gã đê tiện đã tố giác tôi để được giảm án tù. Gã đó đã báo tin cho bọn cớm về một vụ trộm có vũ khí mà bọn tôi đã làm sáu năm trước, ở Los Angeles.
Gã độc địa đó đã tố giác tôi. Nhưng lạy Chúa! Tôi cũng có quyền sống như những người khác chứ? Thế là tôi lại trở vào nhà đá và giờ đây tôi sắp sửa ngoẻo.Ồ! Tôi biết rất rõ. Và vị bác sĩ cũng biết. Chỉ cần lại gần tôi! Tôi đang tỏa mùi chết. Cái chết cũng có mùi đấy, Karl. Chú có biết không? Không khác gì mùi chó săn bị giết chết nơi không còn có thỏ. Mùi của cái chết là thế ...
Karl gật đầu với một vẻ ngượng nghịu. Những chiếc lò xo cứng của khung giường khẽ rên rỉ dưới mình ông.
Về vụ trộm, tôi không nói dối chú một lời nào. Tại sao tôi lại kể cho chính chú nghe? Bởi vì tôi sắp sửa ra khỏi nhà đá. Lần này thì chính Chúa sẽ giải phóng cho tôi! Chính vì vậy mà tôi nói hết với chú. Sau hai năm chú sẽ ra. Tới lúc đó, chú đã năm mươi lăm tuổi ... Có đúng thế không? Tôi quen biết chú cũng đã lâu lắm rồi. Chú xứng đáng được hưởng một chút may mắn.
Một chút may mắn! ....
Larry Grant vẫn tiếp tục thì thầm; giọng ông ta hổn hển; ông ta đang hết sức khó khăn cố nén cơn ho khan nhộn nhạo trong cổ họng.
May mắn, hoàn toàn đúng thế đấy,Karl! Như ngày trước, khi chú còn là một tay anh chị! Như vố lớn sau cùng của chú. Đó là vụ gì nhỉ? A! Phải rồi,vụ Weintzer ... Như thế mới gọi là công việc tốt đẹp. Lần đó tất cả mọi người đều kính phục chú.Chú thật là tiuyệt vời! Với vụ “Monte - Carlo” chú có thể lại trở nên như thế. Tôi cam đoan với chú, đây sẽ là một vụ kỳ diệu.
“Kỳ diệu ...” từ ngữ đó, ý tưởng đó khiến Karl lên cơn sốt. Phải ch8ang có thể được? Trong bóng tối của xà lim, những ý nghĩ cuồn cuộn của ông làm nhịp đập của con tim tăng nhanh.
Bertuzzi phải giàu và có thế lực lắm mới chịu nổi vố này. Điều quan trọng là chú cần nhớ chính xác những lời giải thích của tôi. Nhất định chú sẽ thành công! Tôi biết chắc chú có khả năng đạt được mục đích. Hồi con ở đó, tôi có nhiều lần suy nuiviệc này, đến nỗi bị ám ảnh. Tôi chính là một kẻ bất lương tận trong tâm hồn mà! Cả một số tiền khổng lồ trong một căn hầm khiến cho tôi phải ước mơ. Tôi cần phải giữ cho bàn ta mình thật vững vàng, có lẽ ... Tôi cứ suy nghĩ điều đó mỗi lần chúng quyết toán các tài khoản. Nhưng giờ đây, tôi không còn có thể làm được việc này nữa. Tôi đã quá già, tôi đã kiệt sức. Chính vì thế mà tôi muốn bày tỏ tất cả với chú. Chú là một người bạn cũ. Mẹ kiếp!
Tiết lộ mưu mô này cho một trong những tên gàn dở hèn hạ ở đây à? Không bao giờ! Bản thân tôi chắc cũng chẳng còn sống được baolâu nữa, nhưng chú thì ...
Đừng có bực tức, Larry. Hãy bình tĩnh ...
Chú nói đúng,Karl. Tôi không muốn lại lên một cơn ho ...
Như vậy, ta chỉ có thể lọt vào căn hầm bằng thang máy?
Phải.
Và thang máy này, chỉ một mình Bertuzzi mới có thể sử dụng?
Chỉ có hắn ta! Chiếc tủ sắt lớn ở trong căn hầm chỉ có thể do Max West, viên kế toán mà tôi đã nói với chú mở mà thôi. Ngay cả Bertuzzi cũng không biết cách mở khóa tủ; chỉ có Max West. Và tôi xin báo cho chú:
gay go lắm đấy; bọn chúng đã đặt nhiều hệ thống báo động ở khắp nơi. Tôi đã nói với chú:
lối vào duy nhất là chiếc thang máy. Nhưng chú, chú cũng giống như một loại thang máy!
Và thang máy sẽ ra sao một khi tiền đã được cất dưới căn hầm?
Nó ở luôn tại đấy. Chỉ một mình Bertuzzi có thể điều động nó chạy ra. Một khi tiền đã được đưa xuống, nó sẽ nằm yên cho tới khi bọn chúng đếm lại tiền.
Công việc này xảy ra vào ngày thứ sáu cuối cùng của mỗi tháng. Các giai đoạn của công việc, tôi có thể đọc cho chú nghe thuộc lòng từng chi tiết. Bọn chúng luôn luôn khởi sự đếm vào lúc mười giờ tối.
Anh nói trong căn hầm chỉ có bốn người thôi à? Bertuzzi, Max West và hai viên thủ quỹ? Và không một ai mang vũ khí?
Đúng thế. Bertuzzi không bao giờ mang vũ khí. Hắn ta quá sợ bọn cớm. Đó là một thói quen cố hữu của hắn, kể từ thời hắn làm việc ở Floride và Nevada.
Tôi chưa bao giờ trông thấy hắn mang một khẩu súng nào trong người. Về phần Max, đó chỉ là một gã nhỏ bé thảm hại; thậm chí gã sẽ không nhận ra một khẩu súng, nếu có ai chìa vào mặt gã.
Còn bọn bảo vệ? Anh hãy kể lại cho tôi nghe một lần nữa cách thức hành động của bọn bảo vệ.
Bọn chúng túc trực trong hành lang ở phía trên.Trước kia, đó là công việc của tôi. Bọn chúng giám sát cửa thang máy và không bao giờ rời khỏi nhiệm vụ.
Chỉ có một lối ra vào hành lang ở cuối phòng đánh bạc. Còn có một cánh cửa ở bên hông, nhưng cửa được khóa bên ngoài và gài chốt bên trong. Cửa lại được giám sát từ thang máy.
Tốt lắm, Larry. Anh sẽ nhồi nhét chuyện này vào đầu óc tôi mỗi buổi tối, cho tới khi người ta chuyển anh sang nhà thương.
Nếu chú muốn. Tôi không mong gì hơn.Chú đừng ngại ngùung, cứ việc hỏi tôi đủ mọi điều. tôi biết đó là phương pháp của chú.
Bọn bảo vệ gồm những ai? – Ông lại hỏi tiếp. – anh hãy nói rõ cho tôi nghe về bọn chúng.
Đầu tiên là một gã tên Artie.gã này Léon một con ngoáo ộp lưu động. Đó là lọai người sản phẩm của thế hệ mới ở Las Vegas. Một gã luôn luôn giắt theo mình một con chó lửa và chải tóc suốt cả buổi tối. Gã kia là một tên tử tế:
một gã tên Benny Coca. Chính gã là người thay thế tôi.
Còn gốc cây, Larry?
Lớn khủng khiếp! Một gốc cây to bằng cả một ngôi nhà và cao gần tám chục mét! Tôi nghĩ đó là một loại cây tùng, nhưng các thứ cay cối thì tôi không có khả năng nói rõ tên. Đối với tôi, tất cả đều giống nhau. Tôi chưa từng trông thấy một gốc cây to đến thế.Có lẽ vì vậy mà không bao giờ có ai nghĩ tới việc sử dụng nó để trèo lên trên kia.
Tuyệt.
Chú có thể thành công trong vụ này,Karl à, - Larry nhắc lại bằng một giọng thì thào đầy xúc động. - Chính tên đểu già Bertuzzi đã quẳng tôi cho bọn cớm.
Để tránh một cuộc điều tra, hắn ta đã bảo vậy đó! Hắn sợ người tamở một cuộc điều tra nếu tôi vẫn còn giúp việc cho hắn. Chính vì thế hắn đã liệng bỏ tôi. Tôi có thể làm gì được bây giờ? Nếu ta chuốc thù với nghiệp đoàn, ta luôn luôn có thể bị trả oán ở bất cứ khúc ngoặt nào.
Thế làm sao tôi có thể thoát khỏi tay bọn chúng?
Chú chỉ cần ẩn náu ở một nơi nào đó và giải nghệ. Dù sao,ở vào tuổi chú, chú sẽ không còn bôn ba được bao lâu nữa. Và chú có thể tin tôi:
chú sẽ không còn tìm được ở bất cứ đâu một số tiền mặt như thế, mà lại là tiền không bị đánh dấu. Ta chỉ tìm được loại tiền này ở trong sòng bạc và ở trong trường đua ngựa.
Tốt hơn tiền ở ngân hàng cả trăm lần. Trước hết, bọn chúng sẽ không kiện cáo.
Chúng không thể:
các bang sẽ chỉ đặc biệt quan tâm đến tình trạng thuế má, nếu bọn chúng phát hiện báo động và người ta sẽ điều tra ngoài ranh giới của quận.
Tất cả những gì chúng có thể làm là bảo rằng chú đã xoáy quỹ của nhà hàng.
Mọi việc sẽ không đi xa. Chú tin tôi đi,bọn cảnh sát trong bang sẽ không đời nào nhọc lòng săn lùng một gã chỉ vì một vụ thụt két không ra gì trong một nhà hàng.
Cám ơn, Larry.
Chú hãy bỏ cái lối cám ơn. Khi được giải thoát, tôi sẽ kể chuyện về chú cho đấng tối cao trên trời, Tôi không trông mong chú sẽ chấm dứt cuộc đời như tôi:
dưới địa ngục!
Tất nhiên, Larry.
Vụ “Monte - Carlo” đúng là một món bở kếch xù, nhưng chú sẽ nuốt trôi.
Tôi rất nghiêm túc tin như vậy, - Karl đáp.
Ông ra khỏi thành phố với tốc độ chậm, nhưng khi đến biển hiệu của Câu lạc bộ Sư tử ông đã tăng tốc độ. Ánh đèn pha soi sáng tán lá đầy bụi của những gốc gây bên lề đường và phản chiếu trên những hộp thư sơn đỏ. Ông vượt quá ngã ba rẽ vào “Monte - Carlo”. Một mùi lá khô và lửa củi ào vào trong xe hơi.
Qua khỏi đường tắt chừng sáu trăm mét, ông chạy chậm lại và dừng xe trước một chiếc cầu một nhịp bắc ngang qua một dòng suối; nơi đây có một khoảng trống đất nện dùng làm bãi đậu xe.
Ông bỏ cái bao máy ảnh lại trong chiếc Studebaker và chỉ mang theo chiếc cặplớn; ông vừa bước qua cầu vừa nắm lấy lan can bằng bàn tay rảnh. Sang bên kia bờ suối, ông chợt nhìn thấy một tòa nhà một tầng tối đen phía trước có một bồn đất với nhiều luống rau. Sau khi đi qua khoảnh đất này, ông tiến vào một con đường rừng hẹp, chắc là hường về phương bắc. Mặt đất ẩm thấp và chân ong lún xuống.
Ông chỉ dừng lại một lần; ông rút từ trong cặp ra một đôi giày cũ lớn bằng dạ mà những người bán hàng thường dùng, cùng với một áo choàng màuđen. Ông mang đôi giày cũ ra ngoài đôi đang đi và cài nút chiếc áo choàng lên tân cổ.
Rồi ông lại chậmrãi bước băng ngang rừng cây.
Sau khi đi qua một đoạn đường khoảng năm trăm mét, ông đến một gốc cây sém đen vì bị sét đánh và ngồi xổm xuống ở phía sau. Lúc này ông đang ở phía sau sòng bạc “Monte - Carlo”. Hoặc chính xác hơn, ở phía tây nam của tào nhà.
Nó ngự trị trên đỉnh của một thế đất dốc thoai thoải xuống một bãi đậu xe hơi cách đó năm chục mét.
Một nhân viên trẻ, mặc một chiếc áo blu trắng và đội một cái mũ rơm, đang chạy lên trên lối đi rải sỏi của bãi xe mờ tối. Từ trong túi áo blu của anh ta vang ra tiếng nhiều đồng tiền va chạm vào nhau. Anh ta dừng lại trước một chiếc Bentley màu xám sẫm, kiểm tra số của một tấm vé gài dưới cần gạt nước mưa, ngồi vào vô - lăng và thận trọng lái chiếc xe đến cổng chính của sòng bạc.
Sự im lặng lại buông xuống.
Karl để chiếc cặp dưới gốc cây và lặng lẽ chạy xuống đoạn đường dốc dẫn tới bãi đậu xe; sỏi chỉ khẽ kếu xào xạo dưới chân ông. Chiếc xe hơi gần nhất là một chiếc Cadillac màu kem. Ông xem giờ ghi trên tấm vé màu hoa cà:
một giờ.
Ông nhanh nhẹn quay trở lên trên đỉnh dốc và ẩn núp vào chỗ cũ phía sau gốc cây bị sém đen.
Chiếc cặp của ông có hai ngăn tách rời nhau. Một ngăn đựng một sợi dây da dài, một cái thắt lưng và mấy cái móc sắt của thợ điện. Ngăn kia chứa một túi vải đen đựng một miếng xà - phòng mềm, một cần khoan, một cái kềm, một chiếc tuốc - nơ - vít và một đèn pin.
Ông di chuyển xuyên qua các bụi cây để tiến tới gần tòa nhà ở phía tay trái.
“Monte - Carlo” là một tòa nhà lớn có hai tầng vươn lên ở chính giữa một khoảng rừng thưa bằng phẳng; cách con đường chạy qua phía dưới chừng ba trăm mét. Các bức tường bằng đá đẽo được một màn cây trường xuân bao phủ tối om. Mặc dù, giờ đây đang được sử dụng vào một công việc khác hẳn, tòa nhà vẫn còn mang dáng dấp nhà hát thời xa xưa của nó. Cả tòa nhà không có lấy một khung cửa sổ cũng như cầu thang cấp cứu. Lối ra vào có mái che lợp kính với nhiều bóng đèn màu vàng nhỏ xíu tỏa sáng trên trần.
Con đường tắt băng ngang dòng suối cách đường cái khoảng một trăm mét, bằng một chiếc cầu có mái che, những chiếc xe hơi mỗi khi chạy qua đây thường gầm lên và giật từng cơn do bánh xe lăn trên các tấm ván dày, gây nên nhiều tiếng dội vang động dưới vòm cây trong rừng.
Gốc cây gần tòa nhà nhất là cây tùng khổng lồ mà Larry grant đã nói đến.Nó gần như chạm vào tào nhà. Cành cây lớn thấp nhất vượt qua cả mái sòng bạc, và ngọn cây chìm khuất trong bầu trời đêm.
“Gốc cây là lối vào duy nhất, - Larry đã thì thầm trong xà lim tối mịt. - Đồng ý là Bertuzzi xuống căn hầm; nhưng buồng thang máy cùng xuống theo hắn ta.
Chú hãy nhớ kỹ tấm lưới cửa miệng ống khói, - không ai biết là nó nằm ở đấy; - có lẽ hơi lệch sang bên phải một chút ...”.
Tới phía sau tòa nhà,Karl dừng lại ở gốc cây và ngẩng đầu lên. Dường như không thể trèo lên được. Lớp vỏ cây màu hồng sẫm có nhiều lằn nứt sâu, và thân cây vươn thằng lên trời cao.cả mái nhà lúc này có vẻ cao hơn hẳn Karl đã tưởng.
Ông choàng sợi dây da dài quanh gốc cây và cài chặt hai đầu nút vào chiếc thắt lưng rộng bản của lính cứu hỏa; ông gắn các móc sắt vào chân và cảm thấy đau điếng khi chúng cắm vào thân cây. Ông giấu chiếc cặp vào trong một khóm dương xỉ, tròng cái túi vải quanh cổ, rồi từng phân một, khởi sự trèo theo kiểu tiều phu.
Tới cành cây nằm ngang, ông run lên vì mệt và phải nghỉ một lát; ông tựa người vào cái khóa thắt lưng nơi buộc sợi dây da, và cắm sâu các móc sắt vào vỏ cây. Bờ mái chỉ cách ông độ năm chục phân. Ở độ cao này, một cơn gió nhẹ ấm áp và thoảng hương thơm thổi từ núi đến, và ông hít một hơi thật dài.
Xa xa về phía dưới, ông nhìn thấy góc phía tây của bãi xe với những hàng xe hơi bóng loáng. Ông chợt có một cảm giác tự do và anh toàn. Có thật là cách đây chưa lâu, ông còn nằm trong tù? Larry Grant, căn xà lim chật hẹp, những giờ đồng hồ dài vô tận, tất cả đối với ông dường như rất xa xôi;mọi việc đã xảy ra trong một thời kỳ khác hẳn.Chỉ có một mình trên cây quá cao như thế này,ông cảm thấy mình hoàn toàn tự do, gần như bàng hoang. Ông suýt bật cười to như một tiều phu chuyên nghiệp! Đúng là một trò khỉ! Toàn bộ cảnh tượng đối với ông như có vẻ hư ảo. Ông nhận thấy tiếng máy xe hơi nổ khe khẽ trong lúc chúng chạy qua dưới vòm cây của chiếc cầu như những con rồng sáng chói.
Ông nghe tiếmng thì thầm của con suối, ngửi thấy mùi vị của rừng cây, cảm thấy sự gần gũi khủng khiếp của bầu trời.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông bất ngờ ngã xuống? Chắc là Bertuzzi sẽ bắn chết ông bằng một phát súng? Phải chăng ông có thể tẩu thoát bằng cách bò qua khu rừng? Hoặc là ông sẽ hãy cổ, như một lão già ngu xuẩn chính hiệu?
Ông ném cái túi vải lên mái nhà và cẩn thận tuột trở xuống. Công việc có vẻ dễ hơn lúc trèo lên.
“Điều đó là điều có thể làm được, Larry đã bảo. Nhờ miệng giếng thang máy. Chú phải nhớ thật kỹ:
bất kỳ thang máy chạy tới đâu, chú cũng cứ đi theo đến đấy. tuy nhiên, chú sẽ không thể thức hiện vụ này nếu chú hành động một mình. Chú đành phải từ bỏ thói quen của chú. Đối với vụ này, cần phải có hai người, và thậm chí có lẻ ba. Chú hãy tính toán mọi việc thật kỹ; dự kiến cách chuồn.”.
Cuộc diễn tập đã kết thúc. Một phần dụng cụ cần thiết giờ đã nằm chờ đợi sẵn trên mái nhà, và Karl đã đích thân kiểm tra sự bố trí của hiện trường. Ông hài lòng. Tất cả có vẻ hoàn toàn giống như ông trông chờ. Và bây giờ ông đã biết rõ hai chi tiết rất đáng kể:
trước hết, những chiếc xe hơi đậu ở cuối bãi giữ sẽ nằm yên tại đó cho tới khoảng một giờ sáng; và điều quan trọng hơn nhiều, - ông vừa có bằng chứng – mình thừa khả năng trèo lên một cây to.
Bằng một bước chân khỏe lại và trẻ ra, ông tiến vào rừng để trở về con đường mòn.Một con chim đêm chợt cất tiếng hót. Karl cởi áo choàng và đôi giày bằng da, bỏ tất cả vào chiếc cặp. Con chim lại hót một lần thứ hai, như để bắt người ta phải để ý tới nó; Karl hé nở một nụ cười.